Cha Phêrô Doăn Quang NgỌc (1902–1995)


 

TIỂU SỬ:

– Sinh 1902 tại họ giáo Vĩnh Thọ, giáo xứ Bách Lộc (nay là giáo xứ Vĩnh Thọ), xă Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay là thành phố Hà Nội).

– 1917: vào trường tập Hưng Hóa.

– 1919: học Tiểu chủng viện Hà Thạch.

– 1925: măn Tiểu chủng viện, giúp cha Giuse Đặng TâmThuần ở giáo xứ Dư Ba.

– 1927: học triết và thần học tại Kẻ Sở (Sở Kiện)

– 01/4/1933: thụ phong linh mục tại TGM Hưng Hóa.

– 1933-1938: phó xứ Hà Thạch, giúp cha Lê Khanh.

– 1938-1947: chánh phiên Trù Mật, xă Văn Lung, thị xă Phú Thọ.

– 06/8/1947-28/11/1995 chánh xứ Chiêu Ứng, xă Sơn Cương, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

– 28 tháng 11 năm 1995: qua đời.

CHÂN DUNG:

1. Yêu thương đoàn chiên:

– Chấp nhận hy sinh

Chúa Giêsu đă phán: “Ta là mục tử tốt lành ... Ta thí mạng sống v́ đoàn chiên”. Theo sát vị mục tử Giêsu, cha già Phêrô đă thốt lên: “V́ yêu giáo dân mà tôi ở lại miền Bắc” (sau năm 1954). Ở lại miền Bắc lúc đó, các linh mục phải chấp nhận cảnh đấu tố, giam cầm. Cha bị giam ở chuồng trâu của một người lương dân xóm Hồng Sơn (xă Sơn Cương) mấy tháng, rồi bị đấu tố ở Chiêu Ứng, sau đó c̣n bị điệu đi Đồng Xa, Đại An, Trù Mật để cho chính những người đă được cha già cưu mang vu oan cáo vạ!

Thế nhưng sau vụ đấu tố đó, những giáo dân này vẫn được cha già yêu thương, tin dùng và nâng đỡ. Có người hỏi: “Sao cha vẫn dùng họ?” Ngài trả lời: “Họ nhẹ dạ, họ mắc mưu, chấp làm ǵ!”

– Chấp nhận gánh nặng

Một số cha trẻ di cư vào Nam, một số cha già được Chúa gọi về dần, các chủng viện bị đóng cửa, các giáo xứ dần dần vắng bóng chủ chăn. Cha già Phêrô là cha xứ Chiêu Ứng, nhưng đồng thời phải coi sóc giáo dân tận Lào Cai, Sapa... cách xa ba bốn trăm cây số, trong khi phương tiện giao thông chỉ là một chiếc xe đạp super globe. Vào những năm cuối đời, dù đă tám chín mươi tuổi rồi, cha vẫn c̣n phải coi sóc thêm những giáo xứ lân cận như Phi Đ́nh, Trù Mật, Vân Thê... trên mười ngàn giáo dân.

– Xây dựng đức tin và cơ sở vật chất

Coi sóc nhiều như vậy, cha già không những đến dâng lễ, ban các bí tích, mà c̣n lo xây dựng đức tin và cơ sở vật chất nữa. Tất cả những nơi cha già coi sóc đều được chính ngài ra chương tŕnh học, ôn thi kinh bổn (giáo lư) mỗi năm hai kỳ vào dịp Lễ Phục sinh và Lễ Các thánh.

Các hội đoàn như Hội Nghĩa Binh Thánh Thể, Hội Mân Côi, Hội Thánh Phêrô, Hội Thánh Antôn... do ngài thành lập vẫn sinh hoạt đều đặn. Riêng nơi cha già trông coi, các cuộc rước hoa, rước Thánh Thể vẫn tổ chức rất long trọng.

Các nơi thờ tự trong địa bàn cha già coi sóc vẫn được sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới, trong khi tại các xứ khác bị phá hủy hoặc không được tu sửa.

2. Bác ái xă hội:

Với tinh thần quảng đại, tha thứ và yêu thương phục vụ, cha già Phêrô c̣n tích cực hỗ trợ nhiều nơi xây dựng trường sở rộng răi cho con em học văn hóa, như trường phổ thông cơ sở Sơn Cương, trường Ninh Dân thuộc huyện Thanh Ba, trường Văn Lung thuộc thị xă Phú Thọ.

Những gia đ́nh nghèo khổ luôn được cha quan tâm đặc biệt: cha giúp họ tiền đong gạo, cha không nhận bổng lễ khi  họ đến xin cha làm lễ. Suốt đời cha không sắm cho ḿnh một vật ǵ sang trọng; cha thường nói: “Chúa Giêsu sống nghèo, tôi cũng sống nghèo; Chúa Giêsu bênh vực người nghèo, tôi cũng đi với người nghèo.”

3. Tinh thần kỷ luật:

Nói đến tinh thần kỷ luật của cha già là phải nói đến việc giữ giờ giấc: giờ ăn, giờ nghỉ, giờ làm việc trí óc, giờ lao động chân tay, giờ dâng lễ, giờ cầu nguyện; sáng, trưa, tối, mùa hè oi bức cũng như mùa đông giá lạnh, không khi nào cha sai giờ. Điều đáng khâm phục là khi ngài báo giờ lễ ở một nơi nào, dù xa xôi (như Đồng Xa, Trù Mật) mà không thể đi xe được v́ thời tiết quá xấu, ngài quàng áo mưa, chống gậy đi bộ cho kịp giờ đă định.

Có thể nói, trong các linh mục c̣n ở lại miền Bắc, cha già Phêrô là người có tuổi linh mục cao nhất: 62 năm, 7 tháng, 27 ngày. Và cũng có thể nói, trừ những tháng bị giam giữ năm 1954, ngài đă không bỏ một thánh lễ nào. Sáng ngày 28 tháng 11 năm 1995, ngài dâng thánh lễ cuối cùng, sau đó thấy mệt, tuy được các y bác sĩ điều trị, nhưng tối hôm đó ngài đă an nghỉ trong Chúa.


 

 
GP Hưng Hóa