Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI

 Hun T Triu Kiến Chung Th Tư 15/6/2011 Lot

Bài Giáo Lư v Cu Nguy

Bài 6 – Li Nguyn Chuyn Cu ca Tiên Tri Êlia

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong lịch sử về tôn giáo của Dân Yến Duyên xưa, các vị tiên tri cùng với giáo huấn và việc giảng dạy của các vị có một tầm quan trọng rất lớn. Trong số các vị, xuất hiện nhân vật Êlia, vị được Thiên Chúa sai đến để dẫn dân chúng về với việc ăn năn hoàn cải. Tên của ngài có nghĩa là “Chúa là Thiên Chúa của tôi”, và đời sống của ngài được tỏ hiện theo ư nghĩa tên của ḿnh – một đời sống hoàn toàn hiến thân để giúp cho dân chúng nhận biết Thiên Chúa là Vị Thiên Chúa duy nhất. Sách Sirach nói về Êlia như thế này: “Bấy giờ tiên tri Elia xuất hiện như một ngọn lửa, và lời của ông bừng cháy như đuốc sáng” (48:1). Nhờ ngọn lửa này mà dân Yến Duyên đă t́m lại đường về cùng Thiên Chúa.

 

Theo thừa tác vụ của ḿnh, tiên tri Elia đă xin Chúa hồi sinh cho đứa con trai của một bà góa là người đă cho ngài trọ nhờ (cf. 1 Kings 17:17-24); ông kêu lên cùng Chúa trong mệt mỏi và buồn thảm khi ông tẩu thoát vào sa mạc cho khỏi cuộc săn bắt của nữ hoàng Jezebel (cf. 1 Kings 19:1-4); thế nhưng đặc biệt là ở trên Núi Carmel ông đă tỏ ḿnh hết sức quyền năng như một vị chuyển cầu, khi mà, trước mặt toàn dân Yến Duyên, ông nài xin Chúa hăy tỏ ḿnh ra mà hoán cải tâm can của dân chúng. Hôm nay chúng ta dừng lại suy nghĩ ở trích đoạn được thuật lại ở Đoạn 18 Sách Các Vua Quyển Thứ Nhất này.

 

Chúng ta đang ở Miền Bắc Vương Quốc ấy, vào thế kỷ thứ 9 trước Công Nguyên, thời Vua Ahab, trong lúc xẩy ra trong dân Yến Duyên t́nh trạng cởi mở ḥa đồng tôn giáo. Ngoài Chúa ra, dân chúng cũng thờ cả thần Baal, một ngẫu tượng cho thêm chắc ăn là những ǵ họ tin rằng ban cho họ ơn mưa gió, và là những ǵ họ v́ thế ghép cho có quyền làm trổ sinh hoa mầu nơi đồng ruộng và sự sống cho con người cũng như cho gia xúc. Mặc dù họ cho rằng họ theo Chúa, Vị Thiên Chúa vô h́nh và huyền bí, dân chúng cũng t́m kiếm an ninh nơi cả một vị thần khả thức và khả đoán, vị thần mà họ có thể xin được phong phú và thịnh vượng bù lại việc lễ tế họ dâng lên. Dân Yến Duyên chiều theo cái quyến rũ của ngẫu tượng – một khuynh hướng liên tục đối với thành phần tín hữu – bằng việc phỉnh gạt ḿnh  cho rằng họ có thể “làm tôi hai chủ” (cf. Matthew 6:24; Luke 16:13) và dễ dàng hóa những đường lối bất khả thấu của đức tin nơi Đấng Toàn Năng, bằng cách đặt tin tưởng vào một vị thần linh bất lực do con người tạo nên.

 

Chính v́ để lột mặt nạ cái ngu xuẩn gian trá của thái độ ấy tiên tri Elia đă tập trung Dân Yến Duyên ở Núi Carmel và bắt họ phải chọn lựa: “Nếu Chúa là Thiên Chúa th́ hăy theo Ngài; thế nhưng nếu là Baal th́ hăy theo hắn” (1 Kings 18:21). Và vị tiên tri này, vị ấp ủ t́nh yêu Thiên Chúa, không để cho dân chúng của ḿnh tự chọn lựa song giúp họ bằng việc chỉ cho họ thấy dấu hiệu nói lên sự thật, ở chỗ, cả ông và các tiên tri của thần Baal đều sẽ sửa soạn một tế vật và sẽ cầu nguyện, mà vị Thiên Chúa chân thật sẽ tỏ ḿnh ra bằng việc đáp ứng khi cho lửa thiêu đốt của lễ. Thế là bắt đầu xẩy ra cuộc đối chọi giữa Tiên Tri Êlia và thành phần theo Baal, thực ra giữa Vị Chúa của Yến Duyên, Vị Thiên Chúa của ơn cứu độ và sự sống, và một thứ ngẫu tượng câm nín trống không chẳng làm ǵ được dù lành hay dữ  (cf. Jeremiah 10:5). Cũng bắt đầu xẩy ra cuộc đối chọi giữa hai đường lối khác nhau trong việc quay về cùng Thiên Chúa và những cách thức khác nhau của việc cầu nguyện.

 

Thành phần tiên tri của Baal thật sự đă kêu vang, nhẩy múa và đă đi đến chỗ kích thích tới độ cắt xé thân thể của ḿnh “bằng gươm và đ̣ng, cho đến khi máu chảy ra nơi họ” (1 Kings 18:28). Họ hướng về chính họ để tiến tới vị thần của họ, cậy dựa vào khả năng của ḿnh hầu gây ra một đáp ứng nào đó. Bởi thế mới lộ h́nh lộ dạng cái thực tại gian trá của ngẫu tượng, ở chỗ, con người nghĩ về nó như là một cái ǵ đó có thể điều khiển được, (cái ǵ đó) có thể bị chi phối bởi quyền lực của con người, có thể được truy cập bởi chính con người cùng với những năng lực sống c̣n của họ. Việc tôn thờ một ngẫu tượng, thay v́ mở ḷng con người ra với Đấng Khác, cũng như với một mối liên hệ tự do giúp con người có thể ĺa bỏ những hạn hẹp của cái tôi để vươn tới những chiều kích yêu thương và trao tặng nhau, th́ lại khép kín con người lại trong ṿng luẩn quẩn chỉ biết t́m kiếm bản thân ḿnh một cách tuyệt vọng. Và việc gian dối lọc lừa này, khi tôn thờ ngẫu tượng, con người cảm thấy ḿnh bị áp buộc sử dụng những hành động thái quá trong nỗ lực ảo vọng để làm chủ nó theo ư riêng của ḿnh. Đó là lư do các tiên tri tiến tới chỗ thậm chí tác hại đến bản thân ḿnh, gây thương tích cho ḿnh, bằng một cử chỉ mỉa mai một cách đột ngột không ngờ: Để có được một đáp ứng, một dấu hiệu cho thấy sự sống nơi vị thần của ḿnh, họ lấy đến chính máu của họ, như thế, một cách tiêu biểu, họ bao phủ ḿnh bằng sự chết.

 

Thái độ của Êlia trong việc cầu nguyện hoàn toàn khác. Ông đă yêu cầu dân chúng đến gần, nhờ đó bao gồm cả họ vào hành động và lời thỉnh nguyện của ông. Mục đích của cuộc thánh đố ông nêu lên cho thành phần tiên tri của thần Baal đó là qui hướng về cho Thiên Chúa thành phần dân chúng đă đi sai lạc qua việc chạy theo các thứ ngẩu tượng; bởi thế ông muốn dân Yến Duyên liên kết họ với ông, nhờ đó họ trở thành một tham dự viên và nhân vật chính trong lời cầu của ông cũng như vào tất cả những ǵ đang xẩy ra. Bấy giờ vị tiên tri này dựng lên một bàn thờ, khi sử dụng – như sách nói – “12 tảng đá theo số 12 chi tộc của con cái Giacóp, vị đă được Thiên Chúa phán rằng ‘Yến Duyên sẽ là tên của ngươi’ (câu 31). Những tảng đá này tiêu biểu toàn dân  Yến Duyên và là việc tưởng niệm khả giác về lịch sử họ được tuyển chọn, về ḷng yêu chuộng ơn cứu độ nhắm đến họ.

 

Tác động phụng vụ của tiên tri Elia có một tác dụng quan trọng: Bàn thờ là một nơi linh thánh cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, thế nhưng những tảng đá làm nên bàn thờ lại tiêu biểu cho dân chúng, thành phần mà bấy giờ, qua việc môi giới của tiên tri Elia, được đặt trước nhan Thiên Chúa một cách tiêu biểu, trở thành một “bàn thờ”, nơi hiến dâng và hy tế.

 

Thế nhưng biểu hiệu này cần phải trở thành một thực tại, ở chỗ Dân Yến Duyên nhận biết Vị Thiên Chúa chân thật và tái nhận thức căn tính của ḿnh là dân riêng của Chúa. Đó là lư do tiên tri Elia xin Chúa tỏ ḿnh ra, và 12 tảng đá có ư nhắc nhở dân Yến Duyên sự thật về họ cũng đồng thời nhắc nhở Chúa về ḷng trung thành của Ngài, một ḷng trung thành được vị tiên tri cậy dựa khi nguyện cầu. Những lời của ông nguyện cầu đầy những ư nghĩa và tin tưởng: “Ôi Chúa là Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Israel, chớ ǵ hôm nay Ngài được nhận biết nơi dân Yến Duyên, và tôi là tôi tớ của Ngài, và tôi đă làm tất cả những điều này theo lời của Ngài. Ôi Chúa, xin hăy đáp ứng tôi, xin đáp ứng tôi để dân này biết rằng Ngài, ôi Chúa, là Thiên Chúa, và xin Ngài hăy cải đổi tâm can của họ” (verses 36-37; cf. Genesis 32:36-37).

 

Êlia hướng về Chúa, gọi Ngài là Thiên Chúa của Abraham; như thế ông ngầm nhắc tới những lời hứa hẹn thần linh cũng như tới lịch sử của việc tuyển chọn và giao ước liên  kết bất khả phân ly Chúa và dân của Ngài. Việc Thiên Chúa pha ḿnh vào lịch sử của nhân loại ở chỗ Danh của Ngài giờ đây liên hệ bất khả phân ly với tên của các vị Tổ phụ, và vị tiên tri này nhắc đến Danh thánh ấy để Thiên Chúa nhớ lại và tỏ ḷng trung thành của Ngài ra; thế nhưng ông cũng làm như thế để Dân Yến Duyên có thể nghe thấy được gọi đích danh mà tái nhận thức về ḷng trung thành của ḿnh. Tuy nhiên việc tiên tri Êlia nói lên danh hiệu thần linh ấy có vẻ hơi lạ lùng. Thay v́ sử dụng công thức b́nh thường là “Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp” th́ ông lại sử dụng một ngôn từ ít thông dụng hơn: “Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Israel”. Việc thay thế Tên “Giacóp” bằng tên “Israel” gợi lại cuộc đối chọi của Giacóp ở gịng suối Jabbok kèm theo việc đổi tên là những ǵ được tŕnh thuật viên rơ ràng qui chiếu tới (cf. Genesis 32:21) cũng như tôi đă nói tới ở một trong những bài giáo lư gần đây nhất. Việc thay thế này trở thành dồi dào ư nghĩa nơi bối cảnh nguyện cầu của Elia. Vị tiên tri này cầu nguyện cho dân chúng thuộc Vương Quốc Phía Bắc là vương quốc được gọi là Israel, khác với vương quốc Giuđa là vương quốc ở Miền Nam. Dân miền bắc này bấy giờ dường như đă quên mất cội nguồn của ḿnh và mối liên hệ hồng ân với Chúa, nghe thấy được gọi đích danh,  cũng như Tên của Thiên Chúa – Thiên Chúa của vị Tổ phụ và là Thiên Chúa của dân chúng – cũng được vang lên: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của Israel, hôm nay xin Chúa hăy tỏ ra Ngài là Thiên Chúa nơi dân Israel”.

 

Dân được tiên tri Êlia cầu nguyện cho một lần nữa đối diện với sự thật về ḿnh, và vị tiên tri ấy xin cho sự thật về Chúa cũng được tỏ hiện, và Ngài nhúng tay vào việc hoán cải của dân Yến Duyên bằng cách kéo họ ra khỏi cái gian dối của việc tôn thờ ngẫu tượng, nhờ đó họ được cứu độ. Lời yêu cầu của ông là ở chỗ dân chúng cuối cùng nhận biết – và nhận biết một cách trọn vẹn – đâu thực sự là Thiên Chúa của họ, và họ ọ cương quyết theo một ḿnh Ngài mà thôi, Vị Thiên Chúa chân thực. V́ chỉ có thế Thiên Chúa mới được nhận biết như Ngài thực sự là – Tuyệt Đối và Siêu Việt – không thể nào có thể đặt Ngài bên cạnh các thứ thần nào khác, một tác động chối bỏ Ngài là Đấng Tuyệt Đối Tối Cao bằng cách tương đối hóa Ngài. Đó là niềm tin làm cho dân Yến Duyên thành dân của Thiên Chúa; nó là niềm tin được loan báo trong đoạn Shema’Israel nổi tiếng: “Ôi Israel, hăy lắng nghe: Chúa là Thiên Chúa của chúng ta là Chúa duy nhất; và các người phải kính mến Chúa là Thiên Chúa của các người hết ḷng, hết linh hồn và hết sức ḿnh” (Deuteronomy 6:4-5). Thành phần tín hữu cần phải đáp ứng bằng một t́nh yêu tận tuyệt trọn vẹn bao gồm trọn cả cuộc đời, sức lực, tâm can của ḿnh với Vị Thiên Chúa tối cao ấy. Và bằng lời cầu nguyện của ḿnh, vị tiên tri này van xin ơn hoán cải cho chính tâm can của dân ḿnh: “để dân này nhận biết rằng Ngài, ôi Chúa, là Thiên Chúa, và Ngài là Đấng đă khiến họ trở lại!” (1 Kings 18:37). Với lời chuyển cầu của ḿnh, Elia xin Thiên Chúa những ǵ chính Thiên Chúa muốn làm – đó là tỏ ḿnh ra nơi tất cả t́nh thương của Ngài, trung thành với thực tại của Ngài là Chúa của sự sống, Đấng thứ tha, hoán cải và biến đổi.

 

Vậy đă xẩy ra như thế: “Bấy giờ lửa của Chúa xuống đốt của lễ toàn thiêu, cùng với củi, đá, đất bụi và khô cả nước trong rănh. Và khi tất cả dân chúng thấy thế họ liền sấp mặt xuống đất mà nói ‘Lạy Chúa Ngài là Thiên Chúa; Lạy Chúa Ngài là Thiên Chúa” (Câu 38-39). Lửa, một yếu tố vừa cần thiết lại rất kinh khiếp, liên hệ với những biểu lộ thần linh nơi bụi gai cháy và Núi Sinai, giờ đây trở thành dấu hiệu cho t́nh yêu của Thiên Chúa trong việc đáp ứng lời cầu nguyện và tỏ ḿnh ra cho dân của Ngài. Baal, một thần linh câm điếc và bất lực, không thể đáp ứng những lời kêu cầu từ những tiên tri của ḿnh. Chính Chúa là Đấng đáp ứng, và một cách đặc biệt, chẳng những bằng cách đốt cháy hy lễ mà thậm chí c̣n làm khô cạn tất cả nước được đổ cung quanh bàn thờ nữa. Dân Yến Duyên không c̣n nghi ngờ ǵ nữa; t́nh thương thần linh đă đến gặp gỡ họ nơi nỗi hèn yếu của họ, nơi nỗi ngờ vực của họ, nơi t́nh trạng thiếu đức tin của họ. Bấy giờ ngẫu tượng không tưởng Baal bị chế ngự, và dân chúng, thành phần dường như lạc mất, đă tái nhận thức con đường của chân lư và tái nhận được được bản thân ḿnh.

 

Anh chị em thân mến, lịch sử về quá khứ này đă nói với chúng ta những ǵ đây? Câu truyện lích sử này muốn tŕnh bày cho thầy những ǵ? Điều được đặt ra ở đây trước hết và trên hết đó là vấn đề ưu tiên của giới răn thứ nhất: tôn thờ một ḿnh Thiên Chúa. Nơi nào Thiên Chúa biến khuất ở đó con người liền bị rơi vào t́nh trạng nô lệ cho việc tôn thờ ngẫu tượng, như những chế độ độc tài chuyên chế của thời đại chúng ta cho thấy, cùng với các h́nh thức khác nhau của chủ nghĩa hư ảo làm cho con người lệ thuộc vào các thứ ngẫu tượng, vào việc tôn thờ ngẫu tượng – họ trở thành nô lệ cho ngẫu tượng. Điều thứ hai đó là đích điểm chính yếu của việc cầu nguyện đó là hoán cải: ngọn lửa của Thiên Chúa biến đổi tâm can chúng ta và làm cho chúng ta có thể thấy Thiên Chúa, sống theo Thiên Chúa và sống cho người khác. Và vấn đề thứ ba đó là các vị Giáo Phụ nói với chúng ta rằng câu truyện này về một vị tiên tri cũng là những ǵ tiên báo, nếu – các vị nói – nó ám chỉ tương lai, Chúa Kitô tương lai, nó là một bước đường tiến đến với Chúa Kitô. Và các vị nói với chúng ta rằng ở nơi đây chúng ta thấy ngọn lực thực sự của Thiên Chúa: đó là t́nh yêu đưa Chúa đến tận cùng nơi Thập Tự Giá, tới toàn hiến bản thân ḿnh. Việc đích thực tôn thờ Thiên Chúa, như thế, là hiến ḿnh cho Thiên Chúa và cho con người – việc tôn thờ đích thực đó là yêu mến. Và việc đích thực tôn thờ Thiên Chúa không hủy diệt mà là canh tân đổi mới. Thật vậy, ngọn lửa của Thiên Chúa, ngọn lửa của t́nh yêu bừng cháy, biến đổi, thanh tẩy, thế nhưng chính nhờ đó nó không hủy diệt mà lại tác tạo chân lư về hữu thể của chúng ta, tái tạo con tim của chúng ta. Và như th6é, thực sự sống nhờ ơn của ngọn lửa Thánh Linh, của t́nh yêu Thiên Chúa, chúng ta trở nên thành phần tôn thờ trong tinh thần và chân lư. Cám ơn anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 15/6/2011 (những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)