Chuyện Hai Bà Mẹ

 

N.L.T

 

Tôi có hai bà mẹ: mẹ thứ nhất sinh ra tôi, cho tôi bú mớm, nuôi tôi khôn lớn. Mẹ thứ hai là mẹ vợ. Sau 1975, mẹ vợ nuôi mẹ ruột tôi mười năm, nuôi vợ con tôi và gửi quà cho tôi khi tôi c̣n ở trong nhà tù CS...Cả hai bà mẹ đă vĩnh viễn ra đi ...Tôi không được tiễn đưa mẹ lần cuối...tôi không được đền ơn đáp nghĩa mẹ.

 

Cha mẹ tôi có 8 người con, 6 trai, 2 gái. Nhưng 5 người đă chết khi c̣n nhỏ. Mẹ tôi buồn phiền sinh bệnh nặng, nhiều lần phải đưa vào bệnh viện.Tôi là con út và là con cầu tự tại đền thờ Đức Mẹ La Vang (Quảng Trị).  Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội, lúc đó tôi chưa được 6 tuổi, cha tôi hoạt động đối lập với đảng Cộng Sản, nên bị chúng bắt giam. Dân làng tôi làm đơn kiện Việt Minh buộc chúng phải để cha tôi trở về với gia đ́nh. Cha tôi tiếp tục hoạt động và bị bắt đày lên vùng núi Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngăi. Ở vùng nước độc, người bị đau nặng gần chết nên được cho về nhà. Sau khi hồi phục, cha tôi tiếp tục hoạt động cho Mặt Trận Quốc Dân Đảng Việt Nam (kết hợp hai đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng và Việt Nam Quốc Dân Đảng...) Trước ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, cha tôi bị bắt lần thứ ba, bị đày ra Trại Đưng, huyện Hương Khê, vùng núi  Hà Tĩnh. Cha tôi chết trong tù CS. Anh tôi cũng theo chí hướng của cha, bị Việt Minh bắt hai lần, đem giam tại Trại Đưng. Năm 1949, trốn về được, sau đó mấy tháng bị Việt Minh phục kích giết chết. Tất cả tài sản tiền bạc, nữ trang của gia đ́nh tôi đều bị Cộng Sản cướp đoạt hết. Bà con họ hàng của tôi nhiều người bị Cộng Sản giết, nhà cửa bị chúng đốt cháy, ruộng vườn bị chúng chiếm đoạt.

 

Tôi là con trai duy nhất c̣n lại trong gia đ́nh, chưa được 10 tuổi, tôi phải xa mẹ, xa quê, lên tỉnh học. Mẹ tôi một ḿnh ở nhà, lo bám lấy ruộng vườn, chăn nuôi trồng trọt để có tiền lo cho con ăn học. Năm 18 tuổi, tôi rời Huế vào Sá G̣n, vừa học, vừa làm, t́m đường tiến thân. Sức khoẻ mẹ tôi mỗi ngày một sa sút lại không muốn sống xa con nên tôi  đành quay trở về...Cuối năm 1959, tôi từ Sài G̣n ra Huế, thi vào Viện Hán Học, lên năm thứ tư, tôi bỏ Hán Học thi vào Đại Học Sư Phạm, xin dạy thêm một số giờ tại các trường tư.

 

Năm 1963, sau ngày Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ, không khí chính trị tràn ngập các trường học, nhất là trong giới sinh viên. Tôi dấn thân vào con đường tranh đấu, đi làm cách mạng, tham gia sinh hoạt chính trị đối lập với Cộng Sản. Năm 1967, tôi ứng cử và đắc cử Dân Biểu Hạ Nghị Viện khi chưa được 28 tuổi. Mấy tháng sau, Việt Cộng không tôn trọng lệnh hưu chiến, gây ra cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế...Mẹ tôi phải trải qua những ngày tháng kinh hoàng, chứng kiến cảnh đứa cháu ngoại mới 13 tuổi bị bắt đi chôn sống với Linh Mục Giuse Lê Văn Hộ phụ trách giáo xứ Dương Lộc quê tôi. Từ đó, tôi đưa mẹ vào Sài G̣n chữa bệnh và sống chung với mẹ một nhà. Năm 1969, ngoài tuổi 30 tôi mới có cuộc sống ổn định, lập gia đ́nh, có con. Ngày 30 tháng 4, 1975, tôi cũng như hàng triệu dân, quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hoà đă lâm vào bước đường cùng...phải đầu hàng, phải đi tŕnh diện học tập cải tạo.

 

Tôi đă mất hết địa vị, tài sản, nhà cửa ruộng vườn...chỉ c̣n lại hai bàn tay trắng. Tôi đành trao phó mẹ tôi và vợ con tôi hăy c̣n thơ dại cho Trời Đất, cho Thượng Đế, cho Thiên Chúa và Đức Mẹ (theo niềm tin tôn giáo của tôi)...Mẹ tôi tuổi Kỷ Hợi, sinh năm 1899, năm 1975 đă ngoài 76 tuổi. Vợ tôi sinh năm 1950, năm 1975 chưa được 26 tuổi và 5 đứa con dại, đứa lớn nhất sinh 1970, chưa được 6 tuổi, đưa út mới sinh cuối tháng 3/1975, được một tháng!

 

Bà mẹ vợ (bà ngoại của các con tôi) xuất hiện đúng lúc khi tôi gặp cảnh thế cùng lực kiệt. Bà nói với tôi: “Con cứ yên tâm mà đi học tập cải tạo theo lệnh của Giải Phóng...Để bà nội và vợ con lại cho ngoại... Ngoại sẽ lo cho”. Bà ngoại sinh năm 1924, lúc đó mới ngoài 50 tuổi. Bà có bức vuờn nhỏ bé và mấy sào rẫy ở Bàu Cá, cách Sài G̣n hơn 50 cây số, trên đường đi Long Khánh. Bà đưa mẹ tôi về ở với bà. Mẹ tôi giữ nhà, mẹ vợ tôi đi làm rẫy. Bà nuôi mẹ tôi trong 10 năm cho đến khi mẹ tôi qua đời vào cuối tháng 10/1985.

 

Mùa Đông năm Ất Sửu (1985), lúc đó tôi đang bị giam giữ tại trại Nam Hà (miền Bắc VN), có một đêm, mưa gió và rét lạnh thấu xương...Tôi đang nằm ngủ bỗng giật ḿnh thức dậy v́ một giấc mơ kỳ lạ: bà chị đến báo tin “Mẹ chết rồi!” Chị tôi qua đời đă mấy năm nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp chị trong giấc mơ...Tôi tin có chuyện “thần giao cách cảm” nên t́m cách nhắn về nhà qua những anh em có thân nhân đến tham nuôi. Măi đến cuối tháng 12/1985, tôi mới được thư nhà kèm theo một gói quà gửi bưu điện, báo tin mẹ tôi đă qua đời vào lúc 10 giờ 24  sáng ngày 30/10/1985 nhằm ngày 17/9 Ất Sửu. Hưởng thọ 86 tuổi.

 

Tối hôm đó, sau khi cửa buồng pḥng giam đă đóng lại rồi, tôi một ḿnh ngồi im lặng, mặt quay vào bức tường, nhớ lại h́nh ảnh mẹ tôi với cuộc đời đau khổ: Trước ngày toàn qúôc kháng chiến  19/12/1946, nửa đêm, Việt Minh (Cộng Sản) đă kéo đến bao vây nhà cha mẹ tôi. Tiếng chó sủa từ xa ở trong làng rồi dần dần đến vườn nhà tôi. Tiếng người quát tháo “mở cửa! mở cửa mau!” Cha tôi đă trốn tránh khắp nơi, nhưng cuối cùng v́ đau nặng, thương hàn cảm cúm nên phải trở về nhà...Tôi đang ngủ, nghe tiếng chó sủa và tiếng người ồn ào trước cửa nhà, tôi liền thức dậy. Cha tôi nói nhỏ với mẹ tôi: “Kẻ thù đang đến đó...Trả lời với họ...đợi trời sáng mới mở cửa...” Cha tôi liền biến đi trong bóng tối.

 

Bọn Việt Minh  đập cửa ầm ầm và bảo nhau “hăy phá cửa xông vào!”.   Nhưng cánh cửa trước quá kiên cố và mẹ tôi cương quyết đợi trời sáng mới mở...Khi trời vừa ửng sáng, tôi thấy có mấy người chức sắc trong làng cũng được mời đến làm chứng...Me tôi liền mở cửa ra. Có người tay súng, tay dao, tay kiếm, gậy tre, giây thừng ...ùa vào. Chúng hỏi: “Tên Khánh đâu?” Mẹ tôi đứng im lặng, không trả lời. Thấy tôi chạy đến...Mẹ tôi ôm tôi vào ḷng và khóc rống lên “Con ơi! Người ta đến bắt cha con đó! Lần nầy chắc cha con sẽ chết mà thôi!”...Bọn chúng đi lục soát khắp nơi trong nhà và bắt được cha tôi đang núp phía sau lẫm luá. Chúng trói tay, dẫn cha tôi ra trước sân...Lúc bấy giờ có mấy người nông dân làm thuê vừa đến, mẹ tôi xin với tên chỉ huy cho người nhà lấy chiếc vơng đưa cha tôi đi v́ cha tôi đang đau nặng, sợ đường xa đi không nổi...Tên chỉ huy đồng ư...Hai người khiêng vơng ra đến trước đường làng th́ cũng vừa lúc một số người khác trong làng bị bắt cùng lượt với cha tôi được dẫn đến. Một đoàn người bị trói tay dẫn đi trước, theo sau là bọn Việt Minh và những người dân các làng khác được huy động đến bao vây nhà tôi ban đêm...Anh tôi cũng bị bắt cóc trước đó và gia đ́nh không biết chúng đang giam giữ anh tôi ở đâu. Ba năm sau, Tết Kỷ Sửu, 1949, anh tôi trốn từ Hà Tĩnh, về đến Đồng Hới, rồi về đến nhà báo tin cha tôi đă chết trong tù vào ngày 26 tháng 11 năm 1947, chôn tại Trại Đưng, vùng núi xă Hương Sơn, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh nơi ngày xưa cụ Phan Đ́nh Phùng lập chiến khu chống Pháp. Mẹ tôi tổ chức lễ giỗ cho cha tôi để cho con cháu, họ hàng phục tang. Mấy tháng sau, do nguồn tin của một tên Cộng Sản nằm vùng báo cho Việt Minh biết “ Hương Vệ làng Dương Lộc (Lực lượng Công Giáo Tự Vệ) sẽ di chuyển trên một chiếc đ̣ từ làng lên tỉnh...” Tên Nguyễn Hữu Trầm, Chủ Tịch Uỷ Ban Hành Chánh Kháng Chiến xă Triệu B́nh (Triệu Phong) liền huy động một lực lượng vơ trang do tên Phan Hữu Thanh chỉ huy, phục kích ở bờ sông cách làng tôi hơn một cây số. Anh tôi là Nguyễn Văn Niệm và một số người trong làng bị giết chết trong chuyến đi đó vào lúc 8 giờ sáng ngày 14 tháng 6 năm 1949 (nhằm ngày 18 tháng 5 Kỷ Sửu)...Sau khi Việt Minh đă rút đi, một người sống sót chạy về báo tin, mẹ tôi liền thuê người đem xác anh tôi về...Tôi không thể diễn tả hết được những đau khổ mà mẹ tôi phải chịu khi đứng trứơc thi hài anh tôi : một vết đạn xuyên qua thái dương, một loạt đạn xuyên qua nách. Năm đó anh tôi mới 28 tuổi, người cao lớn, khôi ngô, đẹp trai nhất trong làng, tính t́nh hoà nhă lại có ḷng thương người, hay giúp đỡ kẻ khác nên ai cũng mến. Anh tôi đă có vợ và hai đưá con gái. Trong 7 bài suy ngắm về sự đau khổ của Đức Mẹ Maria, bài thứ 7 “Các môn đệ tháo xác Chuá Giêsu từ trên thập giá xuống và trao cho Đức Mẹ Maria ẳm lấy xác con”...Đó là bức tranh Pieta (Đức Mẹ sầu bi) mà người tín hữu Công Giáo rất tôn qúy, nhà thờ nào cũng có bức ảnh nầy. Một Linh Mục viết thư cho tôi nói rằng “mẹ  của anh đúng là  mater dolorosa, nghĩa là người mẹ đau khổ”.

 

Trong đêm dài tăm tối, tôi ngồi một ḿnh nhớ đến mẹ, nước mắt cứ trào ra không cầm được. Tôi dâng hết mọi sự đau khổ của tôi và những sự đau khổ của mẹ tôi phải chiụ trong suốt cả cuộc đời cho Thiên Chúa, cho Đức Mẹ Maria...xin Chúa và Mẹ sớm đưa linh hồn mẹ tôi về nước thiên đàng. V́ hiểm họa Cộng Sản mà mẹ tôi và gia đ́nh tôi  phải chịu biết bao điều đau khổ kể từ năm 1945 đến nay. Càng suy nghĩ, tôi càng căm thù Cộng Sản...

 

Ngày cuối năm, 31/12/1985, tôi mời một số anh em thân thiết trong tù, ngồi lại với nhau để tưởng nhớ mẹ...Trong cơn xúc động, tôi ứng khẩu đọc mấy vần thơ:

        Ngước mặt  nh́n Trường Sơn,

        Tựa lưng ra Đông Hải.

        Ôi! Nuí cao vời vợi!

        Ôi! Biển rộng bao la!

        Địa linh chốn quê nhà,

        Nơi mẹ hiền sinh ra.

          Hài nhi con ơi!

          Con lớn khôn nhờ sữa mẹ.

          Mẹ ơi! Mẹ ơi!

          Con nhớ mẹ ngàn đời!

       Lời mẹ hát bên nôi,

       Khi nắng ban mai,

       Luồn qua song cửa.

       Mẹ thương con,

       Từng hơi thở,

       Từng nhịp đập của con tim.  

         Ánh trăng giăi bên thềm,

         Gió lành hôn mái tóc,

         Con bước vào tuổi ngọc.

         Mẹ dạy con nói,

         Mẹ diù con đi.

    .............................

   Vuờn nhà cây trổ lộc,

   Mai vàng vẫn trổ bông.

   Vẫn ánh nắng hồng,

   Vẫn bóng trăng trong.

   Trẻ thơ vẫn thấy rạo rực trong ḷng

   Hài nhi con ơi!

   Mẹ nhớ, mẹ mong!

   ..............................

  (Bài thơ nầy rất dài, tôi cố chép lại gửi về nhà cho vợ con tôi. Năm 1994, khi qua Mỹ, tôi đă gom các sáng tác khi c̣n ở trong tù và ở Việt Nam, thành thi tập “Theo Dấu Chân Chim” xuất bản tại Orange County, Nam California vào năm 1996. Ở đây tôi chỉ trích lại một đoạn trong bài thơ “Con Nhớ Me” trang 74)

 

Trước Tết năm Bính Dần (1986), tại trại Nam Hà có một cuộc họp gồm đại diện các buồng, các đội và ban Giám Thị để phổ biến về tổ chức vui chơi cũng như ăn uống dành cho anh em tù trong ba ngày Tết. Trại có bán rượu mơ là loại rượu do trại sản xuất và một số bánh, kẹo, trà, mứt.v.v...theo tiêu chuẩn cho từng buồng. Các thứ hàng đó, phẩm chất rất kém, nhưng hoàn cảnh tù mà có được các thứ đó th́ cũng là qúy rồi.

 

Đêm giao thừa (8/2/1986), sau khi cán bộ đóng cửa buồng đi xa rồi th́ anh em bắt đầu nấu nước pha trà, cà phê và ai có thức ǵ th́ đem ra để trên cái bàn nhỏ đặt giữa buồng cùng vui Tết với nhau. Nơi đó cũng có một cành mai giả do anh em tự trang trí với những cánh thiệp chúc Tết, tràng pháo (giả), bánh chưng, câu đối và có một h́nh ông Táo ốm o, gầy c̣m, rách rưới do anh Quát (Trung Ương T́nh Báo) vẽ...Một số anh em biết đánh đàn th́ mang đàn ra chơi, một số anh em hát, kể chuyện vui để cùng nhau đón giao thừa.

 

Mọi năm, tôi có làm một bài Sớ Táo Quân, đợi đến giờ giao thừa th́ đọc cho anh em nghe. Tôi cũng bí mật chuyển cho bạn bè ở các buồng khác để phổ biến cho anh em trong giờ đó. Nhưng năm nay, mẹ tôi qua đời ngày 30-10-1985 tại Long Khánh mà hơn hai tháng sau tôi mới nhận được tin. Vào những ngày gần Tết, tôi rất buồn và không muốn vui chơi. Chiều 30 Tết, anh Trần Văn Hưởng (anh em gọi là Hưởng giá) đến nài ép tôi làm cho một bài Sớ Táo Quân, tôi đọc cho anh ấy chép và dặn phải cẩn thận v́ bọn “chó vàng” (tức bọn công an mặc áo vải kaki màu vàng) đang theo dơi...Tôi chỉ đọc thuộc ḷng chứ không viết ra giấy. Khi anh em bắt đầu chương tŕnh đón giao thừa th́ tôi quá buồn và đắp chăn nằm ngủ. Nhưng bạn bè, có người hiểu hoàn cảnh tôi, đă khuyên tôi nên tham dự với anh em, không nên tỏ ra qúa buồn phiền.

 

Hôm đó, hai anh Nguyễn Trí Tuệ (Trung Tá Hải Quân) và Phạm Duy Tuệ (Dân Biểu) làm MC. Anh Trí Tuệ giới thiệu chương tŕnh c̣n anh Duy Tuệ th́ kể chuyện tiếu lâm. Các anh Vũ Văn Qúy (Dân Biểu) đàn Hạ Uy cầm, anh Nguyễn Mạnh Đĩnh (Đại Tá) chơi đàn Tây Ban cầm, anh Nguyễn Xuân Thảo (Thiếu tá CTCT), vừa đàn vừa hát. Các anh Vĩnh Biểu (Đại Tá), anh Chín Nỉ (sĩ quan Cảnh Sát), Bú Bằng Đoàn (Phục Quốc) và một số các bạn khác, lâu ngày tôi không nhớ tên vừa hát vừa kể chuyện hoặc ngâm thơ...Trong buồng có khoảng 60 người, tôi c̣n nhớ một vài người như Thượng Tọa Thích Minh Tâm (trụ tŕ chùa Thới Hoà gần Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung , Tuyên Úy Phật Giáo tại Biệt Khu Thủ Đô Sài G̣n), ông Chu Tử Kỳ (VNQDĐ), ông Trần Văn Quá (Nghị Sĩ), một số Đại Tá như Phan Trọng Thiện, Bùi Đức Tài, Trần Hưũ Độ, Phạm Văn Phô, Phạm Văn Thuần, Huỳnh Thanh Sơn, Trần Văn Việt...các anh Phan Văn Phương (Hải Quân), Lê Thanh Phước (Cảnh Sát), Nguyễn Đ́nh Thanh (Lực Lượng Thám Sát PRU), Trần Tuấn Sơn (Sơn điếc), Huỳnh Chí Tài, Nguyễn Văn Khuôn,v.v...

 

Bọn vơ trang vẫn đi tuần tra bên ngoài thỉnh thoảng đến gần cửa sổ nh́n vào, anh em cũng có mời nước trà, thuốc lá,v.v...Nhưng sau đó, v́ anh em ham nghe ca hát nên không chú ư mời mọc ǵ chúng hết. Đúng giờ giao thừa, tôi tung chăn vùng dậy, mang mặt nạ ra đứng giữa buồng, tay cầm một miếng giấy trắng, không có chữ ǵ trên đó và bắt đầu đọc “Sớ Táo Quân”. Đọc xong một đoạn th́ tôi kêu lên “khổ ơi là khổ”...Sau đó, anh Nguyễn Trí Tuệ cầm cái đĩa nhôm đánh ba tiếng “phèng, phèng, phèng” và anh em vỗ tay hoan hô...Đọc xong, tôi liền trở về chỗ, nằm trùm chăn như trước...

 

Chừng một giờ đồng hồ sau, trong lúc anh em đang ca hát, kể chuyện, ăn uống với nhau th́ công an đến gọi buồng trưởng là anh Bùi Đức Tài (Đại Tá, Tỉnh Trưởng Tây Ninh) ra và hỏi:

   - Anh nào vừa làm “Ông Táo” đó ?

     Anh Tài trả lớ rất nhỏ, chỉ những người ở gần mới nghe được:

- Anh Nguyễn Lư-Tưởng.

 Tên cán bộ công an:

   - Các anh trách móc Đảng, Nhà Nước đă hành hạ các anh, bắt các anh phải chiụ đóí, chịu rét, bắt các anh đi lao động khổ sai, cướp đi cuộc sống của các anh...Các anh phát ngôn bừa băi, tư tưởng phản động...gây ảnh hưởng xấu cho anh em trong buồng. Ngày mai các anh sẽ ra “làm việc với cán bộ...” Anh là buồng trưởng, anh phải chiụ trách nhiệm, anh phải báo cáo lại rơ ràng diễn tiến nộ vụ...

 

Anh Bùi Đức Tài chỉ dạ dạ, vâng vâng cho qua chuyện...Anh em trong buồng im lặng, dọn dẹp đồ đạc và đi ngủ. Lúc đó cũng vào khoảng 2-3 giờ sáng rồi. Tôi liền đứng dậy nói với anh em trong buồng:

   - Tôi vừa có tang mẹ, mấy năm nay không có thân nhân đến thăm nên quá buồn.Cả đời tôi không hề uống rượu, vừa rồi có uống chút rượu mơ, bị say rượu, tôi đă nói ǵ cũng không nhớ. Tôi xin chiụ trách nhiệm về hành động và lời nói của tôi. Tôi thành thật xin lỗi anh em. Xin anh em cứ sự thật như vậy mà khai báo với cán bộ.

 

Mọi người im lặng không ai nói thêm điều ǵ. Anh em đều hiểu ư của tôi là phải đồng ḷng với nhau khai như vậy, chỉ một ḿnh tôi chịu, đừng để liên lụy đến người khác.

 

Mấy hôm sau, anh buồng trưởng và tôi cùng một số người khác bị kêu ra “làm việc” với cán bộ, để trả lời những câu hỏi “điều tra” của chúng. Anh em đă khai như thế nào, tôi không rơ, riêng tôi th́ khai rằng vừa có tang mẹ nên qúa buồn, từ ngày chuyển ra miền Bắc, gia đ́nh không đi thăm được, bệnh họan, thiếu thuốc men, không có ǵ để bồi dưỡng, tinh thần sa sút, cả đời không uống rượu, mượn rượu giải sầu, bị say, không kiềm chế được ḿnh, không biết đă nói ǵ, không nhớ ǵ để khai.

 

Sau những ngày Tết, trong trại đă xẩy ra nhiều chuyện rắc rối, một tên tù h́nh sự đă đâm chết một tên khác. Tên nầy là em của một Đại tá VC đă về hưu nên gia đ́nh kiện với Bộ Nội Vụ “t́nh trạng thiếu an ninh, vô trách nhiệm” tại trại Nam Hà...V́ thế, Bộ Nội Vụ, Cục Cải Tạo phải cho phái đoàn xuống điều tra. Tên Trung Uư Vượng thay Thắng “Chuột”, phụ trách an ninh trại đă cho gọi từng người đến điều tra. Bọn tù làm “chó săn” cho trại, tha hồ lập công, vẽ vời thêm điều này chuyện nọ để báo cáo anh em...

 

Sau một tháng làm việc, vào chiều ngày 8 tháng 3 năm 1986, trước giờ điểm số, khóa cửa buồng, đại diện ban Giám Thị trại đă đến tại buồng 5 khu A đọc quyết định kỷ luật:

-          (1) Nguyễn Lư-Tưởng bị cùm một chân trong nhà kỷ luật thời hạn 2 tuần, cấm không được nhận thư từ, qùa cáp, thăm nuôi của gia đ́nh trong ṿng 6 tháng.

-          (2) Phạm Duy Tuệ bị cảnh cáo và cấm không cho thăm nuôi, nhận thư từ, qùa cáp...trong ṿng 3 tháng.

-          (3) Lương Việt Cương và Trần Văn Hưởng vụ “cây nêu” hồi tháng 12 năm 1985, dịp lễ Giáng Sinh tại buồng 4 cũng bị cảnh cáo, cấm không được nhận thư từ, qùa cáp, thăm nuôi của gia đ́nh trong ṿng 3 tháng.  

(Vụ “cây nêu” đúng ra là anh em làm cây thông Noel, t́nh cờ cán bộ  bắt gặp, anh em khai là làm “cây nêu” để đón năm mới dương lịch sắp đến...)

 

Sau khi tuyên đọc quyết định, chúng dẫn tôi đến nhà kỷ luật ngay, chỉ được mang theo một chiếc chiếu, một cái chăn mỏng, một bộ áo quần, một áo vệ sinh (tức áo vải dày do trại phát), một cái ca nhựa và đôi dép mà thôi. Tất cả mọi đồ đạc, áo ấm khác đều phải để lại cho anh em trong buồng cất giữ. Đến cửa buồng kỷ luật, chúng soát xét trong người tôi một lần nữa và đă lấy của tôi một tràng hạt và ảnh tượng Chúa mà tôi thường mang ở trước ngực, phía bên trong lớp áo lót.

 

Khu kỷ luật được xây cất gần chân núi, gió từ khe đá thổi vào, trời tháng giêng, tháng hai sau Tết ở miền núi Bắc Việt lạnh thấu xương, nhất là vào ban đêm. Sương muối là loại sương trắng như muối và rất lạnh, thường thấy ở vùng núi miền Bắc, tràn vào tận buồng hành hạ con người trong  cái rét lạnh không thể tưởng tượng được làm sao sức người có thể chiụ đựng nổi. Chân bị cùm suốt 24/24 giờ, ngày nầy qua ngày khác, ỉa, đái tại chỗ, muỗi đốt liên tục. Cứ mỗi giờ đổi gác, bọn lính canh đi qua gơ cửa bắt phải xưng tên để báo cáo “có mặt” làm cho ḿnh suốt đêm không ngủ được. Ngày hai bữa chúng chỉ cho một lưng chén cơm với muối. Nước uống cũng hạn chế trong ṿng nửa lít cho một ngày, vừa uống, vừa rửa mặt, súc miệng. Chúng bắt tôi phải viết kiểm điểm mấy lần mà vẫn cho là chưa thành thật nhận lỗi, chưa quyết tâm ăn năn hối cải. Tôi nhất định giữ nguyên lời khai, trước sau như một, là không có bàn bạc với ai, không có âm mưu tổ chức ǵ hết, chỉ là do cá nhân tự phát mà thôi. Tôi cũng không hề nêu tên bất cứ người nào liên can trong đêm hôm đó. Chính v́ vậy mà anh Nguyễn Trí Tuệ lọt sổ, không bị kêu lên hỏi han lôi thôi ǵ cả...Riêng anh Phạm Duy Tuệ v́ leo tường qua thăm mấy ông Tướng VNCH, bị bắt tại trận trong mấy ngày Tết nên mới bị cảnh cáo chứ không phải do tôi khai ra.

 

Nằm trong pḥng kỷ luật, tôi chỉ biết cầu nguyện và xin Thánh Quan Thầy của tôi là Thánh Giuse phù hộ cho tôi. Ngày 19 tháng 3 năm 1986, đúng vào lễ Thánh Giuse, mặc dù chưa hết thời hạn kỷ luật, nhưng vào khoảng 8 giờ tối hôm đó, Giám Thị Trại đến ra lệnh tháo cùm, cho tôi trở về buồng. Từ nhà kỷ luật, tôi ôm chiếu đi ra, theo tên công an dẫn đường, qua các buồng giam, tôi cảm thấy một bầu không khí lạnh ngắt, ghê rơn, chết chóc của trại giam đang bao trùm chung quanh ḿnh. Về đến buồng 5 khu A, tên công an mở cửa bất th́nh ĺnh. Anh em trong buồng đang tụ tập nhau ở sàn ngủ bên trên, trà lá, tṛ chuyện...bỗng hốt hoảng lên như có một cuộc bố ráp bất ngờ xảy đến. Nhưng sau đó, họ thấy tôi bước vào và cán bộ đóng cửa lại, khóa bên ngoài và khi hắn đă đi xa rồi, anh em mới chạy đến ôm chầm lấy tôi mừng rỡ...Anh Bùi Bằng Đoàn, một thanh niên trong Phong Trào Phục Quốc, c̣n rất trẻ, đă vội vàng chạy vào pḥng tắm nấu cho tôi một nồi nước nóng và bắt tôi đi tắm rửa ngay v́ người tôi quá hôi hám dơ bẩn. Thầy Tâm (tức Hoà Thượng Thích Minh Tâm chùa Thới Ḥa ở Gia Định) đă chạy đến ôm tôi, cười: “Ông Táo về rồi!”. Anh em mang chè đậu xanh, bánh kẹo, sữa, trà,v.v...đến và bắt tôi phải ăn liền cho mau khỏe lại.

 

Hôm đó cũng là ngày lễ bổn mạng của một số anh em Công Giáo trong buồng nên anh em có chuẩn bị nồi chè đậu xanh, cà phê, trà “móc câu”, thuốc lào, thuốc lá để liên hoan. Một sự t́nh cờ, tôi được trở về buồng với anh em đúng vào ngày kỷ niệm của tôi. Tôi tin rằng đó là nhờ Thánh Bổn Mạng của tôi phù hộ...

 

Trong 13 năm tù, tôi bị cùm ba lần: đầu năm 1981 v́ hát Thánh ca, năm 1982 v́ tổ chức “gửi thư chui” và lần nầy “sớ Táo Quân”...sức khoẻ tôi suy yếu cho đến nỗi ngày về (13-2-1988) tôi không đủ sức leo lên tàu, phải nhờ người khác giúp.

 

Tôi về đến nhà vào cuối tháng Chạp năm Đinh Măo bước qua năm Mậu Th́n (Tết nhằm ngày 17-02-1988) gặp lại “bà ngoại” lúc đó đă bước vào tuổi 65, già và gầy ốm đi rất nhiều. Gia đ́nh đă chuẩn bị cho tôi một cái Tết đầy đủ, có thể nói từ sau ngày 30/4/1975, đây là lần đầu tiên mọi người được hưởng một cái Tết như thế nầy. Sau khi tŕnh diện phường và làm giấy tờ, thủ tục xong, tôi đi thăm mộ mẹ tại Long Khánh. Tôi không cầm được nước mắt khi nghĩ đến những năm tháng đói khổ, bệnh hoạn mà mẹ tôi đă trải qua nhất là nỗi đau của mười năm cố sống ṃn mỏi đợi chờ con về...mà không được toại nguyện. Tôi cũng đi thăm vườn nhà của “bà ngoại” ở Bàu Cá (ấp Hưng Long, huyện Xuân Lộc) nghe bà kể lại những ngày gian nan hai bà (nội, ngoại) sống với nhau. Có hôm trong nhà chỉ c̣n một lon gạo đem nấu cháo cho bốn người ăn. Mẹ tôi có tật ghiền thuốc lá...sau 1975 không có thuốc lá “Cẩm Lệ” như ở Huế, bà ngoại phải đi nhặt thuốc rê ở trong rẫy về cho bà nội hút đỡ ghiền! Các con của tôi thay nhau lên ở với nội, với ngoại vài hôm...vừa để có “cái ăn” vừa để cho nội, ngoại đỡ nhớ cháu...Có khi ngoại cũng đưa nội về Sài G̣n ở với cháu ít lâu cho đỡ nhớ. Mỗi lần bà ngoại về thăm thường mang theo nhiều thứ quà cho cháu: trái mít, buồng chuối, con gà, miếng thịt, bắp, đậu, gạo, nếp, bánh trái,v.v...Từ bến xe miền Đông về đến cư xá Thanh Đa (Cầu Kinh), ngoại ngồi trên một chiếc xích-lô đầy ắp...Vợ con tôi ở Sài G̣n cũng nhờ những chuyến tiếp tế như vậy mà đắp đổi qua ngày. Đến năm 1988, khi tôi được ra khỏi trại tù cải tạo trở về với gia đ́nh th́ t́nh h́nh lúc bấy giờ đă sáng sủa rồi, nhiều người trong bà con, ban bè vượt biên, nhiều người đi Mỹ theo diện bảo lănh và vấn đề “đổi mới” của chính quyền Cộng Sản VN cũng đă khá rơ ràng. Hy vọng được định cư ở Hoa Kỳ của những người tù chính trị càng ngày càng lớn lên và  dần dần đă thành sự thực. Chương tŕnh H.O đă tạo cơ hội cho người cựu tù nhân chính trị có con đường sống, hy vọng để mà sống, vay mượn để sống trong những ngày chờ đợi ra đi...

 

Năm 1992, sau khi tôi và vợ con đă có hộ chiếu và đă được gọi phỏng vấn th́ tôi bị bắt lại và bị buộc tội “hoạt động lật đổ chính quyền” chiếu điều 73 luật H́nh sự. Tôi bị biệt giam 13 tháng kể từ ngày 4 tháng 6 năm 1992 đến ngày 4 tháng 7 năm 1993, trải qua các nhà tù: Phan Đăng Lưu (trước mặt chợ Bà Chiểu, Gia Định), 3 C bến Bạch Đằng Sài G̣n (Trung Ương T́nh Báo của VNCH ngày xưa), Lao xá Chí Hoà Sài G̣n (khu kiên giam)...tổng cộng hai lần tù là 14 năm. Thời gian 13 tháng sau nầy, vợ con tôi cũng như bà ngoại đă trải qua một cơn khủng hoảng không sức nào có thể chiụ đựng được. Cá nhân tôi chỉ biết cầu nguyện và hy vọng. Trong 13 tháng bị biệt giam, tôi vẫn một niềm tin tưởng “ngày mai trời lại sáng” v́ t́nh h́nh lúc nầy đă thay đổi nhiều rồi. Bạn bè khắp nơi trên thế giới đă lên tiếng bênh vực cho tôi, nhiều tổ chức nhân quyền đă can thiệp cho tôi và đặc biệt là Bộ Ngoại Giao Mỹ (phái đoàn phụ trách phỏng vấn  chương tŕnh H.O) đă cứu tôi ra khỏỉ nhà tù CS lần thứ hai. Tháng 7/1993 tôi ra khỏỉ tù th́ một năm sau, vào tháng 7/1994, tôi và gia đ́nh đă được định cư ở Mỹ...Gia đ́nh tôi phải cố gắng hết sức để có tiền gửỉ về giúp bà ngoại và bà con bên Việt Nam...Gần 15 năm năm nay, chúng tôi đă có cơ hội đền đáp phần nào công ơn của bà ngoại. Trong ṿng mười năm gần đây, sức khoẻ bà càng ngày càng kém, bà đă bán vườn nhà ở Long Khánh để về Sài G̣n...Ngày tôi ra đi, tôi đă nói với bà “Con ra đi lần nầy chắc chắn sẽ không bao giờ trở về  được nữa...” Bà hiểu hoàn cảnh của tôi...Mẹ con chia tay nhau xem như lần cuối trong đời!

 

Tuần lễ cuối tháng 4/2009, chúng tôi được tin bà đau nặng, hôn mê phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ngày Thứ Hai, 27 tháng 4, 2009 lúc 5 giờ 30 sáng, bà đă vĩnh viễn ra đi về bên kia thế giới. Tôi có viết “Lời Từ Biệt Mẹ” (bà ngoại) để cho con trai tôi thay mặt cha đọc trước quan tài của bà lúc làm lễ phát tang:

     Núi Đầu Mâu cao ngất,

     Biển Thái B́nh bao la, bát ngát,

     Cửa Nhật Lệ triều dâng dào dạt...

     Làng Mỹ Duyệt, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng B́nh,

     Nhân kiệt địa linh...

     Mẹ sinh ra nơi đó.

    

     Cuộc đời mẹ trải qua sóng gió,

     Năm mươi lăm năm trước (1)

     Mẹ đành từ bỏ nhà cửa ruộng vườn,

     Mồ mả tổ tiên...

     Vai mang gánh nặng ưu phiền

     Bước theo chồng,

     Về miền sông Hương, núi Ngự...

     Nước nhà nghiêng ngửa,

     Tết năm xưa (2)

      Đầu rơi, máu đổ,

      Cảnh loạn ly khốn khổ dân lành.

      Mảnh khăn sô kết lại một vành,

      Đàn con dại, tội t́nh chi mà tan tác!?

      Chết t́m không ra xác!

      Chết không có ḥm chôn!

      Mẹ già với một bầy con

      Sớm đàng Tây, tối đàng Đông...

      Cái c̣ lặn lội bờ sông,

      Cuộc đời mẹ long đong vất vả...

     

      Như một phép lạ,

      Bốn chục năm xưa,

      Có chàng trai họ Nguyễn

      Bước đến nhà họ Phan...

      Từ đó, con là con của mẹ,

      Nghĩa vợ chồng chia sẻ ngọt bú...

      Đưá con đầu ḷng nằm ở trong nôi...

     Đêm đêm tiếng mẹ ru hời,

     Mẹ sinh, mẹ dưỡng là hai mẹ hiền.

     Tưởng rằng biển lặng sóng yên,

      Ai ngờ thời cuộc biến thiên bất ngờ!

      Con đi để lại mẹ già,

      Với đàn con dại, đàn gà chít chiu ...

      Cành mai trước gió hắt hiu,

      Tấm thân gầy yếu với nhiều âu lo!

       Mười mấy năm đó,

       Thân con trong cảnh lưu đày,

        Chẳng được bữa no!     

        Mẹ ruột của con đợi chờ trong tuyệt vọng...

        Đành phải chia tay về với tổ tiên đă khuất.

        Ngày con trở về,

        Nước mắt nghẹn ngào uất ức!

        “Thiên trường địa cữu thời hưũ hạn,

        Hận nầy măi măi vô cùng”

 

        Ngày con ra đi,

        Là ngày chia ly...

        Mười lăm năm nay,

        Con không về thăm mẹ...

        Mẹ chờ con từng năm từng tháng,

        Mẹ nhớ con từng phút từng giây...

        Lần cuối cùng,

        Mẹ nh́n con,

        Nước mắt lưng tṛng...

        Con đi qua biển Thái B́nh,

        Chẳng c̣n gặp lại bóng h́nh mẹ yêu...

 

        Ngày 27 tháng Tư, năm nay, lúc 5 giờ 30 sáng

        Mẹ từ giă con cháu ra đi.

        Ôi! Sinh là kư, mà tử là quy!

        Mẹ về nước Chúa...

        Đây “Thu Hương” con gái của mẹ,

        Đi lấy chồng xa!

        Đây Nhật Nam, cháu trai, Anh Thư, cháu gái...

        Thay mặt cha!

         Xin nhận khăn tang thay cho người vắng mặt...

         Con có hai người mẹ,

         Mẹ ruột ra đi khi con c̣n ở trong tù,

         Mẹ vợ, cũng là người mẹ thứ hai của con,

         Ra đi khi con c̣n lưu lạc xứ người...

         Đời con chưa tṛn chữ Hiếu

         Xin có lời tạ lỗi với mẹ...  

           

H́nh ảnh bà ngoại hiện ra trước mắt với cuộc đời đầy gian nan đau khổ, h́nh ảnh một người vợ, người mẹ hy sinh trọn cuộc đời v́ chồng, v́ con, v́ cháu. Ngoài 20 tuổi, khi c̣n ở với cha mẹ th́ người chị ruột của bà qua đời để lại bốn đứa cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bà phải thay chị nuôi cháu. Khi viết “Năm mươi lăm năm trước” tôi muốn nhắc đến hiệp định Genève 20/7/1954, chia đôi đất nước, bà phải bỏ quê hương, nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả tổ tiên, từ Quảng B́nh theo chồng di cư vô Huế. Khi viết “Tết năm xưa...Đầu rơi máu đổ...” tôi muốn nhắc Tết Mậu Thân, 1968: chồng và con trai của bà, học sinh mới 17 tuổi bị bắt tại nhà thờ Phủ Cam, bị giết tập thể tại Khe Đá Mài vùng núi Đ́nh Môn, Kim Ngọc tỉnh Thừa Thiên: “Chết không t́m ra xác! Chết không có ḥm chôn!”và 2 đứa nhỏ dưới 10 tuổi bị chết v́ bom đạn. Như vậy gia đ́nh nầy đă có tất cả 4 người chết trong Tết Mậu Thân tại Huế. Nhà cháy, tài sản không c̣n, mẹ con phải phân tán đi mỗi người một nơi để t́m đường sống. Tháng 9/1969, nghe tin t́m được mấy trăm sọ người lẫn lộn với xương tại Khe Đá Mài (quận Nam Hoà), bà chạy xuôi chạy ngược đi t́m dấu vết của chồng, của con, trong đống quần áo, tượng ảnh, giấy căn cước bọc nhựa...của các nạn nhân c̣n lại một đống dưới nước. Bà mang về được một mảnh áo len màu bordeaux và tin rằng đó là áo len chồng bà mặc khi bị bắt trong nhà thờ Phủ Cam vào tối 5 Tết Mậu Thân (1968)! Chúng tôi làm đám cưới một tháng trước khi được tin phát hiện vụ thảm sát đồng bào vô tội tại khe Đá Mài. Từ Sài G̣n, tôi liền trở về Huế, dự đám tang tập thể các nạn nhân khe Đá Mài và tổ chức lễ phát tang cho bố vợ...Lúc bấy giờ bà đă chạy về tá túc tại nhà người cháu trong khu tỵ nạn Phù Lương gần phi trường Phù Bài, mỗi ngày đến nhà thầu nhận một số quần áo của lính Mỹ về giặt, kiếm sống qua ngày. Tôi thấy cảnh nghèo của gia đ́nh mà rớt nước mắt...Năm 1972, khi Việt Cộng đánh chiếm Đông Hà-Quảng Trị, gia đ́nh bà lại một lần nữa bỏ Huế chạy vô Sài G̣n. Trước 1975, bà mua được một mảnh vườn nhỏ, một ngôi nhà tranh và mấy sào rẫy tại giáo xứ Hưng Long (Bàu cá), Xuân Lộc, Long Khánh  (nay là tỉnh Đồng Nai) nhờ đó mà cầm cự được qua những năm khủng hoảng lương thực sau 1975. Sau ngày 30/4/1975, gia đ́nh bà tan nát một lần nữa, con cháu mỗi người một nơi. Đứa con trai áp út  tên là Phan Thiên Bảo đang ở giúp các cha già hưu dưỡng của Giáo phận Hà Nội (di cư) tại Sài G̣n để chuẩn bị vào chủng viện th́ phải vào Thanh Niên Xung Phong, đưa đi công tác ở Chương Thiện. Bảo đă chết trong một tai nạn tại Chương Thiện, sau đó gia đ́nh bà  nhận được một giấy chứng nhận “gia đ́nh liệt sĩ” và được địa phương chiếu cố!

 

Hai bà mẹ của tôi và gia đ́nh đều là nạn nhân Cộng Sản...V́ Cộng Sản mà hai bà đă phải chiụ biết bao đau khổ cho đến khi ĺa bỏ cuộc đời để trở về Nhà Cha Trên Trời, trở về với Thiên Chúa như ḷng tin của hai bà...Khi viết lại “Chuyện Hai bà Mẹ” tôi cũng nghĩ đến rất nhiều bà mẹ Việt Nam, ở miền Nam cũng như miền Bắc, từ 1945 đến nay v́ Cộng Sản  mà phải cam chiụ bao nhiêu đau khổ, tang tóc trong cuộc đời. Xin thắp lên một nén hương ḷng và xin dâng lời cầu nguyện cho các bà mẹ đau khổ đó được hưởng cuộc sống hạnh phúc nơi chốn vĩnh hằng. 

 

(11/6/2009: Trích Hồi Kư “Chớp Bể Mưa Nguồn” của Nguyễn Lư-Tưởng)

 

Phụ Lục: Sớ Táo Quân

 

(Nguyễn Lư-Tưởng sáng tác và đọc trong đêm giao thừa cuối năm Ất Sửu bước qua năm Bính Dần tức đêm 8 qua ngày 9 tháng 2/1986 tại Buồng 5 Khu A trại tù cải tạo Nam Hà, Bắc VN)

 

 

Ngọc Hoàng vạn tuế!

Ngọc Hoàng vạn tuế!

(thùng, thùng, thùng...)

 

Muôn tâu Ngọc Hoàng,

Thần: Táo Việt Nam,

Nam Hà chi trại,

Buồng 5, Khu A,

Tháng Chạp 23,

Xin về bái yết...

(thùng, thùng, thùng...)

 

Vậy xin tâu hết,

Những việc đă qua:

Từ năm 83 (1983)

Là năm Qúy Hợi,

Hà Tây chi trại,

Lục tục về đây.

Tháng Tư năm ấy (20-4-1983)

Một chuyến đi Nam,

Cũng được mấy trăm,

C̣n lại cả ngàn...

Lại thêm một toán...

Trại Mễ, trại Xê (C)

Khăn gói kéo lê,

Cũng vừa nhập trại...

“Tường đá nở hoa,

Nam Hà tụ hội...”

 

Mùa Hè nắng cháy

Mùa lạnh rét run,

Trồng cói sục bùn,

Khổ ơi là khổ!

(Thùng, thùng, thùng...)

 

Lạ người, lạ chỗ,

Lạ nước, lạ non,

Ḷng những mỏi ṃn,

Cũng đành chịu vậy.

Trông ra phía Tây,

Mấy ông rồng nằm,

Trông ra phiá Đông,

Năm ông hổ phục,

Trông ra phía Bắc,

Nuí cao chất ngất,

Trông ra phiá Nam,

Rùa chưa tới đỉnh...

(Thùng, thùng, thùng...)

 

Từ lúc b́nh minh,

Đến khi chiều xuống,

Gánh phân ra ruộng,

Đập đá làm vôi,

Vượt thác trèo đồi,

Vào rừng đốn củi,

Áo quần rách rưới,

Bụng đói cồn cào,

Ai có thuốc lào,

Cho hít một hơi,

Ốm như ma trơi,

Khổ ơi là khổ!

(Thùng, thùng, thùng...)

 

Tiền ghi vào sổ,

Giữ đó không xài,

Ăn th́ sắn khoai,

Chan thêm nước muối,

Đi đào củ chuối,

Trộm cả bí bầu,

Lo sắm cần câu,

Kiếm thêm tôm cá.

Rau sam, rau má,

Nhổ sạch không c̣n,

Cà hăy c̣n non,

Cũng ḅn vét hết.

Đợi chờ ngày Tết,

Có chút mứt gừng,

Của nhà tiếp tế,

Cơm nếp, gạo tẻ,

Bánh tét, bánh chưng,

Thịt kho thơm lừng,

Bắt để ngoài buồng,

Không được đem vô,

“Chó vàng” đến đó,

Ăn hết không chừa,

Khổ ơi là khổ!

(Thùng, thùng, thùng)

 

Mấy năm ở đó,

Chẳng gặp vợ con,

Bệnh hoạn từng cơn,

Không có thuốc men,

Khổ ơi là khổ!

(Thùng, thùng, thùng)

 

Nghe đồn buồng nọ,

Có gửi thư chui,

Tính tới tính lui,

Cũng liều một nước.

Nếu chúng bắt được,

Th́ phải bị cùm,

Trong nhà kỷ luật,

Khổ hơn súc vật,

Chẳng khác chó heo,

Nghĩ phận tù nghèo,

Khổ ơi là khổ!

(thùng, thùng, thùng...)

 

Nghe đồn thầy số,

Đă đoán Tử Vi,

Chắc chắn năm ni,

Anh em về hết.

(thùng, thùng, thùng...)

 

Qua mấy lần Tết ,

Chẳng thấy hơi tăm.

Có người đến thăm,

Đem tin: ở Mỹ,

Đă có hội nghị,

Cam kết đôi bên:

“Về cho đi liền”,

Anh em phấn khởi.

(Thùng, thùng, thùng...)

 

Biết đâu năm mới,

Hết hạn tù đày,

Ḿnh lên máy bay,

New year, New York!

(Thùng, thùng, thùng...)

 

Ăn năn khóc lóc,

Cầu xin Thượng Đế,

Cho được mau về,

Với đàn con trẻ...

(Thùng, thùng, thùng...)

 

Cho qua nước Mỹ,

Xây lại cuộc đời,

Yên phận làm người,

Thảnh thơi đôi chút!

(Thùng, thùng, thùng...)

 

Thân tù côi cút,

Dại dột tâu lên,

Thượng Đế thương t́nh

Hoàn thành ư nguyện.

(Thùng, thùng, thùng...)

 

Chỉ bấy nhiêu chuyện,

Báo cáo đă xong,

Từ giă Ngọc Hoàng,

Thần xin trở xuống.

Bai, Bai (By, By)

Thùng, thùng, thùng...

 

                   Hết