Bài diễn văn của Giáo Sư Y Khoa Thạch Nguyễn

Kính thưa quư thầy, quư GS và các bạn,
>
> Năm nay đánh dấu 19 năm làm việc của tôi ở Á châu, chủ yếu ở Trung
> Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn GS
> Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nội, GS Phạm Gia
> Khải, nguyên Chủ tịch Viện Tim mạch học Quốc gia Việt Nam và GS Nguyễn
> Lân Việt, Chủ tịch Viện Tim mạch học Quốc gia Việt Nam về ḷng hiếu
> khách nồng hậu và mối quan hệ làm việc tốt đẹp trong những chuyến đi
> Việt Nam của tôi.
>
> Hôm nay, một ngọn gió lành đă đưa tôi đến Hà Nội và buổi lễ chiều nay
> là kết tinh của những ngày dài rong ruổi ở những thủ đô và thành phố
> lớn của châu Á, chủ yếu là Trung Quốc. Đây là lần thứ 8 tôi nhận chức
> GS danh dự hay thỉnh giảng, trong đó 3 lần từ các trường đại học y ở
> Bắc Kinh và 2 lần từ các đại học ở Nam Kinh, Trung Quốc.
>
> Nhân dịp này, tôi muốn chia sẻ những tâm t́nh và một vài kinh nghiệm
> với các GS và các bạn BS trẻ về ch́a khóa thành công tại Trung Quốc.
>
> Những ư tưởng trong bài này đă được tŕnh bày nhiều lần, đặc biệt là
> vào năm 2008 tại Bệnh viện Quân đội trung ương 301 của Quân đội Nhân
> dân Trung Quốc.
> Tôi đến Bắc Kinh và Vũ Hán vào mùa thu năm 1992 để dạy kỹ thuật nong
> động mạch vành tại Hội nghị Tim mạch Song Dương Tử lần thứ ba. Sau khi
> chứng kiến các BS Trung Quốc học kỹ thuật nong mạch vành do tôi biểu
> diễn bằng cách quan sát qua màn h́nh TV, tôi đă đề nghị với GS Dayi Hu
> áp dụng phương pháp cầm tay chỉ việc như tại các bệnh viện Mỹ. GS Dayi
> Hu là người bạn thân nhất của tôi tại Trung Quốc, hiện nay là Chủ tịch
> Hội Tim mạch Trung Quốc.
> Trong pḥng thông tim, các BS Trung Quốc là người thực hiện thủ thuật
> nong mạch vành, trong khi các chuyên gia Mỹ đứng ngay sau lưng họ, cầm
> tay và giúp họ thực hiện thủ thuật từng bước một. Đây là lần đầu tiên
> phương pháp giảng dạy này được áp dụng ở Trung Quốc.
> Phương pháp này đă rất thành công và được các nhà tim mạch học Trung
> Quốc tiên phong hoan nghênh nhiệt liệt. Một trong những bác sĩ Trung
> Quốc học viên trẻ lúc bấy giờ nay đă là một GS đầu ngành tại Bác Kinh
> và năm 2012 sẽ là Chủ tịch Hội Tim mạch Trung Quốc.
> Phương pháp cầm tay chỉ việc đó cũng đă được áp dụng tại Hà Nội, Việt
> Nam từ năm 1997, khi phái đoàn Mỹ đến Việt Nam lần đầu tiên. Giờ đây
> th́ những BS tim mạch của Hà Nội, Sài G̣n, và Huế đă làm rất giỏi các
> kỹ thuật thông tim, đặt giá đỡ, đốt điện trong buồng tim, đóng các lỗ
> thông bẩm sinh trong buồng tim. Đó là những đóng góp lớn cho đất nước
> của cộng đồng tim mạch Việt Nam . Đây là điều làm tôi sung sướng và
> hănh diện nhất.
> Sau đó, năm 1993, tôi tổ chức những khóa học tương tự và xây dựng
> chương tŕnh tim mạch học can thiệp tại Bệnh viện Chao Yang, một trong
> những bệnh viện lớn nhất tai Bắc Kinh. GS Dayi Hu và tôi cùng tổ chức
> lần đầu tiên một hội nghị tim mạch quốc tế mang tên Vạn Lư Trường Thành
> mà hôm nay đă trở thành hội nghị tim mạch lớn nhất Trung Quốc.
> Từ năm 1992 đến nay, mỗi năm tôi đều đi dạy học ở Bắc Kinh, Thượng Hải
> hay Nam Kinh. Năm 1994, có một số bạn Việt Nam thấy tôi đi Trung Quốc
> nhiều mà không ghé Việt Nam , th́ họ thắc mắc tại sao tôi hay đi làm
> việc ở Trung Quốc mà không hay đi Việt Nam hay những quốc gia khác.
>
> Tôi trả lời là có một thôi thúc mănh liệt khiến tôi đi làm việc nhiều ở
> Trung Quốc là v́ tôi muốn đảo ngược một hướng lịch sử đă đă kéo dài gần
> 2.000 năm. Trong suốt gần 2.000 năm qua, cho đến tận thế kỷ 20, các học
> giả Việt Nam, Hàn Quốc, và Nhật Bản đều phải đến Bắc Kinh Trung Quốc để
> học hỏi về Khổng giáo hay tham vấn một kỹ thuật và nghệ thuật trị quốc
> khác. Nay tôi muốn đến Bắc Kinh để dạy lại và đóng góp vào sự phát
> triển và lớn mạnh của ngành tim mạch Trung Quốc.
> Nhưng những ư kiến nào sẽ làm cho những bài báo cáo của tôi ở Trung
> Quốc trở thành đặc biệt? Có những điều ǵ tôi nói sẽ khác biệt và hay
> hơn so với bài báo cáo của những đồng nghiệp Mỹ khác? Tôi xin kể lại
> hai câu chuyện về một câu hỏi khó được đặt ra cho tôi khi làm việc tại
> Bắc Kinh.
>
> Việc thứ nhất là vào năm 2002, trong dịp kỷ niệm 10 năm giảng dạy của
> tôi ở Trung Quốc, khi kết thúc một cuộc phỏng vấn với một tờ báo Y khoa
> Trung Quốc, người phóng viên yêu cầu tôi cho một lời khuyên cho cộng
> đồng bác sĩ tim mạch Trung quốc.
> Ngạc nhiên v́ tầm vóc và ảnh hưởng quá lớn của câu hỏi này, tôi đă trả
> lời một cách nhă nhặn: “Trong 10 năm qua, các GS người Mỹ đă đến Trung
> Quốc để dạy làm các thủ thuật. Sau 10 năm, các BS Trung Quốc đă biết
> cách làm tất cả các thủ thuật tim mạch trên, và có thể làm giỏi hơn các
> GS Mỹ. Nên bây giờ các GS Mỹ đến Trung Quốc không phải để chuyển giao
> những kiến thức có sẵn nữa, mà để chỉ cho các BS Trung Quốc cách đặt
> câu hỏi”.
> “Khi đối diện với một vấn đề, nếu chúng ta biết đặt câu hỏi đúng, chúng
> ta sẽ có câu trả lời đúng. Nếu chúng ta đặt câu hỏi sai, câu trả lời và
> cách giải quyết cũng sẽ sai. Đó chính là ch́a khoá thành công của
> phương pháp làm việc của Mỹ khi phân tích và giải quyết một vấn đề”.
> Câu trả lời này đă làm những GS Trung Quốc thích thú v́ tôi đă giúp họ
> t́m ra một ch́a khoá đưa đến thành công.
>
> Câu chuyện thứ hai cách đây hai tuần khi tôi đang dạy học ở Nam Kinh,
> tôi gặp một GS đồng nghiệp cũng là một tướng hai sao trong Quân đội
> Nhân dân Trung Quốc. GS này mời tôi đi giảng dạy tai một hội nghị tim
> mạch can thiệp vào tháng 4 năm tới, do BV Quân đội lớn nhất vùng Đông
> Bắc Trung Quốc tổ chức.
> Dĩ nhiên, việc được mời là một niềm hănh diện. Tuy nhiên, nó cũng đem
> đến một câu hỏi gai góc. Trong ṿng 15 năm về trước, khi tôi đến Trung
> Quốc hay châu Á, tôi có thể báo cáo bất cứ đề tài nào tôi thích. Ngày
> nay tŕnh độ hiểu biết về tim mạch ở Trung Quốc và Việt Nam đă rất cao.
>
> V́ vậy tôi phải nói những ǵ mà khiến cử tọa không ngủ gục và thực sự
> thách đố trí thông minh của họ (như buổi lễ ngày hôm nay chẳng hạn).
> Nếu tôi muốn được tiếp tục mời giảng dạy trong tương lai, th́ những bài
> báo cáo của tôi phải chứa đựng những kiến thức rất mới mẻ, rất đặc biệt
> và rất đột phá.
> Tôi t́m ra lời giải cho câu hỏi khó trên khi đến báo cáo tại Bệnh viện
> 301 ở Bắc Kinh. Đây là Bệnh viện TW Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung
> Quốc, một nơi mà tôi đến đây hàng năm từ năm 1997.
>
> Bạn tôi, một Đại tướng của Quân đội Nhân dân Trung Quốc, GS Shi Wen
> Wang đă hỏi tôi có chịu nhận các BS đang học chương tŕnh tiến sĩ đến
> Mỹ tu nghiệp với tôi hay không?
> Ngạc nhiên trước yêu cầu này, tôi hỏi ngược lại: Các BS tim mạch học
> Trung Quốc đă làm được tất cả các thủ thuật tim mạch, tại sao họ phải
> đến Mỹ để học?
> Vị Đại tướng Trung Quốc trả lời: “Họ phải đến để học cách tư duy của
> ngừơi Mỹ.” Tôi nghĩ đây là một câu trả lời rất đột phá và cực ḱ đặc
> biệt.
> Vị GS, Đại tướng Quân đội Nhân dân Trung Quốc này đă khám phá ch́a khoá
> thành công của người Mỹ là lối tư duy của họ: khi tiếp cận một vấn đề,
> người Mỹ đi thẳng vào sự việc, nh́n vấn đề từ nhiều khía cạnh, có khi
> tư những lối tư duy tất khác biệt, không theo lối ṃn hay le trái le
> phải, bật ra ngoái khuôn mẫu để giải quyết tận gốc và không “đánh trống
> bỏ dùi” khi công việc c̣n dở dang.
> Tôi hiểu rằng tất cả các yếu tố trên đă đem lại thành công do cách nghĩ
> và làm việc theo kiểu Mỹ. Từ đó tôi áp dụng các phương pháp làm việc
> trên, nhấn mạnh cách làm việc đó với các BS Trung Quốc và đó là ch́a
> khoá thành công cho tôi và cho nhiều BS và GS Trung Quốc làm việc với
> tôi.
> Cách đây 2 tuần, tại Nam Kinh, tôi đến báo cáo tại một nhà thương đại
> học lớn nhất ở đây. Khi BS Giám đốc của nhà thương biết tôi sắp đi Việt
> Nam với ĐH UIC để làm việc với Bệnh viện ĐH Hà Nội, ông liền khẩn
> khoảng yêu cầu tôi giúp cho việc hiện đại hoá Bệnh viện Đại học ở đây.
> Viên giám đốc Bệnh viện cho biết hiện đại hoá nay đ̣i hỏi những thay
> đổi rất lớn và hành chính, nhân sự và nhất là lối nghĩ. Đây là một câu
> nhận xét tối đă nghe nhiều lần ở Trung Quốc.
> Khi nh́n đến cách làm việc ở Trung Quốc hôm nay, xin đừng tưởng là
> đường lối làm việc ở Trung Quốc bảo thủ dâu. Trung Quốc đang tiên bộ
> rất nhanh là v́ người dân và giới lănh đạo Trung Quốc học lối tư duy
> mới, dám nói, dám làm, dám nh́n nhân sự thật và dám thay đổi.
> Không phải là cứ khư khư ôm các tư tưởng cũ rích 2500 năm về trước (dù
> đó là của Khổng Tử) hay những tư tưởng nhảm nhỉ, dị đoan từ nước ngoài
> về mà tôn sùng nó và bảo đó là tiến bộ, là sáng tạo, là văn minh đâu.
> Phải có tư tưởng đột phá để thay đổi và phát triển. Đó là cách làm việc
> thần ḱ của Trung Quốc hôm nay và đó là ch́a khoá thành công của một
> nền kinh tế Trung Quốc hùng cường phát triển vượt bậc hôm nay.
> Nhưng có một điều đă làm cho nhiều người ngạc nhiên hơn nữa là tại sao
> tôi có thể làm việc thành công tại Trung Quốc một cách LÂU DÀI TRONG
> SUỐT HƠN 18 NĂM khi xă hội Trung Quốc đă thay đổi gấp 1000 lần kể từ
> ngày tôi đến Trung Quốc đầu tiên năm 1992. Làm sao tôi có thể làm việc
> tại Trung Quốc MỘT CÁCH LÂU DÀI khi các bạn Trung Quốc đầu tiên của tôi
> nay đă già và nghỉ hưu và bây giời tôi đang làm việc với các GS lớp trẻ
> thế hệ 2 ở Trung Quốc?
> Tôi trả lời, chúng tôi (gồm có GS BS Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
> Bản, Singapore, Việt Nam, Thái Lan, v.v) làm việc dựa trên nguyên tắc
> năm nguyên tắc cơ bản của Khổng giáo là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín và
> Đức Dũng của Phật Giáo.
> Trên cơ sở của luân lư Khổng Mạnh và Phật giáo này, chúng tôi hợp tác
> trong một t́nh bạn trung thực, đối xử trên quan hệ b́nh đẳng, không
> phải là một quan hệ chủ tớ, không phải là người mạnh uy hiếp người yếu.
> Chúng tôi làm việc trong một tâm tính kính trọng lẫn nhau và giúp nhau
> không để bị người khác lợi dụng, cộng tác để dựa trên thành công chung,
> có lợi cho tất cả mọi người.
> Tôi xin nhắc các GS. TS khi đến làm việc tại Bắc Kinh, không phải là cứ
> quỵ luỵ, hạ ḿnh luồn cúi th́ người Trung Quốc sẽ ban thêm cho chút
> t́nh “hữu nghị” và cơ hội “hợp tác” đâu. Người Trung Quốc thông minh
> lắm, họ biết ngay những người nào là bạn thật và người nào là kẻ xu
> nịnh sẵn sàng phản bội khi có cơ hội.
> Xă hội và lịch sử Trung Quốc không hề ca tụng những nịnh thần, những kẻ
> bán nước cầu vinh, mà c̣n khinh bỉ những người đó nữa. Lời chỉ trích
> xây dựng của một người có giá trị hơn lời ca tụng xuông của cả ngh́n
> người khác. Ở Bắc Kinh, không ai thèm nghe và tin những lời ca tụng sáo
> rỗng đầy giả dối đâu.
>
> Trong suốt gần 20 năm, sau gần một phần ba cuộc đời bôn ba giảng dạy ở
> Trung Quốc, tôi cũng chưa hề đọc được một tác phẩm nào của bất cứ sử
> gia chân chính người Trung Quốc hay nghe một GS Trung Quôc nào ca ngợi
> những Trần Ích Tắc, Mạc Đăng Dung hay Lê Chiêu Thống… cả.
> Trong khi đó, các chiến công và ḷng yêu nước của Hai Bà Trưng, Lư
> Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo hay Quang Trung Nguyễn Huệ… đều đă được ghi
> chép cẩn thận bởi những sử gia Trung Quốc. Mặc dù họ không đồng thuận
> với ḷng yêu nước của các anh hùng hay liệt nữ Việt Nam, nhưng những
> tấm gương đó luôn được kính trọng và ngưỡng mộ từ Việt Nam, Trung Quốc
> và ngay tại Mỹ.
> GS Noboyoshi người Nhật nói rằng, ông thường hay nhắc các GS, TS, nhân
> viên Chính phủ Nhật khi đến họp hay làm việc ở BK, một ngạn ngữ rất
> thông dụng ở Trung Quốc: Nếu bạn xử sự như một con lừa th́ đừng ngạc
> nhiên nếu hôm nào có một người cưỡi trên lưng trên cổ đấy.
> Hôm nay, trong niềm vinh hạnh được nhận chức danh GS danh dự tại Đại
> Học Y Hà Nội, tôi đă mở đầu bằng lời cảm ơn các GS, các thầy. Nhưng khi
> kết thúc, tôi xin ngỏ lời cảm ơn các BS trẻ Việt Nam đă học giỏi, làm
> việc tốt, đóng góp lớn cho xă hội, cộng cuộc nghiên cứu y khoa và ngành
> y tế Việt Nam. Nhờ sự đóng góp to lớn của các BS trẻ đó mà nhà trường
> và bệnh viện đă nhớ đến tôi ngày hôm nay và tặng tôi danh hiệu GS danh
> sự này. Tôi xin cảm ơn các bạn rất nhiều, các BS trẻ của Việt Nam .
> Hôm nay cũng nhiều lần trước, tôi đă cảm ơn các bác sĩ trẻ học tṛ của
> tôi ở Trung Quốc làm việc rất giỏi nhờ đó các Đại học và Bệnh viện mới
> nhớ đến tôi và tặng cho tôi các bằng GS danh dự.
> Thực ra tôi không dám nhận nhiều chức GS danh dự tại Trung Quốc, hiện
> có 4 đại học y và bệnh viện ngỏ ư tặng tôi các chức danh GS danh dự mà
> tôi không dám nhận v́ khi nhận xong, các khoa trưởng trường y và giám
> đốc bệnh viện đều nói: Do bây giờ ông là GS của chúng tôi, xin đến đây
> và giúp các bênh viện và đại học của chúng tôi thường xuyên hơn. Nhưng
> làm sao tôi có thể đi đến Trung Quốc và các nước khác nhiều hơn được
> nữa, v́ ngày ngày c̣n phải đi cày ruộng kiếm cơm ở Mỹ nữa chứ!
> Cuối cùng, trong một cái nh́n bao quát, do sự phổ biến khắp nơi của
> cellphone, Internet, Facebook, thế giới ngày nay đă và đang trở thành
> một ngôi làng nhỏ. Khi bước ra thế giới, ước nguyện của người Việt
> chúng ta là sẽ đóng góp các giá trị cao quí về phẩm cách, tri thức Việt
> Nam dựa trên niềm tin vào sự thật cho sự thanh b́nh và thịnh vựơng của
> ngôi làng chung mang tên thế giới đó.
> Mỗi lần về Hà Nội, tôi cảm thấy ấm ḷng khi thấy các sinh viên, bác sĩ,
> GS Việt Nam, những người mẹ, những người cha, những người anh, chị và
> em vẫn hăng hái làm việc trong tinh thần Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín và Dũng.
> Với những nguyên tắc chỉ đạo đó, tôi thấy người Việt Nam có thể hănh
> diện ngẩng cao đầu phục vụ xă hội và tự tin làm việc với bạn bè năm
> châu.
> Với những nguyên tắc Nhân Lê Nghĩa Trí Tín của Khổng Mạnh và Dũng của
> Phật giáo, chúng ta mới có thể hoà ḿnh với thế giới không sợ để làm
> mất đi những di sản tinh thần và vật chất, hay đất nước yêu quí mà tổ
> tiên để lại. Với ḷng tự tin và đoàn kết đó, chúng ta mới có thể, đối
> phó một cách mạnh mẽ và hữu hiệu với những khó khăn gây ra do những
> người láng giềng gần hay xa, trên biển Đông, bên kia Thái B́nh Dương,
> từ Tây Phương xa xôi hay từ phương Bắc ngàn trùng cách trở qua dăy núi
> mang tên Thập vạn đại sơn.
>
> Với ḷng tự tin, hănh diện và đoàn kết đó, chúng ta mới có thể ra biển
> lớn đóng góp vào ngôi làng thế giới đó mà không lo những hành động,
> thái độ hay lời nói của chúng ta làm tủi hổ cho lịch sử anh hùng, quật
> cường của cha ông mà chính chúng ta là người thừa kế. Chỉ như vậy,
> chúng ta mới xứng đáng để hănh diện với tổ tiên, với chính bản thân và
> với con cháu chúng ta là tương lai đất nước sau này.
> Khi nh́n vào sự cố gắng vượt bậc, niềm tự hào, hănh diện đó trên những
> khuôn mặt Việt Nam già và trẻ hôm nay, tôi vững tin vào một tương lai
> rạng rỡ, hưng thịnh của Tố quốc và dân tộc Việt Nam, thế giới mà mọi
> chúng ta là những thành phần gắn bó.
> Với những ư tưởng khiêm tốn và hành động nhỏ bé này, tôi xin kết lời và
> cảm ơn các thầy, các GS, các bạn trẻ Việt Nam đă lắng nghe .
> Thạch Nguyễn ,
> http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich
>
> Than tang quy vi de xem lich Am Duong trong vong 100 nam!