“Các Kitô hữu và người Do Thái chia sẻ một gia sản thiêng liêng chung ở một mức độ dồi dào”

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tại Hội Đường Do Thái Rôma ngày Chúa Nhật 17/1/2010

 

“Chúa đă làm những việc lạ lùng cho họ!

Chúa đă làm những sự kỳ diệu cho chúng tôi:

Chúng ta thực sự mừng rỡ hân hoan” (Ps 126)

“Tốt đẹp biết bao và hoan lạc biết mấy

việc anh em sống trong hiệp nhất” (Ps 123)

 

Thân mến cùng Tôn Sư Trưởng của Cộng Đồng Do Thái Rôma,

Cùng Vị Chủ Tịch của Liên Hiệp Các Cộng Đồng Do Thái Ư Đại Lợi,

Cùng Vị Chủ Tịch Cộng Đồng Do Thái Rôma,

Cùng Các Vị Tôn Sư,

Cùng Các Tôn Vị Thẩm Quyền,

Cùng Các Bạn, và Anh Chị Em,

 

1.         Mở đầu cho cuộc hội ngộ này ở Đại Hội Đường của những người Do Thái ở Rôma, những Thánh Vịnh chúng ta vừa nghe gợi lên cho chúng ta một thái độ thiêng liêng đúng đắn để nhờ đó cảm nghiệm được giây phút ân sủng đặc biệt và phúc hạnh này: đó là thái độ chúc tụng Chúa, Đấng đă thực hiện những điều lạ lùng kỳ diệu cho chúng ta và đă qui tụ chúng ta lại trong Hèsed của Ngài, trong t́nh yêu nhân hậu của Ngài, và tạ ơn Ngài đă ban cho chúng ta cơ hội này để đến với nhau hầu củng cố những mối giây liên kết chúng ta và tiếp tục cùng nhau hành tŕnh theo con đường ḥa giải và huynh đệ. Trước hết tôi muốn bày tỏ ḷng tri ân chân thành của tôi với ngài là vị Tôn Sư Trưởng, Tiến Sĩ Riccardo Di Segni, v́ ngài đă mời tôi và về những lời đầy ư nghĩa ngài đă ngỏ cùng tôi. Tôi muốn cám ơn cả Vị Chủ Tịch của Liên Hiệp Các Cộng Đồng Do Thái Ư Đại Lợi là Ông Renzo Gattegna, và vị Chủ Tịch Cộng Đồng Do Thái Rôma là Ông Riccardo Pacifici, về những lời chào lịch sự của các vị. Tôi cũng nghĩ đến các vị Thẩm Quyền và tất cả mọi người hiện diện nơi đây, và một cách đặc biệt nghĩ tới toàn thể Cộng Đồng Do Thái Rôma và tất cả những ai nỗ lực hoạt động để mang lại giây phút hội ngộ này cùng với t́nh thân hữu chúng ta đang chia sẻ với nhau đây.

 

Khi đến với anh chị em lần đầu tiên, như là một Kitô hữu và là vị Giáo Hoàng, vị Tiền Nhiểm Khả Kính Gioan Phaolô II của tôi, gần 24 năm trước đây, đă muốn thực hiện một việc đóng góp quan trọng vào vấn đề củng cố những liên hệ tốt đẹp giữa hai cộng đồng của chúng ta, nhờ đó thắng vượt hết mọi hiểu lầm và thành kiến. Cuộc viếng thăm của tôi là những ǵ thuộc về cuộc hành tŕnh đă được bắt đầu ấy, để củng cố và đi sâu hơn vào những liên hệ ấy. Với những cảm thức chân thành tri ân, tôi đến với anh chị em để bày tỏ cùng anh chị em niềm trân trọng và ḷng cảm mến mà vị Giám Mục Rôma và Giáo Hội Rôma, cùng toàn thể Giáo Hội Công Giáo, đối với Cộng Đồng này và tất cả mọi cộng đồng Do Thái trên khắp thế giới.

 

2.         Giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II đă tŕnh bày cho tín hữu Công giáo một mốc điểm rơ ràng là những ǵ được liên lỉ căn cứ vào đó cho thái độ của chúng tôi và những liên hệ của chúng tôi với dân Do Thái, đánh dấu một giai đoạn mói mẻ và quan trọng. Công Đồng này đă công hiến một cái đà mạnh mẽ cho việc dấn thân bất khả văn hồi của chúng tôi để theo đuổi con đường đối thoại, t́nh huynh đệ và t́nh bằng hữu, một cuộc hành tŕnh đă được đào sâu và phát triển trong 40 năm qua, nhờ những bước tiến quan trọng và những cử chỉ ư nghĩa. Trong số những sự ấy, tôi muốn đề cập tới một lần nữa cuộc viếng thăm lịch sử của Vị Tiền Nhiệm Khả Kính Gioan Phaolô II của tôi ở Hội Đường này vào ngày 13/4/1986, nhiệu cuộc gặp gỡ ngài có với các đại diện dân Do Thái, cả ở Rôma đây cũng như trong các chuyến Tông Du của ngài trên khắp thế giới, cuộc Hành Hương ngài thực hiện ở Thánh Địa vào năm 2000, những văn kiện khác nhau của Ṭa Thánh, những văn kiện theo sau Bản Tuyên Ngôn Nostra Aetate, đă hữu ích góp phần vào những liên hệ chặt chẽ gia tăng giữa các người Công giáo và Do Thái. Cả tôi nữa, theo diễn tiến của Giáo Triều của ḿnh, đă muốn chứng tỏ việc gần gũi của tôi và ḷng cảm mến của tôi đối với thành phần dân của Giao Ước này. Tôi cảm thấy hân hoan trong ḷng từng giây phút trong chuyến hành hương tôi sung sướng thực hiện ở Thánh Địa vào Tháng Năm năm ngoái, cùng với những nhớ nhung về nhiều cuộc gặp gỡ với những Cộng Đồng và Tổ Chức Do Thái, đặc biệt là những cuộc viếng thăm của tôi ở Hội Đường thành Cologne và Nữu Ước.

 

Chưa hết, Giáo Hội cũng không thôi lấy làm tiếc xót về những vấp phạm của con cái ḿnh, xin thứ tha cho tất cả những ǵ bằng bất cứ cách nào đă góp phần vào cái họa của chủ nghĩa chống dân Semitic và bài Do Thái giáo (cf. Commission for Religious Relations with the Jews,We Remember: A Reflection on the Shoah, 16 March 1998). Chớ ǵ những thương tích này vĩnh viễn được chữa lành! Lời cầu nguyện chân thành được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cống hiến ở Bức Tường Phía Tây vào ngày 26/3/2000 đă trở lại với tâm trí của tôi, và nó gây ra một âm vang sâu xa trong tâm can của chúng ta: “Lạy Thiên Chúa của Cha Ông chúng tôi, Chúa đă chọn Abraham và gịng dơi của ông để mang Tên của Chúa đến cho các quốc gia: chúng con hết ḷng đau buồn trước hành vi của những ai trong gịng lịch sử đă gây ra cho những người con cái này của Chúa phải chịu khổ đau, và khi xin Chúa thứ tha, chúng con muốn dấn thân ḿnh cho t́nh huynh đệ chân thực với thành phần dân của Giao Ước này”.

 

3.         Gịng thời gian đă khiến cho chúng ta có thể nhận thấy được trong Thế Kỷ 20 một giai đoạn thật là thê lương bi đát đối với nhân loại, đó là những thứ chiến tranh dă man tàn bạo đă gieo rắc sự hủy hoại, chết chóc và đau thương chưa bao giờ xẩy ra trước đó; những thứ ư hệ ghê gớm, bắt nguồn từ việc sùng bái ngẫu tượng con người, chủng tộc và Quốc Gia, những ǵ đă dẫn đến chỗ huynh đệ tương tàn. Thảm kịch Shoah có một không ai và hết sức náo loạn thực sự tiêu biểu cho cực điểm của con đường thù hận được bắt đầu khi con người quên đi Đấng Hóa Công của ḿnh và đặt ḿnh làm tâm điểm của vũ trụ. Như tôi đă nhận định trong chuyến viếng thăm của tôi hôm 28/5/2006 ở trại Tập Trung Auschwitz, một trại tập trung vẫn c̣n tác động sâu xa trong kư ức của tôi, “những kẻ cầm quyền của Third Reich muốn tiêu diệt toàn thể dân Do Thái”, và thực ra, “bằng việc tru diệt đám dân này, họ có ư sát hại Vị Thiên Chúa là Đấng đă kêu gọi Abraham, vị đă nói trên núi Sinai và đặt ra những nguyên tắc giúp làm hướng đạo viên cho nhân loại, những nguyên tắc vĩnh viễn vần hiệu thành” (Discourse at Auschwitz-Birkenau Concentration Camp: The Teachings of Pope Benedict XVI, II, 1 [2006], p.727).

 

Ở nơi chốn này đây, làm sao chúng ta có thể quên được những người Do Thái Rôma, thành phần đă bị chộp bắt khỏi nhà cửa của họ, ngay trước chính những bức tường này, và là những người bị sát hại ở Auschwitz cực kỳ dă man? Làm sao chúng ta có thể quên được những khuôn mặt của họ, tên tuổi của họ, giọt lệ của họ, cái liều lĩnh tuyệt vọng mà những con người nam nữ và trẻ em trải qua? Cuộc tiêu diệt thành phần dân Giáo Ước của Moisen này, trước hết được loan báo, sau đó được dự trù một cách có phương pháp và được đem áp dụng ở Âu Châu dưới chế độ Nazi, vào một ngày thê thảm thay đă tiến tới một nơi xa xôi như Rôma. Tiếc thay, nhiều người vẫn tỏ ra dửng dưng lạnh lùng, thế nhưng nhiều người, bao gồm các tín hữu Công Giáo Ư quốc, được nâng đỡ bởi đức tin của ḿnh cũng như bởi giáo huấn của Kitô giáo, đă can đảm phản ứng, thường liều mạng sống ḿnh, mở cánh tay ra trợ giúp thành phần Do Thái trốn tránh đang bị săn bắt cho tới cùng, và vĩnh viễn đáng được tri ân. Chính Ṭa Thánh cũng đă cung cấp việc trợ giúp, thường một cách kín đáo và khôn khéo.

 

Kư ức về những biến cố này thúc đẩy chúng ta hăy củng cố những mối giây liên kết chúng ta nhờ đó làm gia tăng măi măi sự tương kiến của chúng ta, ḷng tôn trọng và chấp nhận của chúng ta.

 

4.         Sự gần gũi và t́nh huynh đệ thiêng liêng của chúng ta thấy nơi Thánh Kinh – theo tiếng Do Thái là Sifre Qodesh hay “Sách Thánh” – cái nền tảng vững chắc nhất và bền bỉ nhất, một nền tảng liên lỉ nhắc nhở chúng ta về những cội nguồn chung của chúng ta, lịch sử và gia sản thiêng liêng phong phú chung của chúng ta. Chính khi suy nghĩ về mầu nhiệm của ḿnh mà Giáo Hội là Dân Chúa của Tân Ước, khám phá ra mối liên kết sâu xa của ḿnh với dân Do Thái, thành phần dân được Chúa tuyển chọn trước tất cả mọi dân tộc khác trong việc lănh nhận lời của Ngài (cf. Catechism of the Catholic Church, 839). “Đức tin của dân Do Thái, không như các tôn giáo khác ngoài Kitô giáo, đă là một đáp ứng trước mạc khải của Thiên Chúa trong Cựu Ước. Những ǵ người Do Thái có được đó là “vai tṛ làm con cái, vinh quang, các giao ước, tặng ân lề luật, việc tôn thờ, và những lời hứa hẹn; những vị tổ phụ và gịng dơi của các vị theo xác thịt là Chúa Kitô’ (Rm 9:4-5), ‘v́ những tặng ân cùng ơn gọi của Thiên Chúa là những ǵ bất khả văn hồi’ (Rm 11:29)” (ibid.)

 

5.         Nhiều bài học có thể được rút tỉa từ gia sản chung của chúng ta xuất phát từ Lề Luật và các Tiên Tri. Tôi muốn nhắc lại một vài điểm trong chúng: trước hết là t́nh đoàn kết là những ǵ thắt kết Giáo Hội với nhân dân Do Thái “ở mức độ căn tính thiêng liêng của họ”, một căn tính cống hiến cho Kitô hữu cơ hội để cổ vơ “một niềm tôn kính mới đối với viễc dẫn giải Cựu Ước của người Do Thái” (cf. Pontifical Biblical Commission, The Jewish people and their Sacred Scriptures in the Christian Bible, 2001, pp.12 and 55); tính chất trọng yếu của Thập Giới như là một sứ điệp chung về đạo lư có một giá trị vĩnh tồn đối với dân Do Thái, đối với Giáo Hội, đối với thành phần vô tín ngưỡng và đối với tất cả nhân loại; công việc sửa soạn hay dẫn đứa vào Vương Quốc của Đấng Tối Cao trong việc “chăm sóc cho tạo vật” được Thiên Chúa trao phó cho con người để họ vun trồng và chăm sóc theo trách nhiệm (cf Gen 2:15).

(tiếp)

 

6.         Đặc biệt là bản Thập Giới này – “Mười Chữ” hay Mười Điều Răn (cf. Ex 20:1-17; Dt 5:1-21) – xuất phát từ cuốn Ngũ Kinh của Moisen, là một thứ ánh sáng chiếu soi cho những nguyên tắc đạo lư, niềm hy vọng và việc đối thoại, một ngôi sao soi đường dẫn lối của đức tin và luân lư cho dân Chúa, và nó cũng soi sáng và hướng dẫn đường lối Kitô hữu. Nó trở thành một thứ hải đăng và một tiêu chuẩn sống trong công lư và yêu thương, một “qui tắc đạo lư cao cả” cho toàn thể nhân loại. “Mười Điều Răn” này đă chiếu giăi ánh sáng trên sự thiện và sự ác, trên chân lư và sai lầm, trên công chính và bất chính, và chúng hợp với các tiêu chuẩn của lương tâm chân chính nơi hết mọi người. Chính Chúa Giêsu đă thường nhắc lại điều này, nhấn mạnh tới nhu cầu cần phải chủ động dấn thân sống đường lối của các Giới Răn: “Nếu con muốn vào sự sống th́ hăy tuân giữ các Giới Răn” (Mt 19:17). Từ quan điểm ấy, có một số những lănh vực khả dĩ cộng tác và làm chứng nhân. Tôi muốn nhắc lại ba điều đặc biệt quan trọng trong thời đại của chúng ta.

 

“Mười Điều Răn” này đ̣i hỏi là chúng ta nhận biết chỉ có một Chúa duy nhất, phản lại khuynh hướng tạo nên các thứ ngẫu tượng khác, tạo nên các con ḅ bằng vàng. Trong thế giới của chúng ta có rất nhiều ngươờ không biết Thiên Chúa hay những ai coi Ngài là những ǵ dư thừa không cần thiết, không liên quan ǵ tới đời sống của họ; v́ thế, các vị thần linh mới khác đă được bịa đặt ra để con người sùng bái. Để tái thức tỉnh xă hội của chúng ta hướng tới chiều kích siêu việt, th́ làm chứng cho Vị Thiên Chúa duy nhất là một việc phục vụ quí báu mà người Do Thái và Kitô hữu có thể cùng nhau cống hiến. 

 

“Mười Điều Răn” là những ǵ kêu gọi chúng ta tôn trọng sự sống và bảo vệ sự sống chống lại với hết mọi thứ bất công và lạm dụng, nh́n nhận giá trị của từng con người được tạo dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa. Thường xuyên biết bao, ở hết mọi phần đất trên thế giới này, gần cũng như xa, phẩm giá, tự do và các quyền lợi của con người đang bị chà đạp dưới chân! Khi cùng nhau làm chứng cho giá trị cao cả của sự sống chống lại tất cả những ǵ là vị kỷ, là một đóng góp quan trọng cho một tân thế giới là nơi công lư và ḥa b́nh ngự trị, một thế giới được đánh dấu bằng một thứ “b́nh an – shalom” hằng được các nhà lập pháp, các vị tiên tri và các nhà hiền triết của dân Do Thái trông đợi thấy được.

 

“Mười Điều Răn” kêu gọi chúng ta hăy bảo tŕ và hăy cổ vơ sự thánh thiện của gia đ́nh, là nơi tiếng “chấp thuận” cá nhân và hỗ tương, trung thành và vĩnh viễn của người nam và người nữ giành chỗ cho tương lai, cho nhân tính đích thực của từng người, và làm cho họ đồng thời cũng hướng về tặng ân của sự sống mới. Việc làm chứng rằng gia đ́nh tiếp tục là một tế bào thiết yếu của xă hội và là môi trường căn bản dạy dỗ và thực tập các nhân đức làm người là một dịch vụ quí báu được cống hiến để xây dựng một thế giới có một dung nhan nhân bản hơn.

 

7.         Như Moisen đă dạy ở the Shema (cf. Dt 6:5; Lev 19:34) – và như Chúa Giêsu tái khẳng định trong Phúc Âm (cf. Mk 12:19-31), th́ tất cả mọi Điều Răn được tóm gọn lại nơi t́nh yêu Thiên Chúa và ḷng nhân từ yêu thương đối với tha nhân của ḿnh. Luật này thúc đẩy người Do Thái và Kitô hữu thựa hành trong thời đại của chúng ta một ḷng quảng đại đặc biệt đối với người nghèo, dối với nữ giới và trẻ em, đối với những người xa lạ, với thành phần yếu đau, với thành phần yếu kém và với thành phần nghèo nàn thiếu thốn. Theo truyền thống Do Thái có một câu nói tuyệt vời của các vị Cha Ông Do Thái: “Simon Công Chính thường nói rằng: thế giới được lập trên ba điều, đó là Ngũ Kinh, việc tôn thờ và các hành động xót thương” (Avoth 1:2). Trong việc thi hành công lư và t́nh thương, người Do Thái và Kitô hữu được kêu gọi loan báo và làm chứng cho việc trị đến của Vương Quốc Đấng Tối Cao là những ǵ chúng ta hằng ngày nguyện cầu và hoạt động trong hy vọng.

 

8.         Chúng ta có thể cùng nhau tiến bước trên con đường này, ư thức về những khác biệt vốn có giữa chúng ta, nhưng cũng nhận thức sự kiện là khi chúng ta thành đạt nơi mối hiệp nhất tâm can của chúng ta và bàn tay của chúng ta để đáp ứng lời kêu gọi của Chúa, th́ ánh sáng của Ngài trở nên gần gũi hơn và chiếu soi trên tất cả mọi dân tộc trong thế giới. Sự tiến bộ đạt được trong 40 năm qua bởi Tiểu Ban Quốc Tế về Những Mối Liên Hệ Công Giáo và Do Thái, và trong những năm gần đây hơn, bởi Ủy Ban Hỗn Hợp của Ṭa Tôn Sư Trưởng của Do Thái và của Ṭa Thánh, là một dấu hiệu của ư muốn chung chúng ta muốn tiếp tục cuộc đối thoại cởi mở và chân thành. Thật vậy, ngày mai ở Rôma đây Ủy Ban Hỗn Hợp này sẽ tổ chức một cuộc họp thứ chín của ḿnh, về “Giáo Huấn của Công Giáo và Do Thái về Việc Tạo Dựng và Môi Trường”; chúng ta muốn nó trở thành một cuộc đối thoại lợi ích về một đề tài hợp thời và quan trọng như thế.

 

9.         Các Kitô hữu và người Do Thái chia sẻ một gia sản thiêng liêng chung ở một mức độ dồi dào, họ cầu nguyện với cùng một Chúa, họ có cùng những cội nguồn, tuy nhiên họ thường vẫn không biết nhau. Để đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa, chúng ta có nhiệm vụ phải nỗ lực dọn chỗ cho việc đối thoại, cho việc tương kính, cho việc gia tăng t́nh thân hữu, cho việc làm chứng chung trước những thử thách của thời đại chúng ta, những thử thách kêu gọi chúng ta hăy hợp tác cho thiện ích của nhân loại trong thế giới được dựng nên bởi Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng và Nhân Hậu.

 

10.       Sau hết, tôi cống hiến một suy tư đặc biệt về thành phố Rôma của chúng ta đây, nơi qua gần thiên kỷ, như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă nói, Cộng Đồng Công Giáo cùng với vị Giám Mục của ḿnh và Cộng Đồng Do Thái với vị Tôn Sư Trưởng của ḿnh đă sống kề vai sát cánh. Chớ ǵ sự gần gũi này được sinh động bởi t́nh yêu thương huynh đệ gia tăng, một t́nh huynh đệ cũng được bày tỏ nơi việc cộng tác chặt chẽ hơn, nhờ đó chúng ta có thể cống hiến một đóng góp hiệu nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề cùng những khó khăn chúng ta vẫn c̣n đang phải đương đầu.

 

Tôi xin Chúa tặng ân ḥa b́nh quí báu trên thế giới, nhất là ở Thánh Địa. Trong chuyến hành hương của tôi ở đó Tháng năm năm ngoái, tại Bức Tường Phía Đông ở Gialiêm, tôi đă nguyện cầu cùng Đấng có thể làm được tất cả mọi sự, xin Ngài rằng: “Xin hăy gửi b́nh an của Chúa xuống trên Thánh Địa này, trên Trung Đông, trên toàn thể gia đ́nh nhân loại; xin hăy khuấy động tâm hồn của những ai kêu cầu danh Chúa, trong việc bước đi một cách khiêm nhượng ttheo con đường công lư và xót thương” (Prayer at the Western Wall of Jerusalem, 12 May 2009).

 

Tôi dâng lời tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa một lần nữa về cuộc hội ngộ này, xin Ngài củng cố những mối liên hệ huynh đệ của chúng ta và làm cho sâu đậm hơn kiến thức hiểu biết nhau của chúng ta.

 

“Ôi chúc tụng Chúa, hỡi tất cả chư dân các người,

hăy hoan hô Người hỡi tất cả chư dân các người.

T́nh Ngài yêu thương chúng ta th́ mănh liệt,

Ngài muôn đời tín trung.

Alleluia” (Ps 117).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/1/2010