"Đại Họa Mất Nước"

 

Lời Giới Thiệu:
Các anh em thuộc Tổ chức Nguyễn Ngọc Huy, mục tiêu đấu tranh chống CSVN, đă phát hành DVD về "Đại Họa Mất Nước", đồng nghĩa với "Nguy Cơ Đại Hán". Xin mời quư ACE theo dơi hai bài tham luận của  hai diễn giả Phan Tấn Ngưu và Mai Thanh Truyết sau đây.
VHLA

 

1/ Ngày 09 tháng 4 năm 2011
Đề tài: Đại Họa Mất Nước
Diễn giả: Phan Tấn Ngưu

 Kính thưa quư vị,
 Khi đến với buổi hội luận hôm nay, với đề tài “Đại Họa Mất Nước”, không chỉ riêng một ai, có hoặc không hiện diện trong hội trường này, đều thấy rơ rằng đó là một sự thật mà không c̣n là một lời hù dọa của bất cứ một cá nhân hay của một thế lực nào, trong cũng như ngoài nước.
 Điểm lại, trong suốt chiều dài cuộc chiến Việt nam, từ khi ông Hồ Chí Minh nhận làm một thành viên của khối Cộng sản quốc tế, dưới chiêu bài “Bài Phong Đă Thực” cho đến khi mở những cuộc tấn công bằng quân sự qui mô, chúng ta phải thấy rằng, nếu không có sự trợ giúp của khối Cộng sản, đặc biệt là Liên Xô và Trung cộng th́ cái “Bộ Đội Giải Phóng” của ông Hồ Chí Minh đă và sẽ làm được những ǵ? Nhưng tất cả thành viên của khối Cộng sản này, không có một nước nào thật sự có ḷng hào hiệp, mang của đi cho mà không có điều kiện ǵ đó kèm theo. Những ǵ mà được viện trợ hôm nay, sẽ là một món nợ mà anh phải trả mai sau. Đó là một điều kiện thường t́nh trong một cuộc trao đổi, mua bán.
 Nhưng trong cuộc mua bán này, Việt cộng đă phạm vào một tội ác đối với Tổ tiên và dân tộc Việt nam, v́ chúng đă công nhận chủ quyền của Trung cộng trên vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, qua văn thư kư năm 1959 bởi tên Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Đây chỉ là nhắc lại một sự kiện có thật trên giấy trắng mực đen, c̣n nếu xét từng sự việc, qua từng giai đoạn th́ chúng ta sẽ không có đủ thời gian để tŕnh bày.
 Với tư cách người Chiến Sĩ VNCH, chúng tôi chỉ xin đề cập đến vai tṛ và nhiệm vụ của các Lực Lượng quân sự, bán quân sự trong công tác bảo vệ Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam suốt thời chinh chiến trước 1975.
 
 1) Người chiến sĩ, từ lúc biết khoát màu áo trận, cùng nhau nắm tay phục vụ dưới cờ, đă phải thuộc: Tổ Quốc, Danh Dự, và Trách Nhiệm.
 - Tổ Quốc là những phần lănh thổ và lănh hải thiêng liêng của tiền nhân để lại. Lịch sử cũng đă cho chúng ta thấy rằng, Tổ Quốc mà chúng ta đang có hôm nay, cũng đă phải trải qua bao mồ hôi, xương máu của các lớp cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nó từ hơn 4 ngàn năm lịch sử. Khi nói đến Tổ Quốc, chúng ta phải nhớ đến lời thề nguyện “Tận Trung báo đền Tổ Quốc” trong các buổi lễ măn khóa, lễ tốt nghiệp, trước khi tung khắp bốn phương trời quê hương. Suốt thời gian phục vụ, dù cho bị hiểm nguy, chúng ta không có quyền quên, không có quyền bỏ cuộc, dù biết phải hy sinh đến mạng sống của chính ḿnh cũng như của đồng đội. Chúng ta phải tận trung, nghĩa là chúng ta phải bảo vệ bằng mọi giá mà cũng có nghĩa là chúng ta không có quyền phản bội lại Tổ Quốc. Từ cấp nhỏ nhất cho đến các cấp lớn đều có một nghĩa vụ như nhau. Nhưng nếu là cấp chỉ huy, phải chứng tỏ là những người gương mẫu trong mọi quyết định v́ nó đă được đặt trong một mẫu số chung: Chỉ v́ Tổ Quốc Việt nam!
 Gần đây nhất, ngày Đại Hội của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH, vào tháng 10 năm 2010, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đă có dịp tâm t́nh với chúng tôi, trong cuộc hải chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974 với hải quân Trung cộng: “…Cho đến cuộc chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974 tại quần đảo Hoàng Sa, đúng là cuộc chiến để bảo vệ quê hương, tôi đă không c̣n một chọn lựa nào khác là phải ra lệnh khai hỏa vào tàu của Trung Cộng, dù biết rằng điều này sẽ làm một số anh em phải ngă gục, phải hy sinh. Sự hy sinh của hơn 70 anh em Chiến Sĩ Hải Quân và một số Địa Phương Quân, Nghĩa Quân sau quyết định đó, đă đeo đuổi tôi suốt 36 năm qua và măi cho đến ngày hôm nay. Đó là sự hy sinh để nhắc mọi người, chúng ta ở hải ngoại cũng như toàn dân trong quốc nội: Đất của Tổ Tiên phải lo bảo vệ. Chúng ta sẽ làm, dù phải hy sinh đến hơi thở sau cùng cho Tổ Quốc!”
 - Danh dự  là một đời sống tinh thần không thể thiếu trong mỗi chúng ta. Nó là thước đo rơ ràng nhất cái nhân cách của mỗi cá nhân cũng như của tập thể. Là người Chiến sĩ phải sống có uy dũng, không khiếp nhược trước kẻ thù. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có biết bao Tướng lănh, Sĩ quan, Hạ sĩ quan đă tuẩn tiết trước quyết định đầu hàng của Dương Văn Minh. Chúng ta chỉ biết được một số, mà đă thường được nhắc tên, nhưng c̣n biết bao anh em khác chưa một lần được nói đến. Những gương hy sinh đó, từ trong những đơn vị ḿnh, trong những địa phương ḿnh đă phục vụ đă làm cho ḿnh cảm thấy được thơm lây và với cái uy dũng đó của Chiến Sĩ VNCH, ḿnh vẫn được ngước mặt nh́n đời và vẫn hănh diện với màu cờ sắc áo mà ḿnh đă phục vụ. Chúng ta hăy nghe Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ nói với mọi người trước khi ông tự sát: “...Lệnh bắt chúng ta buông súng bàn giao cho địch, nói thẳng ra là đầu hàng… V́ tôi là một Tướng Chỉ Huy mặt trận, tôi không thể thi hành được lệnh này. Tôi nghĩ thân làm tướng là phần nào đă hưởng vinh dự và ân huệ của Quốc Gia hơn các anh em, nên tôi phải chọn lấy con đường đi riêng cho cá nhân tôi…”. Ngoài ra, Tổng Thống Trần Văn Hương, một kẻ sĩ của miền Nam, cũng đă nêu được cái danh dự, cái khí tiết của một vị chỉ huy, là từ chối lời đề nghị của Đại Sứ Martin của Hoa Kỳ đến để đưa ông đi ra sống ở ngoại quốc. Ông quyết định ở lại chịu vinh nhục với Chiến Sĩ và Đồng Bào của ḿnh trong cơn Quốc nạn.
 Thành hay bại, không phải là thước đo đích thực cho mỗi hành động. Người xưa đă nói: “Không lấy thành bại mà luận anh hùng”, miễn là cho đến hôm nay, sau 36 năm phải sống lưu vong, chúng ta vẫn c̣n ngẩng mặt nh́n đời, nhất là nh́n kẻ thù đă và đang dày xéo lương dân cũng như bán buôn Tổ Quốc Việt Nam.
 - Trách nhiệm là một chuỗi những bổn phận mà chúng ta tự nguyện để làm từ lúc c̣n bé cho đến khi trưởng thành. Người có tinh thần trách nhiệm, không bao giờ bị cưỡng bức, bị thúc ép để làm một việc ǵ. Ngược lại, họ luôn làm tṛn những ǵ đă được phân công và giao phó. Có trách nhiệm chúng ta mới dám chịu khó, dám hy sinh để lo cho đại cuộc.
 Đối với dân chúng, người chiến sĩ phải có trách nhiệm bảo vệ sự an toàn sinh mạng cũng như tài sản cho dân trong bất cứ t́nh huống nào. Đôi khi người chiến sĩ phải biết hy sinh những quyền lợi riêng tư của ḿnh để làm tṛn cái trách nhiệm cao quư này. Tại đơn vị, phải có trách nhiệm với đồng đội và phải biết chia xẻ những kham khổ, đói khát, không biết sợ sệt, ngay cả những sự chết chóc có thể xảy đến v́ bất cứ lư do ǵ. Khi biết đặt tinh thần trách nhiệm đúng chỗ, người chiến sĩ sẽ biết ḿnh nên làm cũng như sẽ không nên làm một điều ǵ.
 Người Chiến sĩ có trách nhiệm tối thượng là bảo vệ đất nước, bảo vệ dân chúng mà không thể bị một phe nhóm, một đảng phái nào sai khiến. Quân đội, Cảnh Sát cũng như các tổ chức công quyền khác, được lập ra là để bảo vệ sự sống cũng như sự b́nh đẵng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa mọi người. Điều này c̣n thể hiện đạo lư của một thể chế, trong một giai đoạn nào đó của lịch sử và sẽ được lưu truyền cho hậu thế ngàn đời sau.
 
 2) Ngay sau khi tiếp thu được miền Bắc Việt Nam, cộng sản Hà Nội đă thiết lập một chế độ Xă Hội Chủ Nghĩa (tức là cộng sản trá h́nh!) để cai trị người dân (Trong bài này, không đề cập đến phần tội ác mà chúng đă gây ra sau tháng 7/1954). Hầu củng cố cho chế độ giả nhân nghĩa này cũng như để bảo vệ cho bọn cầm quyền, cộng sản Bắc Việt đă tổ chức 2 lực lượng nồng cốt là quân đội và công an- cảnh sát. Thành phần chỉ huy cũng như đa số nhân sự cốt cán đều được tuyển chọn trong số những tên tay sai ngu đần và quá khích, chỉ biết nhắm mắt chạy theo tiền tài, danh vọng mà không cần biết đạo lư làm người.
 Cho đến sau tháng 4/1975, chúng lại mang cả hệ thống đàn áp này tiếp tục đặt lên đầu, lên cổ người dân miền Nam. Đây là lúc mà chúng ta, cũng như toàn dân Việt biết được thế nào là Xă Hội Chủ Nghĩa. Hậu quả là đă có hàng triệu người chết trên biển cả hoặc trong rừng sâu, chỉ v́ mưu cầu quyền được sống và quyền được làm người. Từ đó đến nay đă 36 năm, sự bốc lột và đàn áp vẫn luôn xảy ra dưới mọi h́nh thức. Chỉ có một số tay chân bộ hạ, những người có chức có quyền là được sống giàu sang trên sự bần cùng đói khát của lương dân!
 
 3) Trên đây tôi chỉ tŕnh bày một cách khái quát về cái căn bản thành lập và xây dựng những lực lượng để bảo vệ Tổ Quốc và Dân Tộc của hai chế độ VN Cộng Ḥa và VN Cộng sản qua một phần những sự kiện mà chúng ta có thể thấy, có thể biết được.
 Trở lại đề tài “Đại Họa mất nước” hôm nay, chúng ta không thể không nhớ đến lời của vua Trần Nhân Tôn : “Chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Họ không thôn tính được ta, th́ gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta và…, Ngài đă nhắn nhủ: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”.
 Tiền nhân đă dày công lập quốc và kiến quốc. Sử sách ngàn xưa và hôm nay cũng đă cho chúng ta thấy biết bao tấm gương dũng liệt, kể cả những anh hùng thời cận đại, trong những cuộc chiến trước, trong và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sự hy sinh đó c̣n cho chúng ta có được cái tự hào là một Chiến Sĩ VNCH. Chúng ta tự hào, nhưng không quên căm phẩn về những hành động phá hoại dân tộc, bán buôn Tổ Quốc của đảng Cộng Sản Việt Nam.
 Chúng tôi chỉ muốn nhắc đến phần nào những nhiệm vụ căn bản mà mọi người đừng bao giờ quên cũng như đừng bao giờ nghĩ rằng đó là việc của người khác. Người khác là ai, nếu không phải là toàn dân quốc nội cùng với khối người Việt ở khắp năm châu và biết đâu cũng có một lực lượng vơ trang trong nước cũng đang muốn làm đúng nhiệm vụ của người chiến sĩ, sống và chiến đấu chỉ v́ Tổ Quốc và Dân Tộc Việt nam.
(Phan Tấn Ngưu)
 
 

2/ Hội Luận 9/4/2011 tại Báo Việt Herald
Bài nói chuyện của TS. Mai Thanh Truyết
(VHLA post)

 
Thưa Quư vị,
Cuốn DVD “Đại Họa Mất Nước” đă được Đại Gia đ́nh Nguyễn Ngọc Huy phổ biến nhiều nới trên thế giới cũng như trên internet.
Hôm nay, cá nhân chúng tôi hân hạnh được Ban Tổ chức mời phát biểu trong buổi hội luận và phân phối DVD nầy.
 
Thưa Quư Vị,
Tôi xin đóng góp vài ư kiến nhỏ về Đại họa Mất nước. Cuốn phim hầu như nói hết ư nghĩa của Đại họa nầy, cũng như những chỉ dấu báo hiệu một số hiện tượng xảy ra trong những ngày gần đây như sự vươn oai tác quái của Trung Cộng qua việc rượt bắt tàu đánh cá Việt trong hải phận của Việt Nam, cũng như sự nhu nhược của nhà cầm quyền cộng sản trước các việc lấn chiếm lănh hải của “tàu lạ”, “nước lạ”… nói trên.
 
Chúng ta có thể xác quyết rằng những biểu tượng tiêu cực và nhu nhược trên của Việt Nam hiện tại thể hiện sự đồng thuận giữa hai đảng cộng sản Trung và Việt trong tinh thần cộng sản quốc tế nhằm tiến chiếm cả vùng Đông Nam Á.
Nh́n lại Việt Nam từ khi lọt vào tay của đảng CS Việt Nam, trong năm 2010, Việt Nam đă xuất cảng 6,8 triệu tấn gạo, nhiều nhứt từ trước đến giờ…mà người nông dân cũng không đủ ăn….v́ lợi nhuận cao do tiền bán gạo đă vào tay thương buôn nhà nước,các hiệp hội lúa gạo cũng do nhà nước quản lư, cùng những thủ đoạn như ép giá khi gặt lúa v́ nông dân không có đủ bồn chứa, phải bán đi thôi. Chưa kể những số nợ cần phải thanh toán khi vay mượn mua lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tất cả đều tăng vọt gấp nhiều lần hơn mức bội thu lúa cho năm nay. Như vậy nghèo vẫn hoàn nghèo. Công lao động của nông dân vào tay tất cả nhóm người trung gian dưới sự che chở của cường quyền.
 
Tệ hơn nữa, những nhu cầu thực phẩm khác ngoài lúa gạo không được khuyến khích, cho nên phải nhập cảng từ phương Bắc, ngay cả những vật dụng thông thường như văn pḥng phẩm, viết ch́, viết mực, bao thơ, miếng bùi nhùi chùi xoong nồi, các miếng sponge để rửa chén…cũng phải nhập cảng từ bên Tàu qua.
Về hàng nông sản khác như cà rốt, cải bắp trong 10 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đă nhập trên 21 ngàn tấn, giết chết vùng Đà Lạt, một trung tâm trồng cà rốt, cải bắp, su hào…nhờ khí hậu ôn đới. Ngay cả hành lá cũng nhập gần 8 ngàn tấn. Thậm chí tâm xỉa răng cũng phải nhập 1.118 tấn từ Trung Cộng.
 
Trên đây là những thông tin chính thức từ Hải quan Việt Nam, nhưng chắc chắn những mặt hàng nhập lậu qua các cửa biên giới sẽ c̣n cao hơn nhiều.
Quản lư một đất nước với 86 triệu dân mà phải nhập cảng luôn cả hành lá và tăm xỉa răng…th́ quả thật là một xă hội xă hội chủ nghĩa siêu phàm theo đúng “định hướng xă hội chủ nghĩa” của đảng đề ra.
 
Có thể nói 97% con dân Việt phải cật lực CÀY để cho 3% đảng viên, cán bộ đặt quyền đặt lợi HƯỞNG.
Ngày hôm nay, xă hội ngày càng băng hoại qua các tệ trạng do chính chính sách cai trị hiện hành để lại, chúng ta chẳng thấy ǵ ngoài tính tiêu cực, bi quan, sống không biết ngày mai của hầu hết người dân trong nước. Có thể nói tuyệt đại đa số đều chạy theo cuộc sống kinh tế cho cá nhân và gia đ́nh, do đó, dù có bị kềm kẹp, đối xử bất công đi nữa, sức đề kháng của người dân hiện tại dường như không c̣n có khả năng chuyển đổi được thời cuộc.
 
Tuy nhiên, dù muốn dù không, cái nh́n tiêu cực trên  vẫn không xóa nḥa được niềm tin tưởng của tôi vào tuổi trẻ Việt Nam ngày nay,  v́ xă hội Việt Nam đă thể hiện nhiều hiện tượng tích cực của tuổi trẻ trong những năm gần đây.
Tuổi trẻ Việt Nam chiếm trên 60% dân số. Đây là một tiềm lực rất lớn, một dân tộc non trẻ, thông minh, chăm chỉ, hiếu học, cần cù, và có tinh thần cầu tiến. Trên 90% dân số đều biết đọc biết viết. Con số nầy quá cao so với các nước đang phát triển và có điều kiện xă hội tương tự như của chúng ta.
 
Tuổi trẻ Việt Nam, sau một giai đoạn ngắn tiếp cận với phong cách hành xử và giao thương quốc tế đă hiểu thêm và hiểu cặn kẽ về tự do-dân chủ. Từ đó tinh thần quốc gia dân tộc tăng trưởng nhanh chóng trong thành phần nầy.
Tuổi trẻ Việt Nam mong muốn có một đời sống kinh tế-tinh thần- tâm linh tương xứng với các đóng góp của chính ḿnh. Những rào cản ngăn cách trong tôn giáo-địa phương không c̣n là một chướng ngại để rồi cùng ngồi lại với nhau, không như các thế hệ cha ông trước kia. Những cảm xúc trong tư tưởng, vết hằn trong quá khứ sau cuộc qua phân của đất nước phải nhường bước cho lối nh́n tích cực về triển vọng tương lai của quê hương.
 
Tuổi trẻ đă dám đứng lên nói lên iếng nói cũa tự do, dân chủ, và nhân quyền bất chấp sự tra tấn, tù đày của cường quyền.
Do đó, các mỹ từ v́ thế hệ mai sau, v́ chủ nghĩa anh hùng...không c̣n là một xúc tác tốt để hấp dẫn tuổi trẻ Viêt Nam nữa.
 
Tuổi trẻ Việt Nam trân trọng bốn ngàn năm văn hiến của tiền nhân, nhưng tuổi trẻ hôm nay không v́ niềm tự hào đó mà dừng chân lại để chiêm ngưỡng quá khứ của ông cha.
Tuổi trẻ hôm nay đă chuyển đổi chủng tử “sợ” sau bao nhiêu năm bị kềm kẹp, cấy vào tâm khảm của những người cộng sản đang ngự trị trên quê hượng Việt.
Tuổi trẻ Việt Nam đang lên đường.
Nhưng tại sao đất nước ngày hôm nay vẫn nghèo?
Đó là một sự nghịch lư lớn?
Dĩ nhiên là phải có cái ǵ bất ổn cho đất nước.
Đương nhiên nhà cầm quyền hoàn toàn trách nhiệm về t́nh trạng ngày càng đi xuống hiện nay. Ba mươi sáu năm sống trong hoà b́nh, thiết nghĩ cũng đủ dài để thiết lập một xă hội ổn định cho Việt Nam. Nhưng tiếc thay điều đó không xảy ra.
 
Hiện tại, trong nhiều lănh vực kinh tế-kỹ thuật-khoa học-môi sinh, thế giới đang biến thành một quốc gia lớn, một trật tự mới đang h́nh thành. Trong bối cảnh đó, càng ngày càng thấy rơ ràng mọi người đều có trách nhiệm. Những ǵ xảy ra tại Tây Tạng, Vân Nam đều trực tiếp ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long.
 
Rốt ráo hơn nữa, mọi người Việt đều có trách nhiệm về t́nh trạng thụt lùi của Việt Nam.
 
Thưa Quư Vị,
 
Càng thiết tha, càng gắn bó với quê cha đất tổ càng thấy ḿnh có trách nhiệm.
Trách nhiệm là nhận thức thực tiễn, và trên căn bản đó, có những thái độ và hành động tích cực hơn cho đất nước. Nói lên tiếng nói, tạo một âm vang, khuếch đại một xu hướng, tạo dựng sức ép, Mỗi người mỗi cách, không sao kể xiết.
Có làm được như vậy, cuộc cách mạng hoa lài chắc chắn sẽ xảy ra cho quê hượng việt Nam một ngày không xa.
Và cuộc hành tŕnh của Việt Nam để bước vào một kỷ nguyên mới, quyết định cho sự tái tạo nếp văn hóa, nền đạo lư đă bị đánh mất do cộng sản, và sự b́nh an cho một đất nước hiền ḥa Việt Nam.
Xin cám ơn Quư Vị,
 
Mai Thanh Truyết
Westminster, 9/4/2011