THƯ MỤC VỤ GỬI HỌC SINH – SINH VIÊN
NĂM HỌC 2011-2012

 

Kon Tum, ngày 01 tháng 10 năm 2011

Các con thân mến,

Các con đă bắt đầu năm học mới 2011-2012 được 45 ngày rồi mà tới hôm nay cha mới gửi thư chúc mừng. Dịp Tết Trung Thu vừa qua bận đón tiếp Đức Sứ Thần Ṭa Thánh Léopoldo Girelli, nên cũng không viết cho các con một chữ nào. Nhưng Cha vẫn nhớ các con và hiệp thông với các con trong kinh nguyện. Hôm nay khi mừng lễ Thánh trẻ Têrêxa, cha nhớ đến các con cách đặc biệt, cha chia sẻ với các con vài tâm t́nh mà cha hằng ấp ủ và cách riêng luôn nhớ tới trong suốt cuộc hành tŕnh công tác tại Pháp, quê hương của Thánh nữ Têrêxa tuần vừa qua (từ 16.09 đến 22.09.2011), nhất là khi đặt chân lên đất Na-uy ở cực bắc, nơi có một nền giáo dục thật tích cực và phát triển.

I. Giáo hội với công cuộc giáo dục.

Các con rất thân mến,

Tại nhiều xứ đạo Việt nam thấy vẫn c̣n thấy treo khẩu hiệu “Giáo dục hôm nay, xă hội và giáo hội ngày mai”! Đây là khẩu hiệu lấy từ Thư Chung của HĐGMVN năm  2007!

Khẩu hiệu muốn nói ǵ? Muốn biết một gia đ́nh văn minh tiến bộ thế nào, cứ việc bước vào nhà bếp, nhà vệ sinh sẽ biết ngay! Muốn biết một đất nước tiến bộ ra sao, cứ nh́n đám trẻ sẽ hiểu ngày mai sẽ ra sao! Nh́n Nước Nhật, Nước Hàn ngày nay phát triển mau chóng đứng ngang tầm các quốc gia tiên tiến và c̣n hơn thế nữa là nhờ những thập niên qua họ đă biết đầu tư rất nhiều vào công cuộc giáo dục đào tạo lớp trẻ, để ngày nay có những lớp nhà lănh đạo có khả năng trí tuệ, có khả năng đạo đức, có ư thức trách nhiệm và biết hành xử đúng đạo lư “làm người lớn”!

V́ “Giáo dục giữ một vai tṛ vô cùng quan trọng trong đời sống con người và ảnh hưởng của nó luôn gia tăng trên đà tiến triển của xă hội hiện nay” (Vat.2, GD mở đầu). Bởi v́ “Tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giai cấp và tuổi tác, do phẩm giá con người, đều có một quyền bất khả nhượng là phải được hưởng một nền giáo dục đáp ứng sứ mạng riêng, phù hợp với cá tính của từng phái, thích nghi với văn hóa và truyền thống dân tộc, đồng thời mở rộng sự hợp tác huynh đệ với các dân tộc khác, để hỗ trợ công cuộc hợp nhất chân chính và ḥa b́nh trên trái đất” (Vat.2, GD số 1).

Tại Việt Nam, nhà chức trách đă và đang luôn cố gắng nhiều trong lănh vực giáo dục và đào tạo. Sau 1975, chính quyền đă có sẵn rất nhiều cơ sở giáo dục của các tư nhân và các tôn giáo cùng hàng ngũ đông đảo giáo chức lành nghề của Miền Nam Việt Nam. Sau đó cũng đă có thêm nhiều cơ sở mới, các lớp đào tạo các giáo viên mới, nhưng báo chí, đài mạng và dư luận quần chúng vẫn không ngớt than phiền và nói tới t́nh trạng ngày càng sa sút trầm trọng của nền giáo dục Việt Namhôm nay!?

Đă có nhiều nhận định, phân tích với nhiều đề nghị tích cực, nhưng công việc vẫn chưa thấy sáng sủa! Tại sao Phẩm chất giáo dục lại chưa đạt? (x. Thư Chung HĐGMVN 2010 số 7).  Có nhiều nguyên do. Chủ yếu  có phải v́ “…. Chủ trương tương đối và hưởng thụ, t́nh trạng giáo dục bất cập, những cách tŕnh bày chân lư nửa vời trên các phương tiện truyền thông… đă đưa nhiều bạn trẻ đến một năo trạng và đời sống thực dụng, làm bất cứ điều ǵ để hưởng lợi… có dấu hiệu phá sản lương tâm”. (x. Thư Chung HĐGMVN 2010, số 5). Hay v́Nền giáo dục Việt Nam chưa có một triết lư giáo dục nhân bản đích thực và toàn diện (x. Thư Chung HĐGMVN 2010, số 7)?

Có phải chính cái triết lư “duy vật cộng sản vô thần” đă và đang làm lệnh lạc cán cân đào tạo giáo dục người trẻ nên con người quân b́nh hài ḥa giữa cái hồn và cái xác, giữa vật thể và tâm linh, giữa cá nhân và tập thể, giữa cái thật và cái giả chăng? Con người chỉ được phát triển hài ḥa giữa hai chiều kích phàm nhân và thần linh, giữa chiều kích đạo lư và tôn giáo. H́nh ảnh trục tọa độ trong toán học có thể giúp hiểu vấn đề dễ dàng hơn!

Trục hoành độ là trục quan hệ giữa con người với con người là những thụ tạo có sống có chết. Đó là trục đạo đức dạy con người “sống tốt với nhau”, sống “ăn ngay ở lành”. Trục tung độ là trục tôn giáo, trục tâm linh nói tới mối quan hệ giữa con người thụ tạo với Đấng Tạo Hóa. Đó là trục tôn giáo.

Lư tưởng nhất, hài ḥa nhất, tốt đẹp nhất là chỗ điểm O của hai trục gặp nhau. Nói theo ngôn ngữ của Tin Mừng th́ trục hoành độ diễn tả ḷng yêu người c̣n trục tung độ, t́nh yêu Chúa. Yêu Chúa yêu người là một! (x. Ga 13,34.35; Mt 22,37-45). Không thể chọn một bỏ một! Thiếu một là khập khễnh. Nghiêng nặng về một bên là “quá khích hoặc cuồng tín, chỉ gây thảm họa cho bản thân và cho tha nhân”!

Lịch sử ghi lại bao mất mát bao đau thương do các nền giáo dục què quặt sản sinh những nhà độc tài tàn bạo như Hitler, như Staline, như Mao Trạch Đông….! Ngày nay cũng đầy dẫy những con người “tàn bạo” như thế đă và đang bị đào thải như vừa xảy ra ởTunisia, Ai Cập,Libya! Khởi đầu với một chàng sinh viên nghèo Bouazizi, 26 tuổi, bị cảnh sát tịch thu gánh hàng rong trên hè phố!

Cảm nghiệm cảnh “bị áp bức”, anh đă quyết dùng mạng sống ḿnh làm cây đuốc sống để soi đường chỉ lối cho dân tộc anh cũng như cho toàn thế giới đứng lên t́m cuộc sống mới vào ngày Thứ Sáu,17/12/2010!  Anh đă tắt thở ngày 04.01.2011)!

Có điều đáng suy nghĩ và khó hiểu là dưới trướng của các lănh tụ độc tài, độc đoán, độc ác… lại có rất nhiều nhà trí thức, có học vị cao, có bằng cấp đầy ḿnh, có chữ đầy đầu mà vẫn nhắm mắt vùi đầu phục vụ tiếp tay giết người, cướp của mà không thấy ngượng ngùng xấu hổ? Nền giáo dục nào đă đưa đẩy con người “thơ bé” thành những người “man dại” đến như vậy?  Thật đáng khiếp sợ!

II. Nguyện ước vươn tới!

Các con rất thân mến,

Quả thực, ngày nay các con đang được hưởng một nền giáo dục “có vấn đề”!? Quanh các con, không biết bao nhiêu thứ vây bủa và tấn công khối óc, con tim và cả ngày sống! Những căn bệnh gian dối, lừa đảo, ích kỷ, hưởng thụ… không để các con được an b́nh lành lặn! Cái nạn “thành tích, gian dối”, cái dịch “học thêm, kèm thêm”, đang bào ṃn óc thông minh, trí sáng tạo và sức lực của các con! Những thứ đó đă và đang sản sinh những lớp người “giả” cho thế hệ ngày mai. Chúng đă và đang len lỏi vào tận trong cung ḷng thâm sâu của các con và ngay cả trong gia đ́nh các con. Có khi cả trong các cơ sở đào tạo của các tôn giáo nữa! Rất quỷ quyệt! Quá tinh vi! Thật khôn lường! Cần thận trọng để vượt qua!

Trong khi đó, “…Các tôn giáo cũng như nhiều người thiện chí vẫn chưa có điều kiện pháp lư để đóng góp tích cực vào việc xây dựng Đất Nước, cách riêng trong lănh vực giáo dục, y tế và bác ái”. (Thư Chung HĐGMVN 2010, số 6). Cần có bàn tay đóng góp của mọi thành phần trong dân, nhất là các tôn giáo, mới hy vọng có một nền giáo dục quân b́nh và tiên tiến!

Phần các con, hăy sống một cuộc sống hài ḥa thống nhất giữa đức tin và lư trí! Đừng coi nhẹ bên nào. Hăy chăm ngoan học hành tu luyện con người ḿnh. Học làm người, làm người con Chúa, làm anh em với mọi người. Hăy dốc toàn tâm toàn ư cho việc học tập. Biết phân định tốt xấu trong đục qua cuộc sống! Can đảm tôi luyện thành những người công dân có một đức tin tôn giáo sống động, một vốn kiến thức phong phú sáng suốt hầu góp phần xây dựng một xă hội giàu bác ái yêu thương, cùng nhau biết tôn trọng sự thật và sự sống! Cần xác định rơ sự hài ḥa thống nhất giữa đức tin và lư trí như Thánh Augustinô đă nói “Bạn hăy hiểu để tin; bạn hăy tin để hiểu” (x.GLCG số 157& 158) hay như Thánh John Henry Newman đă viết“Mười ngàn nỗi khó khăn không làm thành một sự hồ nghi”!

Cụ thể, cha nhắc lại cho các con mấy việc mà các con có thể làm ngay ngơ hầu bù đắp phần nào thiếu sót hôm nay:

1. Chăm học. Tất cả cho việc học. Học làm người tốt. Học Lời Chúa. Học chữ. Học nghĩa. Học có phương pháp. Các bậc cha mẹ cần cương quyết chăm lo việc học Lời Chúa và Giáo huấn của Hội Thánh cùng với việc học văn hoá! Không chọn một bỏ một! Các thầy cô Công Giáo cần đi đầu trong việc loại bỏ cái nạn dạy thêm dạy kèm bằng cách chuẩn bị bài vở dạy thật tốt ngay tại trường lớp! Cần chấp nhận một cuộc sống “khó nghèo” để không biến “giáo dục” thành “thương mại”.

2. Sống đạo tốt! Người công giáo phải là người tốt. Người tốt là người sống chân thật yêu thương. Nơi người tốt không có gian dối hay giả h́nh; không có lười biếng hay ích kỷ; không có kỳ thị hay phân biệt đối xử hoặc bất công.

3. Với cái hồn tông đồ: Các con hăy sống tinh thần “được sai đi” dưới tác động của Chúa Thánh Thần! Sống như men như muối như ánh sáng trần gian (x. Mt 5,13.14) ngay trong gia đ́nh cũng như ngoài xă hội, trong trường lớp cũng như ngoài đường phố. Khắp mọi nơi, trong mọi lúc, với hết mọi người!

4. Cầu nguyện: Cầu nguyện cho một nền giáo dục chân chính! “V́ không có Thầy, anh em chẳng làm ǵ được” (Ga 15,5;x. Thư Chung 2010, số 37). Cầu nguyện Chúa soi sáng cho các nhà chức trách thấy rơ thực trạng giáo dục hôm nay và can đảm trao lại cho các tư nhân và các tôn giáo cái quyền giáo dục cũng như các cơ sở giáo dục đang nắm giữ để cùng nhau góp phần đưa nền giáo dục nước nhà đi lên!

Các con thân mến,

Nguyện xin Chúa ban cho các con một năm học tốt đẹp thực sự, để trở thành những con người có cái tâm ngay thẳng, có cái đầu minh mẫn để trở nên những con người phát triển quân b́nh toàn diện ngơ hầu phục vụ Đất Nước và hăng say loan báo Tin Mừng t́nh thương cho mọi người.

Xin Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng bầu cử cho các con để các con biết noi gương Chị Thánh sống chứng nhân Tin Mừng ngay trong môi trường học đường và khắp mọi nơi.

Thân mến,

+ Micae Hoàng Đức Oanh

Giám mục Giáo phận Kon Tum.