“Ḷng nói với ḷng - cor ad cor loquitur”

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Tông Du Hiệp Vương Quốc (The United Kingdom) 16-19/9/2010

 

 

 

Bài Giảng Lễ Thứ Bảy 18/9 ở Cathedral of the Most Precious Blood of Our Lord Jesus Christ City of Westminster

(Video)

………….

Chúng ta hăy bắt đầu với hy tế Thánh Giá. Việc tuôn đổ máu Chúa Kitô là nguồn mạch cho sự sống của Giáo Hội. Như chúng ta biết, Thánh Gioan thấy nơi máu và nước chảy ra từ thân thể của Chúa Kitô ấy suối nguồn của sự sống thần linh được Thánh Linh ban tặng và thông truyền cho chúng ta nơi các phép bí tích (Jn 19:34; cf. 1 Jn 1:7; 5:6-7). Chúng ta có thể nói Bức Thư gửi Do Thái rút tỉa những hàm ư về phụng vụ của mầu nhiệm này. Chúa Giêsu, bằng việc khổ đau và tử nạn của ḿnh, việc tự hiến ḿnh trong Thần Linh hằng hữu, đă trở thành vị thượng tế của chúng ta và “vị trung gian của tân ước” (Heb 9:15). Những lời này vang vọng chính những lời của Chúa Kitô trong Bữa Tiệc Ly, khi Người thiết lập Thánh Thể như bí tích của thân ḿnh Người được hiến ban cho chúng ta, và máu Người, máu của tân ước vĩnh cửu đổ ra để thứ tha tội lỗi (cf. Mk 14:24; Mt 26:28; Lk 22:20).

 

Trung thành với lệnh truyền của Chúa “hăy làm việc này mà nhớ đến Thày” (Lk 22:19), qua mọi thời và ở mọi nơi, Giáo Hội cử hành Thánh Thể cho tới khi Chúa trở lại trong vinh quang, hoan hỉ nơi việc hiện diện bí tích của Người và nhận được quyền năng từ hy tế cứu độ của Người cho phần rỗi của thế giới. Thực tại của hy tế Thánh Thể bao giờ cũng là tâm điểm của đức tin Công giáo; một thực tại đă bị đặt lại vấn đề vào thế kỷ 16, nhưng đă được long trọng tái khẳng định ở Công Đồng Triđentinô trước cái phông cảnh về việc chúng ta được công chính hóa trong Đức Kitô. Như chúng ta biết, ở Anh quốc đây, có nhiều người đă cương quyết bênh vực Thánh Lễ, thường bằng một giá cao, để phát động việc tôn sùng Thánh Thể là những ǵ vốn là một dấu hiệu của Công giáo ở những mảnh đất này. Hy tế Thánh Thể của Ḿnh Máu Chúa Kitô ngược lại bao gồm mầu nhiệm của việc Chúa chúng ta tiếp tục chịu khổ nạn nơi các phần tử của Nhiệm Thể của Người là Giáo Hội ở mọi thời đại. Ở nơi đây cây thánh giá lớn vươn cao bên trên chúng ta nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Kitô, vị thượng tế vĩnh cửu, hằng ngày liên kết với những hy sinh của chúng ta, những nỗi khổ đau của chúng ta, những nhu cầu của chúng ta, những niềm hy vọng và những khát vọng của chúng ta, với công nghiệp vô cùng của hy tế Người. Nhờ Người, với Người và trong Người, chúng ta dâng thân xác của chúng ta như một hy tế thánh hảo và đáng chấp nhận lên Thiên Chúa (cf Rm 12:1). Theo ư nghĩa đó, chúng ta được liên kết với hy sinh đời đời của Người, như Thánh Phaolô nói, trong việc hoàn tất nơi xác thịt của chúng ta những ǵ c̣n thiếu nơi các đớn đau của Chúa Kitô đă chịu v́ thân thể Người là Giáo Hội (cf Col 1:24). Trong đời sống của Giáo Hội, nơi các thử thách và hoạn nạn của Giáo Hội, theo câu nói khắc nghiệt của Pascal, Chúa Kitô tiếp tục chịu thống khổ cho đến tận thế (Pensées, 553, éd. Brunschvicg).

 

Chúng ta thấy khía cạnh này của mầu nhiệm máu châu báu của Chúa Kitô được tiêu biểu một cách hùng hồn nhất nơi các vị tử đạo ở mọi thời đại, những vị đă uống từ chính chén Chúa Kitô đă uống, và những vị đă đổ máu ra hợp với hy tế của Người, hiến sự sống mới cho Giáo Hội. Nó cũng phản ảnh nơi những người anh chị em chúng ta trên khắp thế giới, thành phần thậm chí giờ đây đang bị kỳ thị và bách hại v́ niêà tin Kitô giáo của ḿnh. Tuy nhiên, nó cũng hiện diện nơi cả, thường kín đáo, nơi khổ đau của tất cả những Kitô hữu hằng ngày liên kết các hy sinh của ḿnh với những hy sinh của Chúa Kitô cho việc thán h hóa Giáo Hội và phần rỗi của thế giới. Tôi đang đặc biệt nghĩ đến tất cả những ai đang thiêng liêng hiệp với việc cử hành Thánh Thể này, và đặc biệt là thành phần bệnh nhân, già lăo, khuyết tật và những ai chịu khổ về tâm thần và thiêng liêng.

 

Đến đây tôi cũng nghĩ đến nỗi khổ đau bao la gây ra bởi việc lạm dụng trẻ em, nhất là trong Giáo Hội và bởi thành phần thừa tác viên của ḿnh. Tôi đặc biệt bày tỏ nỗi buồn khổ sâu xa của tôi với các nạn nhân vô tội của những thứ tội ác không thể tượng tưởng này, cùng với niềm hy vọng rằng quyền năng của ân sủng Chúa Kitô, hy tế ḥa giải của Người, sẽ mang lại việc chữa lành sâu xa và an b́nh cho đời sống của họ. Cùng với anh chị em, tôi cũng nh́n nhận nỗi hổ thẹn và ô nhục tất cả chúng ta chịu đựng v́ những tội lỗi này; và tôi mời gọi anh chị em hăy dâng nó cho Chúa với ḷng tin tưởng rằng việc trừng phạt này sẽ góp phần vào vấn đề chữa lành cho các nạn nhân, thanh tẩy Giáo Hội và canh tân việc dấn thân lâu đời của Giáo Hội đối với ngành giáo dục và chăm sóc cho giới trẻ. Tôi xin cám ơn những nỗ lực đă được thực hiện để giải quyết vấn đề này một cách hữu trách, và tôi xin tất cả anh chị em hăy tỏ ra quan tâm đến thành phần nạn nhân và tỏ t́nh đoàn kết với các vị linh mục của anh chị em.

 

… Lời kêu gọi của Công Đồng gửi thành phần tín hữu giáo dân trong việc thực hiện việc tham phần theo phép rửa của ḿnh vào sứ vụ của Chúa Kitô đă âm vang những minh thức và giáo huấn của Đức Hồng Y John Henry Newman. Chớ ǵ những tư tưởng sâu xa của con người Anh quốc cao cả này tiếp tục tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô nơi mảnh đất này trong việc tuân hợp hết mọi ư nghĩ, lời nói và hành động của ḿnh với Chúa Kitô, và hăng say hoạt động để bênh vực những sự thật luân lư bất biến, những chân lư được Phúc Âm khẳng định, soi sáng và củng cố, trở thành nền tảng cho một xă hội thật sự nhân bản, công bằng và tự do. Xă hội đương thời cần biết bao tới chứng từ ấy! Chúng ta cần biết bao, trong Giáo Hội cũng như nơi xă hội, những chứng từ của vẻ đẹp thánh đức, những chứng từ của chân lư rạng ngời, những chứng từ của niềm vui và tự do xuất phát từ mối liên hệ sống động với Chúa Kitô! Một trong những thách đố lớn lao nhất chúng ta đang phải đối đầu hiện nay đó là làm thế nào có thể nói một cách thuyết phục về sự khôn ngoan và quyền năng giải phóng của lời Thiên Chúa cho một thế giới mà tất cả rất thường coi Phúc Âm như là những ǵ xiết chặt tự do của con người, hơn là sự thật là những ǵ giải thoát trí khôn của chúng ta và soi sáng cho các nỗ lực của chúng ta để sống một cách khôn ngoan và tốt đẹp, với tư cách vừa là cá nhân vừa là phần tử của xă hội.

…………….

 

Với riêng giới trẻ

 

Cám ơn việc tiếp đón nồng hậu của các bạn! ‘Ḷng nói với ḷng” – cor ad cor loquitur – như các bạn biết, tôi đă chọn những lời rất thân thương với Đức Hồng Y Newman như chủ đề cho chuyến viếng thăm của tôi. Trong ít phút chúng ta qui tụ lại đây, tôi muốn nói với các bạn từ tấm ḷng của tôi, và tôi xin các bạn hăy mở ḷng ḿnh ra cho những ǵ tôi nói.

 

Tôi xin mỗi một người trong các bạn, trước hết và trên hết, hăy nh́n vào cơi ḷng của ḿnh. Hăy nghĩ về tất cả t́nh yêu mà con tim của các bạn được làm nên để lănh nhận, và tất cả t́nh yêu cần phải hiến ban. Thật ra tất cả chúng ta đều được dựng nên để yêu thương. Đó là những ǵ Thánh Kinh hàm ư khi nói rằng chúng ta được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự Thiên Chúa, ở chỗ chúng ta được dựng nên để nhận biết Vị Thiên Chúa của t́nh yêu, Vị Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần, và t́m thấy tầm vóc viên trọn cao cả của chúng ta nơi t́nh yêu thần linh vô cùng bất tận này.

 

Chúng ta được dựng nên để nhận lănh t́nh yêu, và chúng ta lănh nhận t́nh yêu. Hết mọi ngày sống chúng ta hăy cám ơn Thiên Chúa về t́nh yêu chúng ta biết đến, v́ t́nh yêu này đă làm chúng ta là, t́nh yêu đă tỏ cho chúng ta thấy những ǵ thật sự quan trọng trong đời sống. Chúng ta cần tạ ơn Chúa v́ t́nh yêu chúng ta lănh nhận từ gia đ́nh của chúng ta, bạn bè chúng ta, thày cô của chúng ta, và tất cả những ai trong cuộc đời của chúng ta đă giúp chúng ta nhận ra chúng ta quí báu biết bao, trước mắt của họ cũng như trước mắt của Thiên Chúa.

 

Chúng ta cũng được dựng nên để cống hiến t́nh yêu, để làm cho t́nh yêu thành hứng thú cho tất cả những ǵ chúng ta làm và là điều bền bỉ nhất trong đời sống của chúng ta. Có những lúc điều này dường như rất tự nhiên, nhất là khi chúng ta cảm thấy cái hồ hởi của t́nh yêu, khi trái tim của chúng ta tràn đầy ḷng quảng đại, lư tưởng, ước muốn giúp đáp kẻ khác, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Thế nhưng, ở vào những lúc khác, chúng ta nhận thấy rằng yêu thương là điều khó; ḷng chúng ta có thể dễ trở thành cứng cỏi bởi vị kỷ, tham muốn và kiêu hănh….

 

Đó là sứ điệp tôi muốn chia sẻ cùng các bạn hôm nay. Tôi xin các bạn hăy nh́n vào ḷng ḿnh mỗi ngày để thấy được nguồn mạch của tất cả t́nh yêu chân thực. Chúa Giêsu bao giờ cũng ở đó, âm thầm chờ đợi chúng ta để ở với Người và lắng nghe lời Người. Sâu xa trong cơi ḷng của các bạn, Người đang kêu gọi các bạn hăy bỏ giờ ra với Người trong cầu nguyện. Thế nhưng, loại cầu nguyện này, cầu nguyện thực sự, đ̣i phải kỷ cươcng; nó đ̣i giành giờ thinh lặng mỗi ngày. Nó thường có ư đợi chờ Chúa nói.  Thậm chí ở ngay giữa ‘bận bịu’ và căng thẳng nơi đời sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta cũng cần giành chỗ cho thinh lặng, v́ chính trong thinh lặng mà chúng ta t́m thấy Thiên Chúa, và trong thinh lặng chúng ta khám phá thấy chính bản thân đích thực của ḿnh. Và trong việc khám phá ra bản thân đích thực của ḿnh, chúng ta khám phá ra ơn gọi đặc biệt Thiên Chúa giành cho chúng ta trong việc xây đắp Giáo Hội của Người và phần rỗi của thế giới chúng ta.

-------------------

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(trên đây là những trích đoạn nguyên văn tiêu biểu trong bài nói của Đức Thánh Cha, và những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2010/documents/hf_ben-xvi_hom_20100918_westminster_en.html