Thánh Thần Thăm Viếng

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

soạn dọn cho chương tŕnh phát thanh Tin Mừng Sự Sống 455 ngày 29/5/2009

 

 

Thỉnh thoảng Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trùng với Lễ Mẹ Thăm Viếng 31/5 hằng năm, chẳng hạn như năm 1998, Năm Chúa Thánh Thần sửa soạn mừng Đại Năm Thánh 2000, hay năm 2009. B́nh thường Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hay xẩy ra không xa trước hoặc sau Lễ Mẹ Thăm Viếng. Trước Công Đồng Chung Vaticanô II, Lễ Mẹ Thăm Viếng là ngày 2/7, nhưng theo chiều hướng canh tân phụng vụ của công đồng này th́ Lễ Mẹ Thăm Viếng được chuyển vào ngày 31/5, kết tháng Hoa Mẹ cũng là Ngày Lễ Mẹ Nữ Vương thời ấy, v́ Lễ Mẹ Nữ Vương được chuyển vào ngày 22/8 là ngày bấy giờ là Lễ Trái Tim Mẹ, v́ Lễ Mẹ Trái Tim được chuyển vào ngay sau Lễ Thánh Tâm Chúa trong Mùa Phục Sinh. Sở dĩ các lễ về Mẹ được chuyển đi như vậy là để cho thích hợp với Mạc Khải. Chẳng hạn Lễ Mẹ Nữ Vương được chuyển từ 31/5 sang 22/8 là v́ biến cố Mẹ Nữ Vương cần phải được mừng sau Lễ Mẹ Mông Triệu luôn được Giáo Hội cử hành vào ngày 15/8 trước đó 1 tuần. Cũng thế, Lễ Mẹ Thăm Viếng được chuyển từ ngày 2/7 sang 31/5 là v́ theo Thánh Kinh, tức  theo Phúc Âm Thánh Luca, đoạn 1 câu 36, 39, 56 và 57 th́ Mẹ Maria sau khi được truyền tin thụ thai Lời Nhập Thể, một biến cố được Giáo Hội trọng kính vào ngày 25/3 hằng năm, trước Giáng Sinh 25/12 chín tháng, Mẹ đă vội vă đến thăm Bà Isave và ở lại đó 3 tháng, và trước khi thai nhi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả được sinh ra, một biến cố được Giáo Hội trọng thể tưởng kính vào ngày 24/6, (tính từ ngày 25/3), trước Chúa Kitô giáng sinh đúng 6 tháng.

 

Chủ đề “Thánh Thần Thăm Viếng” v́ thế bao gồm ư nghĩa phụng vụ liên quan tới cả biến cố Thánh Thần Hiện Xuống lẫn Thánh Mẫu Viếng Thăm, một biến cố Thánh Mẫu chẳng những đích thân Thăm Viếng mà c̣n mang cả Lời Nhập Thể đang là thai nhi trong cung ḷng trinh nguyên của Mẹ bấy giờ cùng với Thánh Thần của Người và trong Mẹ nữa đến Viếng Thăm hai mẹ con Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, như Phúc Âm Thánh Luca đoạn 1 câu 41-45 cho thấy.

 

Thánh Thần là “quyn năng t trên cao” đây là ǵ và liên quan ti Giáo Hi ra sao?

 

V chính biến c Thánh Thn Hin Xung, chúng ta thy nơi biến c này như là mt s liên tc ca d án cu độ và công cuc cu độ ca V Thiên Chúa chân tht duy nht trong lch s loài người, mt s liên tc được th t thc hin bi tng Ngôi: Ngôi Cha trong thi Cu Ước vi Dân Do Thái, Ngôi Con vào thi đim viên trn vi M Maria, và Ngôi Ba trong thi Tân Ước vi Giáo Hi. Tht vy, trong biến c xy ra vào Ngày L Ngũ Tun ca dân Do Thái sau khi Chúa Giêsu Thăng Thiên 10 ngày đây, lch s loài người đă tiếp tc được lănh nhn mt ngôi v thn linh na, đó là Ngôi V Th Ba trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Tuy nhiên, Ngôi V Thánh Linh này không Hin Xung như xy ra trong biến c Ngôi Li đă hóa thành nhc th trong Ngày Giáng Sinh dưới h́nh thc mt Con Người, mà qua nhng ǵ tiêu biu cho “quyn năng t trên cao”, đúng như Chúa Giêsu nói vi các tông đồ Phúc Âm Thánh Luca đon 24 câu 49, khi Người căn dn các v rng: “Các con hăy li trong thành này cho ti khi nhn được quyn năng t trên cao”. Và nhng biu hiu cho thy Thánh Thn là “quyn năng t trên cao” này hoàn toàn trc tiếp liên quan ti Giáo Hi là Nhim Th ca Chúa Kitô, như hn và xác làm nên nhân tính ca Li Nhp Th liên quan ti M Maria đă th thai, cưu mang và h sinh Con Thiên Chúa vy. Nhng biu hiu v Thánh Thn là “quyn năng t trên cao” đây là ǵ và liên quan ti Giáo Hi ra sao, chúng ta hăy cùng nhau theo dơi vi nh v Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Bin Đức XVI sau đây.

 

Trước hết, ĐTC Gioan Phaolô II, trong Bài Giáo Lư 17 trong lot 80 bài v Chúa Thánh Thn, chia s ngày Th Tư, 20-9-1989, ngài đă đề cp ti 1 biu hiu cho thy Thánh Thn Hin Xung như “quyn năng t trên cao” trên Giáo Hi nói chung và s v truyn giáo của Giáo Hi nói riêng, đó là “Nhng Lưỡi La”. Ngài nói:

 

“Nhận lănh ‘những lưỡi lửa’ (Acts 2:3), mỗi một vị tông đồ đă lănh nhận một tặng ân đa dạng của Thần Linh, như những người đầy tớ trong một dụ ngôn Phúc Aâm đều lănh nhận một số tài năng để sinh hoa kết trái (x.Mt.25:14ff). ‘Lưỡi” ấy là dấu hiệu nhận thức nơi các tông đồ và các vị giữ lấy nhận thức này để thực hiện việc truyền giáo như các vị được kêu gọi và dấn thân làm. Vừa khi các vị được ‘tràn đầy Thánh Thần, các vị liền bắt đầu nói tiếng lạ, như Thần Linh ban cho các vị nói’. Quyền năng của các vị do Thần Linh mà có, và các vị thực hiện công việc được ủy nhiệm cho các vị theo sự thôi thúc nội tâm từ trời.

           

“Sự kiện này xẩy ra ở nhà tiệc ly, thế nhưng, chẳng bao lâu th́ việc công bố truyền giáo và việc nói tiếng lạ hay tặng ân nói tiếng lạ đă vượt ra khỏi nơi các vị trú ngụ. Hai biến cố phi thường đă diễn ra, và cả hai đă được sách Tông Đồ Công Vụ diễn thuật. Trước hết sách Tông Đồ Công Vụ diễn thuật tặng ân nói tiếng lạ làm cho các vị nói lên những lời liên quan đến hiện tượng đa ngôn ngữ, và các vị cũng thường dùng tặng ân này để chúc tụng Thiên Chúa (x.Acts 2:11). Đám đông tuôn tụ lại theo tiếng động và lạ lùng trước sự thể như thế là ‘những người Do Thái đạo đức’ đến Gialiêm dự lễ Vượt Qua. Họ thuộc về ‘mọi quốc gia dưới gầm trời này’ (Acts 2:5), và họ nói ngôn ngữ của các dân tộc mà họ, mặc dù vẫn là người Do Thái, được hội nhập với tính cách dân sự và theo hành chánh. Thế mà đám đông tụ họp chung quanh các tông đồ đó “đă bị ngỡ ngàng v́ mỗi một người trong họ đều nghe thấy các vị nói tiếng thổ âm của ḿnh. Họ lạ lùng hỏi nhau mà nói: Tất cả những vị này không phải là nói tiếng xứ Galilê ư? Vậy mà sao mỗi người chúng ta lại nghe thấy tiếng điạ phương của ḿnh nhỉ?’ (Acts 2:6-8).

 

“Tŕnh thuật tới đây, thánh Luca liền phác họa một bản đồ của miền Địa Trung Hải, nơi sinh sống của thành phần Do Thái đạo đức có mặt hôm đó. Tŕnh thuật như thế chẳng khác ǵ thánh nhân muốn nói lên rằng thế giới của thành phần trở về cùng Chúa Kitô là thế giới nghịch đảo với tháp Babel đa ngôn ngữ cũng như với thành phần được nói đến trong sách Khởi Nguyên (11:1-9), trong số những thành phần được nhắc đến, kể cả ‘những khách hành hương từ Rôma’, gồm có ‘những người Parthia, Media, Elamita và các dân cư Mesopotamia, Giuđêa và Capacêđônia, Pontia và Á Châu, Phrygia và Phamphilia, Ai Cập và các vùng Lybia thuộc Cyrênê, cùng các khách hành hương từ Rôma, cả người Do Thái lẫn tân ṭng, người Cêtan và Ả Rập’ (Acts 2:11-19). Như muốn làm sống lại biến cố đă xẩy ra tại Gialiêm được Kitô hữu sơ khai lưu truyền, thánh Luca đă đặt vào miệng lưỡi của tất cả mọi thành phần ấy những lời này: ‘Chúng ta nghe thấy (các tông đồ chính gốc Galilêa) nói bằng ngôn ngữ riêng của chúng ta về các công việc quyền năng của Thiên Chúa’ (Acts 2:110…..”

 

Sau nữa, v Giáo Hoàng đương kim Bin Đức XVI, trong bài ging L Chúa Thánh Thn Qung Trường Thánh Phêrô ngày 11/5/2008, đă nhn mnh đến Giáo Hi theo chiu kích va duy nht ni ti va công giáo toàn cu nh đặc sng tiếng l ca các v tông đồ khi Thánh Thần Hin Xung trên các vị. Ngài nói:    

 

“Tôi xin suy niệm một khía cạnh đặc biệt về Chúa Thánh Thần, về mối thắt kết giữa tính cách đa dạng và hiệp nhất. Bài đọc thứ hai nói tới vấn đề này, bàn về việc ḥa hợp giữa những đặc sủng khác nhau trong mối hiệp thông của cùng một Vị Thần Linh. Thế nhưng, ngay trong đoạn Sách Tông Vụ chúng ta đă nghe th́ mối thắt kết này đă được thấy một cách tỏ tường với một chứng cớ đặc biệt. Trong biến cố Hiện Xuống rơ ràng là rất nhiều thứ ngôn ngữ và nền văn hóa khác nhau đều thuộc về Giáo Hội; những thứ ngôn ngữ và văn hóa này có thể hiểu và làm cho nhau sinh hoa kết trái. Thánh Luca minh nhiên muốn chuyên chở một ư nghĩ nồng cốt, tức là Giáo Hội vốn là ‘công giáo’, hoàn vũ, nơi chính tác động được hạ sinh của ḿnh. Giáo Hội nói tất cả mọi thứ tiếng ngay từ ban đầu, v́ Phúc Âm được kư thác cho Giáo Hội là để cho tất cả mọi dân tộc, theo ư muốn và lệnh truyền của Chúa Kitô phục sinh (x Mt 28:19). Giáo Hội được hạ sinh vào Ngày Lễ Hiện Xuống trước hết không phải là một cộng đồng riêng biệt nào – như Giáo Hội ở Giêrusalem chẳng hạn – mà là Giáo Hội hoàn vũ, một Giáo Hội nói được ngôn ngữ của tất cả mọi dân tộc. Từ Giáo Hội hoàn vũ này mà các công đồng khác ở hết mọi nơi trên thế giới được hạ sinh, các Giáo Hội riêng tất cả đều luôn luôn hiện thực hóa của Giáo Hội duy nhất này của Chúa Kitô. Bởi thế, Giáo Hội Công Giáo không phải là một liên hiệp chư giáo hội, mà là một thực thể duy nhất: Giáo Hội hoàn vũ nổi bật về bản thể học. Một cộng đồng không phải là công giáo theo ư nghĩa này th́ thậm chí không phải là một Giáo Hội.

 

“Về vấn đề này cần phải thêm một khía cạnh nữa, đó là khía cạnh nhăn quan thần học của Sách Tông Vụ liên quan tới cuộc hành tŕnh của Giáo Hội từ Gia Liêm tới Rôma. Thánh Luca ghi nhận là trong số thành phần dân  chúng tiêu biểu ở Gia Liêm vào ngày Lễ Ngũ Tuần cũng có cả ‘những người ngoại quốc ở Rôma’ (Acts 2:10). Vào lúc bấy giờ th́ Rôma vẫn là những ǵ xa cách, là ‘ngoại quốc’ đối với Giáo Hội sơ sinh: Nó là một tiêu biểu cho thế giới dân ngoại nói chung. Thế nhưng, quyền năng của Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn bước chân  của các vị chứng nhân ‘đến  tận cùng trái đất’ (Acts 1:8), đến  Roma. Sách Tông Vụ được kết thúc ngay khi Thánh Phaolô,  theo quan pḥng thần linh, đến thủ đô của đế quốc này và loan báo Phúc Âm ở đó (x Acts 28:30-31). Bởi thế, cuộc hành tŕnh của Lời Chúa, được bắt đầu ở Gia Liêm, đang đạt tới đích điểm của ḿnh, v́ Rôma tiêu biểu cho toàn thế giới và như thế làm hiện thực ư nghĩ về công giáo tính của Thánh Luca. Giáo Hội hoàn vũ được hiện  thực, Giáo Hội công giáo, một giáo hội là sự liên tục của thành phần dân được tuyển chọn và lấy lịch sử và sứ vụ của họ làm của ḿnh”.

 

Viếng Thăm là Dạo Khúc cho Sứ Vụ của Chúa Giêsu và Thánh Thần Hiện Xuống
 

Sau nữa, về biến cố Thánh Mẫu Thăm Viếng, chúng ta cũng thấy sự hiện diện của Thánh Thần, một Thánh Thần đă được Tổng Thần Gabiên báo cho Trinh Nữ Nazarét trong giây phút truyền tin Lời Nhập Thể biết như là “quyền phép Đấng Tối Cao sẽ bao phủ trinh nữ” (Lk 1:35). Phải, nhờ chính “quyền phép Đấng Tối Cao” và bởi duy “quyền phép Đấng Tối Cao” này mà người thôn nữ vô danh tiểu tốt ở Nazarét đă trở thành một Trinh Nữ Sinh Con duy nhất trong loài người, thành đệ nhất tạo vật về ân sủng trong vai tṛ Thiên Chúa Thánh Mẫu. Nếu Trinh Nữ Nazarét này được thụ thai và cứu mang Đấng được Thánh Kư Gioan xác tín ở đầu Phúc Âm của ḿnh, đoạn 1 câu 14 là “đầy ân sủng và chân lư” th́ phải chân nhận là trong tất cả mọi tạo vật hữu h́nh và vô h́nh, chỉ có một ḿnh Mẹ Maria được tràn đầy Thánh Thần nhất mà thôi, và mức độ tràn đầy của Mẹ nhờ Con Mẹ đó đă tuôn sang cả hai mẹ con thai nhi Gioan Tẩy Giả.

 

Nếu Mẹ Maria không thể tách rời Chúa Kitô là Lời Nhập Thể thế nào th́ đâu có Mẹ là có Thánh linh như vậy. Thánh Long Mộng Phố tức Louis Montfort, trong cuốn Thành Thực Sùng Kính  Mẹ Maria ở đoạn 36 đă cảm nhận rất xác đáng là: “Khi Thánh Linh, v phu quân ca M, thy M Maria nơi mt linh hn nào, th́ Ngài mau mn đến đó, hoàn toàn chiếm ly nó”. Gi đây, chúng ta hăy nghe Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chia s trong bui triu kiến chung 2/10/1996 v cm nhn ca ngài đối vi biến c Thánh Mu Thăm Viếng này như là mt do khúc cho c s v ca Chúa Giêsu cũng như biến c Thánh Thn Hin Xung như sau.

 

“Trong đoạn tŕnh thuật về Cuộc Viếng Thăm, Thánh Luca cho chúng ta thấy, sau khi tràn đầy hồng ân Nhập Thể, Đức Maria đă mang ơn cứu độ và niềm vui đến cho gia đ́nh bà Êlizabét ra sao. Đấng Cứu Thế nhân trần, được cưu mang trong ḷng Mẹ ḿnh, đă tuôn đổ Thánh Linh xuống, qua việc tỏ ḿnh ra ngay từ lúc mới vào trần gian của ḿnh.

 

“Khi diễn tả việc khởi hành của Đức Maria lên đường đi xuống Giuđêa, Thánh Kư đă dùng động từ

‘anistemi’, nghĩa là ‘chỗi dậy’ là ‘ắt đầu di chuyển’. Nếu động từ này được các Phúc Âm sử dụng để nói đến việc Phục Sinh của Chúa Giêsu (Mk 8:31, 9:9,31; Lk 24:7,46), hay những tác động thể lư ám chỉ nỗ lực về tâm linh (Lk 5:27-28, 15:18,20), chúng ta có thể cho rằng Thánh Luca muốn dùng cách diễn tả này để nhấn mạnh đến cái nhiệt t́nh mạnh mẽ, theo ơn soi động của Thánh Linh, đă thúc đẩy Đức Maria ban tặng cho thế giới Vị Cứu Tinh của nó.


“Bản văn Phúc Âm cũng tŕnh thuật rằng Đức Maria ‘vội vàng’ (Lk 1:39) lên đường. Ngay cả ghi chú về việc Người ‘đến một miền đồi núi’, Phúc Âm Thánh Luca cũng cho thấy một ư nghĩa sâu xa của nó, hơn là chỉ cố ư nói đến một địa dư vậy thôi, v́ nó gợi lại cho chúng ta thấy h́nh ảnh một vị sứ giả loan báo tin mừng trong Sách Tiên Tri Isaia: ‘Đẹp thay trên các núi đồi bước chân của người loan báo tin vui, của người rao truyền an b́nh, của người mang tin thiện phúc, của người rao truyền ơn cứu độ, của người nói với Sion rằng: Thiên Chúa của các người hiển trị’ (Is 52:7).

 

“Như Thánh Phaolô, vị nh́n nhận đoạn sách tiên tri này đă được nên trọn ở việc loan truyền phúc âm (Rm 10:15), Thánh Luca h́nh như cũng muốn mời gọi chúng ta hăy nh́n nơi Đức Maria như là ‘vị truyền bá phúc âm’ tiên khởi, vị loan truyền ‘tin mừng’, khai mào các cuộc hành tŕnh thừa sai cho Người Con thần linh của Người.


“Sau hết, hướng đi trong cuộc hành tŕnh của Đức Trinh Nữ cũng có một ư nghĩa đặc biệt, ở chỗ, Người đi từ Galilê xuống Giuđêa, giống như cuộc hành tŕnh truyền giáo của Chúa Giêsu vậy (x 9:51).

“Thật thế, cuộc viếng thăm bà Eâlizabét của Đức Maria là một dạo khúc cho sứ vụ truyền giáo của Chúa Giêsu, và ngay từ ban đầu, với vai tṛ làm mẹ cộng tác vào công cuộc cứu chuộc của Con ḿnh, Người đă trở nên một mẫu gương cho những ai thuộc về Giáo Hội muốn ra đi mang ánh sáng của Chúa Kitô và niềm vui đến cho con người ở mọi thời và khắp mọi nơi.


“Cuộc gặp gỡ bà Elizabét có tính cách của một biến cố cứu độ vui mừng, vượt lên trên những cảm xúc tự nhiên của t́nh nghĩa gia đ́nh. Nơi đang ở vào hoàn cảnh bối rối về hành động thiếu tin tưởng, được tỏ hiện qua t́nh trạng bị câm lặng của ông Zacaria, th́ Đức Maria đă làm bừng lên niềm vui của một đức tin mau mắn và cởi mở của Người: ‘Người đă vào nhà ông Zacaria và chào bà Elizabét’ (Lk 1:40).

“Thánh Luca cho thấy mối liên hệ này là: ‘Khi bà Elizabét nghe lời chào của Đức Maria th́ con trẻ trong ḷng bà liền nhẩy mừng’ (Lk 1:41). Lời chào của Đức Maria đă khiến cho người con trai của bà Elizabét nhẩy lên vui sướng, ở chỗ, qua việc làm của Đức Maria, việc Chúa Giêsu vào nhà của bà Elizabét đă mang đến cho vị tiên tri thai nhi này một niềm vui được Cựu Ước tiên báo như là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của Đấng Thiên Sai.

 

“Với lời chào của Đức Maria, niềm vui cứu độ đă đến với cả bà Elizabét nữa, để rồi, ‘được đầy Thánh Linh… bà đă lớn tiếng kêu lên rằng : Người có phúc hơn mọi phụ nữ, và phúc cho hoa trái trong ḷng của Người’ (Lk 1:41-42).

 

“Nhờ được ơn soi sáng từ trên cao, bà hiểu được sự cao trọng của Đức Maria, vị c̣n hơn cả Jael và Judith là những nhân vật tiền thân của Người trong Cựu Ước, Người có phúc hơn mọi người nữ bởi quả phúc trong ḷng Người là Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai.


“Lời bà Elizabét hô lên ấy, hô một cách ‘lớn tiếng’, chứng tỏ cho thấy cả một tấm ḷng nhiệt thành sốt sắng chân t́nh, một tấm ḷng nhiệt thành sốt sắng chân t́nh sẽ được tiếp tục vang vọng trên môi miệng của tín hữu qua kinh ‘Kính Mừng’, một kinh nguyện như một bài ca của Giáo Hội chúc tụng những việc trọng đại được Đấng Tối Cao thực hiện nơi Người Mẹ của Con Ngài.


“Trong việc tuyên tụng Người ‘có phúc hơn mọi người nữ’, bà Elizabét muốn nói đến đức tin của Đức Maria là lư do đă làm cho Người được diễm phúc: ‘Phúc cho Người v́ đă tin rằng những ǵ Chúa nói cùng Người sẽ được thực hiện’ (Lk 1:45). Sự cao cả và niềm vui của Đức Maria phát xuất từ việc Người là một con người tin tưởng.

 

“Thấy được vai tṛ tuyệt hạng nơi Đức Maria, bà Elizabét cảm thấy cái vinh dự ḿnh được Người đến viếng thăm: ‘Tôi làm sao lại có diễm phúc là được Mẹ Chúa tôi đến thăm tôi?’ (Lk 1:43). Bằng lời xưng tụng ‘Chúa tôi’, bà Elizabét đă nh́n nhận phẩm vị hoàng tộc, đúng hơn, phẩm vị thiên sai nơi Người Con của Đức Maria. Trong Cựu Ước, lời này quả thực được dùng để xưng tụng đức vua (x 1Kgs 1:13,20,21 v.v.) cũng như để nói về Vị Vua Thiên Sai (Ps 110:1). Thiên Thần đă nói về Chúa Giêsu rằng: ‘Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu của Đavít tổ phụ của Người’ (Lk 1:32). ‘Được đầy Thánh Thần’, bà Elizabét cũng có cùng một minh thức như thế. Cuộc vinh hiển vượt qua của Chúa Kitô sau này mới tỏ cho thấy ư nghĩa cần phải hiểu về danh hiệu này, một ư nghĩa siêu việt (x Jn 20:28; Acts 2:34-36).

“Bằng việc vang lên lời chúc tụng ấy, bà Elizabét mời gọi chúng ta hăy cảm nhận tất cả những ǵ do sự hiện diện của Đức Maria mang đến như là một ân phúc cho đời sống của mọi tín hữu.


“Qua việc Viếng Thăm này, Người Trinh Nữ đă mang Chúa Giêsu đến cho mẹ của Vị Tẩy Giả, một Chúa Kitô là Đấng tuôn đổ Thánh Linh. Vai tṛ trung gian môi giới này phát xuất từ chính những lời của bà Elizabét: ‘Này, khi tai tôi vừa nghe thấy tiếng Người chào th́ con trẻ trong ḷng tôi liền nhẩy mừng’ (Lk 1:44). Với tặng ân Thánh Linh được ban phát bấy giờ, sự hiện diện của Đức Maria đóng vai tṛ như một dạo khúc cho Cuộc Hiện Xuống, một Cuộc Hiện Xuống xác nhận việc hợp tác, được bắt đầu từ Biến Cố Nhập Thể, cần phải được thể hiện nơi toàn cục diện cứu độ thần linh ».

 

Tam đoạn luận về hiện tượng cầu nguyện bằng tiếng lạ và đặt tay ngă lăn quay

 

Nếu để ư chúng ta sẽ thấy biến cố Thánh Thần Hiện Xuống chỉ xẩy ra trong bối cảnh bao gồm 5 yếu tố chính yếu sau đây: thứ nhất, về thời điểm, chỉ sau khi Chúa Giêsu Thăng Thiên về cùng Cha, chứ không trước đó; thứ hai, về địa điểm, chỉ ở tại Nhà Tiệc Ly là nơi Chúa Giêsu đă thiết lập Bí Tích Thánh Thể, chứ không phải ở bất cứ nơi nào khác; thứ ba, về nhân sự, trên các vị tông đồ là chứng nhân tiên khởi và được Thày căn dặn ở lại Giêrusalem (cf Acts 1:4; Lk 24:49) để “lănh nhận quyền năng khi Thánh Thần hiện xuống trên các con, rồi các con sẽ làm chứng nhân cho Thày… cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8); thứ bốn, về tinh thần, trong khi tất cả đang “cùng nhau chú tâm cầu nguyện” (Acts 1:14), chứ không phải đang làm bất cứ một việc ǵ khác; thứ năm, về hiệp nhất, với sự hiện diện đặc biệt của Mẹ Maria và của cả thành phần giáo dân không thuộc hàng giáo phẩm trong nhóm cầu nguyện đón chờ Thánh Thần Hiện Xuống (x. Acts 1:14).  Tóm lại, căn cứ vào 5 yếu tố bất khả thiếu trên đây, chúng ta có thể xác tín là Thánh Thần chỉ có thể tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô nơi Thánh Thể, qua Giáo Quyền, trong tinh thần cầu nguyện và hiệp nhất. Ngoài ra, tất cả những ǵ thiếu một trong những yếu tố này đều không bởi Thánh Thần.

 

Vấn đề được đặt ra ở đây, như vẫn từng là đề tài tranh căi trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam từ trước tới nay, đó là hiện tượng “cầu nguyện tiếng lạ” và “đặt tay ngă lăn quay” có phải bởi Thánh Linh hay chăng? Trong thời gian xẩy ra những tranh luận qua điện thư giữa những người pḥ và chống, tôi đă chia sẻ nhận định và niềm xác tín của tôi trong điện thư trả lời ngày 11/2/2009 như thế này.

 

Đúng thế, đức tin Công Giáo không phải chỉ căn cứ vào duy Thánh Kinh (sola scriptura) mà c̣n phải căn cứ vào cả Thánh Truyền và Huấn Quyền của Giáo Hội nữa. Vậy, kho tàng đức tin Công Giáo bao gồm cả Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền đều không nói ǵ về “Ơn Cầu Nguyện Tiếng Lạ”! Trái lại,

 

Trước hết, theo Thánh Kinh,

 

Nếu trong Thánh Kinh chỉ có một câu duy nhất của Thánh Phaolô 1Cor 14:14 nhắc đến cụm từ “cầu nguyện tiếng lạ” trong toàn đoạn nói về “ơn nói tiếng lạ” th́ không biết các khóa TL có t́m thấy chỗ nào trong Thánh Truyền và Huấn Quyền nói minh bạch nguyên văn từ ngữ “CNBTL” và vấn đề “CNBTL” theo kiểu hiện tượng xẩy ra như hiện nay hay chăng? Nếu không có vấn đề CNBTL như hiện nay th́ việc được cho là CNBTL chỉ là hiện tượng nói tiếng lạ, hoàn toàn khác với ơn nói tiếng lạ các vị Tông Đồ lănh nhận khi Thánh Thần Hiện Xuống, một thứ tiếng lạ ai cũng hiểu theo ngôn ngữ của ḿnh (xem Acts 2:4-6).

 

Sau nữa, theo Thánh Truyền, th́ hiện tượng “đặt tay ngă lăn quay” tối tăm mặt mũi lại không c̣n biết ǵ nữa, và hiện tượng “cầu nguyện tiếng lạ” mà không hiểu ḿnh nói ǵ và người khác cũng chẳng hiểu ḿnh nói chi, đều không hợp với giáo huấn về cầu nguyện của ít là hai vị Thánh Giáo Phụ sau đây:

 

Trước hết là Thánh Giáo Phụ John Chrysostom hay Gioan Kim Khẩu (349-407), trong một bài giảng của ḿnh (Supp. Hom. 6, De Precatione: PG 64, 462-466), ngài đă nói đến bản chất của việc cầu nguyện và từ đó chạm đến cả câu Thánh Phaolô nói về “những lời than khôn tả” như sau: “Cầu nguyện là ánh sáng của tâm linh, là kiến thức thực sự về Thiên Chúa... Hướng về trời cao trong nguyện cầu, tâm linh gắn bó với Thiên Chúa bằng một niềm tha thiết nhất... Cầu nguyện mang lại niềm vui cho tâm linh, an b́nh cho cơi ḷng. Tôi nói về việc cầu nguyện chứ không phải về các thứ ngôn từ. Cầu nguyện là niềm khát khao Thiên Chúa, một t́nh mến yêu không lời nào có thể bày tỏ.... Thánh Phaolô nói: Chúng ta không biết cầu nguyện ra sao nhưng chính Thần Linh  hộ cầu cho chúng ta bằng những niềm khát vọng khôn tả.

 

Sau nữa là Thánh Giáo Phụ John Climacus (575-650), vị đă viết tác phẩm thời danh là cuốn “Nấc Thang Thiên Đàng” (PG 88, 632-1164), trong đó, nấc thang cuối cùng trong 30 thang bậc, nấc thang thuộc về ba nhân đức tối cao là tin, cậy và nhất là mến, được ngài nói là mức độ trầm lặng say đắm của tâm linh ("sober intoxication/inebriation of the spirit"), một diễn tả và cảm nhận tu đức rất hợp với những ǵ được Thánh Giáo Phụ Gioan Kim Khẩu đă giải thích trên đây về ư nghĩa của “những lời than khôn tả”, một thực trạng nguyện cầu liên quan trực tiếp tới ḷng muốn hay tâm linh ngất ngây không lời nào diễn tả nổi của một tâm hồn đă đạt tới mức độ cầu nguyện thần hiệp cao siêu.

 

Mức độ và trạng thái “trầm lặng say đắm của tâm linh” này thực sự đă từng xẩy ra cho các vị thánh, điển h́nh nhất, quen thuộc nhất và gần chúng ta nhất là Chị Thánh Faustina, vị Thụ Khải và là Sứ Giả của Ḷng Thương Xót Chúa. Trong cuốn Hồi Kư “Ḷng Thương Xót Chúa trong Hồn Tôi”, Chị đă cho chúng ta thấy trạng thái này nơi Chị ở những đoạn 767-774. Thậm chí Chị đă “trầm lặng say đắm của tâm linh” vào cả những lúc chung quanh ồn ào phân tâm nhất, khi Chị vẫn có thể xuất thần ngất trí, không c̣n biết ǵ chung quanh (xem khoản 803 và 837). Hay chính lúc Chị đang nói chuyện với vị linh mục đến thăm Chị trong nhà thương, Chị cũng được Chúa chiếm đoạt hầu như không c̣n nghe thấy vị linh mục này nói với Chị nữa (xem khoản 891). Điển h́nh nhất là trường hợp xẩy ra vào Lễ Phục Sinh năm 1938, như Chị cho biết: “vào lúc ấy tâm thần của con ch́m đắm trong Người... Khi con tỉnh lại th́ thấy ḿnh đang theo cuộc rước với chị em mà linh hồn con lại hoàn toàn ch́m nhập trong Người” (khoản 1669). Đó, dù được Chúa chiếm đoạt, không c̣n biết ǵ chung quanh nữa, Chị vẫn không bị té ngă, vẫn làm chủ được ḿnh, nhưng trong trạng thái xuất thần ngất trí của một tâm hồn ở mức độ cầu nguyện thần hiệp “trầm lặng say đắm của tâm linh”. Chị Faustina đă diễn tả trạng thái như Thánh Gioan Kim Khẩu nói “cầu nguyện mang lại niềm vui cho tâm linh, an b́nh cho cơi ḷng” này ở khoản 767 như sau:

 

Việc hiệp thông của con với Chúa giờ đây thuần túy thiêng liêng. Linh hồn con được Chúa giao chạm và hoàn toàn ch́m ngập trong Ngài, thậm chí hoàn toàn không c̣n biết đến ḿnh nữa. Được Thiên Chúa chiếm đoạt cách sâu thẳm như thế, linh hồn con đắm ch́m trong vẻ đẹp của Ngài; nó hoàn toàn tan biến đi trong Ngài - Con không thể diễn tả điều này được, v́ khi viết ra là con sử dụng đến giác quan; thế nhưng, lúc ấy, trong cuộc hiệp nhất ấy, các giác quan không c̣n chủ động nữa; chỉ là một cuộc trầm ngập giữa Thiên Chúa với linh hồn; và sự sống của Thiên Chúa mà linh hồn được thông dự cao cả vĩ đại đến nỗi miệng lưỡi loài người không thể nào diễn tả nổi”.   

 

Chị Thánh Faustina c̣n cho biết cảm nghiệm đúng như Thánh Gioan Kim Khẩu khẳng định về “cầu nguyện là ánh sáng của tâm linh, là kiến thức thực sự về Thiên Chúa” của ḿnh trong những lúc ngất trí xuất thần “trầm lặng say đắm của tâm linh” ấy như thế này: “Con không c̣n cảm thấy bị chi phối ǵ nữa; trái lại, con càng được ch́m sâu trong Chúa. Một ánh sáng rạng ngời soi chiếu tâm trí khiến con có được một kiến thức về sự uy nghi cao cả của Thiên Chúa ... trong khoảnh khắc con biết được tất cả yếu tính của Thiên Chúa” (khoản 770); “Linh hồn, lúc bấy giờ, thực sự là ẩn khuất; các cảm quan của nó trở nên bất động; trong khoảnh khắc nó biết được Thiên Chúa và ch́m đắm trong Ngài. Nó biết được tất cả thẳm cung của Đấng Khôn Thấu, và kiến thức này càng sâu xa th́ linh hồn càng thiết tha khát vọng Ngài” (khoản 771).

 

Sau hết, theo Huấn Quyền, trong BảnHướng Dẫn Về Những Việc Cầu Nguyện Chữa Lành”, được Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin ban hành ngày 14/9/2000, với chữ kư của ĐHY Tổng Trưởng Joseph Ratzinger, tức Giáo Hoàng Biển Đức XVI hiện nay, chúng ta đọc thấy trong mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20001123_istruzione_en.html những điều thật sự  là có tính cách cảnh giác sau đây, cả về khía cạnh tín lư lẫn kỷ luật: 1) Về khía cạnh tín lư:  Trong những cuộc hội họp nguyện cầu được tổ chức để xin chữa lành, thật là hoàn toàn độc đoán qui ‘đặc sủng chữa lành’ cho bất cứ một thành phần tham dự viên nào, chẳng hạn cho thành phần điều hành nhóm này; điều duy nhất cần phải làm đó là phó ḿnh cho tác động tự do của Thánh Linh, Đấng ban cho ai đó đặc sủng chữa lành để tỏ quyền năng ân sủng của Chúa Kitô Phục Sinh. Tuy nhiên, ngay cả việc thiết tha cầu nguyện nhất cũng không chữa được tất cả mọi thứ bệnh nạn…” (khoản 5)

 

2) Về khía cạnh kỷ luật: Không được để xẩy ra bất cứ những ǵ giống như có tính cách xúc động thái quá, những ǵ có tính cách nhân tạo, những ǵ có tính cách đóng kịch hay duy cảm xúc, nhất là nơi những ai chịu trách nhiệm về những cuộc hội họp ấy” (khoản 4.3). “Những ai điều hành việc chữa lành, dù có tính cách phụng vụ hay phi phụng vụ, đều phải cố gắng giữ bầu không khí sớt sắng an b́nh trong cộng đồng tham dự viên và phải cố gắng thực thi sự khôn ngoan cần thiết nếu việc chữa lành xẩy ra nơi thành phần tham dự; khi hoàn tất việc cử hành này, cần thu thập chứng từ một cách thành thực và chính xác, và nộp cho thẩm quyền giáo hội thích đáng”.  (khoản 9)

 

Tam Đoạn Luận về Thánh Thần liên quan tới bản chất hiện tượng cầu nguyện tiếng lạ

 

Qua những ǵ tôi vừa trích dẫn trên đây đặc biệt liên quan tới việc cầu nguyện theo Thánh Truyền và cảm nghiệm tu đức thực sự của Chị Thánh Faustina, đă đủ cho thấy như thế nào rồi.

 

Tôi không đả phá Phong Trào Thánh Linh hay Canh Tân Đặc Sủng. Chính tôi cũng rất sùng mến Chúa Thánh Linh. Ở đây tôi chỉ thấy có hai hiện tượng khác lạ đó là hiện tượng “đặt tay ngă lăn quay” và hiện tượng “cầu nguyện bằng tiếng lạ”.

 

Nếu những anh chị em khác cảm thấy hai hiện tượng này bởi Chúa và có lợi cho đời sống thiêng liêng của ḿnh th́ cứ việc tiếp tục. Chúng ta nên tôn trọng nhau, và có chia sẻ hay đối thoại với nhau th́ đừng nên dùng những giọng điệu hay ngôn từ “tiếng lạ” mà nói với nhau, những giọng điệu hay ngôn từ “tiếng lạ” không xuất phát từ chính Thánh Linh, từ tự điển hoa trái của Thánh Linh (xem Galata 5:22-23), từ Ḷng Thương Xót Chúa, từ tinh thần “hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng” (Mt 11:29).

 

Tóm lại, vấn đề tôi muốn kết thúc ở đây là, nếu chúng ta hiểu được ư nghĩa đích thực của việc cầu nguyện như gương Chúa Giêsu làm và theo lời Người dạy, cũng như hiểu được rơ ràng sứ vụ của Thánh Linh theo Phúc Âm Thánh Gioan như thế nào, chúng ta sẽ biết đươc thật giả nơi “hiện tượng cầu nguyện bằng tiếng lạ” như hiện nay.

 

Tam đoạn luận rất đơn giản của tôi để kết luận về “hiện tượng bằng cầu nguyện tiếng lạ” như hiện nay đối với riêng cá nhân tôi chỉ ngắn gọn như thế này:

 

1.      Nếu sứ vụ của Thánh Linh theo Phúc Âm Thánh Gioan là làm chứng cho Chúa Kitô (John 15:26) và dẫn chúng ta vào tất cả sự thật là Chúa Kitô (John 16:13; 14:6), nghĩa là làm cho chúng ta nhận biết Chúa Kitô và hoàn toàn nên giống Người (xem Ephêsô 4:13,15) để có thể phản ảnh Người hay làm chứng cho Người;

 

2.      Chúa Giêsu không bao giờ cầu nguyện và dạy cầu nguyện tiếng lạ như hiện nay (xem lời Người cầu nguyện thiết tha như “những lời than khôn tả” – Rm 8:26, ở cuối Bữa Tiệc Ly – Gioan cả đoạn 17, hay trong Vườn Cây Dầu – Mt 26:39,42, hoặc trên Thánh Giá – Luca 23:34,46 & Mc 15:34; cũng như cách Người cầu nguyện – Lc 3:21,5:16,6:12,9:29,10:21 & Mc 1:35; và kinh Người dạy chúng ta cầu nguyện - Mt 6:9-13);

 

3.      Vậy th́ “hiện tượng cầu nguyện bằng tiếng lạ” như hiện nay không phải từ Thánh Linh là Đấng làm chứng cho Chúa Kitô và dẫn chúng ta vào tất cả sự thật là Chúa Kitô.

 

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh Thăng Thiên,

Chúa là Mục Tử Nhân Lành đă đến cho chiên được sự sống và là một sự sống viên măn.

Chúa đă ban sự sống cho chiên qua cuộc Phục Sinh của Chúa

và Chúa đă cho chiên được sự sống viên măn khi Chúa Thăng Thiên về cùng Cha

để từ Cha sai Thánh Thần là quyền lực từ trên cao xuống trên Giáo Hội

nhờ đó Giáo Hội có thể làm chứng cho Chúa cho tới tận cùng trái đất,

cho tới khi Chúa lại đến trong vinh quang.

Xin cho Kitô hữu môn đệ chúng con được Sống Thánh Chứng Nhân như Mẹ Maria Đầy Ơn Phúc.

 Amen.