Những hi đảo này đă đóng mt vai tṛ chính yếu trong vic phát trin về chính trị, tôn giáo và văn hóa ca Âu Châu, Cn Đông và Bc Phi”.

 

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI Tông Du Malta 17-18/4/2010 - Bài Khai Từ Thứ Bảy 17/4  

 

 

(Ba đoạn đầu ĐTC ngỏ lời chào các vị thẩm quyền về dân sự và trong giáo hội)

 

Cơ hội tôi viếng thăm những hải đảo này là 1950 năm Thánh Phaolô bị đắm tầu bên ngoài đảo Malta. Thánh Luca đă diễn tả biến cố này trong cuốn Tông Vụ, và chính từ tŕnh thuật này anh chị em đă chọn đề tài cho chuyến đi này là “Chúng tôi gặp phải cảnh bị đắm tầu ở một hải đảo kia” (Acts 27:26). Một số người có thể coi việc Thánh Phaolô đến Malta chỉ là một sự t́nh cờ theo lịch sử nhờ một biến cố ngoài dự tưởng của loài người. Thế nhưng, con mắt đức tin lại giúp chúng ta có thể thấy được ở đây những hoạt động của Đấng Quan Pḥng thần linh.

 

Thật vậy, Malta vốn là giao điểm của nhiều đại biến cố và của các thứ trao đổi về văn hóa trong lịch sử Âu Châu và Địa Trung Hải, cho tới thời điểm của chúng ta đây. Những hải đảo này đă đóng một vai tṛ chính yếu trong việc phát triển về chính trị, tôn giáo và văn hóa của Âu Châu, Cận Đông và Bắc Phi. Bởi thế, theo sự quan pḥng mầu nhiệm của Thiên Chúa, Phúc Âm đă được Thánh Phaolô và thành phần môn đệ ban đầu của Chúa Kitô mang tới những bến bờ này. Hoạt động truyền giáo của họ đă sinh nhiều hoa trái qua các thế kỷ, góp phần bằng muôn vàn cách vào việc h́nh thành nền văn hóa phong phú và cao đạp của Malta.

 

Theo vị trí về địa dư của ḿnh, những hải đảo này đă từng có một tầm vóc quan trọng lớn về chiến lược hơn một lần, thậm chí vào những thời gian gần đây: thật vậy, Cây Thánh Giá George trên lá quốc kỳ của anh chị em đang hiên ngang chứng thực cho ḷng can trường mạnh mẽ của nhân dân anh chị em trong những ngày tăm tối của trận thế chiến cuối cùng. Cũng thế, những tính chất hùng mạnh làm nên đặc tính hết sức nổi nang nơi kiến trúc của hải đảo này là những ǵ nói về những cuộc tranh đấu trước kia, khi Malta góp phần rất nhiều vào việc bênh vực Kitô giáo bằng đất đai cũng như bằng biển khơi. Anh chị em tiếp tục đóng vai tṛ sáng giá trong các cuộc tranh luận đang diễn tiến về căn tính, văn hóa và chính trị của Âu Châu….

 

Thật vậy, Malta đă đóng góp rất nhiều cho các vấn đề khác nhau như khoan nhượng, hỗ tương, di dân, và các vấn đề khác quan hệ cho tương lai của châu lục này.  Quốc Gia của anh chị em cần phải tiếp tục tranh đấu bảo vệ cho tính cách bất khả phân ly của hôn nhân như là một cơ cấu tự nhiên và như là một cơ cấu về bí tích, và cho bản tính chân thật của gia đ́nh, như nước này đă tỏ ra với sự sống linh thánh của con người từ khi được thụ thai cho tới lúc tự nhiên qua đi, cũng như cho việc tôn trọng cần phải có đối với quyền tự do tôn giáo bằng những cách thứccc mang lại sự phát triển toàn vẹn thực sự cho cá nhân cũng như xă hội. 

 

Malta cũng có những liên hệ chặt chẽ với vùng Cận Đông, chẳng những về các lănh vực văn hóa và tôn giáo, mà thậm chí về cả ngôn ngữ học nữa…

 

Nhân dân Malta, được minh thức gần hai ngàn năm bởi các giáo huấn của Phúc Âm và tiếp tục được củng cố bởi các gốc rễ Kitô giáo của ḿnh, có lư để hănh diện về vai tṛ bất khả thiếu được đức tin Kitô giáo góp phần trong việc phát triển đất nước của ḿnh….

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/april/documents/hf_ben-xvi_spe_20100417_welcome-malta_en.html