Ḥa B́nh bất khả tách biệt với công lư đ̣i phải làm trọn tất cả những ǵ quốc tế đ̣i hỏi


(
Bản Văn Liên Tôn Hồi Giáo và Công Giáo về Vấn Đề Khủng Bố và Ḥa B́nh)
 

 

 

Tiểu Ban Liên Hợp giữa Tiểu Ban Thường Trực Al-Azhar Đối Thoại với Các Tôn Giáo Độc Thần và Hội Đồng Ṭa Thánh về Vấn Đề Đối Thoại Liên Tôn đă thực hiện cuộc họp thường niên của ḿnh ở Cairô, năm nay do Al Azhar al-Sharif chủ hội, vào những ngày 24-25/2/2003 cũng là ngày 23-24 tháng Dhu-I-Hijja năm 1423. Những vị hiện diện trong cuộc họp thường niên này gồm có Sheikh fawzi al-Zafzaf, Tiến Sĩ Ali Elsamman, Tiến Sĩ Mustafa al-Shak a, H.E. Nabil Badr, H.E. Fathi Marie, H.E. Đức Ông Michael Fitzgerald, H.E. Đức Ông Marco Dino Brogi, Đức Ông Khaled Akasheh, Đức ông Jean-Marie Speich và Linh Mục Daniel Madigan.

1. Đề tài chính để bàn giải là hiện tượng về khủng bố và trách nhiệm của các tôn giáo trong việc đối đầu với nó. Sau đây là những điểm đă được nhấn mạnh đến trong niên nghị này.

• Hai tôn giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo, loại trừ việc đàn áp và tấn công phạm đến con người, cùng với việc vi phạm đến quyền sống hợp lư của mọi người cũng như quyền được sống trong t́nh trạng an ninh và ḥa b́nh.

• Các sách thánh nơi cả hai tôn giáo này phải được hiểu đúng với nội dung của chúng. Việc tách rời những đoạn văn khỏi nội dung của chúng và áp dụng những đoạn văn này để biện minh cho việc bạo động là trái với tinh thần của các tôn giáo chúng ta.

• Phải cẩn thận phân biệt giữa các sách thánh và giáo huấn của tôn giáo chúng ta với thái độ và các hành động gây ra bởi một số tín đồ của các tôn giáo này. Các thẩm quyền tôn giáo có phận sự phải đưa ra việc dẫn giải chân thực về các sách thánh, nhờ đó bảo toàn được h́nh ảnh thực sự của mỗi tôn giáo.

• V́ tầm quan trọng đối với việc hiểu biết xác đáng về tôn giáo của nhau, đề nghị thực hiện những cuộc gặp gỡ để tŕnh bày về tương quan tôn giáo, để chia sẻ cảm nghiệm theo chiều hướng tôn giáo của nhau, cũng như để tạo cơ hội cùng nhau suy tư về giáo huấn của một tôn giáo không phải là của ḿnh. Những cuộc gặp gỡ này c̣n có thể là những cơ hội cho những cuộc hội họp công cộng.

2. T́nh h́nh hiện nay trở thành vấn đề cần thiết để Tiểu Ban Liên Hợp này suy nghĩ về những hậu quả có thể xẩy ra về cuộc chiến tranh đe dọa Iraq. Tiểu Ban này lên án việc sử dụng chiến tranh như đường lối để giải quyết những xung khắc giữa các quốc gia với nhau. Chiến tranh là chứng cớ cho thấy nhiên loại đă thảm bại. Nó gây ra t́nh trạng sát hại khủng khiếp mạng sống con người, t́nh trạng thiệt hại nặng nề cho các cơ cấu căn bản của đời sống con người cũng như của môi trường, t́nh trạng phân tán phần lớn dân chúng, và t́nh trạng bất ổn chính trị hơn nữa.
Trong những hoàn cảnh hiện tại c̣n gây ra t́nh trạng căng thẳng giữa những người Hồi Giáo và Kitô Hữu v́ việc đồng hóa lầm lẫn về một số quyền lực Tây Phương với Kitô Giáo cũng như quyền lực Iraq với Hồi Giáo.

Chúng tôi mạnh mẽ xác nhận là cần phải tránh những lưỡng chuẩn. Ḥa b́nh không thể tách rời công lư đ̣i phải làm trọn tất cả những ǵ quốc tế đ̣i buộc. Nguyên tắc này áp dụng một cách tổng quát và bởi thế cũng áp dụng vào trường hợp của cuộc xung khắc giữa Do Thái và Palestine. Việc giải quyết cuộc xung khắc này sẽ góp phần vào việc giải quyết nhiều vấn đề c̣n lại ở Trung Đông.

Các phần tử Hồi Giáo của Tiểu Ban này đón nhận chính sách rơ ràng cùng với những nỗ lực nhiệt t́nh của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc cổ vơ ḥa b́nh. Các phần tử Công Giáo của Tiểu Ban này đă tỏ ḷng cảm mến những nhà lănh đạo Hồi Giáo, trong đó có Grand Imam, Sheikh al-Azhar M. Sayyid Tantawi, vị đă dùng thẩm quyền của ḿnh lên tiếng bênh vực ḥa b́nh.

3. Tiểu Ban Liên Hợp này đă được thông báo về hội nghị đă được tổ chức ở Vienna Áo Quốc vào ngày 3/7/2002, trong đó Tiểu Ban Thường Trực Đối Thoại của al-Azhar đă đề nghị về việc sửa soạn một bản hiến chương cho việc đối thoại liên tôn. Trong bản hiến chương này, hai điểm có tính cách hết sức quan trọng cho việc đối thoại sẽ là 1) việc loại trừ vấn đề tổng quát hóa khi nói về các tôn giáo và cộng đồng của nhau, và 2) khả năng tự kiểm. Bản dự thảo này đă được Tiểu Ban Liên Hợp này đón nhận.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu do Zenit phổ biến ngày 2/3/2003