Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tŕnh thuật

 

 

 

Nội Dung và Ư Nghĩa Chủ Đề

 

Trong cộng đồng Công giáo Việt Nam hải ngoại hằng năm có 6 biến cố chính yếu nổi bật sau đây, được liệt kê theo thứ tự thâm niên: Thứ 1 là  Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức từ năm 1977 (thường vào Tháng 6); Thứ 2 là Ngày Thánh Mẫu do Chi Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ tổ chức ở Carthage Missouri từ năm 1978 (sau mấy năm đầu bao giờ cũng vào cuối tuần đầu Tháng 8); thứ 3 là Đại Hội Đức Mẹ Lavang New Orleans từ năm 1993 (bao giờ cũng vào cuối tuần đầu Tháng 5); thứ 4 Đại Hội Ḷng Thương Xót Chúa do Phụ Tỉnh Ḍng Chúa Cứu Thế tổ chức ở Long Beach Los Angeles từ năm 2002 (thường vào Tháng 4, bao giờ cũng vào đúng Chúa Nhật Thứ 2 Phục Sinh Kính Ḷng Thương Xót Chúa); thứ 5 là Hành Hương Đức Mẹ Lavang Thủ Đô Washington DC do Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức bắt đầu liên tục hằng năm từ năm 2008 (bao giờ cũng vào Tháng 6, dịp kỷ niệm biến cố Phong 117 Thánh Tử Đạo trên Đất Việt); và thứ 6 là Ngày Thánh Thể do Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm ở 13055 SE County Road 4271 - Kerens, TX 75144 - (903) 396-3201 tổ chức từ năm 2010 (thường vào cuối tuần thứ hai của Tháng 6).

 

Năm nay Ngày Thánh Thể được diễn tiến từ Thứ Năm ngày 9 đến Chúa Nhật ngày 12/6/2011. Nội dung và kết cấu của những ngày này hoàn toàn phản ảnh tinh thần Tam Nhật Thánh. Thứ Năm, ngoài Thánh lễ khai mạc, đặc biệt có Chầu Thánh Thể “Một Giờ Với Thày” (Mt 26:40) chung về đêm, tưởng niệm tâm trạng “buồn đến chết được” (MT 26:38) của Chúa Kitô trong Vườn Cây Dầu, sau đó là các giờ Chầu Thánh Thể luân phiên  liên tục ở Lều Thánh Thể suốt thời gian tổ chức, từ sau lễ khai mạc tới trước lễ bế mạc. Thứ Sáu đặc biệt có Đàng Thánh Giá vào giờ tử nạn buổi chiều và Thánh Lễ Đại Trào biệt kính Các Thánh Tử Đạo trên Đất Việt, những vị anh hùng đức tin “đă theo Con Chiên đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới” (Rev 14:4). Thứ Bảy, ngoài Thánh Lễ biệt kính Đức Trinh Nữ Maria sáng tại Chư Thánh Điện, đặc biệt có giờ Đền Tạ Mẫu Tâm vào buổi chiều, Trái Tim đồng công đầy đau khổ của một người Mẹ tuyệt đối tin Chúa Kitô Phục Sinh và canh thức chờ đợi Người sống lại, và Thánh Lễ Đại Trào trọng kính Thánh Thể cùng với Kiệu Thánh Thể và Đêm Canh Thức Thánh Thể. Chúa Nhật với Thánh Lễ bế mạc trọng kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cũng chính là vị Thánh Thần được Chúa Kitô Phục Sinh thở hơi thông ban cho các tông đồ vào ngày thứ nhất trong tuần (x Jn 20:22).

 

"Thánh Thể là nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống Kitô giáo" (Hiến Chế Lumen Gentium, 11). Bởi thế, theo truyền thống Giáo Hội vẫn có các Đại Hội Thánh Thể Thế Giới (thường 4 năm 1 lần, lần đầu tiên ở Pháp vào năm 1881 và lần 50 ở Dublin Ái Nhĩ Lan vào năm 2012) để cộng đồng Dân Chúa hoàn vũ học hỏi và cảm nghiệm hơn về Thánh Thể, và hằng năm vào các ngày Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa, Đức Thánh Cha vẫn đích thân chủ sự Rước Kiệu Thánh Thể qua các đường phố từ Đền Thờ Gioan Latêranô đến Đền Thờ Đức Bà Cả. Trong tâm t́nh tôn thờ Thiên Chúa và thờ kính Người trong Phép Thánh Thể ấy của Giáo Hội và với Giáo Hội, Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm tại Kerens Texas tổ chức Ngày Thánh Thể  (9-12/6/2011) với chủ đề: «Các con hăy cầm lấy mà ăn» (Mt 26:26). Sau đây là nội dung về chủ đề này của Cha Dominico Nguyễn Đức Hạnh, OSB, vị linh mục bề trên đan viện đă khởi xướng và phát động Ngày Thánh Thể:

 

“Trước khi chịu chết, Chúa Giêsu đă thiết lập Phép Thánh Thể, một dấu ấn t́nh yêu của ơn cứu độ. Trong bữa tiệc ly, cùng ăn với các môn đệ, Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ rằng: ‘các con hăy nhận lấy mà ăn’. Khi thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đă ra lệnh cho các tông đồ rằng mỗi khi cử hành mầu nhiệm thánh th́ tuyên xưng Chúa chịu chết và sống lại v́ ơn cứu độ nhân loại. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng Thiên Chúa Cha, bẻ ra, trao cho các tông đồ và nói: ‘các con hăy cầm lấy mà ăn’. 

         

"Các tông đồ phải làm ǵ? Các ngài, 'cầm' lấy bánh và 'ăn', thể theo lệnh truyền của Thầy chí thánh. Các tông đồ tiếp nhận Chúa Giêsu v́ Thầy ḿnh trao nộp hiến dâng chính Ḿnh để xá tội nhân loại. Các tông đồ theo lệnh truyền của Chúa Giêsu v́ ích lợi thiêng liêng cho linh hồn; các ngài đón nhận hồng ân và sự cai trị của Chúa Giêsu. Bánh thánh của Chúa Giêsu chính là Ḿnh Ngài, làm của nuôi linh hồn và là bảo chứng cho sự sống đời sau.

 

“'Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đă sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, th́ kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đă ăn, và họ đă chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời' (Gn 6:57-58).

 

"Chúng ta cần được Ḿnh Thánh Chúa Giêsu làm của nuôi sống linh hồn. Bánh Thánh không phải để trưng bày cho thấy, nhưng là nguồn sinh lực cho đời sống thiêng liêng khi nhận lănh, khi 'cầm' và 'ăn'.

 

"Người Kitô hữu nhận lănh ơn thánh v́ được sống kết hợp với Chúa Giêsu Kitô. Người Kitô hữu được sống do bởi 'ăn' Chúa Giêsu, rước Ngài vào trong ḷng. Đời sống của người Kitô hữu có được là do Chúa Giêsu Kitô ban cho. Chúa Giêsu Kitô là đầu và tất cả là chi thể của Ngài. Nhành cây sống do nhựa cây có được từ thân cây. Chúa Giêsu Kitô là nguồn mạch sự sống, nên chúng ta cũng được sống do kết hợp mật thiết với Ngài".

 

Cử Hành và Sinh Hoạt Thánh Thể

 

Nghi thức khánh thành Chư Thánh Điện và Hội Trường vào lúc 6 giờ chiều Thứ Năm, trước Thánh lễ khai mạc 1 tiếng, có trên 100 người tham dự, đứng ngồi chật cả đền các thánh này. 

 

Về các giờ phụng vụ Thánh Lễ, đông nhất là Thánh Lễ đại trào tối Thứ Bảy với khoảng 1200 người, gấp 3 năm 2010. Mỗi Thánh Lễ trong Ngày Thánh Thể có khoảng trên dưới 10 vị trên bàn thờ, ngoài một số linh mục Triều và 2 phó tế (một chuyển tiếp và 1 vĩnh viễn), c̣n hầu hết thuộc các ḍng tu như ḍng Biển Đức, ḍng Phanxicô, ḍng Chúa Thánh Thần, Hội Ḍng Xuân Bích, Tu Hội Nhà Chúa. Lễ bế mạc c̣n tới cả 400 người, v́ thường sau Kiệu Thánh Thể nhiều người ra về bởi không xa địa điểm tổ chúc bao nhiêu, tuy nhiên con số ở lại tới cùng vẫn hơn năm trước gấp 8 lần. Thánh ca trong các Thánh lễ ban sáng được hát chung cộng đồng, c̣n các Thánh lễ đại trào được các ca đoàn đặc trách: Thứ Năm với ca đoàn Thiên Tâm, Thứ Sáu với ca đoàn tổng hợp vùng Houston và Thứ Bảy với ca đoàn tổng hợp vùng Dallas.

 

Về bí tích ḥa giải, ngày nào và lúc nào cũng có linh mục ngồi ṭa, một là ở dưới các gốc cây mát bên khu Đan Viện hay ở trên Chư Thánh Điện.

 

Về các giờ đạo đức tỏ ḷng tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể, chẳng hạn giờ Chầu Thánh Thể chung ban tối (từ 11 đến 12 giờ đêm) rất đông đảo và sốt sắng: đêm Thứ Năm với Chuỗi Kinh Mân Côi Mầu Nhiệm Thánh Thể (chiêm ngưỡng mầu nhiệm Bánh Bởi Trời theo Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 6), và đêm Thứ Sáu với Chuỗi Kinh Thương Xót (chiêm ngưỡng T́nh Yêu Nhân Hậu của Thiên Chúa qua các dụ ngôn trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn 15).

 

Ḷng tôn sùng Thánh Thể cũng không thể nào bỏ qua Mẹ Maria, vị đă được tuyển chọn để thụ thai, cưu mang, hạ sinh và cho Con Đấng Tối Cao bú mớm về thể lư, đă cung cấp huyết nhục cho Lời Nhập Thể, Đấng đă yêu mến Mẹ ḿnh hơn ai hết và trăn trối Mẹ ḿnh cho Giáo Hội qua người tông đồ Gioan yêu dấu (x Jn 19:27). Giờ Đền Tạ Mẫu Tâm chiều Thứ Bảy thật nóng bức nhưng Lều Thánh Thể cũng đầy người cùng nhau lần hạt Mân Côi, chiêm ngưỡng mầu nhiệm Maria theo bài Phúc Âm Thánh Luca về biến cố Truyền Tin, để tôn kính 5 đặc ân của Mẹ Maria bù lại 5 tội phạm đến Mẹ (những tội được Chúa Giêsu cho chị Lucia biết liên quan tới 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng). Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện trong Mặt Nhật ở Lều Thánh Thể ban ngày được giới trẻ sinh hoạt theo sự hướng dẫn của vị linh mục Ḍng Chúa Thánh Thần là Cha Nguyễn Thiện Lăm, và ban đêm luôn được chầu chực bởi những tâm hồn canh thức.

 

Ḷng tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Th, ngoài phụng vụ Thánh Lễ và trong Lều Thánh Thể, c̣n được thể hiện cả ở ngoài Lều Thánh Thể nữa. Trước hết là Cuộc Đi Đường Thánh Giá chiều Thứ Sáu vào giờ tử nạn nóng nắng, nhiều người phải cầm dù và mang theo nước uống. Việc vác Thánh Giá, một cách nào đó là tác động đáp ứng lời Chúa truyền trong Bữa Tiệc Ly khi Người thiết lập Bí  Tích Thánh Thể: “Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày” (Lk 22:19). Từ chặng này đến chặng kia, cây Thánh Giá được thay nhau vác (bao gồm đủ mọi thành phần: linh mục, tu sĩ và các giáo dân t́nh nguyện viên thuộc các giáo xứ hay các nơi khác nhau).

 

Cuộc Kiệu Thánh Thể tối Thứ Bảy, ngay sau Thánh Lễ đại trào, với các đoàn thể mặc đồng phụ đi tớc kiệu, đồng tế đoàn đi với Mặt Nhật, theo sau là toàn thể cộng đồng Dân Chúa, trên tay lung linh ánh nến, vừa đi vừa hát những bài thánh ca về Thánh Thể, tiến qua các trạm dừng, ở đó, 4 linh mục thay nhau cầm rước Mặt Nhật đặt Thánh Thể lên bục bệ kê sẵn cách nhau dọc đường kiệu, sau đó vị linh mục đọc Sách Thánh và lời nguyện cầu đoạn ban Phép Lành Thánh Thể, và trạm cuối cùng của đường kiệu là chính Lều Thánh Thể, trung tâm điểm của Ngày Thánh Thể.

 

Đường Thánh Giá và Đường Kiệu Thánh Thể đều đi chung quanh hồ nước, ranh giới giữa khu Đan Viện và khu tổ chức Ngày Thánh Thể, một hồ nước trong tương lai sẽ có thể trở thành một thắng cảnh tuyệt vời với một lễ đài ở bên trên ngay giữa hồ nước và chung quanh là lối đi với các ghế ngồi và trụ hoa chậu cảnh đây đó v.v.

 

Hội Thảo và Sinh Hoạt Linh Ca

 

Về sinh hoạt học hỏi liên quan tới Thánh Thể c̣n có 6 buổi thuyết giảng trong hai ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy,  nhưng chỉ có 3 thuyết tŕnh viên: Cha Nguyễn Khắc Hy, Ḍng Xuân Bích, Cha Vũ Hải Đăng, Tu Hội Nhà Chúa, Cha Tiến Linh, linh mục triều, và một giáo dân là người viết bài này. Mỗi buổi thuyết tŕnh có khoảng trên 200 người tham dự ở bên trong Hội Trường, nhưng tất cả những ai ở ngoài hội trường, ở các quán hay trong các lều đều có thể nghe thấy bài nói của từng vị diễn thuyết.

 

Cha Nguyễn Khắc Hy, SS, vị tiến sĩ tín lư và giáo sư đại học, vị đă giúp gia tăng kiến thức về Thánh Thể cho tín hữu giáo dân với 3 bài nói: 1- lịch sử việc cử hành Thánh Thể hay Thánh Lễ (sáng Thứ Sáu), 2- Niềm tin vào Chúa Giêsu Thánh Thể (sáng Thứ Bảy) và 3- Ḷng tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể (trưa Thứ Bảy). Trong 3 bài thuyết tŕnh này của ngài, thính giả đă biết thêm và biết rơ hơn về: 1- nguồn gốc Thánh Lễ (được bắt đầu từ các nhà tư); 2- nguồn gốc Nhà Tạm (là để Bánh Lễ c̣n dư cho bệnh nhân); 3- bàn thờ mới là tâm điểm khi cử hành Thánh Thể chứ không phải Nhà Tạm, v́ không có bàn thờ cũng không có Nhà Tạm; 4- Nhu cầu cử hành Thánh Thể hằng ngày được bắt đầu từ khi có các ḍng tu; 5- Lệ Chầu Thánh Thể và rước lễ bằng miệng xuất phát từ khi niềm tin vào Thánh Thể được thần học hóa vào Thời Trung Cổ; 6- Niềm tin của Giáo Hội nơi Thánh Thể là Bánh trở nên Ḿnh và rượu trở nên Máu Chúa Kitô nhờ mầu nhiệm biến thể, và Giáo Hội tin v́ không thể nào không tin; 7- Giữa gian cung thánh và bên dưới trước Công Đồng Chung Vaticanô II được ngăn đôi bởi một bức ngăn để giáo dân qú rước lễ từ nguyên thủy vốn là hàng rào cản gia thú chạy lên cung thánh; 8- Lễ Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa xuất phát từ mạc khải tư qua Chị Juliana; 9- Danh xưng Thừa Tác Viên Thánh Thể chỉ được áp dụng cho giám mục và linh mục mà thôi, những vị có năng quyền  cử hành Thánh Thể, không được áp dụng cho giáo dân cho rước lễ, v́ họ chỉ là thừa tác viên ngoại lệ (extraordinary minister); 10- Việc rước lễ bằng tay và rước Máu Thánh Chúa ở Mỹ là do Hội Đồng Giám Mục xin được phép đặc biệt của Ṭa Thánh.

 

Cha Vũ Hải Đăng, SDD, Giám Đốc Ơn Gọi Tu Hội Nhà Chúa, chia sẻ về đề tài "Thánh Thể là Lương Thực và là Thần Dược", vào buổi trưa Thứ Sáu, sau bài đầu của Cha Hy. Phần sôi động nhất trong bài thuyết tŕnh của cha đó là phần cha hỏi thính giả về việc rước lễ bằng miệng và bằng tay. Trong ṿng 20 phút cuối, thính giả đă chia ra làm hai "phe" bênh vực cho tác động rước lễ bằng miệng hay bằng tay của ḿnh, với đủ mọi lư do. Bên chủ trương rước lễ bằng miệng cho rằng rước lễ bằng miệng như thế mới tỏ ḷng sùng kính Thánh Thể, v́ bàn tay con người không thanh sạch đủ và có thể c̣n dính mụn Bánh Thánh trên tay v.v. Bên chủ trương rước lễ bằng tay nại vào ư nghĩa Chúa truyền "cầm lấy mà ăn" cũng như tới miệng lưỡi không sạch lắm nơi một số người rước lễ, và có thể gây truyền nhiễm v.v. Người viết đă cố gắng dung ḥa 2 chủ trương khi chia sẻ việc thực hành rước lễ của ḿnh: tôi rước lễ bằng miệng vào các Thánh Lễ ngày thường, v́ tôi là một đứa bé cần phải được đút cho ăn, nhưng tôi cũng rước lễ bằng tay vào Chúa Nhật và các Lễ Trọng, để được hôn Thánh Thể trong ḷng bàn tay của ḿnh trước khi lấy lưỡi đưa Chúa vào miệng mà nuốt. Không ngờ lời phát biểu và cách thực hành dung ḥa này của tôi đă được thính giả hoan hô bằng một tràng vỗ tay.

 

Cha Tiến Linh chia sẻ bài cuối cùng, vào sau bữa trưa Thứ Bảy, với đề tài: "T́nh Chúa, T́nh Trời, T́nh Đời, T́nh ta trao nhau", một đề tài nghe lạ tai. Ngay phần mở đầu ngài đă quả quyết rằng nếu ai không thích nghe về "t́nh", sợ nói đến "t́nh", th́ đừng đến nhà thờ nữa, v́ đến nhà thời là đến với Vị Thiên Chúa là t́nh yêu. Thế rồi sau đó ngài khai triền vấn đề tại sao chúng ta đi lễ, đi đạo? Trong bài nói của ḿnh, ngài đă mang đạo vào đời và từ đời đến đạo. Ở chỗ, ngài nói nhiều đến t́nh yêu phái tính và hôn nhân, rồi qui về t́nh yêu Thiên Chúa. Ngài nhấn mạnh nhiều lấn đến thái độ yêu thương nhau phải làm sao yêu nhau ở cái "who" của nhau chứ đừng yêu nhau ở cái "what" của nhau, y êu nhau v́ là con người (who) chứ không phải là sự vật (what). Ngài đă nêu lên những lư do tại sao chúng ta cần phải đi lễ, đi đạo, đó là v́ chỉ ở nơi Thiên Chúa là t́nh yêu con người chúng ta mới t́m lại được chính bản thân ḿnh, mới sống xứng đáng với ơn gọi yêu thương trọn hảo của ḿnh, và mới được sống đời đời mà thôi. Thời gian 15 phút cuối để thính giả đặt câu hỏi, nhưng thính giả thích nghe ngài hát hơn là hỏi ngài, nên ngài đă hát hai bài đạo vào đời do chính ngài sáng tác.

 

Giờ chia sẻ của người giáo dân này là giờ hội thảo thứ ba, sau bữa trưa Thứ Sáu. Đề tài là câu Mẹ Maria trăn trối ở Fatima vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917: "Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi". Dù được chọn giờ hội thảo, tôi cũng đă chọn vào giờ này, cho dù biết là thính giả có thể buồn ngủ nhưng lại là giờ thích hợp để sửa soạn Đi Đàng Thánh Giá sau đó. Tôi đă mở màn bằng vụ Chúa Giêsu Thánh Thể bị bắt cóc mà tôi đă chứng kiến. Thế là thính giả không c̣n buồn ngủ và bị thu hút vào bài nói. Tôi đă dẫn giải đề tài qua 3 phần: "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta" đây là ai? Đâu là những tội "Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi"? Và chúng ta phải làm ǵ để đền tạ Người? Căn cứ vào 3 lần Thiên Thần Ḥa B́nh hiện ra với 3 em Thiếu Nhi Fatima năm 1916 để dạy cho các em đền tạ Chúa Giêsu Thành Thể bằng việc cầu nguyện (lần 1), hy sinh (lần 2) và rước lễ (lần 3), tôi đă xác định theo 3 phần của bài chia sẻ rằng 1- "Chúa là Thiên Chúa của chúng ta" theo lời Mẹ Maria muốn nói ở đây chính là Chúa Giêsu Thánh Thể. 2- các tội Người "đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi" đây, căn cứ vào 2 lời nguyện Thiên Thần dạy cho 3 Thiếu Nhi Fatima, đó là "không tin kính Chúa, không thờ lạy Chúa, không trông cậy Chúa và không yêu mến Chúa" và "những tội lăng nhục, phạm thánh và thờ ơ lănh đạm Người đă phải chịu". Tôi đă quảng diễn từng tội trong 7 tội trên đây, nhất là tội "lăng nhục" liên quan tới Lễ Đen (Black Mass) và Bánh Thánh bị lấy trộm mang về cho loại lễ vô cùng quái gở tởm gớm này, với những tiết lộ khủng khiếp khiến cho mọi người ngồi nghe bấy giờ bàng hoàng không thể nào tưởng tượng nổi và quên được, có tiếng rên lên sợ hăi…, để thấy rằng Chúa Giêsu đă vô cùng yêu thương những kẻ thuộc về Người đến đ bất chấp mọi "lăng nhục" vô cùng nhục nhă Người đă thấy trước trong gịng thời gian c̣n hơn cả lúc Người bị lột trần truồng và treo trên thập tự giá, Người vẫn v́ yêu mà lập Bí Tích Thánh Thể,  3- Trước t́nh yêu điên dại cuồng si này của Thiên Chúa trong Bí Tích Thánh Thể bị vô cùng "lăng nhục" như thế, Kitô hữu cần phải như Thiếu Nhi Fatima Chân Phước Phanxicô đền tạ Người bằng việc gắn bó nguyện cầu với Người (rước lễ thiêng liêng, viếng Chúa, chầu Chúa, cầu Kinh Mân Côi), hy sinh v́ Người (chẳng hạn đi lễ sớm hơn và ở lại sau lễ với Chúa lâu hơn mỗi khi dự lễ Chúa Nhật hằng tuần) và siêng năng rước lễ (bằng cách siêng xưng tội để có thể không bao giờ bỏ rước lễ và càng sạch tội nhẹ càng gần Chúa hơn). Không ngờ bài nói hoàn toàn về tu đức này đă gây tác dụng nơi một số tâm hồn, như Cha Đức, vị linh mục duy nhất nghe bài chia sẻ này cho biết là sau đó đă có một số người đến xin ngài giúp họ ḥa giải với Chúa.

 

Về các giờ sinh hoạt vui tươi có ba Đêm Linh Ca (linh mục ca hát) Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy với tài điều khiển thu hút của nhị vị linh mục đang được cộng đồng Dân Chúa khắp nơi hâm mộ, đó là Cha Hải Đăng và Tiến Linh. Cha Hải Đăng độc diễn đêm Thứ Năm, Cha Tiến Linh độc diễn đêm Thứ Bảy và cả hai vị đồng diễn Đêm Thứ Sáu. Cha Hải Đăng chuyên hát các bài nhạc Mỹ kèm theo cử điệu nhảy múa, khiến cho các cụ già chẳng những cải lăo hoàn đồng mà c̣n ngủ ngon nữa, v́ phải tập thể thao liên tục mệt nghỉ. Ngài đă mở màn cho bài chia sẻ của ngài cũng bằng mấy bài hát đầy động tác. Cha Tiến Linh chuyên hát nhạc vào đời do chính cha sáng tác, với những bộ quần áo khác nhau và cung cách của một nghệ sĩ lành nghề. Phải công nhận là hai vị đă hoàn toàn chiếm được ḷng người, khiến mọi người đến với Ngày Thánh Thể cảm thấy trẻ trung hơn, yêu đời hơn và yêu Chúa hơn.

 

Đan Viện và Cấu Trúc Khu Vực

 

Nơi tổ chức Ngày Thánh Thể II - 2011 này ở trong khu vực khổ tu hoang vắng của Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm. Nguyện vọng thành lập một cộng đoàn Biển Đức trên đất Hoa Kỳ cho người Việt Nam được khởi xướng do Đan Viện Chúa Kitô trong Sa Mạc (Monastery of Christ in the Desert, Albuquerque, New Mexico). Nhưng thực ra ư tưởng này xuất phát từ vị một linh mục Việt Nam, Cha Dominico Nguyễn Đức Hạnh, OSB. Ngài đă sống đời khổ tu từ Việt Nam năm 1989, và sau khi sang Hoa Kỳ năm 1991 vẫn tiếp tục đời tu khổ hạnh tại Đan Viện Chúa Kitô trong Sa Mạc ở Tiểu Bang New Mexico. Ngài khấn trọn năm 1995 và được đan viện phụ gửi sang Rôma học. Sau khi thụ phong linh mục, ngài đă được bề trên cho tiếp tục học lấy cấp bằng tiến sĩ giáo luật vào năm 2009, vị tiến sĩ giáo luật của Việt Nam thứ 46, khi ngài vừa tṛn 40 tuổi.

 

"Ước vọng thành lập Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm để tiếp nối truyền thống đan tu Biển Đức.  Đan viện Biển Đức Thiên Tâm tương lai sẽ là nơi cho các tâm hồn muốn t́m kiếm Thiên Chúa qua linh đạo chiêm niệm Biển Đức. Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm hy vọng đáp ứng những nhu cầu thiêng liêng cho mọi thành phần giáo hữu khi đến thăm Đan Viện, đặc biệt sẽ là một nơi tĩnh tâm cho những ai cần sự b́nh an và thanh tịnh". Với tâm nguyện trên đây, Cha Hạnh đă tích cực hoạt động mục vụ giúp các tâm hồn sống đời sống nội tâm, bằng các ngày tĩnh tâm định kỳ (thường 3 tháng 1 lần), nhất là Ngày Thánh Thể. Trong năm 2010, sau Ngày Thánh Thể I vào Tháng 6, ngài đă tổ chức Ngày Tĩnh Tâm đầu tiên (3 thứ bảy liên tục) với sự hướng dẫn của một vị linh mục trẻ Ḍng Biển Đức là Cha Nguyễn Thiết Thắng, OSB, thuộc Đan Viện Mount Angel, Oregon, với 3 bài nói: “Thánh Lễ , Nguồn Mạch mọi Ân Sủng của Đời Sống Kitô Giáo” (30/10), “Đức Trinh Nữ Maria: Mẫu Gương của người phụ nữ” (6/11), và “Người Đàn Ông Khôn Ngoan, Thánh Thiện, và Người Cha Nhân Từ Theo Tu Luật Thánh Biển Đức” (13/11). Ngày Tĩnh Tâm thứ hai vào nguyên một Thứ Bảy Đầu Tháng 5/3/2011 về Mẹ Maria, với những đề tài do Cha Nguyễn Khắc Hy hướng dẫn: “Mẹ Maria trong Tín Lư của Giáo Hội”, và “Mẹ Maria và Ḷng Sùng Kính Mẹ trong Giáo Hội”, cũng như do người viết giáo dân này chia sẻ: "Truyền Tin - Giây Phút Tuyệt Đỉnh của Lịch Sử Loài Người" và "Trái Tim Mẹ - Nơi Con Nương Náu, Đường Đến Với Chúa". Con số tham dự lần nào cũng trên 100 người.

 

Khu đất 300 mẫu để thiết lập Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm Việt Nam (hiện có 3 thày, 1 phó tế và 3 linh mục, không kể mấy thày khác cùng ḍng không phải Việt Nam) này được mua từ năm 2008, năm 2009 khánh thành đan viện và năm 2010 bắt đầu Ngày Thánh Thể I. Ngày Thánh Thể được khởi xướng và thành h́nh cũng xuất phát từ vị linh mục có ư hướng sáng lập một đan viện khổ tu cho người Việt Nam tại Hoa Kỳ ấy, khi ngài c̣n đang học Giáo Luật, v́ ngài thấy trong Giáo Luật có đề cập tới việc Kiệu Thánh Thể từ thế kỷ thứ 13. Khu vực tổ chức Ngày Thánh Thể II - 2011 đă tiến triển về cấu trúc hơn Ngày Thánh Thể I - 2010, với một Hội Trường và một Chư Thánh Điện, không kể nhà vệ sinh đă có từ năm 2010. Hội Trường chứa được 1000 người, trị giá 450 ngàn Mỹ kim, nhưng mới trang trải được 250 ngàn, thu được từ 4 lần gây quĩ từ sau Ngày Thánh Thể 2010, một ở Arlington, một ở Austin, một ở Garland và một ở Houston. Chư Thánh Điện trị giá 120 ngàn và đă được vị ân nhân biếu trọn số tiền này hôm Thứ Sáu của Ngày Thánh Thể II - 2011.

 

Nếu Ngày Thánh Thể là tư tưởng độc đáo của vị linh mục Việt Nam sáng lập Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm cho người Việt Nam này, v́ trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam từ trước tới nay chưa bao giờ có Ngày Thánh Thể, th́ Chư Thánh Điện là những ǵ độc đáo thứ hai cũng do vị linh mục này thực hiện. Số hài tích thánh (như xương thánh hay các di vật thánh của các thánh, kể cả của Mẹ Maria, Thánh Giuse, Thánh Phêrô, Phaolô, Thánh Biển Đức, Thánh Vinhsơn Liêm v.v.) được ngài thu thập trong thời gian 8 năm học ở Rôma, theo danh sách lên tới 106 vị. Giờ đây số hài tính thánh này được cho vào 52 khung ảnh kèm theo h́nh của vị thánh và tiểu sử của từng vị, (trừ 6 khung ảnh chung cho nhiều vị), treo chung quanh tường bên trong Chư Thánh Điện. Cấu trúc của Chư Thánh Điện này cũng đặc biệt, như một nhà thủy tạ ở bên trên mặt đất, được chống đỡ bởi những cột bên dưới nền nhà bằng gỗ. Tiền đường có các bậc thang để tiến lên Chư Thánh Điện và chung quanh có hành lang. Tiền đường này cũng có thể dùng làm lễ đài sau này khi cần phải làm lễ đại trào ngoài trời ở vào những Ngày Thánh Thể trong tương lai, với số tham dự vượt ngoài sức chứa của Hội Trường như Ngày Thánh Thể II - 2011 vừa rồi. Chư Thánh Điện này có Nhà Tạm và bàn thờ để dâng Thánh Lễ. Có thể ví Chư Thánh Điện này như một Thiên Đàng tại thế, v́ là nơi các thánh (qua các hài tích của các vị) đang chầu chực Chúa như trên Thiên Đàng. Thánh Lễ đầu tiên dâng tại Chư Thánh Điện này vào sáng Thứ Sáu 10/6 kính Thánh Giuse và Thánh Lễ thứ hai vào sáng Thứ Bảy 11/6 kính Mẹ Maria, hai vị thánh trực tiếp sống với Lời Nhập Thể trên trần gian xưa.

 

Tâm điểm của Ngày Thánh Thể phải kể đến Lều Thánh Thể, một nơi tuy không được xây cất và khang trang mỹ thuật bằng Chư Thánh Điện nằm ngay bên cạnh về hướng Đông Nam, nhưng cũng xứng đáng là nơi bày tỏ ḷng sùng kính Thánh Thể của Kitô hữu tham dự Ngày Thánh Thể. Trên nóc Lều Thánh Thể mầu trắng có biểu ngữ "Cha Khát - Hăy cho Cha Uống". Bên trong Lều Thánh Thể có sức chứa cả 400 người la liệt các tấm thảm nhỏ dùng để qú ở trên nền đất được phủ kín bằng những tấm thảm mầu xanh da trời. Mỗi tấm thảm có một Tuyển Tập Ngày Thánh Thể II - 2011 với h́nh b́a láng tuyệt đẹp và đầy ư nghĩa trong đó có tất cả những ǵ cần thiết cho những giờ Chầu Chúa chung. Bên trên nội điện của Lều Thánh Thể là bệ thánh vuông vứa (8 x 8 feet) có 5 bậc: ở góc nối giữa bậc một và bậc hai có viền các bông hoa hồng, bậc ba và bậc bốn có các ly nến luôn cháy sáng suốt ngày đêm, bậc năm trên cùng để Mặt Nhật có sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Bánh Thánh. Bên trên Mặt Nhật là các tấm vải thoa chụm lại vào chóp đỉnh lên tới nóc Lều Thánh Thể rồi tỏa xuống phủ kín bốn cây cột chống đỡ gian bệ thánh này, và ở bốn cột này có 4 thiên thần qú trên bậc hai đang cúi ḿnh, mỗi vị hai tay cầm 1 ly đèn cháy sáng, để cùng nhau và cùng các tâm hồn canh thức chầu chực trước Thiên Nhan Chúa.

 

Hy vọng vào Ngày Thánh Thể III - 2012, Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm sẽ có thêm gian nhà trống xây theo kiểu Lều Thánh Thể, với đầy đủ những chi tiết cần thiết bên trong của một Lều Thánh Thể, hay một nhà nguyện lớn thay Lều Thánh Thể, hoặc ít nhất cũng có một nền nhà cho Lều Thánh Thể, và đồng thời cũng hoàn thành một đường kiệu được trải nhựa và có đèn sáng dưới ḷng đất dọc suốt đường kiệu.

 

Nhận Định và Cảm Nghiệm Người Viết

 

1.      Ngày Thánh Thể quả thực là ngày Chúa muốn thực hiện, được tỏ tường thể hiện qua số giáo dân tích cực hy sinh cộng tác nhiều hơn (nhất là biết đoàn kết làm việc dù có những trục trặc rất căng thẳng), ân nhân dâng cúng dồi dào và bất ngờ, cơ sở khang trang và tiện nghi hơn, và số người tham dự đông gấp mấy lần năm đầu tiên là thời điểm không có tiền, cái ǵ cũng phải đi xin, và chỉ có một số giáo dân thiện chí đươc Chúa dùng đúng như con số 5 chiếc bánh và 2 con cá, (không kể con số đan sĩ chưa tới 10 vị, một lực lượng không hùng hậu như Chi Ḍng Đồng Công).

 

2.      Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (300 mẫu), bởi đó, v́ là ngày của Chúa và là việc Chúa làm ngoài sức tự nhiên và ḷng mong ước của loài người như thế, trong tương lai, chắc chắn sẽ trở thành một Trung Tâm Hành Hương không thua ǵ trụ sở trung ương của Chi Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ (40 mẫu) ở Carthage Missouri là nơi tổ chức Ngày Thánh Mẫu hằng năm.

 

3.      Ngày Thánh Thể bởi đó phải trở thành Ngày của Cộng Đồng Dân Chúa nói chung, nhất là Ngày của các vùng lân cận địa phương vốn đông đảo dân Công giáo cách đan viện khoảng 1 tiếng rưỡi đến 6 tiếng lái xe như Dallas, Fort Worth, Garland, Houston, Austin, Wichita Falls, San Antonio, Oklahoma City, New Orleans v.v.

 

Trung Tuần Tháng Thánh Tâm Chúa 2011.