Thánh
Anphonsus of Ligouri
Đức
Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư
30/3/2011
Loạt
Bài Giáo Lý Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài
136
[Video]
Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay tôi muốn trình bày cùng anh chị em hình ảnh về một vị tiến
sĩ thánh đức của Giáo Hội, vị chúng ta rất nặng nợ, vì ngài là một
thần học gia về luân lý nổi bật, và là bậc thày của đời sống thiêng
liêng đối với hết mọi người, nhất là đối với thành phần bình dân.
Ngài là tác giả của những lời lẽ và âm nhạc của một trong những bản
hát Giáng Sinh thông dụng nhất ở Ý quốc, "Tu scendi salle stelle" (Người
từ các tinh tú mà xuống), cũng như của nhiều điều khác nữa.
Alphonsus Maria Ligouri được hạ sinh vào năm 1696, trong một gia đình
quí tộc và giầu sang thành Naple. Được ban cho trí khôn thông minh
xuất chúng, vào năm 16 tuổi, ngài đã có bằng về cả luật đời lẫn luật
đạo. Ngài là một luật sư khôn lanh nhất ở tòa án Naple: Vì 8 năm
trời, ngài đã thắng hết mọi vụ kiện được ngài biện hộ cho. Tuy nhiên,
linh hồn của ngài lại cảm thấy khát khao Thiên Chúa và muốn nên trọn
lành, và Chúa đã dẫn ngài đến chỗ hiểu rằng, ngài được kêu gọi cho một
sứ vụ khác. Thật vậy, vào năm 1723, cảm thấy phẫn nộ về tình trạng
băng hoại và bất công, lây lan nơi môi trường làm việc của mình, ngài
đã bỏ nghề luật sư - cùng với giầu sang và thành đạt - quyết định
trở thành một linh mục, bất chấp việc chống đối của người cha.
Ngài đã có được những bậc thày tuyệt hảo, những vị đã giới thiệu
ngài học Thánh Kinh, lịch sử Giáo Hội và khoa thần bí. Ngài đã đạt
được một nền văn hóa thần học bao rộng, được ngài làm cho sinh hoa
kết trái khi ngài, sau một ít năm, bắt đầu công việc của một nhà
trước tác. Ngài được thụ phong linh mục năm 1726, và để làm thừa tác
vụ, ngài đã gia nhập Dòng Truyền Giáo Tông Đồ của giáo phận.
Thánh Anphonsus đã bắt đầu việc truyền bá phúc âm hóa, và dạy giáo lý
nơi các tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội ở thành Naple, thành
phần được ngài yêu thương giảng dạy, và là thành phần ngài đã hướng
dẫn theo những chân lý căn bản của đức tin. Trong số những con người
được ngài phục vụ ấy, không ít kẻ, nghèo nàn và bình dân, rất hay
sống đời đồi bại và thực hiện hoạt động tội ác. Ngài đã nhẫn nại dạy
họ cầu nguyện, khuyến khích họ cải tiến lối sống của họ. Thánh
Alphonsus đã đạt được những thành quả lớn lao: Nơi các vùng nghèo
khổ nhất của thành phố này, bấy giờ, gia tăng những nhóm người qui tụ
lại vào buổi tối, ở những gia tư, hay các cửa tiệm để cầu nguyện và
suy niệm Lời Chúa, đưới sự hướng dẫn của một số giáo lý viên, do
Thánh Alphonsus, cùng với các vị linh mục khác thành hình, những vị
thường thăm viếng những nhóm tín hữu ấy. Theo ý muốn của đức tổng
giám mục Naple, những cuộc gặp gỡ này đã được tổ chức ở những nguyện
đường thành phố, chúng mang tên là "các nguyện đường ban tối". Những
cuộc gặp gỡ này thực sự và thích đáng là nguồn mạch về việc giáo dục
luân lý, chữa lành xã hội, tương trợ nhau giữa thành phần nghèo khổ:
trộm cướp, tranh chấp và mãi dâm đã hầu như biến mất.
Mặc dù bối cảnh về xã hội và tôn giáo trong thời của Thánh Alphonsus
rất khác với bối cảnh của chúng ta, thì những "nguyện đường ban tối"
này, cũng là một mẫu thực của tác động truyền giáo là tác động chúng
ta có thể cảm hứng cả đến ngày hôm nay nữa, vì một "cuộc tân truyền
bá phúc âm hóa", đặc biệt là nơi thành phần nghèo khổ nhất, cũng như
để xây dựng một cuộc sống chung nhân loại công chính hơn, huynh đệ
hơn và đoàn kết hơn. Các vị linh mục được ủy thác cho một công việc
thuộc thừa tác vụ thiêng liêng, trong khi đó, thành phần giáo dân
được kỹ lưỡng đào luyện có thể trở thành những lãnh đạo viên Kitô
giáo hiệu năng, thành thứ men phúc âm chân thực trong lòng xã hội.
Sau khi nghĩ về việc lên đường truyền bá phúc âm hóa các dân ngoại,
Thánh Alphonsus, ở vào tuổi 35, đã liên hệ với những con người quê
mùa và mục tử thuộc những miền bên trong của Vương Quốc Naples, và
bị tác động bởi việc họ chẳng hiểu biết gì về đạo nghĩa, cũng như
tình trạng bị bỏ rơi của họ, ngài đã quyết định bỏ thủ đô và dấn
thân cho những người này, thành phần nghèo, về cả tinh thần lẫn vật
chất. Vào năm 1732 ngài đã thành lập Dòng Chúa Cứu Thế, một dòng
ngài đặt dưới quyền bảo hộ của Đức Giám Mục Thomas Falcoia, và chính
ngài trở thành bề trên của nó. Những tu sĩ này, được Thánh Alphonsus
hướng dẫn, thật sự là thành phần thừa sai lưu động đến tận những
làng mạc xa xôi nhất, kêu gọi thống hối và kiên trì sống đời Kitô
hữu, nhất là bằng việc cầu nguyện. Cho tới cả ngày nay, các tu sĩ
Dòng Chúa Cứu Thế lan tràn ra rất nhiều quốc gia trên thế giới, với
những hình thức tông đồ mới, tiếp tục sứ vụ truyền bá phúc âm hóa.
Tôi nghĩ đến họ với lòng tri ân, kêu gọi họ hãy luôn trung thành
theo gương của vị sáng lập thánh thiện của họ.
Lòng thiện hảo và nhiệt tình mục vụ của ngài là những gì đã được cảm
nhận, vào năm 1762 Thánh Alphonsus được bổ nhiệm làm giám mục ở
Sant'Agata dei Goti, một thừa tác vụ ngài đã ngừng nhiệm vụ, vì lý do
bệnh nạn vào năm 1775, với phép của Đức Giáo Hoàng Piô VI. Vào năm
1787, cũng vị giáo hoàng này, nghe thấy tin ngài qua đời sau nhiều
khổ đau, đã than lên rằng: "Ngài là một thánh nhân!" Và vị giáo
hoàng này đã không sai lầm: Thánh Anphonsus đã được phong thánh năm
1839, và vào năm 1871 đã được tuyên bố là tiến sĩ của Giáo Hội.
Tước hiệu này được ban cho ngài vì nhiều lý do. Trước hết, vì ngài đề
ra một giáo huấn phong phú về khoa luân lý thần học, một khoa học
bày tỏ một cách thích đáng tín lý Công giáo, cho tới độ, Đức Giáo
Hoàng Piô XII đã tuyên bố ngài là "quan thày của tất cả các vị giải
tội và các nhà thần học luân lý". Vào thời của ngài lan tràn một thứ
giải thích rất ngặt nghèo về đời sống luân lý, cũng vì tâm thức bè
rối Jansenist mà, thay vì nuôi dưỡng lòng tin tưởng và niềm hy vọng
vào tình thương của Thiên Chúa, lại dậy lên nỗi sợ hãi, và cho thấy
dung nhan của Thiên Chúa như là những gì nhăn nhó và nghiêm nghị,
rất xa với những gì được Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta thấy.
Nhất là trong tác phẩm chính của ngài mang tựa đề "Luân Lý Thần
Học", Thánh Alphonsus đã đề ra một tổng luận quân bình, và thuyết
phục giữa những đòi hỏi của lề luật Chúa, được trọn vẹn mạc khải bởi
Chúa Kitô, và được giải thích theo thẩm quyền của Giáo Hội, với những
động lực của lương tâm và tự do của con người, những gì, thực sự nhờ
gắn bó với chân lý và sự thiện, mới đạt đến tầm mức trưởng thành và
trọn vẹn của con người. Đối với các vị mục tử
của các linh hồn và các
vị giải tội, Thánh Alphonsus đã khuyên trung thành với tín lý luân
lý Công giáo, được kèm theo bởi một thái độ thông minh và dịu hiền,
nhờ đó các hối nhân mới có thể cảm thấy họ được đồng hành, hỗ trợ và
phấn khích nơi cuộc hành trình đức tin cùng đời sống Kitô hữu của
họ. Thánh Alphonsus không bao giờ ngừng lập đi lập lại rằng, các linh
mục là một dấu hữu hình cho tình thương vô biên của Thiên Chúa, Đấng
thứ tha và soi sáng tâm trí của tội nhân, để tội nhân hoán cải và
thay đổi cuộc sống của mình. Trong thời của chúng ta, trong đó, có
những dấu hiệu rõ ràng cho thấy, việc mất đi lương tâm luân lý, và -
cần phải nhìn nhận rằng - thiếu cảm nhận một cách nào đó bí tích
giải tội, thì giáo huấn của Thánh Alphonsus, một lần nữa, là những gì
rất hợp thời.
Cùng với các tác phẩm về thần học, Thánh Alphonsus còn viết nhiều
văn bản khác nữa, nhắm tới việc huấn luyện đạo giáo cho con người.
Kiểu cách thì đơn giản và dịu dàng. Được đọc và phiên dịch ra nhiều
ngôn ngữ, các tác phẩm của Thánh Alphonsus đã góp phần khuôn đúc
linh đạo phổ thông của hai thế kỷ vừa qua. Một số trong các tác phẩm
này là những bản văn được đọc lại một cách rất ích lợi hôm nay đây,
chẳng hạn như cuốn "The Eternal Maxims - Những Câu Cách Ngôn Vĩnh
Hằng", "Vinh Quang Mẹ Maria", "Thực Hành Yêu Mến Chúa Giêsu Kitô" -
cuốn cuối cùng này là một tác phẩm tiêu biểu cho việc tổng hợp tư
tưởng của ngài, và là tác phẩm chính của ngài.
Ngài đã nhấn mạnh nhiều đến nhu cầu cần phải cầu nguyện, một việc
nguyện cầu giúp con người có thể cởi mở trước Ân Sủng Thần Linh, để
hằng ngày thi hành ý muốn của Thiên Chúa, và để thánh hóa bản thân.
Về vấn đề cầu nguyện, ngài đã viết: "Thiên Chúa không chối bỏ ân
sủng của lời nguyện cầu với bất cứ ai, nhờ đó, họ được trợ giúp để
thắng vượt hết mọi đam mê nhục dục, và hết mọi chước cám dỗ. Và tôi
muốn nói rằng, và sẽ luôn lập lại rằng, suốt cả cuộc đời của tôi, là
tất cả việc cứu độ của chúng ta lệ thuộc vào việc cầu nguyện". Từ đó
mới có câu châm ngôn nổi tiếng của ngài: "Ai cầu nguyện thì được cứu
độ" (From the great means of prayer and related booklets. Opere
ascetiche II, Rome 1962, p. 171).
Theo chiều hướng đó, tôi nhớ đến lời huấn dụ của vị tiền nhiệm, Người
Tôi Tớ Chúa Đáng Kính Gioan Phaolô II: "Các cộng đồng Kitô hữu cần
phải trở nên những 'học đường' cầu nguyện chân thực. Bởi thế, việc
giáo dục nguyện cầu cần phải trở thành, một cách nào đó, một yếu
tố then chốt cho tất cả mọi dự án mục vụ" (Apostolic Letter Novo
Millennio Ineunte, 33, 34).
Nổi bật nhất trong các hình thức cầu nguyện được Thánh Alphonsus
nhiệt liệt khuyên nhủ, đó là viếng Thánh Thể hay, như chúng ta nói
ngày nay, đó là tôn thờ Thánh Thể - ngắn hay dài, riêng hay chung.
Thánh Alphonsus viết: "Thật sự là trong tất cả mọi việc tôn sùng, thì
việc tôn sùng tôn thờ Chúa Giêsu bí tích này là đầu tiên sau các bí
tích, một việc tôn sùng đáng yêu nhất đối với Thiên Chúa, và hữu dụng
nhất đối với chúng ta. Ôi còn gì vui sướng tuyệt vời cho bằng tin
tưởng ở trước bàn thờ, và thưa cùng Người các nhu cầu của chúng ta, như
một người bạn đối với một người bạn khác được họ hoàn toàn tin
tưởng!" (Visits to the Most Blessed Sacrament and to Mary Most Holy
for each day of the month. Introduction).
Linh đạo của Thánh Alphonsus thật sự có tính cách Kitô học, tập
trung vào Chúa Kitô và vào Phúc Âm của Người. Việc suy niệm về mầu
nhiệm nhập thể và khổ nạn của Chúa Kitô, thường là đối tượng giảng
dạy của ngài: Thật vậy, nơi các biến cố này, việc cứu chuộc được hiến
ban "một cách dồi dào" cho tất cả mọi người. Và chính vì có tính
cách Kitô học, mà lòng đạo đức của Thánh Alphonsus cũng có tính cách
Thánh Mẫu một cách sắc bén. Hết lòng tôn sùng Mẹ Maria, ngài đã minh
họa vai trò của Mẹ trong lịch sử cứu độ: là cộng sự viên của việc
Cứu Chuộc và là Trung Gian ân sủng, là Mẹ, Đấng Cầu Bầu và Nữ Vương.
Hơn nữa, Thánh Alphongsus đã khẳng định rằng, việc tôn sùng Mẹ Maria
sẽ là một niềm an ủi lớn lao trong giờ lâm tử của chúng ta. Ngài xác
tín rằng, việc suy niệm về định mệnh đời đời của chúng ta, về ơn gọi
của chúng ta, trong việc đời đời tham phần vào hạnh phúc của Thiên
Chúa, cũng như về khả thể thê thảm bị hư trầm, là những gì góp phần
vào cuộc sống thanh nhàn và dấn thân, cũng như trong việc đối diện
với thực tại của sự chết, bằng việc luôn tin tưởng vào sự thiện hảo
của Thiên Chúa.
Thánh Alphonsus Maria Ligouri là một gương mẫu cho một vị mục tử
nhiệt thành, vị đã chiếm được các linh hồn, bằng việc rao giảng Phúc
Âm, cũng như bằng việc ban phát các bí tích, kèm theo tác hành tỏ ra
thiện hảo dịu dàng khiêm hạ, một tác hành xuất phát từ mối liên hệ
gắn bó của họ với Thiên Chúa, Đấng là sự thiện hảo vô cùng. Ngài đã
có một viễn kiến thực tế lạc quan, về các nguồn mạch của những sự vật,
được Chúa ban cho hết mọi người, và đề cao tầm quan trọng đối với các
thứ cảm xúc và cảm thức của cõi lòng, thêm vào với trí khôn, trong
việc mến yêu Thiên Chúa và thương yêu tha nhân.
Tóm
lại, tôi muốn nhắc nhở là, vị thánh của chúng ta, như Thánh Francis
de Sales - vị tôi đã nói tới mấy tuần trước đây - nhấn mạnh rằng,
thánh thiện là những gì khả đạt với hết mọi Kitô hữu: "Tu sĩ với tư
cách là tu sĩ, giáo dân với tư cách là giáo dân, sống đời hôn nhân
gia đình với tư cách trong đời sống hôn nhân gia đình, thương gia
với tư cách là thương gia, lính tráng với tư cách là quân nhân, và
cứ thế với hết mọi bậc sống" (Practice of Loving Jesus Christ, Opere
ascetiche I, Rome 1933, p. 79).
Tôi tạ ơn Chúa, Đấng, theo sự quan phòng của Ngài, đã làm xuất hiện
các vị thánh và các vị tiến sĩ ở các thời điểm khác nhau, và nơi chốn
khác nhau, nói cùng ngôn ngữ, kêu gọi chúng ta gia tăng đức tin, và
sống một cách yêu thích và hân hoan làm Kitô hữu, bằng các tác hành
đơn giản hằng ngày, tiến bước theo đường lối thánh thiện, trên con
đường đến với Thiên Chúa và đến với niềm vui chân thực. Xin cám ơn
anh chị em.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit
phổ biến ngày 30/3/2011