“Chúng ta sẽ lầm lạc khi nghĩ rằng vai tṛ ngôn sứ của Fatima đă hoàn tất”

 

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI Tông Du Bồ Đào Nha và Fatima 11-14/5/2010: Bài Giảng ở Quảng Trường Đền Thánh Đức Mẹ Fatima ngày Thứ Năm 13/5/2010

 

 

Anh Chị Em Hành Hương thân mến,

 

“Gịng dơi của họ sẽ lừng danh giữa các quốc gia […], họ là một dân tộc được Chúa chúc phúc” (Is 61:9). Bài đọc thứ nhất của việc cử hành Thánh Thể đă bắt đầu như thế, và những lời lẽ này đă nên trọn một cách lạ lùng nơi cộng đồng sốt sắng qui tụ lại dưới chân của Đức Mẹ Fatima đây. Anh chị em thân mến, cả tôi nữa cũng đến Fatima như một khách hành hương, đến với “ngôi nhà” này là nơi được Mẹ Maria chọn để nói với chúng ta vào thời điểm tân tiến. Tôi đến Fatima để hoan hưởng sự hiện diện của Mẹ Maria và việc bảo vệ từ mẫu của Mẹ. Tôi đến Fatima, v́ hôm nay Giáo Hội lữ hành, một Giáo Hội Con Mẹ muốn trở thành như là một dụng cụ truyền bá phúc âm hóa và là bí tích cứu độ, đang qui về chốn này. Tôi đến Fatima để cầu nguyện, hợp với Mẹ Maria và rất nhiều người hành hương, cho gia đ́nh nhân loại của chúng ta, một gia đ́nh đang bị quằn quại bởi những bệnh nạn và đau thương khác nhau. Sau hết, tôi đến Fatima với cùng những cảm thức của Chân Phước Phanxicô và Giaxinta cũng như của Người Tôi Tớ Chúa Lucia, để trao phó cho Đức Mẹ việc tuyên xưng thân t́nh rằng “con yêu mến” Chúa Giêsu, Giáo Hội và các linh mục “yêu mến” Người và muốn gắn ánh mắt của ḿnh vào Người ở vào lúc Năm Cho Linh Mục này sắp sửa kết thúc, cũng như để kư thác cho việc bảo vệ từ mẫu của Mẹ các linh mục, tu sĩ nam nữ, các thừa sai, cũng như tất cả những ai, nhờ việc lành của ḿnh, làm cho Nhà Chúa trở thành một nơi tiếp đón và từ ái gọi mời.

 

(ĐTC ngỏ lời chào đến tín hữu của giáo phận địa phương, và các vị thẩm quyền đạo đời).

 

Phải! Chúa, niềm hy vọng cao cả của chúng ta, đang ở với chúng ta. Bằng t́nh yêu thương nhân hậu của ḿnh, Người đang cống hiến một tương lai cho dân của Người: một tương lai hiệp thông với chính ḿnh Người. Sau khi cảm nghiệm được t́nh thương và sự ủi an của Thiên Chúa, Đấng đă không bỏ rơi họ trong cuộc nhọc nhằn trở về từ chốn Lưu Đầy Babylon của họ, dân Chúa đă kêu lên rằng: “Tôi hết sức hân hoan trong Chúa, toàn thể con người tôi hớn hở trong Thiên Chúa của tôi” (Is 61:10). Người nữ tử rạng ngời của dân tộc này là Trinh Nữ Maria thành Nazarét, vị được mặc lấy ân sủng và tŕu mến ngỡ ngàng trước sự hiện diện của Thiên Chúa nơi cung ḷng của ḿnh, đă cảm thấy được niềm vui và hy vọng này qua ca vịnh Ngợi Khen: “Thần trí tôi hân hoan trong Thiên Chúa Đấng Cứu Chuộc tôi”. Mẹ đă không cho ḿnh là một cá nhân may lành giữa một dân tộc cằn cỗi, nhưng đă tiên báo cho họ những niềm vui ngọt ngào êm ái về một vai tṛ làm mẹ lạ lùng của Thiên Chúa, v́ “t́nh thương của Ngài trải qua đời nọ đến đời kia đối với những ai kính sợ Ngài” (Lk 1:47,50).

 

Nơi thánh này là chứng cớ của điều ấy. Bảy năm nữa anh chị em sẽ trở lại nơi đây để mừng đệ nhất bách chu niên việc viếng thăm lần đầu tiên của Đức Mẹ “từ trời xuống”, Vị Sư Phụ đă hướng dẫn các thụ khải nhỏ bé có được một kiến thức sâu xa về T́nh Yêu của Chúa Ba Ngôi và dẫn các em tới chỗ nếm hưởng được chính Thiên Chúa như là một thực tại tuyệt diệu nhất của cuộc sống con người. Cảm nghiệm về ân sủng này đă làm cho các em phải ḷng Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu, đến độ khiến cho Giaxinta kêu lên rằng: “Em sung sướng biết bao khi nói với Chúa Giêsu rằng em yêu mến Người! Khi em hay nói với Người như thế em cảm thấy như thể có một ngọn lửa trong lồng ngực của em, nhưng không thiếu đốt em”. Và Phanxicô cũng nói: “Điều em thích nhất đó là thấy Chúa trong thứ ánh sáng mà Đức Mẹ đă chiếu vào ḷng của chúng ta. Em yêu mến Thiên Chúa lắm lắm!” (Memoirs of Sister Lucia, I, 42 and 126).

 

Cùng anh chị em, khi lắng nghe niềm tin tưởng ngây thơ và sâu xa thần bí này của các em mục đồng ấy, người ta có thể nh́n vào các em bằng một giao chạm ghen tị về những ǵ các em thấy được, hay bằng việc chán nản lui bước của một người không được may mắn như thế nhưng vẫn muốn được thấy. Với những con người như vậy, như Chúa Giêsu đă phán, vị Giáo Hoàng này muốn nói rằng: “Không phải đó là lư do quí vị sai lầm hay sao, v́ quí vị không biết Thánh Kinh cũng chẳng biết quyền năng của Thiên Chúa” (Mk 12:24). Thánh Kinh mời gọi chúng ta hăy tin tưởng: “Phúc thay những ai không thấy mà vẫn tin” (Jn 20:29), thế nhưng Thiên Chúa, Đấng hiện hữu sâu xa đối với tôi hơn là chính tôi đối với bản thân ḿnh (cf. Saint Augustine, Confessions, III, 6, 11) – có quyền năng đến với chúng ta, nhất là qua những cảm quan nội tâm của chúng ta, nhờ đó linh hồn có thể nhận được cái giao chạm nhẹ nhàng êm ái của một thực tại vượt ngoài các cảm quan và giúp chúng ta có thể tiến đến những ǵ bất khả đạt hay hữu h́nh đối với các giác quan. Để điều này có thể xẩy ra, chúng ta cần phải vun trồng một thứ tỉnh thức nội tại của cơi ḷng, mà hầu như trong mọi lúc, chúng ta không có được v́ áp lực mănh liệt gây ra bởi các thực tại bên ngoài cùng với các h́nh ảnh và quan tâm tràn đầy linh hồn của chúng ta (cf. Theological Commentary on The Message of Fatima, 2000).. Phải! Thiên Chúa có thể đến với chúng ta, và tỏ ḿnh Ngài cho con mắt tâm hồn của chúng ta.

 

Hơn nữa, Ánh Sáng sâu xa trong các em mục đồng ấy, ánh sáng xuất phát từ tương lai của Thiên Chúa, cũng là Ánh Sáng được bày tỏ vào thời điểm viên trọn và đă đến với tất cả chúng ta, đó là Con Thiên Chúa làm người. Người có quyền năng làm bừng nóng những con tim lạnh lùng nhất và buồn thảm nhất, như chúng ta thấy nơi trường hợp của các môn đệ trên đường đi Emmau (x Lk 24:32). Bởi thế, niềm hy vọng của chúng ta có một nền tảng thật sự, nó được căn cứ vào một biến cố thuộc về lịch sử và đồng thời lại vượt trên lịch sử, đó là Chúa Giêsu thành Nazarét. Ḷng nhiệt thành bừng lên gây ra bởi sự khôn ngoan của Người và quyền lực cứu độ của Người giữa dân chúng vào thời ấy đă khiến một người đàn bà giữa đám đông – như chúng ta đă nghe thấy trong Phúc Âm – kêu lên rằng: “Phúc thay ḷng đă cưu mang Thày và vú đă cho Thày bú!” Chúa Giêsu đă phán: “Phúc hơn cho những ai nghe lời Chúa mà tuân giữ!” (Lk 11:27-28). Thế nhưng ai là người t́m giờ để lắng nghe lời Chúa và để ḿnh được t́nh yêu của Ngài thu hút đây? Ai là người tỉnh táo, trong đêm tối nghi hoặc và bất định, với một cơi ḷng chuyên chú nguyện cầu đây? Ai là người đợi chờ hừng đông của một ngày mới, bừng lên ngọn lửa đức tin? Niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa mở ra trước chúng ta chân trời của một niềm hy vọng vững chắc, một niềm tin tưởng không thất vọng; nó cho thấy một nền tảng vững chắc nâng đỡ đời sống không sợ hăi của con người; nó đ̣i phải thực hiện việc trao phó đầy đức tin vào bàn tay của T́nh Yêu nâng đỡ thế giới.

 

“Gịng dơi của họ sẽ lừng danh giữa các quốc gia […], họ là một dân tộc được Chúa chúc phúc” (Is 61:9) với một niềm hy vọng bất khả lay chuyển sinh hoa kết trái trong một t́nh yêu hy sinh cho kẻ khác nhưng không hy sinh kẻ khác. Trái lại, như chúng ta đă nghe trong bài đọc thứ hai, t́nh yêu này “chất chứa tất cả mọi sự, tin tưởng mọi sự, hy vọng mọi sự, chịu đừng mọi sự” (1Cor 13:7). Một tấm gương và niềm phấn khởi được thấy ở nơi các trẻ mục đồng này, những em đă hiến cả cuộc đời ḿnh cho Thiên Chúa và đă chia sẻ cuộc đời ḿnh một cách trọn vẹn với kẻ khác v́ kính mến Thiên Chúa. Đức Mẹ đă giúp cho các em mở ḷng ḿnh ta cho t́nh yêu phổ quát này. Đặc biệt là Chân Phước Giaxinta đă chứng tỏ không biết mệt mỏi trong việc chia sẻ với thành phần thiếu thốn và thực hiện những hy sinh cho việc hoán cải các tội nhân. Chỉ có t́nh yêu thương huynh đệ và quảng đại này chúng ta mới thành công trong việc xây dựng nền văn minh yêu thương và ḥa b́nh.

 

Chúng ta sẽ lầm lạc khi nghĩ rằng vai tṛ ngôn sứ của Fatima đă hoàn tất. Ở nơi đây mặc lấy một sự sống mới ở chỗ dự án của Thiên Chúa đang chất vấn con người từ ban đầu rằng: “Đứa em Abel của ngươi đâu rồi […] Máu của người em ngươi từ mặt đất đang kêu thấu tới Ta!” (Gen 4:9). Nhân loại đă thành công trong việc buông thả cơn lốc chết chóc và kinh hoàng nhưng thất bại trong việc chấm dứt nó… Trong Thánh Kinh chúng ta thường thấy rằng Thiên Chúa t́m kiếm những con người nam nữ công chính để cứu thành tŕ của con người và Ngài đă làm như thế ở nơi đây, ở Fatima đây, khi Đức Mẹ hỏi rằng: “Các con có muốn dâng ḿnh cho Thiên Chúa, để chịu đựng tất cả mọi đau khổ Ngài sẽ gửi đến cho các con, hầu đền tạ các tội lỗi Ngài phải chịu và cầu cho các tội nhân ơn ăn năn hoán cải hay chăng? (Memoirs of Sister Lucia, I, 162).

 

Ở vào một thời điểm gia đ́nh nhân loại đă sẵn sàng hy sinh tất cả những ǵ là linh thánh nhất trên bàn thờ của những lợi lộc hèn hạ và vị kỷ của các quốc gia, của các chủng tộc, của các ư hệ, của các nhóm và cá nhân, th́ Người Mẹ Phúc Đức của chúng ta đă từ trời đến, thực hiện việc gieo vào tâm hồn của tất cả những ai tin tưởng vào Mẹ T́nh Yêu của Thiên Chúa đang bừng cháy trong trái tim của Mẹ. Lúc bấy giờ Mẹ chỉ gieo vào 3 trẻ em, nhưng gương mẫu của đời sống các em đang lan rộng và tăng bội, đặc biệt như là một thành quả từ những chuyến đi của Vị Trinh Nữ Thánh Du, nơi vô số các nhóm người trên khắp thế giới dấn thân cho t́nh đoàn kết huynh đệ. Chớ ǵ 7 năm hướng chúng ta tới biến cố mừng trăm năm của những cuộc hiện ra này mau chóng hoàn tất lời tiên tri về cuộc vinh thắng của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, cho vinh quang của Ba Ngôi Chí Thánh.

 

(ĐTC ngỏ lời cùng thành phần bệnh nhân trước khi Kiệu Thánh Thể đi qua giữa họ)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh (những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2010/documents/hf_ben-xvi_hom_20100513_fatima_en.html