THÔNG ĐIỆP SPE SALVI

 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

gửi Chư Vị Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ cùng Toàn Thể Tín Hữu Giáo Dân

về Niềm Hy Vọng Kitô Giáo 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_enc_20071130_spe-salvi_en.html

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

 

 

H́nh thái thực sự của niềm hy vọng Kitô giáo

 

24.       Một lần nữa chúng ta đặt vấn đề: Chúng ta có thể hy vọng những ǵ? Và chúng ta không thể hy vọng những chi? Trước hết, chúng ta cần phải công nhận rằng sự tiến bộ về lời lăi chỉ có thể xẩy ra ở lănh vực vật chất. Ở đây, giữa kiến thức gia tăng của chúng ta về cấu trúc của chất thể và theo chiều hướng của những thứ sáng chế tiến bộ hơn bao giờ hết, chúng ta tỏ tường thấy được sự tiến bộ liên tục hướng tới một thứ thông suốt về thiên nhiên hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nơi lănh vực nhận thức về đạo lư và quyết định về luân lư, th́ không có một khả năng chồng chất gia tăng tương tự v́ lư do đơn giản đó là tự do của con người bao giờ cũng mới mẻ và họ lúc nào cũng cần phải thực hiện những quyết định mới. Những quyết định này không bao giờ lại được người khác thực hiện trước cho chúng ta – nếu có xẩy ra như thế chúng ta sẽ chẳng c̣n tự do nữa. Tự do là ở chỗ nơi những quyết định trọng yếu, hết mọi người và hết mọi thế hệ là một khởi điểm mới. Dĩ nhiên, các thế hệ mới có thể xây dựng trên kiến thức và kinh nghiệm của những ai đi trước, và họ có thể rút tỉa kho tàng luân lư của toàn thể nhân loại. Thế nhưng họ cũng có thể loại bỏ nó, v́ nó có thể không bao giờ là những ǵ minh nhiên giống như cách thức của những sáng chế về vật chất. Kho tàng luân lư của nhân loại không sẵn có trong tay như những loại dụng cụ chúng ta sử dụng; nó hiện lên như một lời kêu gọi tự do và là một tiềm năng cho tự do. Tuy nhiên, điều ấy có nghĩa là:

 

a) T́nh trạng đúng đắn về các sự vụ của con người, t́nh trạng an lành về luân lư của thế giới không bao giờ được bảo đảm chỉ qua nguyên các cấu trúc, cho dù chúng có tốt đẹp tới đâu. Những cấu trúc như vậy chẳng những quan trọng mà c̣n cần thiết nữa; tuy nhiên, chúng không thể và không được loại ra ŕa tự do của con người. Thậm chí những cấu trúc tốt đẹp nhất cũng chỉ tác hiệu khi cộng đồng được tác động bởi những niềm xác tín có thể phấn khích con người tự do chấp nhận trật tự xă hội. Tự do cần đến niềm xác tín; niềm xác tín không tự ḿnh hiện hữu, nhưng bao giờ cũng được cộng đồng ciếm thủ một cách mới mẻ.

 

b) V́ con người bao giờ cũng tự do và v́ tự do của họ bao giờ cũng mỏng ḍn, mà vương quốc của thiện chí không bao giờ được hoàn toàn thiết dựng trên thế giới này. Bất cứ ai hứa hẹn một thế giới tốt đẹp hơn là những ǵ bảo đảm sẽ kéo dài tới vô cùng bất tận là đang tung ra lời hứa hẹn giả tạo; họ tỏ ra coi nhẹ tự do của con người. Tự do cần phải liên lỉ chiếm lấy v́ sự thiện. Việc tự do chấp nhận sự thiện không bao giờ hiện hữu chỉ bởi chính nó. Nếu có những cấu trúc có thể bảo đảm một cách bất khả văn hồi một t́nh trạng – sự thiện – của thế giới này, th́ tự do của con người sẽ bị chối bỏ, và v́ thế những cấu trúc ấy sẽ không phải là những cấu trúc tốt đẹp tí nào cả.  

25       Điều này có nghĩa là hết mọi thế hệ có phận sự tham gia một cách mới mẻ vào việc tận tụy t́m kiếm cách thức chính đáng trong việc xếp đặt các sự vụ của con người; phần vụ này không bao giờ hoàn trọn một cách đơn giản. Tuy nhiên, hết mọi thế hệ cũng cần phải thực hiện việc góp phần của ḿnh vào việc thiết lập những cấu trúc chủ chốt cho tự do và sự thiện, những cấu trúc có thể giúp cho thế hệ theo sau như là một thứ hướng dẫn cho việc sử dụng thích đáng tự do của con người; bởi thế, bao giờ cũng ở trong những giới hạn của con người, những cấu trúc này cũng cống hiến một thứ bảo đảm nào đó cho tương lai. Nói cách khác: những cấu trúc tốt đẹp hữu ích, nhưng tự ḿnh chúng không đủ. Con người không bao giờ có thể được cứu chuộc chỉ từ bên ngoài. Francis Bacon và những ai theo trào lưu tri thức của thời tân tiến được ông gợi hứng đều sai lầm khi tin rằng con người được cứu chuộc nhờ khoa học. Một thứ mong đợi như thế lầnhững ǵ đ̣i hỏi khoa học quá nhiều; loại hy vọng này là những ǵ lừa dối. Khoa học có thể góp phần lớn lao trong việc làm cho thế giới và con người trở nên nhân bản hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể hủy hoại nhân loại và thế giới trừ phi nó được lèo lái bởi những năng lực ở bên ngoài nó. Mặt khác, chúng ta cũng cần phải nh́n nhận rằng Kitô giáo tân thời, đụng đầu chạm trán trước những thành công của khoa học trong việc gia tăng cấu tạo thế giới, phần lớn đă thu hẹp chú trọng của ḿnh vào cá nhân và việc cứu độ của họ. Khi làm thế, Kitô giáo tân tiến đă giới hạn chân trời hy vọng của ḿnh và đă không nhận thấy một cách đầy đủ tính chất cao cả nơi các công việc của ḿnh – cho dù nó đă tiếp tục chiếm đạt được những điều lớn lao trong việc h́nh thành con người và trong việc chăm sóc cho thành phần yếu kém và thành phần khổ đau.

26       Khoa học không phải là những ǵ cứu chuộc con người: con người được t́nh yêu cứu chuộc. Điều này thậm chí áp dụng cho cả thế giới ngày nay. Khi người ta có được cảm nghiệm về một t́nh yêu cao cả trong đời sống của ḿnh, th́ đó là lúc “cứu chuộc” cống hiến một ư nghĩa mới cho đời sống của họ. Thế nhưng chẳng bao lâu họ cũng nhận thấy rằng t́nh yêu được ban cho họ tự ḿnh không thể giải quyết được vấn nạn cho cuộc đời của họ. Nó là một thứ t́nh yêu mỏng ḍn. Nó có thể bị sự chết hủy diệt đi. Con người cần một thứ t́nh yêu vô vị lợi. Họ cần niềm tin tưởng khiến họ có thể nói rằng: “dù sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay quản thần, dù hiện tại hay tương lai, dù quyền năng, dù trời cao hay vực thẳm, dù bất cứ sự ǵ trong tất cả thiên nhiên này, cũng sẽ không thể nào làm tôi tách khỏi t́nh yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng tôi” (Rm 8:38-39). Nếu t́nh yêu tuyệt đối này hiện hữu, bằng những ǵ hoàn toàn vững chắc của nó, th́ bấy giờ – chỉ bấy giờ – con người “được cứu chuộc”, dù bâ71t cứ ǵ xẩy ra cho những hoàn cảnh đặc biệt của họ. Đó là những ǵ có nghĩa rằng Chúa Giêsu Kitô đă “cứu chuộc” chúng ta. Nhờ Người cúng ta đă trở nên vững chắc về Thiên Chúa, một Vị Thiên Chúa không phải là một “nguyên nhân đệ nhất” xa vời với thế giới này, v́ Người Con duy nhất của Ngài đă làm người và bởi Người hết mọi người có thể nói rằng: “Tôi sống bởi niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đă yêu thương tôi và hiến ḿnh v́ tôi” (Gal 2:20).

 

27.       Về ư nghĩa này thật sự là ai không biết Thiên Chúa, cho dù họ có vui vẻ với đủ loại hy vọng, cuối cùng cũng chẳng có hy vọng ǵ, chẳng có niềm hy vọng cao cả có thể bảo tŕ cả đời sống (cf. Eph 2:12). Niềm hy vọng cao cả chân thực của con người có thể vững mạnh bất chấp tất cả mọi thất vọng chỉ có thể là Thiên Chúa – Vị Thiên Chúa đă yêu thương chúng ta và là Đấng tiếp tục yêu thương chúng ta “cho đến cùng”, cho đến khi tất cả “được hoàn tất” (cf Jn 13:1 & 19:30). Ai được t́nh yêu tác động bắt đầu nhận thấy sự sống thật sự là ǵ. Họ bắt đầu nhận thấy ư nghĩa của lời về niềm hy vọng được chúng ta gặp thấy trong Nghi Thức Rửa Tội: nhờ đức tin tôi đợi trông “sự sống đời đời” – sự sống chân thực, hoàn toàn và vững chắc, nơi tất cả tầm vóc viên măn của nó, là một sự sống đơn giản. Chúa Giêsu, Đấng đă nói rằng Người đến để chúng ta được sự sống và là một sự sống viên trọn, sự sống dồi dào viên măn (cf Jn 10:10), cũng đă giải thích cho chúng ta biết “sự sống” là ǵ: “sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô” (Jn 17:3). Sự sống, theo ư nghĩa đích thực của nó, không phải là một cái ǵ đó chúng ta có chỉ ở nơi bản thân ḿnh hay bởi bản thân ḿnh: nó là một mối liên hệ. Và sự sống nơi toàn tính của nó là một mối liên hệ với Đấng là nguồn mạch của sự sống. Nếu chúng ta liên hệ với Đấng không chết, Đấng là Sự Sống và là chính T́nh Yêu, th́ chúng ta ở trong sự sống. Bấy giờ chúng ta “đang sống”.

28.        Tuy nhiên, đến đây vấn đề được đặt ra là như thế th́ chúng ta lại chẳng một lần nữa trở lại với một thứ ư thức cá nhân về việc cứu độ hay sao, về niềm hy vọng cho bản thân ḿnh thôi sao, những ǵ không phải là niềm hy vọng thực sự, v́ nó bỏ quên và không chú ư tới người khác? Thật vậy, chúng ta không như thế! Mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa được thiết lập nhờ mối hiệp thông với Chúa Giêsu – chúng ta không thể một ḿnh chiếm được nó và bằng những phương tiện của chúng ta mà thôi. Mối liên hệ này với Chúa Giêsu dù sao cũng là một mối liên hệ với Đấng đă hiến ḿnh làm giá chuộc cho tất cả mọi người (cf 1Tm 2:6). Việc  hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô kéo chúng ta vào việc “trở thành mọi sự cho mọi người” của Người; nó trở thành cách hiện hữu của chúng ta. Người thúc đẩy chúng ta sống cho kẻ khác, nhưng chỉ qua mối hiệp thông vơiù Người nó mới thực sự có thể sống cho người khác, cho toàn khối. Về vấn đề này tôi muốn trích lời của vị đại Tiến Sĩ Hy Lạp của Giáo Hội là Thánh Maximus the Confessor (+ 662), vị khởi đầu khuyên chúng ta đừng coi ǵ hơn việc hiểu biết và mến yêu Thiên Chúa đă tiến mau sang những thực hành cụ thể: “Kẻ nào mến yêu Thiên Chúa không thể nào gắn bó với tiền bạc mà là ban phát theo đường lối của Thiên Chúa… cùng một kiểu cách hợp với mức độ của công lư” (19). T́nh yêu mến Thiên Chúa dẫn đến chỗ tham dự vào đức công chính và ḷng quảng đại của Thiên Chúa đối với người khác. Việc mến yêu Thiên Chúa đ̣i phải có một thứ tự do nội tâm không bị dính bén với tất cả những ǵ ḿnh có cũng như tất cả mọi sản vật thể chất: t́nh yêu mến Thiên Chúa được thể hiện nơi trách nhiệm đối với kẻ khác (20). Cái liên kết giữa t́nh yêu Thiên Chúa và trách nhiệm đối với kẻ khác có thể thấy được một cách đặc biệt nơi đời sống của Thánh Âu Quốc Tinh (Augustino). Sau khi trở lại với đức tin Kitô giáo, ngài đă quyết định, cùng với một số bạn hữu đồng chí sống một cuộc đời hoàn toàn cho lời Chúa và cho những sự đời sau. Ư định của ngài đó là thực hành một đời sống Kitô giáo theo lư tưởng của đời sống chiêm niệm được bày tỏ nơi đại truyền thống của triết học Hy Lạp, nhờ đó chọn được “phần tốt hơn” (cf Lk 10:42). Tuy nhiên, sự việc lại trở thành khác hẳn. Trong khi đang tham dự phụng vụ Chúa Nhật ở phố cảng Hippo, ngài đă được vị Giám Mục kêu gọi ra khỏi cộng đồng này và ép buộc ngài thụ phong để thi hành thừa tác vụ linh mục ở thành phố ấy. Nh́n lại lúc bấy giờ, ngài đă viết trong cuốn Tự Thú của ḿnh rằng: “Cảm thấy rùng ḿnh v́ tội lỗi của ḿnh và gánh nặng khốn nạn của ḿnh, con đă quyết tâm và trù tính tẩu thoát vào nơi hoang vắng; thế nhưng, Chúa đă cản trở con và đă ban cho con sức mạnh khi phán: ‘Chúa Kitô đă chết cho tất cả mọi người, để những ai sống không c̣n sống cho ḿnh nữa mà là cho Đấng đă chết v́ họ’ (cf 2Cor 5:15)” (21). Chúa Kitô đă chết cho tất cả mọi người. Để sống cho Người nghĩa là để cho ḿnh được Người liên kết với việc Người sống cho kẻ khác.  

29-       Đối với Thánh Âu Quốc Tinh điều ấy có nghĩa là một sự sống hoàn toàn mới mẻ. Ngài đă có lần diễn tả đời sống hằng ngày của ngài như sau: “Những ǵ hỗn loạn đă được chỉnh đốn, ai buồn chán được phấn khởi hân hoan, kẻ yếu kém được nâng đỡ hỗ trợ; các kẻ chống đối Phúc Âm cần phải được bác bẻ, các kẻ thù quỉ quyệt của nó cần phải được canh chừng; người thất học cần phải được dạy dỗ, ai biếng nhác được thôi thúc phấn chấn, kẻ tranh căi được chặn lại; người kiêu hănh cần phải được đặt vào đúng vị trí của ḿnh, kẻ thất vọng được phấn khởi hơn, những ai tranh giành căi cọ được ḥa giải; kẻ thiếu thốn được giúp đáp; người bị áp bức được giải phóng, người lành được khích lệ, kẻ xấu được khoan dung chịu đựng; tất cả được yêu thương” (22). “Phúc Âm làm tôi kinh hăi” (23) – khi tạo nên một nỗi sợ hăi lành mạnh ngăn cản chúng ta khỏi soông cho bản thân ḿnh và thôi thúc chúng ta truyền đạt niềm hy vọng chung của chúng ta. Giữa những nỗi khó khăn trầm trọng đang gây khó khăn cho Hoàng Đế Rôma – và gây ra mối đe dọa trầm trọng cho Phi Châu Rôma là phần đế quốc thực sự bị hủy diệt vào cuối đời của Thánh Âu Quốc Tinh – đây là những ǵ ngài đă phác họa ra để làm: đó là truyền đạt niềm hy vọng, niềm hy vọng ngài có được từ đức tin và những ǵ, hoàn toàn ngược lại với tính khí hướng nội của ḿnh, khiến ngài cương quyết hết sức tham gia vào việc xây dựng thành phố này. Trong cùng chương của cuốn Tự Thú, chương cho thấy lư do quyết liệt về việc ngài dấn thân “cho tất cả mọi người”, ngài nói rằng Chúa Kitô “đă chuyển cầu cho chúng ta, bằng không tôi chắc chắn cảm thấy thất vọng. Những nỗi hèn yếu của tôi th́ nhiều và trầm trọng, thật vậy, nhiều và trầm trọng, thế nhưng phương dược của Chúa c̣n dồi dào hơn thế nữa. Chúng con có lẽ nghĩ rằng lời của Chúa là những ǵ xa biệt vơớ mối liên kết với con người, và v́ thế chúng con tự cảm thấy thất vọng, nếu Lời này không hóa thành nhục thể và ở giữa chúng con” (24). Cậy dựa vào sức mạnh nơi niềm hy vọng này của ḿnh, Thánh Âu Quốc Tinh hoàn toàn dấn thân cho thành phần dân chúng b́nh thường cũng như cho thành phố của ngài – từ bỏ tính chất cao sang về đời sống thiêng liêng của ḿnh, ngài đă thực hiện việc giảng dạy và tác hành một cách giản dị với thành phần b́nh dân.

30-       Chúng ta hăy tóm lại những ǵ đă được tŕnh bày cho tới đây theo tiến tŕnh suy tư chia sẻ của chúng ta. Ngày ngày con người cảm thấy nhiều niềm hy vọng khá hơn hay thường hơn, những niềm hy vọng khác loại nhau tùy theo các giai đoạn khác nhau trong đời sống của họ. Đôi khi một trong những niềm hy vọng ấy hoàn toàn là những ǵ thỏa đáng không cần đến bất cứ các niềm hy vọng khác. Giới trẻ có thể có niềm hy vọng về một thứ t́nh yêu hoàn toàn măn nguyện; niềm hy vọng về một vai tṛ nào đó trong nghề nghiệp của ḿnh, hay về một thành đạt nào đó có tính chất quyết liệt cho cả đời sống của họ. Tuy nhiên, khi những niềm hy vọng ấy được nên trọn th́ họ thấy rơ rằng chúng thực sự không phải là tất cả. Vấn đề hiển nhiên ở đây là con người cần đến một niềm hy vọng c̣n hơn thế nữa. Rơ ràng là chỉ có những ǵ là vô cùng mới thỏa đáng được họ, những ǵ bao giờ cũng hơn cả những cái họ vẫn có thể chiếm đạt. Về vấn đề này thời đương đại của chúng ta đây đă triển khai một niềm hy vọng trong việc tạo nên một thế giới toàn hảo, một thế giới nhờ kiến thức khoa học và dựa vào chính trị một cách khoa học, dường như đă là những ǵ khả đạt. Bởi vậy niềm hy vọng của Thánh Kinh nơi Vương Quốc của Thiên Chúa đă bị chiếm chỗ bởi niềm hy vọng vào vương quốc của con người, niềm hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn sẽ thực sự là “Vương Quốc của Thiên Chúa”. Cuối cùng th́ đó dường như là niềm hy vọng cao cả và thực tiễn con người cần phải có. Có thời nó đă có thể làm phấn khởi tất cả năng lực của con người. Mục tiêu cao cả này dường như đáng được hoàn toàn dấn thân thực hiện. Tuy nhiên, qua gịng thời gian, nó cho thấy rơ ràng rằng niềm hy vọng ấy chỉ là những ǵ tụt hậu. Đặc biệt là nó hiển nhiên cho thấy rằng đó có thể là một niềm hy vọng cho thế hệ tương lai nhưng không phải cho tôi.

 

Tuy nhiên, nhiều cái “cho tất cả mọi người” này có thể thuộc về niềm hy vọng cao cả – v́ tôi không thể hạnh phúc mà lại thiếu những người khác hay ngược lại với họ – vấn đề vẫn đúng thật là một niềm hy vọng không liên quan riêng tư tới tôi th́ không phải là niềm hy vọng thực sự. Vấn đề cũng rơ ràng là niềm hy vọng ấy phản lại tự do, v́ các sự vụ của con người lệ thuộc ở mỗi thế hệ vào những quyết định tự do của những ai liên quan tới. Nếu thứ tự do này bị tước mất, như là một kết quả của những điều kiện hay cấu trúc nào đó, th́ cuối cùng thế giới này sẽ không tốt lành ǵ v́ một thế giới phi tự do không thể nào lại là một thế giới tốt đẹp. Bởi thế, khi chúng ta cần phải luôn dấn thân cho việc cải tiến thế giới, th́ thế giới tốt đẹp hơn mai ngày không thể nào là nội dung thích hợp và thỏa đáng cho niềm hy vọng của chúng ta. Về vấn đề này vấn đề luôn được đặt ra là: khi nào th́ thế giới trở nên “tốt đẹp hơn”? Cái ǵ làm cho nó tốt lành? Chúng ta cần phải dựa vào tiêu chuẩn nào để thẩm định về cái tốt lành của nó? Đâu là đường lối dẫn đến “sự tốt lành” này?

 

31-       Một lần nữa, chúng ta hăy nói rằng: chúng ta cần có những niềm hy vọng khá hơn hay thường hơn giữ chúng ta ngày ngày tiến bước. Thế nhưng, những thứ hy vọng này vẫn không đủ nếu thiếu niềm hy vọng cao cả, một niềm hy vọng trổi vượt hơn hết mọi sự khác. Niềm hy vọng cao cả này chỉ có thể là một ḿnh Thiên Chúa, Đấng bao gồm toàn thể thực tại và là Đấng có thể ban xuống trên chúng ta những ǵ tự bản thân ḿnh chúng ta không thể đạt được. Sự kiện nó đến với chúng ta như một tặng ân thực sự là những ǵ thuộc về niềm hy vọng. Thiên Chúa là nền tảng của hy vọng, chứ không phải là bất cứ thần linh nào, mà là Vị Thiên Chúa có dung nhan con người và là Đấng đă yêu thương chúng ta tới cùng, từng người chúng ta và toàn thể nhân loại. Vương quốc của Ngài bởi thế không phải là những ǵ tưởng tượng, được định vị ở một tương lai chẳng bao giờ có; Vương quốc của Ngài hiện diện ở bất cứ nơi đâu Ngài được mến yêu và bất cứ chỗ nào t́nh Ngài vươn tới chúng ta. Chỉ một ḿnh t́nh yêu của Ngài mới ban cho chúng ta khả năng điềm đạm kiên tŕ từng ngày, không ngừng được niềm hy vọng thôi thúc, trong một thế giới tự bản chất vốn bất toàn. T́nh yêu của Ngài đồng thời là những ǵ bảo đảm cho cuộc sống của chúng ta về những ǵ chúng ta chỉ có thể mơ hồ cảm giác thấy và lại là những ǵ ở tận thâm tâm ḿnh chúng ta đang chờ đợi, đó là một sự sống là sự sống “thực sự”. Giớ đây, trong phần cuối cùng, chúng ta hăy khai triển tư tưởng này chi tiết hơn khi chúng ta tập trung vào một số “những khung cảnh” chúng ta có thể học bằng thực hành niềm hy vọng cùng với việc thi hành của nó.