Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp:  Thái độ và Trách nhiệm của người Việt trước vấn đề Biển Đông
 
Trong dịp ghé thăm thành phố Houston, bang Texas, Đức Giám mc Nguyn Thái Hp, Ch tch y ban Công lư và Ḥa b́nh đă cho TTV Hiền Vy một cuộc phỏng vấn về t́nh h́nh của người Việt trước vấn đề Biển Đông. Trước hết ĐGM cho biết:
Nói về t́nh h́nh Việt Nam th́ có nhiều khía cạnh, chẳng hạn như là vấn đề xă hội, vấn đề kinh tế, vấn đề phát triển. Th́ cũng phải nhận rằng xă hội Việt Nam cũng đang đổi và trong những năm vừa rồi cũng đổi nhiều, mặc dầu 2 năm sau cùng này th́ gặp khủng hoảng về kinh tế nhưng mà có lẽ nói tác động của kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam cũng nhẹ hơn đối với những nước khác, có thể v́ Việt Nam hội nhập vẫn chưa nhiều.  Nhưng mà có lẽ cái nổi cộm nhất, thấy rơ nhất trong mấy tuần vừa rồi đó là thái độ của người dân đối với Biển Đông, đối với Trung quốc, đối với thái độ của Trung quốc.
 
Hiền Vy: Thưa Đức Giám Mục, chuyện Trung quốc gây hấn trên Biển Đông đă có từ lâu rồi, tại sao bây giờ người dân mới có thái độ ?
ĐGM Nguyễn Thái Hợp:  Những hành động của Trung quốc xảy ra cũng đă lâu rồi nhưng mà cái hành động sau cùng, khi TQ vào hẳn trong lănh hải của Việt Nam một cách ngang ngược, th́ như một người bạn của tôi cũng có nói, là con giun mà dằn xéo măi th́ nó cũng phải oằn lên. Có lẽ đến cái lúc mà người dân VN cảm thấy phẫn nộ. Người dân VN không thể chấp nhận cái giả thuyết, cái lư thuyết hay là cái áp đặt của TQ về cái đường lưỡi ḅ v́ cái đường đó chạy từ Nam Hải cho đến Brunei th́ VN coi như là ra khỏi ngưỡng cửa nhà ḿnh đă đi vào ranh giới của Trung quốc. Tất cả những nơi mà ngư dân Việt Nam thường đánh cá xưa nay là Hoàng Sa, Trường Sa th́ ngày nay đă vào lănh địa của Trung quốc.
 
Hiền Vy: Thưa Đức Giám Mục, bằng cách nào để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa không phải là của Trung quốc?
ĐGM Nguyễn Thái Hợp:  Về phương diện lịch sử chúng tôi sắp làm cuộc hội thảo về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Cuộc hội thảo có 2 đề tài lớn, đó là đọc lại những sách sử của TQ để biết TQ bắt đầu nói đến Hoàng Sa và Trường Sa từ lúc nào, đại khái có thể nói không có trước năm 1905.   Trong khi đó sách sử của Việt Nam th́ ngay từ thời Chúa Nguyễn đă nói đến đăo Cát Vàng như trong bản đồ của Taberd chẳng hạn. Chữ Hoàng Sa, giám mục Taberd  dùng chữ Cát Vàng, tức là diễn Nôm. Rồi nhà Nguyễn cũng như Chúa Nguyễn vẫn có những đội binh để đi ra Hoàng Sa. Chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa cũng như Trường Sa là có lịch sử chứng minh và có khế tục. Ngay thời Pháp thuộc cũng vậy, chính quyền đô hộ của Pháp vẫn có bảo hộ Hoàng Sa, có quân đội đi ra Hoàng Sa. Chính v́ vậy chủ quyền đó vẫn kéo dài.
 
Hiền Vy: Thưa như vậy th́ từ bao giờ Trung quốc đă cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của họ ?
ĐGM Nguyễn Thái Hợp:  Có lẽ đến năm 1974, lúc đó quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă chiến đấu với TQ và có những chiến sĩ VNCH đă bỏ ḿnh ở Hoàng Sa. Sau đó vẫn tiếp tục có những cuộc xung đột với TQ vào năm 1988 tại Trường Sa
 
Hiền Vy: Thưa vậy th́ người Việt Nam cần phải làm ǵ trong lúc này ?
ĐGM Nguyễn Thái Hợp:  Người dân Việt Nam không thể chấp nhận được cái đ̣i hỏi của Trung quốc về đường lưỡi ḅ. Không những không phù hợp với lịch sử; lịch sử của VN, truyền thống của cha ông, mà ngay cả với bản công bố của Liên Hiệp Quốc về Luật và Biển Đông năm 1982 th́ chúng ta thấy rằng đây là lúc mà người dân Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước cần đoàn kết v́ viên đạn mà chúng ta bắn trong cuộc đối đầu này không hẳn là viên đạn thật mà là viên đạn của lịch sử, viên đạn của chính nghĩa. Đặc biệt là những viên đạn của quốc tế. Chúng ta cũng phải động viên và đi cùng với những nước ở Đông Nam Á và hơn nữa là với những cường quốc như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức và ngay cả với Nga để nói lên tiếng nói của lẽ phải. Để yêu cầu Trung Quốc phải chấp nhận những công ước quốc tế về luật biển.
 
Hiền Vy: Với t́nh hữu nghị giữa Việt Nam và Trung quốc, VN không thể đối thoại song phương với Trung Quốc được sao ?
ĐGM Nguyễn Thái Hợp:  Người Việt Nam ngày nay không thể chấp nhận chuyện chỉ đối thoại song phương với Trung quốc và cũng không bao giờ có thể tin được 16 chữ Vàng về hữu nghị của Trung quốc với Việt Nam.  Qua những biến cố, qua lịch sử ngàn năm, chúng ta đă thấy rơ hơn cái âm mưu thâm độc của Trung quốc. Chính v́ vậy chúng tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy nhà nước có lẽ chưa nhất quán trong vấn đề bảo vệ độc lập và chủ quyền của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện tại.
 
Hiền Vy:  Trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng đă vài lần lên tiếng về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông rồi mà, thưa Giám mục.
ĐGM Nguyễn Thái Hợp:  Thái độ của nhà nước đối với Trung quốc chưa đủ và nhân dân c̣n trông chờ một cái ǵ rơ rệt và thẳng thắn hơn. Dĩ nhiên xét  theo phương diện lịch sử th́ chúng ta thấy cha ông ngày xưa, trong những đối đầu với TQ dù rằng sau những cuộc chiến thắng cũng vẫn luôn luôn t́m cách để ḥa giải, để đối thoại.  Mỗi chính quyền có cách riêng để mà giải quyết những vấn đề khó khăn. Trong lịch sử luôn luôn có nhu và có cương. Ngày nay trong thời buổi toàn cầu hóa, trong thời mà tất cả các nước đang đi vào một cái luật chung, một cái nh́n chung của thế giới. Ngày nay, để bảo vệ chủ quyền, Việt Nam cần phải nối kết với các nước khác. Đây cũng là lúc mọi người Việt Nam nên nghĩ đến trách nhiệm của ḿnh. Khi tổ quốc lâm nguy th́ thất phu hữu trách, huống hồ là chúng ta. Chính v́ vậy có lẽ đây là một cơ hội rất đặc biệt để nói lên t́nh đoàn kết dân tộc, để bảo vệ tổ quốc, để bảo vệ tương lai của Việt Nam.  
 
Hiền Vy:  Xin cảm ơn Đức Giám Mục đă dành cho RFA cuộc nói chuyện này