“Ḷng nói với ḷng - cor ad cor loquitur”

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI

Tông Du Hiệp Vương Quốc (The United Kingdom) 16-19/9/2010

 

 

 

Diễn Từ với các đại diện xă hội Anh quốc, bao gồm ngoại giao đoàn, chính trị gia, hàn lâm viên và các lănh đạo thương mại Thứ Sáu 17/9 ở Sảnh Đường Westminster – Thành Phố Westminster

 (Video)

 

Khi tôi ngỏ lời cùng quí vị, tôi cảm nhận được đặc ân tôi có khi nói với nhân dân Đại Anh quốc và những vị đại diện của họ ở Sảnh Đường Westminster, một dinh thự có tầm vóc quan trọng trong lịch sử dân sự và chính trị của nhân dân các hải đảo này…

 

Khi tôi nói cùng quí vị ở khung cảnh lịch sử đây, tôi nghĩ về vô số con người nam nữ qua các thế kỷ đă đóng vai tṛ của ḿnh ở những biến cố lớn lao đă diễn ra trong những bức tường này và đă h́nh thành đời sống của nhiều thế hệ dân Đại Anh quốc và cả những người khác nữa. Tôi đặc biệt nhớ đến h́nh ảnh của Thánh Thomas More, một đại học giả và chính trị Anh quốc, vị được cả tín hữu lẫn không tín ngưỡng cảm phục v́ sự liêm chính theo lương tâm của ngài, cho dù có làm phật ḷng vị vương chủ có một “người tôi tớ tốt lành” như ngài, v́ ngài đă quyết phụng sự Chúa trước nhất. Vấn đề nan giải mà Thánh More gặp phải ở những thời điểm khó khăn ấy, vấn đề măi kéo dài về mối liên hệ giữa những ǵ của Caesar và những ǵ thuộc về Thiên Chúa, giúp tôi có cơ hội để chia sẻ một cách vắn gọn cùng quí vị về vị thế thích đáng của niềm tin tôn giáo trong tiến tŕnh chính trị.

………..

Dầu sao những vấn đề chính yếu gặp nguy biến ở vụ án của Thánh Thomas More vẫn tiếp tục hiện lên qua những h́nh thức hằng đổi thay khi xẩy ra những điều kiện xă hội mới. Mỗi thế hệ, khi t́m cách thăng tiến công ích, cần phải hỏi lại rằng: đâu là những đ̣i hỏi mà các chính quyền có thể hợp lư áp đặt lên công dân của ḿnh, và mức độ của những đ̣i hỏi đó tới đâu? Những nan giải về luân lư có thể được giải quyết dựa vào thẩm quyền nào? Những câu hỏi này trực tiếp dẫn chúng ta tới những nền tảng về đạo lư của việc bàn luận về dân sự. Nếu các nguyên tắc về luân lư chống đỡ cho tiến tŕnh dân chủ được quyết định về chúng chỉ bởi sự đồng thuận xă hội th́ tính chất mỏng ḍn mong manh của tiến tŕnh này trở nên quá hiển nhiên – cái thách đố thực sự đối với nền dân chủ nằm ngay ở chỗ này.

 

Cái hụt hẫng thiếu sót của những giải quyết thực dụng ngắn hạn đối với những vấn đề phức tạp về xă hội và đạo lư đă được dẫn chứng quá rơ ràng nơi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây. Phần lớn đồng ư rằng sự thiếu nền tảng đạo lư về xă hội đối với hoạt động kinh tế đă góp phần vào những khó khăn trầm trọng mà hằng triệu triệu người trên khắp thế giới đang phải trải qua. Như “hết mọi quyết định về kinh tế đều có một hậu quả về luân lư” (Caritas in Veritate, 37) thế nào, cũng vậy, nơi lănh vực chính trị, chiều kích đạo lư nơi chính sách có những hậu quả rất ảnh hưởng mà không một chính quyền nào có thể coi thường. Một dẫn chúng tích cực về vấn đề này chúng ta thấy nơi một trong những thành đạt đặc biệt đáng kể của Quốc Hội Đại Anh quốc, đó là vấn đề hủy bỏ việc buôn bán nô lệ. Việc vận động đă dẫn tới chỗ ban hành đạo luật sang trang này đă được xây dựng trên những nguyên tắc vững chắc về đạo lư theo luật tự nhiên, và nó trở thành một góp phần cho nền văn minh làm cho quốc gia này có lư để  hănh diện.

 

Vậy vấn đề chính được nói đến ở đây đó là: đâu là nền  tảng về đạo lư cần phải có cho các quyết định về chính trị? Truyền thống Công giáo chủ trương rằng các qui chuẩn khách quan chi phối hành động đúng đắn đều biết được bởi lư trí, chưa nói đến căn cứ vào nội dung của mạc khải. Theo chủ trương này th́ vai tṛ của tôn giáo trong cuộc tranh luận về chính trị không phải ở chỗ cung cấp những qui chuẩn ấy, như thể những qui chuẩn này là những ǵ không thể biết được bởi thành phần vô tín ngưỡng – lại càng không phải ở chỗ đưa ra những giải pháp chính trị cụ thể, mà là giúp vào việc thanh tẩy và soi sáng việc áp dụng lư trí để khám phá thấy các nguyên tắc luân lư khách quan. Dầu sao vai tṛ “đúng đắn” này của tôn giáo liên quan tới lư trí không phải bao giờ cũng được đón nhận, một phần v́ những h́nh thức méo mó của tôn giáo, như khuynh hướng bè phái và chủ nghĩa bảo thủ, có thể được cho rằng tạo nên chính những vấn đề trầm trọng về xă hội. Ngược lại, những thứ méo mó về tôn giáo ấy xẩy ra khi thiếu chú trọng tới vai tṛ thanh tẩy và cấu trúc của lư trí trong tôn giáo. Nó là một tiến tŕnh hai chiều. Thiếu việc chấn chỉnh của tôn giáo th́ lư trí có thể trở thành mồi ngon cho những thứ méo mó, như khi nó bị mạo dụng bởi ư hệ hay bị áp dụng một cách thiên lệch không lưu ư tới tất cả giá trị của phẩm vị con người. Cuối cùng th́ việc sai lầm sử dụng lư trí trước hết gây ra t́nh trạng buôn bán nô lệ cùng với nhiều sự dữ về xă hội khác, không thua ǵ những ư hệ độc đoán của thế kỷ 20. Đó là lư do tại sao tôi đề nghị là thế giới lư trí và thế giới đức tin – thế giới của lư lẽ trần gian và thế giới của niềm tin đạo giáo – cần nhau và không được sợ tham dự vào một cuộc đối thoại sâu xa và liên tục, cho thiện ích của nền văn minh của chúng ta.

 

Nói cách khác, tôn giáo không phải là vấn đề cần phải được thành phần lập pháp giải quyết, mà là một góp phần quan trọng vào việc kết cấu của quốc gia. Theo đó, tôi không thể nào không lên tiếng bày tỏ mối quan tâm của tôi trước t́nh trạng gia tăng việc loại trừ tôn giáo, nhất là Kitô giáo, đang xẩy ra ở một số nơi, thậm chí ở những quốc gia coi trọng vấn đề khoan dung. Có những người biện hộ rằng cần phải bịt miệng tôn giáo lại, hay ít là đẩy nó vào một xó thuần riêng tư. Có những người lập luận rằng không được khuyến khích việc cử hành công khai các ngày lễ như Giáng Sinh, với niềm tin tưởng khả vấn là nó có thể phạm đến những người thuộc tôn giáo khác hay vô tín ngưỡng một cách nào đó. Và có những người lập luận – một cách ngược đời với ư định loại trừ vấn đề kỳ thị – rằng Kitô hữu có những lúc cần phải tác hành ngược với lương tâm của ḿnh khi đóng các vai tṛ công cộng. Đó là những dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy t́nh trạng không cảm nhận chẳng những quyền lợi của thành phần tín hữu đối với quyền tự do theo lương tâm và tự do tôn giáo, mà c̣n vai tṛ hợp lệ của tôn giáo nơi đời sống công cộng. Bởi thế tôi mời tất cả quí vị, trong các lănh vực ảnh hưởng thích đáng của ḿnh, hăy t́m cách cổ vơ và phấn khích cuộc đối thoại giữa đức tin và lư trí ở hết mọi lănh vực của đời sống quốc gia.

 

Việc quí vị sẵn sàng làm điều này đă được bao hàm nơi việc chưa từng có đó là mời tôi đến đây hôm nay. Và nó được thể hiện nơi các lănh vực quan tâm mà Chính Quyền của quí vị từng tham gia với Ṭa Thánh. Ở lănh vực ḥa b́nh, đă có những trao đổi liên quan tới việc soạn thảo một hiệp ước về vấn đề buôn bán vũ khí quốc tế; về nhân quyền, Ṭa Thánh và Hiệp Vương Quốc đă hoan nghênh việc lan truyền nền dân chủ, nhất là trong 60 năm qua; về lănh vực phát triển, đă có sự hợp tác về vấn đề giảm nợ, về vấn đề mậu dịch công bằng và vấn đề tài trợ cho việc phát triển, nhất là qua the International Finance Facility, the International Immunization Bond, và the Advanced Market Commitment. Ṭa Thánh cũng mong cùng với Hiệp Vương Quốc xem xét những đường lối mới để phát động trách nhiệm về môi sinh cho thiện ích của tất cả mọi người.

 

Tôi cũng nhận thấy là Chính Quyền hiện nay đă quyết định Hiệp Vương Quốc sẽ đóng góp 0.7% tổng sản lượng quốc gia của ḿnh cho vấn đề trợ giúp phát triển cùng lắm vào năm 2013….

 

Cái nh́n tổng quan về việc hợp tác gần đây giữa Hiệp Vương Quốc và Ṭa Thánh chứng tỏ cho thấy rơ về t́nh trạng tiến triển đă đạt được đến đâu, trong những tháng năm qua từ khi thiết lập những liên hệ ngoại giao song phương, để cổ vơ khắp thế giới nhiều thứ giá trị chính yếu chung của chúng ta. Tôi hy vọng và nguyện cầu cho mối liên hệ này tiếp tục sinh hoa kết trái, và nó sẽ được phản ảnh nơi việc càng ngày càng chấp nhận nhu cầu đối thoại và tôn trọng ở mọi lănh vực xă hội giữa thế giới của lư trí và thế giới của đức tin. Tôi tin rằng, trong xứ sở này nữa, có nhiều lănh vực Giáo Hội và các thẩm quyền dân sự có thể cùng nhau làm việc cho thiện ích của thành phần công dân, hợp với việc thực hành lịch sử của Quốc Hội này trong việc kêu cầu Thần Linh hướng dẫn những ai t́m cách cải tiến những điều kiện của tất cả nhân loại. Để việc hợp tác như thể trở thành khả dĩ, các cơ cấu tôn giáo – bao gồm những tổ chức liên kết với Giáo Hội Công giáo – cần được tự do để tác hành theo các nguyên tắc riêng của ḿnh và những niềm xác tín đặc biệt theo đức tin và giáo huấn chính thức của Giáo Hội. Nhờ đó những quyền lợi căn bản như thế, như quyền tự do tôn giáo, tự do theo lương tâm và tự do lập hội, mới được bảo toàn.

 

….

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(trên đây là những trích đoạn nguyên văn tiêu biểu trong bài nói của Đức Thánh Cha, và những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2010/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20100917_societa-civile_en.html