NGÀY CỦA CHA

 

 

Lậy Thiên Chúa là Đấng đầy quyền năng!  Nhân ngày Lễ Hiền Phụ chúng con xin dâng kính Cha bài thơ:
 
 
Tôn Vinh Thiên Chúa Cha

Lậy Đức Chúa Cha đang Ngự Trên Trời!
Quyền Năng, Sáng Láng, Trị V́ khắp cơi, khắp nơi.
Trên muôn khắp tầng trời.
Trên muôn khắp vũ trụ.
Trên muôn khắp vạn vật.
Trên trời, dưới đất, và tận đáy ḷng đại dương.

Nhân Loại chúng con trên khắp cùng địa cầu,
Cúi ḿnh Kính Lậy Đức Thiên Vương.
Danh Ngài Lẫy Lừng khắp bờ cơi.
Cả Triều Thần trên Thiên Quốc.
Cả Nhân loại và sinh linh dưới Đất.
Cả thảy Chúc Tụng, Ngợi Khen, và Tôn Vinh Thiên Chúa Cha.

Chúc Thiên Chúa Cha ngày Lễ Hiền Phụ,
T́nh Yêu hoài chứa chan, an khang hoan lạc.
T́nh yêu đổ xuống như mưa tuôn,
Thành Hồng Ân ban phát cho dân Chúa dưới Trần.
B́nh An, Hạnh Phúc, luôn Yêu Thương
Đó là Niềm Vui và nguồn An Ủi cho con cái Chúa.

Cảm tạ ḷng Sủng Ái và Hồng Ân,
Ban cho chúng con T́nh Yêu,
Vô Biên Hải Hà và Độ Lượng của Ngài.
Cùng với tất cả mọi sự, mọi điều, và mọi cái.
Tất cả những ǵ Mắt chúng con có thể Thấy,
Và Trái Tim chúng con có thể biết Cảm Nhận.

Nhân loại chúng con luôn cần cảm tạ Chúa Cha mỗi ngày.
Cho những thứ chúng con Cần nhưng không Thấy,
Không sờ được và cũng không hay chưa cảm nhận được.
Những thứ Mắt chúng con có thể chưa được Thấy?
Và Tai chúng con có thể chưa từng được Nghe?

Nhưng chúng con hẳn hiểu biết rằng:
Những điều Mắt chẳng được Thấy,
Tai chẳng được Nghe,
Lại là những điều chúng con cần được biết,
Được dậy dỗ và được bảo ban.

Nhân Loại chúng con là loài sinh vật,
Luôn yếu đuối và bất lực.
Trước những phù hoa và thứ chóng qua.
Mê muội và luôn sống trong tội lỗi.
Vô ơn và chóng bội bạc.
Bất nhân và luôn gian ác.

Lậy Đức Chúa Cha Nhân Từ và Khả Ái!
Tự bao đời Ngài đă Yêu Thương và Nhẫn Nại.
Phạt chúng con rồi lại bồi đắp Yêu Thương.
Phạt rồi lại thấy thương cảm rồi lại Thưởng.
Từ Đời Cha Ông chúng con,
Và c̣n tiếp tục đến măi đời sau,
Đến thế hệ của con cháu chúng con sau này.

Lậy Thiên Chúa Cha Đấng Muôn Đời,
Toàn Năng và Hằng Hữu!
Chúng con Cúi Lậy và Nguyện Xin,
Ban cho chúng con ḷng trí khôn ngoan,
Trí khôn thông suốt như loài rắn,
Nhưng mang tấm ḷng đơn sơ,
Trong trắng tinh tuyền của loài chim bồ câu.

Chúng con nguyện xin với Đức Chúa Cha!
V́ ḷng Từ Bi và hằng Thương Xót.
Ban cho tất cả chúng con luôn biết sống:
Cảm Tạ, Tri Ân, và Biết Ơn
Hằng ngày, hằng Giờ, và hằng Phút
Trôi qua trong cuộc sống Tạm Bợ trần gian này.

Để mai sau cuộc sống Hạnh Phúc, Vĩnh Cửu, Muôn Đời
Mới là Măi Măi, là Thật, là Thiên Đàng, là Nơi Chốn
Cho tất cả chúng con Khao Khát T́m Về Chúa Ơi!

(Dâng Kính Thiên Chúa Cha - Ngày nào cũng là ngày Lễ Hiền Phụ)
Y Tá Của Chúa
Tuyết Mai

 

 

Ngày Của Bố nh́n lại phận… làm con!

 

Cuối tuần này nước “Huê Kỳ” ăn mừng lễ “các người cha.”  Có một điều lạ, tuy nó không ngạc nhiên với nhiều người, mà h́nh như nó c̣n được mọi người “ngang” nhiên chấp nhận đó là các bà mẹ được con cái thương yêu hơn ông bố!

 

Kể ra th́ có lẽ cũng dễ hiểu – v́ các bà mẹ thường là người có nhiều thời gian chăm lo con cái hơn các ông bố!  Đó là chưa nói đến chuyện các bà mẹ “mang nặng đẻ đau, chín tháng mười ngày’ và ‘chăm cho bú mớm!”  Cho đến sau đệ nhị thế chiến phong trào ‘phụ nữ đi làm’ mới bùng lên ở Mỹ và nếu ở VN th́ phong trào đó lại càng ‘sinh sau đẻ muộn.”  Tôi muốn nói thế là để “bào chữa” các các vị làm cha – là họ phải trở thanh người “bread winner” (kiếm tiền nuôi gia đ́nh) cho nên có thể không có th́ giờ gần gũi và lo lắng cho con cái như các bà mẹ! 

 

Của chồng, công vợ - là câu nói mà chúng ta vẫn nghe – Nhất là trong các cuộc “ly dị” – không những chỉ chia đôi tài sản mà có khi các bà c̣n được phần hơn!  (tôi nói ra đây không phải là lên án các bà mẹ đâu nhé!)  Và mọi người nghĩ điều đó là “công bằng” nhưng….. tại sao trong việc “t́nh cảm” th́ các người con không nh́n thấy “công mẹ, của cha” nhỉ.  Tôi đưa ra một ví dụ minh họa – Trước năm 1975 - thường các người cha làm việc trong quân đội – và các bà mẹ ở nhà nuôi con.  Nhưng khi lớn lên những người con lại … trách cha của ḿnh là không “thương yêu lo lắng” cho ḿnh như… mẹ!  Nếu nh́n lại và công bằng mà nói nếu cả hai cùng ‘ở nhà” th́ lấy ǵ mà ăn!

 

Dĩ nhiên cái ǵ cũng có hai chiều – nhưng ở đây tôi chỉ muốn đưa ra một chiều thôi!  Đừng trách tôi nhé!

 

Giáo xứ của tôi có thói quen tạo điều kiện cho những người con dâng một cành hoa cho mẹ hay cho bố (c̣n sống hay đă qua đời) vào hai dịp lễ “người mẹ” và “người cha.”   Chẳng phải ngạc nhiên, ngày lễ mẹ vừa qua có hơn 2000 bông hoa được các người con “mua” để nhớ đến mẹ, trong khi ngày của cha, mặc dù tôi đă kêu gọi khản cổ, cũng chỉ có trên 1000 - chỉ bằng một nửa.  Có phải OAN cho cha quá không nhỉ!

 

Đôi lúc chúng ta (những người con) lớn lên và thấy “thiếu t́nh thương của cha” và tự hứa với ḷng ḿnh khi lập gia đ́nh sẽ không để cho con ḿnh phải rơi vào “hoàn cảnh” như ḿnh.  Đó là điều rất đáng được khen ngợi! Nhưng……

 

Nếu cha ḿnh vẫn c̣n đó mà chỉ v́ cha ḿnh đă làm điều ǵ đó “không trọn vẹn” trong quá khứ mà ḿnh lại không đối xử tốt với cha ḿnh – ôi, khốn thay!  Nếu con của ḿnh nh́n thấy ḿnh không tôn trọng cha ḿnh th́ hỏi làm sao các con của ḿnh có thể trưởng thanh với sự tôn trọng ḿnh (là cha nó nhỉ?) 

 

Người Mỹ có câu “two wrongs don’t make a right” - tạm dịch là “hai điều sai không làm nên một điều đúng!” – cho dù cha ḿnh đă từng làm điều sai, mà bây giờ, trong bổn phận làm con, ḿnh lại làm thêm một điều… sai nữa th́…..!

 

Tôi đi tu làm linh mục, sống đời độc thân, không gia đ́nh không con cái – nên chắc chắn “khó hiểu” tâm trạng người làm cha (tuy rằng vẫn có nhiều người gọi tôi bằng … cha.)  Nhưng tôi hiểu được tâm trạng của người làm con!  Tôi vẫn cố gắng chu toàn bổn phận làm con của ḿnh trước khi tôi đ̣i hỏi bố tôi chu toàn bổn phận làm… cha!  Và “v́ tôi cũng là con người” nên chắc chắn có nhiều thiếu xót!

 

Xin cầu nguyện cho tôi với – Tôi sẽ cầu nguyệm cho bạn nữa!  Mong rằng tôi và bạn, trong ngày lễ các người cha… hăy dành ra một vài giây phút để nh́n lại bổn phận làm con!

 

Âng Sủng và B́nh An,

 

Lm Martino Nguyễn Bá Thông

(Trích trong nhật kư đời LM)

www.hayyeuthuongnhau.org

 

PS: như đă hứa, hôm nay ngày 19 tháng 6 – Giáo Hội chính thức khai mạc năm cầu nguyện cho các linh mục.  Tôi sẽ cố gắng viết nhiều hơn để chia sẻ với bạn về đời linh mục của tôi.

 

Ngày mai tôi sẽ post bài kế tiếp – “first thing first, Nhờ hai người nên mới có tôi!”  đó là bởi v́ ngày 19 tháng 6 cũng là ngày thành hôn của bố mẹ tôi!

 

 

 

Nhớ Bố Ngày Hiền Phụ

 

(H́nh minh họa)

(H́nh minh họa)

Chúa dạy con biết đường về cơi sống,
trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề
Ở bên Ngài hoan lạc chẳng hề vơi!
(Thánh Vịnh 16:11)

 

Bố tôi qua đời đă hơn tám năm, nhưng gương sáng về cách sống của người vẫn hiện diện trong tôi. Người đă lưu lại cho tôi tất cả gia tài tinh thần của người, cũng như cho mỗi một con cháu, để càng ngày tôi càng cảm thấy gia tài đó thật quư giá. Bây giờ tôi mới hiểu ra v́ sao lúc nào người cũng tươi cười, ngay cả khi cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn lao nhọc.

Chúa đă ban cho người đời sống hết sức dồi dào, đầy ơn sủng: người được sống đến tuổi già, nh́n đàn con cháu đông đúc, và biết bao thân quyến bạn bè, ai ai cũng quư mến thương yêu người.

Sinh ra trong thời loạn ly, người đă chia sẻ khổ đau của quê hương đất nước. Bốn lần vượt biển cam go, và các lần lánh nạn lớn nhỏ khác, người đă ôm trọn gia đ́nh đem đến chỗ bằng an. Trong các chuyến đi, lúc nào chiếc ghe cũng có người ngoài; người sẵn sàng chia bớt nơi ăn chỗ nằm với họ.

Người đă thương yêu, tận tụy chăm sóc mẹ tôi. Người làm những việc lớn nhỏ để bà đỡ vất vả, và chiều ư bà ngay cả khi trái ư người. Nhờ vậy mà trong nhà lúc nào cũng đầm ấm, các con, mặc dầu đă lập gia đ́nh, cũng muốn trở về.

Người đă hết ḷng thương yêu, nuôi nấng dạy dỗ các con. Tần tảo vất vả sớm hôm, lúc ngoài khơi, khi trên bờ, lúc nào người cũng làm việc hết sức ḿnh để chu cấp cho gia đ́nh. Người vui khi thấy tôi chăm chỉ học hành, và nhảy mừng khi được tôi báo tin thi đậu. Người hiền lành đến nỗi, có khi tôi làm điều lầm lỗi, người cũng không la rầy trách mắng. Bất kể rể dâu, người đều nhường nhịn bênh vực. Người cưng chiều cháu chắt và luôn luôn có mặt trong mọi dịp vui buồn.

Người dạy cho tôi biết tôn trọng người trên, thương yêu mọi người, và chăm lo thờ phượng Chúa. Tôi c̣n nhớ, vào mỗi mồng Một Tết, người thức chúng tôi dậy sớm, lần chuỗi ba tràng, đọc kinh cầu. Người nói, “Ḿnh phải đọc kinh để cầu cho quê hương đất nước, cho tổ tiên, ông bà…”

Khi có miếng ngon, người chia sớt với bà con, ngay cả khi túng thiếu, người cũng t́m cách giúp đỡ. Với người quen biết cùng khổ, người càng để ư chăm nom.

Nhà của người không bao giờ vắng khách. Bạn bè của người lui tới thường xuyên, khi công chuyện làm ăn, khi sinh hoạt cộng đoàn; người lạ hay quen, người đều tiếp đón niềm nở. Người sốt sắng tham gia việc chung, ngay cả khi tuổi già sức yếu, nêu gương phục vụ mọi người. Trong mọi việc, người luôn tươi cười vui vẻ, biểu lộ ḷng thương người một cách chân thành b́nh dị.

Người phó thác mọi điều trong sự quan pḥng của Ơn Trên mà tôi nghĩ đó là bí quyết cuộc sống mang lại hạnh phúc cho người.

Những ngày cuối đời, người nằm ở nhà dưỡng lăo, gánh chịu đớn đau thể xác, đền bù tội lỗi cho tôi và các con cháu. Những lần ghé thăm và đút cho người ăn, tôi thấy sung sướng vô cùng. Lần nào người cũng ăn hết mâm cơm. Với căn bệnh quên Alzheimer như của cố Tổng thống Reagan, nhưng khi nghe đọc các câu kinh quen, người im lặng lắng nghe và như muốn đọc theo. Gần gũi người, tôi thấy thật vui, v́ biết ḿnh c̣n bố, v́ người sống thọ.

Bây giờ người đă ra đi và mỗi khi có dịp hồi tưởng, như trong ngày Hiền Phụ, tôi nhớ các gương sáng của người. Tôi muốn bắt chước người, nhất là sự b́nh tâm phó thác, ḷng thương yêu tha nhân như người đă thể hiện. Gia sản đó thật quư giá nhưng cũng nhiều thách đố, v́ sống được như người qủa là một hồng ân mà Chúa đă ban cho.

 

Trần Hiếu



 

NGÀY LỄ TỪ PHỤ NGHĨ VỀ

NHỮNG NGƯỜI CHA CÔ ĐƠN

 


 

Trên một tờ báo điện tử, người ta đọc thấy một câu chuyện xúc cảm đầy nước mắt, tuy không hề nghe thấy một tiếng khóc. Một nhân viên người Việt c̣n trong giai đoạn tập sự tại một tỉnh trên miền Bắc xa khuất, nhận lời đến giúp một nhà hưu dưỡng hẻo lánh ít người thăm nom. Con đường đi vào căn nhà hưu dưỡng này quanh co và khúc khuỷu, chỉ có tiếng than van rền rĩ của rặng thông già âm u và cằn cỗi. Khi anh thanh niên này đến nơi và bắt tay vào việc, anh nhận ra có một ông già cứ ngồi trên xe lăn mà quay lưng vào trong, với một thái độ im lặng buồn bă. Anh đă đến gần và nhận ra đó là một người Việt Nam đă bước vào tuổi lăo niên. Nhận ra anh là người Việt, ông già đó mừng rỡ lắm. Có lẽ không có sự mừng rỡ nào lớn hơn nữa, v́ bao nhiêu năm, ông cụ không có dịp nói chuyện với ai. Cụ không rành tiếng Anh, mà chung quanh cả chục dặm cũng không có một người Việt nào lui tới. Sau khi hàn huyên và làm quen nhau, anh thanh niên hứa hẹn sẽ đến thăm cụ hoài. Anh đă giữ lời hứa trong một thời gian dài. Từ đó, anh mới biết tâm sự của cụ là một người cha đă hy sinh trọn cuộc đời cho một đứa con trai duy nhất.

Khi bà vợ đă khuất núi, cụ ở với đứa con trai và bao nhiêu thương yêu, cụ đă dành cho con hết cả. May mắn, cụ đă dựng được một cơ nghiệp đàng hoàng trên xứ Mỹ, có nhà đẹp, có xe tốt và có cả một tương lai thênh thang, hạnh phúc, không thiếu thốn điều chi. Hai cha con êm ấm sống chung với nhau cho đến khi cậu con trai đ̣i di chuyển đến thành phố lớn để theo đuổi việc học ở một trường danh tiếng hơn. Suy đi nghĩ lại măi, cụ ông quyết định chiều ư con, mà bán hết cơ ngơi sự nghiệp của ḿnh để đi theo cậu đến một nơi xa lạ. Ở đấy, v́ không quen chỗ, cụ cứ phải từ từ tiêu dần tài sản dành dụm của ḿnh cho sự học của cậu con mà không có cơ hội làm lại cuộc đời chi nữa, những mong cho con học thành tài là cụ vui sướng rồi. Điều cụ mong muốn đă đến. Sau nhiều năm học hành, cậu con ra trường, có việc làm tốt. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, cậu đi theo tiếng gọi của con tim, bỏ cụ lại một ḿnh, bỏ lại người cha hy sinh suốt đời cho con, bỏ lại bao kỷ niệm buồn vui giữa hai cha con, những ngày tháng xưa cũ đó. Cụ đau buốt tâm can. Nhất là tin tức của cậu dần dần biệt tăm. Quá đau khổ, cụ đă té ngă và bị liệt. Người ta đưa cụ vào nơi hẻo lánh này để chờ chết. Từ đó đến khi anh thanh niên tập sự kia gặp cụ, cũng đă mười năm…

Mười năm cô đơn, mười năm không có dịp nói tiếng quê hương, mười năm không thân nhân, thăm hỏi, mười năm đợi chờ trong tuyệt vọng... Mười năm hay mười thế kỷ?

Thời gian đằng đẵng trôi qua, mọi thứ hy vọng đă tàn lụi, cụ chỉ có một thèm khát duy nhất là một bát bún riêu nóng hổi. Chiều ư cụ, anh thanh niên kia đă lui cui t́m mọi cách để mang đến cho cụ một bát bún riêu theo như ư cụ mong muốn. Cụ đă vui mừng chầm chậm cho một tí mắm tôm vào tô bún, chầm chậm thưởng thức hương vị của bát bún riêu, như thưởng thức một phần đời người đang chết dở mà được sống lại.

Anh thanh niên không quen biết kia đă trở lại vài lần rồi v́ công việc mới phải đi xa, nhưng anh hứa sẽ đến thăm cụ bất cứ khi nào tiện dịp. Rồi một ngày, anh nhận được tin báo của nhà hưu dưỡng: ông cụ đă qua đời, đúng ra là đă may mắn chấm dứt được cuộc sống đau khổ, buồn bă, cô đơn mà cụ đă phải gánh chịu nhọc nhằn trong nhiều năm qua. Thằng con trai của cụ, không biết lúc ấy ở đâu, nếu có vợ con, th́ đứa bé cũng trên mười tuổi, và mỗi khi đến ngày Từ Phụ, chắc thằng con bất hiếu bất mục, vô ơn, khốn nạn ấy, lại nâng ly rượu đầy ắp, cười đùa vui vẻ khi nghe đứa bé nào đó chúc mừng “Happy Father Day, Dad!”

H́nh ảnh người cha bất hạnh không phải là thiếu ở đâu đây. Hăy đến nhà hưu dưỡng ở Garden Grove, gần Trung Tâm Thủ Đô Tị Nạn này, sẽ thấy ngay một cụ ông trên 70 tuổi, c̣n nhanh miệng lắm, nhưng ngồi trên xe lăn mà nếu thấy ai có ḷng, th́ thế nào cũng nhờ “Ông ơi! Ông đẩy xe tôi ra bến xe Cần Thơ đi ông! Thằng con tôi nó đang đợi ở đó!” Rồi ông cụ giục “Nhanh lên! Nhanh lên! Kẻo nó không chờ nữa!” Và sau khi được đẩy ra tới cửa, th́ ông cụ giơ tay, ngừng lại. “Đây rồi! Bến xe Cần Thơ đây rồi! Ông chờ tôi một tí nhé!” Người đẩy xe thế nào cũng nghẹn ngào, nghe nước mắt trong ḷng đang chẩy xuống lặng lẽ. Con của cụ đâu cả rồi? Những đứa trẻ ngày xưa mà ông bồng bế, xi ỉa, tắm rửa, lau mặt, dậy cho nó đánh răng, dậy cho ngồi bô, ngồi cầu tiêu, dắt tay đi học… Những đứa trẻ hớn hở nh́n những quần áo mới mà bố chúng mới mua cho, ngày lễ, ngày Tết, bố con tung tăng trên đường phố Cần Thơ, hay ra bến Ninh Kiều hóng gió, mua cho con một quả bong bóng, một cây kem… Những đứa trẻ mà khi vượt biên c̣n đỏ hỏn, hay đă bắt đầu lớn, nhưng sợ hăi lo lắng th́ nhiều, chỉ biết bám vào tay bố như một chỗ tựa nương duy nhất trong đời. Chúng nó bây giờ ở đâu? Bố chúng vẫn đợi chúng ở bến xe Cần Thơ ngay tại thủ đô tị nạn đấy…

Hăy vào trong nhà già này, thấy một cụ già ngồi trên xe lăn, không c̣n nói được, chỉ c̣n ánh mắt và hai bàn tay xếp những chữ A, B,C thành câu: “Ông bà đến chơi, tôi vui lắm!”

Cụ ông ngày xưa cũng đă một thời thanh niên bay nhẩy tung tăng, đi học, đi chơi với đào, rồi lấy vợ vui vẻ, hạnh phúc, nh́n những đứa con lớn lên với tất cả sự thoả măn của một người cha trọn vẹn hy sinh. Giờ đây, những đứa con ấy ở đâu? Phương trời xa xôi nào? Có một lần nhớ đến người cha đă từng ẵm bồng chúng không?

Hăy đi thêm một bước nữa, để gặp một cụ chưa tới 80, nhưng chiều nào cũng thế, nhờ người đẩy xe lăn ra cửa, ngồi đó nh́n ra ngoài đường cho đến khi mặt trời lặn sau những mái nhà trước mặt, bóng tối phủ xuống âm u rồi mới chịu cho người đẩy xe vào pḥng, nơi những kỷ niệm không bóng không h́nh ch́m ch́m ngập ngập, lăng đăng xa gần, những bóng h́nh thân yêu, người vợ tận tuỵ, mấy đứa con tung tăng chạy nhẩy, đấm đá um nhà…

Hăy đi khắp các nhà hưu dưỡng hay “nhà già” này để thấy đâu đâu cũng có những người cha cô đơn, những tâm hồn kiệt quệ, mà nỗi chết gần kề không đáng sợ bằng ngày tắt hơi không người thân vuốt mắt, không có tiếng khóc nức nở nỉ non, chỉ có âm thầm vài người áo trắng, lăng xăng thu dọn cho lẹ, cho nhanh, gói ghém phủ liệm chỉ trong giây phút, rồi tống ra dàn thiêu…

Thế là hết những người cha, đă có một thời oanh liệt, hoặc thương gia, hoặc quân đội.

Có thể họ đă từng xông pha mũi tên ḥn đạn, đă từng gào lên hai tiếng “xung phong!” rồi băng ḿnh về phía trước. Có thế họ đă là những thầy giáo, đứng trên bục giảng, hướng dẫn tương lai cho lớp trẻ lên đường. Có thể họ là những người thợ máy, công nhân, ngày ngày đi làm đổ mồ hôi, chỉ mong về đến nhà trông thấy thằng cu Tư, cu Tèo đùa đùa giỡn giỡn, tung con lên cao và nở những nụ cười hạnh phúc…

Giờ đây, chúng đang ở nơi nào? Trong những căn pḥng ấm cúng, có thể chúng cũng lặp lại y hệt những cử chỉ của cha chúng ngày xưa, cũng tung con lên, đùa đùa giỡn giỡn..

Hỡi những người con c̣n có trái tim, hăy đi và hăy đến những nơi gọi là “nhà già”, nơi chỉ có cặp mắt là sáng c̣n mọi vật đều tối đen…

Ngày Từ Phụ đang đến.

(Bấm vào link dưới để xem video clip nhạc phẩm: Đừng Bỏ Quên Tôi, sáng tác của Lê Dinh, viết riêng cho người tuổi hạc)

Đừng Bỏ Quên Tôi

Chu Tất Tiến

 

 

 

NHỚ CHA NHÂN NGÀY QUYỀN PHỤ

 

                                     Trịnh Du

 

Cứ mỗi lần đón ngày Quyền Phụ

Là mỗi lần tự nhủ trong ḷng:

Không sầu, không khóc, không mong

Mà sao lệ cứ tuôn ḍng người ơi!

 

Ôi cuộc sống giữa trời viễn xứ

Đau nào bằng phụ tử chia ly

Trần gian hương khói sầu bi

Qùi bên mộ cỏ hoen mi lệ dài

 

Nay hè đến nhớ bài thơ cũ

Của một ngày Quyền Phụ năm nao

Đọc xong lệ lại ứa trào

Lệ tan theo máu ngược vào trong tim…

 

“Ngọn Thái Sơn cao vút vạn trượng

Dăy Trường Sơn vạn dặm đường xa

Ai ơi có thấu t́nh cha

Nuôi ta khôn lớn thứ ta lỗi lầm

 

Dù đau khổ âm thầm chịu đựng

Dẫu gian nan vẫn vững tấm ḷng

Nửa đời vay nợ non sông

Cho ta ăn học ước mong thành tài

Hai cuộc chiến mấy ai đă trăi

Một cuộc t́nh Người măi thiết tha

Nay về một cơi trời xa

Mẹ già ở lại lệ sa gối ṃn

Công cha sánh với núi non

Núi nào mưa gió chẳng ṃn tháng, năm?

T́nh cha như ánh trăng rằm

Dịu soi gối chiếc mẹ nằm trọn mơ

Nghĩa cha trăi rộng đôi bờ

Bên bờ viễn xứ con chờ đợi ai (?)

Bờ quê nay lắm chông gai

Muốn tṛn chữ hiếu...

     ... con chỉ biết thở dài..., Cha ơi!”

(Houston, một ngày tháng Sáu 2009)

 

 

 

RU HỒN T̀NH PHỤ TỬ

 

       “Viết thế cho hiền thê”

 

Thầy nằm đó măi nh́n vào kỹ niệm

Của ngày xưa Thầy Mẹ sống bên nhau

Rồi một hôm hoa lá chợt phai màu

Mẹ lặng lẽ ra đi xa biền biệt

 

   Càng thương nhớ ḷng càng thêm nuối tiếc

   Những đêm hè con lại thấy thầy mơ

   Trong cơn mơ thầy khẻ nói vu vơ

   Gọi tên mẹ u hoài trong giấc mộng

 

Tám mươi mốt xuân tàn theo nhịp sống

Đă bao mùa nắng hạ đốt tim gan

C̣n ǵ đâu hơi thở nay sớm tàn

Con đă biết, thầy ơi...đừng đi vội !

 

   Nhớ ngày ấy, ngày con không c̣n nội

   Thầy buồn thiu khi gió thoảng vườn tre

   Mấy đêm nay ngọn gió rụng bên hè

   Xin cơn gió năm xưa đừng viễn xứ !

 

Thầy nằm đó ru hồn t́nh phụ tử

Bảy năm dài với những chuỗi mưa ngâu

Bầy cháu con, đứa mất, đứa nơi đâu

Chỉ c̣n lại ḿnh thầy trong cay đắng

 

   Mưa tháng Sáu một nỗi sầu xa vắng

   Môi rung rung mà chẳng nói nên lời

   Con cúi đầu cho ḍng lệ tuôn rơi

   Vội dâng lẹ vài câu kinh sám hối

 

Vào những lúc mưa sầu trong đêm tối

Giọt mưa rơi tí tách phụ ḷng ai

Mẹ ra đi kể cũng chục năm dài

Con vẫn thấy vành mi thầy lệ ứa

 

   Thầy lại khóc, thầy ơi, đừng khóc nữa

   Bên Thầy c̣n có mẹ Maria

   Và Thiên Thần luôn hát khúc hoan ca

   Sẽ trợ giúp Thầy qua cơn thống hối...

 

(Trịnh Du. Viết lại một lần nữa để cùng chia xẻ với nhau...)