Tông Hun

 

LI CHÚA

 

ca

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

gi

Các V Giám Mc, Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân

về

Li ca Thiên Chúa trong Đời Sng và S V ca Giáo Hi

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

chuyển dịch trực tiếp từ

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/apost_exhortations/documents/hf_ben-xvi_exh_20100930_verbum-domini_en.pdf

  

Dẫn Nhập  

 

1.   “LỜI CHÚA muôn đời tồn tại. Lời này là Phúc Âm được rao giảng cho anh chị em” (1 Pet 1:25; cf. Is 40:8). Theo lời khẳng định này của Thư Thứ Nhất Thánh Phêrô, một lời khẳng định lập lại những lời của Tiên Tri Isaia, chúng ta thấy ḿnh ở trước mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng đă tỏ ḿnh ra qua tặng ân Lời của Ngài. Lời này, một lời môn đời tồn tại, đă đi vào thời gian. Thiên Chúa đă nói Lời hằng hữu của ḿnh một cách loài người; Lời của Ngài “đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14). Đó là tin mừng. Đó là lời loan báo đă trải qua các thế kỷ cho tới chúng ta ngày nay. Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần thứ XII, gặp nhau ở Vatican từ ngày 5 đến 26 tháng 10 năm 2008, có đề tài là Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội. Đề tài này là một cảm nghiệm sâu xa về việc gặp gỡ với Chúa Kitô, Lời của Cha, Đấng hiện diện ở nơi đâu có hai hay ba người hợp lại v́ danh của Người (cf Mt 18:20). Với Tông Huấn Hậu Thượng Nghị này, tôi muốn đáp ứng lời yêu cầu của các vị Nghị Phụ của Thượng Nghị trong việc tỏ ra cho toàn thể Dân Chúa biết những hoa trái phong phú xuất phát từ các phiên họp của thượng nghị cùng với những đề nghị do bởi việc nỗ lực chung của chúng tôi (1). 

Bởi thế, tôi có ư muốn kiểm lại công việc của Thượng Nghị này theo chiều hướng các bản văn kiện của nó là the Lineamenta, the Instrumentum Laboris, the Relationes ante and post disceptationem, những bài phát biểu, được bày tỏ ngay tại Thượng Nghị và những phát biểu được tŕnh bày bằng văn bản, những bản tường tŕnh từ các nhóm nhỏ nhất, Sứ Điệp Kết Thúc gửi cho Dân Chúa, và nhất là một số những dự thảo đặc biệt  (Propositiones) được các vị Nghị Phụ cho rằng đặc biệt quan trọng. Nhờ đó tôi muốn vạch ra một số những phương thức căn bản cho việc tái nhận thức Lời Chúa nơi đời sống Giáo Hội như là một suối nguồn liên lỉ canh tân. Đồng thời tôi cũng hy vọng rằng Lời Chúa sẽ càng trở nên ttràn đầy hơn nơi cốt lơi của hết mọi hoạt động giáo hội. 

Để niềm vui của chúng tôi được nên trọn 

2.     Trước hết, tôi muốn nhắc lại vẻ đẹp và niềm vui của việc gặp gỡ mới mẻ với Chúa Giêsu mà chúng tôi đă cảm nghiệm thấy trong cuộc Thượng Nghị này. Vậy, hiệp với các vị Nghị Phụ, tôi muốn ngỏ cùng tất cả mọi tín hữu bằng những lời của Thánh Gioan viết trong bức thư thứ nhất của ngài: “Chúng tôi loan báo cho anh chị em một sự sống đời đời đă ở với Cha và đă được tỏ hiện cho chúng ta – đó là những ǵ chúng tôi đă thấy và đă nghe th́ chúng tôi loan báo cho anh chị em, để anh chị em được hiệp thông với chúng tôi; và mối hiệp thông của chúng ta là mối hiệp thông với Cha và với Chúa Giêsu Kitô Con Ngài” (1Jn 1:2-3). Vị Tông Đồ này nói với chúng ta về việc nghe, thấy, chạm và nh́n (cf. 1Jn 1:1) lời sự sống, v́ chính sự sống được tỏ hiện nơi Chúa Kitô. Được kêu gọi hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau, chúng ta cần phải loan báo tặng ân này. Theo quan điểm của lời loan báo này, Cuộc Thượng Nghị đây là một chứng từ, trước Giáo Hội cũng như trước thế giới, về vẻ đẹp lớn lao của việc gặp gỡ Lời Chúa trong mối hiệp thông của Giáo Hội. Đó là lư do tôi khuyến khích tất cả mọi tín hữu hăy lập lại việc gặp gỡ Chúa Kitô một cách riêng tư và cộng đồng, gặp gỡ lời sự sống được hữu h́nh hóa, và trở nên những người rao giảng tin mừng của Người, nhờ đó tặng ân sự sống thần linh – là mối hiệp thông – có thể lan truyền tràn đầy hơn ở khắp nơi trên thế giới. Thật vậy, thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, một Ba Ngôi yêu thương, là niềm vui trọn vẹn (cf.1Jn 1:4). Và chính tặng ân này của Giáo Hội và nhiệm vụ bất khả châm chước trong việc thông đạt niềm vui ấy, một niềm vui xuất phát từ việc gặp gỡ bản thân Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa ở giữa chúng ta. Trong một thế giới thường cảm thấy rằng Thiên Chúa là những ǵ dư thừa hay ngoài lề, cùng với Thánh Phêrô chúng ta tuyên xưng răègt chỉ duy một ḿnh Người mới “có những loơi sự sống đời đời” (Jn 6:68). Không có một ưu tiên nào quan trọng hơn ưu tiên này, đó là giúp cho dân chúng của thời đại chúng ta một lần nữa có thể gặp gỡ Thiên Chúa, Vị Thiên Chúa nói với chúng ta và chia sẻ tíh yêu của Ngài để chúng ta được dồi dào sự sống (cf Jn 10:10). 

Từ Hiến Chế ‘Lời Chúa’ đến Thượng Nghị về Lời Chúa 

3.      Với Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần thứ XII về Lời Chúa, chúng tôi nhận thức được việc chạm tới, ở một nghĩa nào đó, chính tâm điểm của đời sống Kitô giáo, tiếp tục cuộc thượng nghị trước đó về Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh của Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội. Thật vậy, Giáo Hội được xây dựng trên Lời Chúa; Giáo Hội được sinh ra từ và sống bởi Lời Chúa. Trải qua suốt gịng lịch sử của ḿnh, Dân Chúa lúc nào cũng t́m thấy được sức mạnh nơi Lời Chúa, cả ngày nay nữa, cộng đồng giáo hội gia tăng phát triển nhờ việc lắng nghe, cử hành và học hỏi Lời Chúa. Phải công nhận rằng trong các thập niên mới đây, đời sống của giáo hội đă trở nên nhập cảm hơn với đề tài này, đặc biệt liên quan tới mạc khải Kitô giáo, Truyền Thống sống động và Thánh Kinh. Khởi đi từ Đức Lêô XIII, chúng ta có thể nói rằng đă xẩy ra những việc can thiệp mạnh dần nhắm tới việc gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của Lời Chúa cũng như về việc học hỏi Thánh Kinh nơi đời sống của Giáo Hội (3), một sự kiện đă lên tới tột đỉnh nơi Công Đồng Chung Vaticanô II, nhất là khi ban hành Hiến Chế Tín Lư Mạc Khải Thần Linh Dei Verbum. Hiến chế này là biểu hiệu cho một mốc điểm lịch sử của Giáo Hội: “Các Vị Nghị Phụ… tri ân công nhận những thiện ích to lớn được văn kiện này mang lại cho đời sống của Giáo Hội, về lănh vực dẫn giải, thần học, tu đức, mục vụ và đại kết” (4). Những năm tháng giữa khoảng thời gian này cũng đă chứng kiến thấy việc gia tăng ư thức về “chân trời mạc khải có tính chất ba ngôi và lịch sử cứu độ” (5) trong đó Chúa Giêsu Kitô được nhận biết là “vị trung gian và là trọn vẹn tất cả mạc khải” (6). Giáo Hội không ngừng loan báo cho từng thế hệ rằng Chúa Kitô “đă hoàn trọn mạc khải. Hết mọi sự liên quan tới việc hiện diện của Người và việc tỏ ḿnh của Người đều bao gồm ở nơi việc chiếm đạt này: những lời Người nói và những việc Người làm, những dấu lạ và các phép lạ, thêánhưng, trên hết là cái chết và cuộc phục sinh của Người, và sau cùng là việc Người sai Thần Chân Lư đến” (7).  

Hết mọi người đều nhận thấy tác lực mạnh mẽ phát xuất từ Hiến Chế Tín Lư Dei Verbum trong việc phục hưng sự chú trọng tới Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội, trong vấn đề suy tư thần học về mạc khải thần linh và trong việc học hỏi Thánh Kinh. Trong bốn mươi năm qua, huấn quyền của Giáo Hội cũng đă ban hành nhiều phát biểu về các vấn đề ấy (8). Bằng việc cử hành Thượng Nghị này, Giáo Hội, nhận thức được cuộc hành tŕnh liên tục của ḿnh theo Thánh Linh hướng dẫn, đă cảm thấy được kêu gọi suy tư hơn nữa về đề tài Lời Chúa, để kiểm điểm việc áp dụng những chỉ thị của Công Đồng, và đương đầu với những thách đố mới được gợi lên vào lúc này đây cho các tín hữu Kitô giáo. 

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới về Lời Chúa 

4.     Trong Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới XII, các vị Giám Mục khắp thế giới đă quay quần chung quanh Lời Chúa và đặt tượng trưng một bản văn Thánh Kinh ở tâm điểm của Thượng Nghị, để nhấn mạnh một cách mới mẻ tới một điều chúng ta tự nhiên có được trong cuộc sống hằng ngày: sự kiện Thiên Chúa nói và đáp ứng các vấn đề của chúng ta (9). Cùng nhau chúng tôi đă lắng nghe và cử hành Lời Chúa. Chúng tôi đă kể cho nhau nghe tất cả những ǵ Chúa đang làm nơi Dân Chúa, và chúng tôi đă chia sẻ các niềm hy vọng cùng các mối quan tâm của chúng tôi. Tất cả những điều ấy làm cho chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi có thể đào sâu mối liên hệ của chúng tôi với Lời Chúa chỉ trong cái “chúng tôi” của Giáo Hội, bằng cách hỗ tương lắng nghe và chấp nhận. Bởi thế chúng tôi cảm thấy biết ơn trước những chứng từ về đời sống của Giáo Hội ở các phần đất khác nhau trên thế giới được tŕnh bày từ những chia sẻ khác nhau chính thức trong Thượng Nghị. Cũng cảm kích khi nghe thấy các vị đại biểu, những vị đă chấp nhận lời mời của chúng tôi tham dự vào các cuộc họp này. Tôi đặc biệt nghĩ về bài suy niệm được Đức Bartholomaios I, Thượng Phụ Toàn Cầu ở Constantinople cống hiến cho chúng tôi, một bài suy niệm được các Nghị Phụ hết sức cảm nhận (10). Ngoài ra, lần đầu tiên chưa từng có, Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới cũng đă mời một vị tôn sư để cống hiến cho chúng tôi một chứng từ quí báu về Thánh Kinh Do Thái, những cuốn Thánh Kinh cũng là một phần của các cuốn Sách Thánh của chúng ta (11).

Như thế, chúng tôi đă có thể hân hoan và cảm tạ mà nh́n nhận rằng “trong Giáo Hội, ngày nay cũng diễn ra một Lễ Hiện Xuống – nói cách khác, Giáo Hội nói bằng nhiều ngôn ngữ, chẳng những bề ngoài, ở chỗ các thứ ngôn ngữ chính trên thế giới được biểu hiện nơi Giáo Hội, mà c̣n, một cách sâu xa hơn, ở chỗ bên trong Giáo Hội c̣n có những đường lối khác nhau của việc cảm nghiệm thấy Thiên Chúa và thế giới, một kho tàng các nền văn hóa, và chỉ có thế chúng ta mới nhận thấy cái lớn lao của cảm nghiệm nhân loại, và v́ thế, thấy được cái bao rộng của Lời Chúa” (12). Chúng ta cũng có thể thấy một Lễ Hiện Xuống mới đang diễn ra; các dân tộc khác nhau vẫn đang đợi chờ Lời Chúa loan báo bằng ngôn ngữ của họ cũng như theo nền văn hóa của họ.

Làm sao tôi lại không đề cập tới vấn đề là suốt cuộc Thượng Nghị này chúng tôi được chứng từ của Tông Đồ Phaolô đồng hành! Thật là trùng hợp khi Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ lần thứ 12 này xẩy ra trong năm kính vị đại Tông Đồ của Chư Dân vào dịp kỷ niệm mừng 2000 năm sinh nhật của ngài. Đời sống của Thánh Phaolô hoàn toàn nổi bật bằng nhiệt t́nh quảng bá Lời Chúa. Làm sao chúng ta lại không cảm kích trước những lời sôi nổi của ngài về sứ vụ của ngài như là một giảng viên Lời Chúa: “Tôi làm hết mọi sự cho Phúc Âm” (1Cor 9:23); hay, như ngài đă viết trong Thư gửi Rôma: “Tôi không hổ thẹn v́ Phúc Âm; Phúc Âm là quyền năng của Thiên Chúa cho phần rỗi của hết mọi người tin tưởng” (1:16). Khi nào chúng ta suy niệm về Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, chúng ta không thể nào không nghĩ tới Thánh Phaolô và đời sống của ngài được ngài sử dụng để truyền bá sứ điệp cứu độ trong Chúa Kitô cho tất cả mọi dân nước. 

Lời Mở Đầu của Phúc Âm Thánh Gioan như Bản Hướng Dẫn 

5.      Bằng Tông Huấn này, tôi muốn công việc của Thượng Nghị này có được một hiệu lực thực sự nơi đời sống của Giáo Hội: nới mối liên hệ riêng tư của chúng ta với Thánh Kinh, nơi việc giải thích Thánh Kinh trong phụng vụ và giáo lư, cũng như nơi việc t́m kiếm khoa học, nhờ đó Thánh Kinh không chỉ đơn thuần là một lời trong quá khứ, mà là một lời sống động và hợp thời. Để hoàn thành điều ấy, tôi muốn tŕnh bày và phát triển các nỗ lực của Thượng Nghị bằng việc liên lỉ căn cứ vào Lời Mở Đầu của Phúc Âm Thánh Gioan (Jn 1:1-18), đoạn mở đầu tỏ cho chúng ta thấy cái nền tảng của đời sống chúng ta: Lời, Đấng từ ban đầu ở với Thiên Chúa, Đấng hóa thành nhục thể và Đấng ở giữa chúng ta (cf Jn 1:14). Đó là một đoạn văn tuyệt vời, một đoạn văn cống hiến một tổng hợp về toàn thể đức tin Kitô giáo. Theo cảm nghiệm riêng của ḿnh về việc gặp gỡ và theo Chúa Kitô, Thánh Gioan, vị được truyền thống nhận định như là “người môn đệ được Chúa Giêsu thương” (Jn 13:23,20:2,21:7,20), “đă sâu xa tin tưởng Chúa Giêsu là Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa nhập thể, Người là Lời hằng hữu của Thiên Chúa đă hóa thân làm người hữu tử” (13). Xin Thánh Gioan, v́ “đă thấy nên tin” (cf. Jn 20:8) cũng giúp chúng ta dựa vào ngực của Chúa Kitô (cf Jn 13:25), nguồn máu và nước (cf Jn 19:34) là hai biểu hiệu về những bí tích của Giáo Hội. Theo gương Tông Đồ Gioan và các tác giả được linh ứng khác, chúng ta hăy hăy theo Thánh Linh đến chỗ yêu mến Lời Chúa hơn bao giờ hết.