NGƯỜI TUYÊN ÚY THẦM LẶNG

 

Người đàn ông Mỹ với mái tóc trắng xoá và đôi mắt sáng quắc sau cặp kính trắng cứ chăm chú nh́n tôi như muốn ḍ hỏi một điều ǵ thầm kín. Tóc ông bạc nhưng không hói như bao nhiêu người Mỹ tôi thường gặp. Dáng vóc trông vừa mảnh khảnh lại vừa khác thường bởi bờ vai trái của ông xệ hẳn xuống như một kẻ tật nguyền. Ông ngồi đó, đối diện với tôi nơi bàn cơm tối trong một nhà ăn tu viện ở Washington. Qua ánh mắt, tôi dự đoán có lẽ trong thâm tâm ông đang thắc mắc: “Anh có phải là người Việt Nam không?" Hoặc là : "Anh đến đất Mỹ này lâu chưa? Tại sao anh lại ở nơi đây, nơi một cộng đoàn của người Mỹ?”
Thầm đoán vu vơ những câu hỏi đại khái như thế, rồi tôi cũng mạnh dạn nh́n thẳng vào ông như muốn phải ứng:
Không biết cái ông này đang thắc mắc ǵ vậy? Ông muốn hỏi thăm về quê hương tôi, hay ông đang muốn tâm sự một nỗi niềm trong chiến tranh Việt Nam mà ông đang ấp ủ trong ḷng như bao cựu chiến binh khác.
Trầm ngâm với ḍng suy tư của người muốn hỏi cũng như kẻ đang sẵn sàng phản ứng. Một không khí lặng lẽ giữa hai con người không cùng chủng tộc nhưng lại đang muốn thăm ḍ về nhau. Bàn ăn có chừng tám người, nhưng những người ngồi quanh bàn hôm nay lại đang say mê với chuyện khủng bố ở Trung Tâm Thương Mại Thế Giới và của Lầu Năm Góc tuần qua. Riêng người đàn ông này dường như chẳng quan tâm nhiều đến chuyện thời sự sốt dẻo. Bất chợt, ông nhổm dậy, vụng về đẩy chiếc ghế ra khỏi bàn ăn và làm nó té sầm trên sàn nhà. Cả pḥng ăn nhớn nhác quay lại phía người đàn ông hơi vụng về ấy như xem thử có ǵ đă xảy ra. V́ sau cuộc tấn công kinh hoàng ở New York, th́ mỗi tiếng động, mỗi âm thanh lạ đều tạo nên một nỗi hoang mang, sợ hăi. Có lẽ v́ thế mà âm thanh của một chiếc ghế đổ trên sàn nhà cũng làm cho mọi người nhớn nhác. C̣n người đàn ông ấy th́ lại nở một nụ cười nhẹ nhàng và dơ tay như thầm xin lỗi tất cả cho sự vụng về ấy. Cúi xuống dựng chiếc ghế đổ dậy, ông ta tiến về phía chỗ tôi ngồi và mở đầu một câu hỏi đúng ngay như câu hỏi tôi đă dự đoán:
- Anh có phải là người Việt Nam không?
- Vâng, tôi là người Việt Nam. Tôi tự tin trả lời.
- Tôi là Philip Lucid, Father Lucid. Ông ta tự giới thiệu.
- Dạ, chào Cha Lucid, con là Thảo Nam. Tôi bối rối chào ngài.
Rồi kéo một chiếc ghế trống của bàn bên cạnh, tôi lịch sự mời ngài ngồi. Trong ḷng hơi bối rối, hóa ra ông này là một Linh mục. Vậy mà lúc năy tới giờ tôi cứ nh́n vào ông với ánh mắt có vẻ nghi ngờ. Vừa ngồi xuống, ông ta vào đề ngay:
- Anh có biết An Khê không?
Tôi hơi ú ớ, chắc ngài đang hỏi một từ Latinh nào chăng? Rồi tôi hỏi lại:
- Xin cha hỏi lại ạ, con nghe chưa rơ.
- Anh có biết An Khê ở Việt Nam hay không? Ông lập lại.
Tôi chợt hiểu, à th́ ra ngài đang hỏi thăm một địa danh ở Miền trung Việt nam.
Tôi đáp ngay:
- Dạ con có nghe về An Khê, nhưng chưa bao giờ đến đó. Dường như đó là một vùng thuộc về Miền Trung Việt Nam.
- Đúng rồi, có lẽ An Khê ở gần Đà Nẵng. Đă quá lâu rồi nên tôi không c̣n nhớ rơ. Tôi chỉ biết rằng ḿnh đă ở đó hai năm và cũng là lúc tôi bị bắn gục trên chiến trường An Khê.
Ngài nói trong đôi mắt trầm buồn. Mắt ngài trầm buồn, nhưng mắt tôi lại tṛn xoe kinh ngạc nên bắt đầu tuôn một loạt câu hỏi dồn dập:
- Tại sao Cha lại ở bên Việt Nam? Ngày xưa Cha đi lính hả? Cấp bậc là ǵ vậy?
- Vâng. Tôi mang lon đại úy, là Tuyên uư quân đội. Tôi t́nh nguyện qua Việt Nam năm 1968, sau khi chịu chức. Phục vụ tại An Khê hai năm. Rồi trong một trận hành quân ở đó cùng những người lính Mỹ trẻ, họ chỉ mới 17-18 tuổi đầu, phần đông vừa xong trung học chưa biết đời là ǵ. Tôi thương bọn trẻ nên xin phép ra ngay chiến trường vừa đi bên cạnh họ và vừa đi xức dầu trong lúc khẩn cấp cho những người bị thương và hấp hối. Rồi trong một trận đánh quá căng với Việt Cộng, lính tráng ngă nhiều quá. Tới phiên một cậu lính rất trẻ bị trúng đạn và ngă xuống, tôi v́ cúi xuống bế cậu lên mong kéo qua nơi an toàn hơn để băng bó và xức dầu, th́ một viên đạn xuyên qua bả vai tôi, và viên đạn thứ hai xuyên qua ngực cậu lính đang bị thương trên tay. Tôi gục xuống, buông cậu lính trẻ ra khỏi tay và cố gượng sức dùng ngón tay viết một dấu Thánh Giá trên trán cậu, rồi nh́n cậu hấp hối, tắt thở! Rồi tôi cũng lịm ngất trong cơn đau.
H́nh ảnh ấy vẫn măi ghi đậm trong tôi suốt cả một đời Linh mục. Bây giờ nghĩ lại, đó cũng là những chuỗi ngày đẹp nhất, ư nghĩa nhất trong đời Linh Mục của tôi. Đổ máu như Đức Kitô đă đổ máu. Và quê hương Việt Nam vẫn là niềm khắc khoải trong tôi một đời. Tôi vẫn mong có ngày trở lại trên mảnh đất thân yêu ấy.
Tôi lặng người khi nghe những ḍng tâm sự thiết tha ấy. Cả hai nh́n nhau thinh lặng, không phải cái thinh lặng ban đầu gặp gỡ với ḍ hỏi thắc mắc, mà là thinh lặng cảm thông, yêu mến và khâm phục. Tôi nh́n thấy từng giọt nước mắt xúc động lăn dài trên đôi má gầy g̣ của ngài làm tôi cũng không cầm nổi xúc động. Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy những giọt nước mắt của người Linh mục. Rồi cầm tay ngài tôi nói:
Cám ơn Cha v́ những giọt máu đă đổ trên quê hương con. Cám ơn Cha đă chia sẻ và cho con một mẫu gương của đời hiến dâng phục vụ thật ư nghĩa. Lúc nào có dịp, con mời cha trở lại Việt Nam quê hương con, có lẽ bây giờ cũng đă thay đổi nhiều lắm rồi.
Ngài nh́n tôi trong ánh mắt thân t́nh tŕu mến của đôi mắt Mục tử. Gạt giọt nước mắt c̣n đọng lại trên má, Ngài mỉm cười khẽ nói:
Mỗi người có một nẻo đường phục vụ riêng, có một lối đổ máu riêng, miễn sao t́nh yêu của Đức Kitô được rao truyền, không những rao truyền trên bục giảng, nhưng c̣n đụng chạm đến trái tim của những người mà ḿnh được sai đến.
Từng lời ấy thấm vào hồn tôi như một ánh than rực hồng, gợi cho tôi nhớ đến h́nh ảnh của một Linh Mục Giêsu trần trụi trên ‘‘bàn thờ’’ Canvê năm xưa: không đèn nến, không màu hoa, không hương khói, không vải vóc che phủ, không một lời thánh ca vang vọng, chỉ có tiếng rên của niềm đau nhức nhối và những giọt máu loang lỗ thấm đẫm ngọn đồi. Rồi tôi cũng cố gắng h́nh dung một "bàn thờ" An Khê trần trụi, mịt mùng trong khói thuốc; tiếng bom đạn long trời và tiếng rên đau xót của bao con người với từng giọt máu loang lổ từ bờ vai Linh mục Giêsu thứ hai trong dáng dấp của người Tuyên úy thầm lặng. Dù là một Canvê năm xưa, hay một An Khê ngày nay, vẫn vang vọng đâu đây điệp khúc của bài T́nh Ca Thập Tự, khúc t́nh ca với ḍng nhạc dâng hiến trao ban.
C̣n h́nh ảnh nào đẹp hơn h́nh ảnh những giọt máu đă đổ v́ chân lư, v́ yêu thương. Giọt máu nối dài từ ven đồi Canvê năm xưa, chảy dài trong ḍng suối yêu thương của cuộc đời, và thấm đến quê hương tôi bởi những giọt róc rách ân t́nh từ trái tim người Linh Mục mà tôi gặp gỡ lần đầu tiên nơi bàn ăn bất ngờ ấy.
Xin cho những Thánh lễ Ngài dâng mỗi ngày hôm nay vẫn thấm đượm yêu thương và sốt mến như "Thánh lễ" đổ máu mà Ngài đă dâng trên chiến trường An Khê năm xưa. Xin cho những nỗi đau của Việt Nam quê hương con cũng được hoà dâng trong hy lễ hiến tế ấy. Nỗi đau của mất mát chia ly, nỗi đau của tật nguyền bom đạn một thời, và những nỗi đau của bất công trong hiện tại v.v... Tất cả là những giọt máu của lễ dâng, dâng với Linh Mục Giêsu, dâng trong Giêsu và dâng nhờ Giêsu.
Xin gởi trao ḍng yêu thương này vào ḷng cuộc đời. Xin gởi bức h́nh đẹp này đến với những trái tim đang rực lửa yêu thương, hiến dâng cho nhân loại khổ đau, và gởi đến cho tất cả những ai đang thầm lặng dấn thân cho yêu thương lan rộng, cho t́nh người nở tươi, cho những cuộc đời hiu quạnh gặp được ánh sáng của niềm tin và hy vọng trong bóng tối của đêm dài lữ hành.

 

Nguyễn Thảo Nam, S.J