Những Vấn Đáp lư thú và cần thiết về Bí Tích

 

 

----- Original Message -----

From: dangtungd tungdd

To: HuongVeChua@yahoogroups.com

Sent: Wednesday, October 05, 2011 5:06 AM

Subject: [HuongVeChua] xin tra loi giup

 

 

Tôi mới nhận 1 lớp Giáo lư hơi quá tầm, do chưa có tài liệu chuẩn bị . Anh chị em có thể giúp cho tôi trả lời 1 số câu hỏi trong bài giảng được không? Xin cảm ơn nhiều !
 
1. Tại sao Chúa không trực tiếp ban ơn cho chúng ta mà lại phải ban ơn qua các Bí tích?
2. Nói rằng: "Các Bí tích là những dấu chỉ hữu hiện của ân sũng" nghĩa là ǵ?

3. Các Bí tích phù hợp với những giai đoạn nào của đời sống con người?
4. Người không lănh Bí tích Rữa tội có thể được ơn cứu độ không?
5. Sao không để trẻ em lớn lên, có ư thức rồi hăy rữa tội cho nó?

 

 

 

----- Original Message -----

From: Tinh Cao

To: HuongVeChua@yahoogroups.com ; dangtungd tungdd

Sent: Tuesday, October 18, 2011 9:53 AM

Subject: Re: [HuongVeChua] xin tra loi giup

 

Xin chào người anh chị em trong Chúa Kitô,

 

Không biết đă có vị nào trả lời chưa cho những câu hỏi rất lư thú và cần thiết này, chẳng những để giảng dạy mà c̣n để nắm vững niềm tin sống đạo của chúng ta nữa, tôi xin được mạo muội góp ư từng câu như thế này nhé: 

 

1. Tại sao Chúa không trực tiếp ban ơn cho chúng ta mà lại phải ban ơn qua các Bí tích ?

 

Tại v́ Chúa "đă hóa thành nhục thể" (John 1:14), để nhờ nhân tính của ḿnh như phương tiện hay bí tích cứu độ (xem Luke 8:43-48), Người có thể thông ban ân sủng và sự sống thần linh của Người cho những ai "chấp nhận Người" (John 1:11):  "Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu rỗi..." (Mark 16:16).

 

Nếu không có các Bí Tích nói chung và Thánh Thể nói riêng, Lời Nhập Thể là Chúa Kitô đă không cần phải thiết lập Giáo Hội để làm thừa tác viên ban phát ân sủng và sự sống thần linh của Người là những ǵ được Người mang lại cho nhân loại qua cuộc Vượt Qua của nhân tính Người.


2. Nói rằng: "Các Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng" nghĩa là ǵ ?

 

Nghĩa là tự dấu chỉ ấy đă chất chứa ân sủng và ai xứng hợp để tiếp nhận th́ được ban cho ân sủng thần linh cần thiết từ dấu chỉ ấy.

 

Chẳng hạn h́nh bánh và h́nh rượu (dấu chỉ), sau khi được truyền phép trong Thánh Lễ, đă (hữu hiệu) trở thành Ḿnh Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô, th́ ai xứng hợp để hiệp lễ sẽ nhận được sự sống và Thánh Linh bởi Thánh Thể Chúa Kitô.


3. Các Bí tích phù hợp với những giai đoạn nào của đời sống con người ?

 

Phù hợp với trọn cuộc đời của người Kitô hữu, từ khi sinh ra (Rửa Tội), tới khi có trí khôn (Xưng Tội và Rước Lễ Lần Đầu), rồi trưởng thành (Thêm Sức) và chết đi (Xức Dầu).

 

Ở đây chỉ nói theo tiến tŕnh cuộc sống của một Kitô hữu được rửa tội từ lúc mới sinh trong gia đ́nh theo đạo gốc, chứ không nói tới trường hợp của thành phần dự ṭng người lớn khi trở thành tân ṭng lại lănh nhận 3 bí tích một lúc (Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể).

 

Ngoài ra, các bí tích c̣n phù hợp với hai ơn gọi chính yếu và chuyên biệt để phục vụ xă hội và Giáo Hội của đời sống Kitô hữu nữa, đó là ơn gọi hôn nhân (Hôn Phối) và ơn gọi linh mục (Truyền Chức).


4. Người không lănh Bí tích Rửa tội có thể được ơn cứu độ không ?

 

Theo nguyên tắc th́ ngoài Giáo Hội không có ơn cứu rỗi (xem Mark 16:15-16).

 

Nhưng trên thực tế, theo Công Đồng Chung Vaticanô II (1962-1965), trong Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium (đoạn 16) th́ vẫn được cứu rỗi với những điều kiện tối thiểu, nguyên văn như sau:

 

"Thực thế, những kẻ vô t́nh không nhận biết Phúc Âm của Chúa Kitô và Giáo Hội Người, nhưng nếu thành tâm t́m kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng chu toàn Thánh Ư Thiên Chúa trong công việc ḿnh theo sự hướng dẫn của lương tâm, th́ họ có thể được cứu rỗi. Cả những kẻ vô t́nh chưa nhận biết Thiên Chúa cách rơ ràng, nhưng nhờ ơn Chúa, cố gắng sống đời chính trực, th́ Chúa Quan Pḥng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ được cứu rỗi. Thực vậy, Giáo Hội xem tất cả những ǵ là chân thiện nơi họ như để chuẩn bị họ lănh nhận Phúc Âm, và như một ân huệ mà Đấng soi sáng mọi người ban cho hầu cuối cùng họ được sống" (theo bản dịch của Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt).


5. Sao không để trẻ em lớn lên, có ư thức rồi hăy rửa tội cho nó ?

 

Tại v́ không ai sinh ra một đứa con vào lúc nó 18 tuổi.

 

Không ai trong chúng ta khi c̣n là một thai nhi ư thức được ḿnh sắp được sinh ra và đă tỏ ra đồng ư về việc ra đời của ḿnh rồi mẹ chúng ta mới có quyền hay mới được sinh ra chúng ta.

 

Nếu Phép Rửa là bí tích thanh tẩy th́ con người cần phải được sạch nguyên tội sớm bao nhiêu có thể.

 

Nếu Phép Rửa là bí tích tái sinh vào sự sống thần linh th́ con người đă chết bởi vướng mắc nguyên tội cũng cần phải có sự sống thần linh càng sớm càng tốt.

 

 

Xin quí Cha, quí Tu Sĩ và quí Anh Chị bổ khuyết cho để vấn đề vấn đáp với tính cách thân hữu đồng đạo ở đây được chính xác và thấu đáo hơn, nhờ đó cùng nhau học hỏi sống đạo nhé.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

----- Original Message -----

From: Huong Nguyen

To: 'Tinh Cao' v.v.

Sent: Tuesday, October 18, 2011 9:56 PM

Subject: RE: [HuongVeChua] xin tra loi giup

         Cám ơn anh Cao Tấn Tĩnh đă trả lời mạch lạc  từng câu hỏi về Giáo Lư   ,  em rất thích cuốn sách “Đối Thoại” đây là cuốn sách toàn bộ

        Thiên Chúa Cha đă Mặc Khải cho Thánh Nữ Catherine Siena trong cuốn sách Thiên Chúa đă giải nghĩa từng ly từng tư về mọi vấn đề

        Em đang suy nghĩ câu số 4 ( người không lănh Bí Tích Rửa Tội có được cứu độ không ) em có đọc ở đoạn  ( Sự Quan Pḥng của  

        Thiên Chúa nói chung đối với các tạo vật của Ngài)  ở đây Chúa đang nói về Đức Khó Nghèo ở trang 394 

       “ những người sống nghèo một cách tự nguyện , và không những tự nguyện mà c̣n có tinh thần  , bởi v́ nếu thiếu tinh thần thiêng liêng

         Này , sự nghèo khó không có ích ǵ cho ơn cứu độ   .  có những nhà hiền triết v́ yêu mến khoa học thế gian đă tự nguyện sống nghèo  ,

        Ánh sáng tự nhiên của họ chỉ đủ dạy họ  : những lo lắng về của cải trần gian là một trở ngại cho việc nghiên cứu  cũng như đạt được kiến thức

        Khoa học  ,   nhưng ư chí sống nghèo không v́ Tôn Vinh Cha  ,  cho nên họ đă không nhờ đó mà đạt được đời sống Ân Sủng   ,

        Cũng không đạt được sự hoàn thiện  ,  điều cho họ đáng được sống muôn đời”

              Ở đây Thiên Chúa muốn  ta làm mọi việc để Tôn Vinh Chúa và yêu Mến Chúa v́ Chúa và trong Chúa th́ ta mới đạt được Ân Sủng và ơn

                 cứu Độ  phải không anh Tĩnh  và các anh chị ?

                                                                                                      Hương nguyễn

----- Original Message -----

From: Tinh Cao

To: Huong Nguyen v.v.

Sent: Wednesday, October 19, 2011 9:40 AM

Subject: Re: [HuongVeChua] xin tra loi giup

 

Chị Hương mến,

 

.........

 

Cuốn Đối Thoại của Chị Thánh Catherine Siena Tiến Sĩ thứ 31 của Giáo Hội này rất hay, chị cứ tiếp tục đọc đi nhé. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă từng trích dẫn cuốn này một số lần trong các bài nói của ngài. Dầu sao cuốn này cũng chỉ là mạc khải tư (private revelation) như cuốn Nhật Kư của Chị Thánh Faustina, hay cuốn Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu gửi Các Hồn Nhỏ, không có giá trị như Mạc Khải Thần Linh được ghi nhận trong Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước, và v́ thế không buộc phải tin mới được cứu rỗi. Tuy nhiên, một khi những mạc khải tư này được Giáo Hội công nhận tức là trong đó không có ǵ phản lại với Mạc Khải Thánh Kinh hay Tín Lư và Luân Lư của Giáo Hội.

 

Riêng về vấn đề chị nêu lên liên quan tới lời Chúa nói với chị thánh Chị Thánh Catherine Siena liên quan tới vấn đề cứu rỗi của thành phần chưa/không chịu phép rửa tội, th́ cũng không có ǵ ngược lại với Phúc Âm của Người cũng như với Giáo Lư Công Giáo.

 

Không ngược với Phúc Âm: chẳng hạn trường hợp người thanh niên giầu có chỉ cần giữ căn bản lề luật đă đủ được cứu rỗi, nhưng chưa thể nên trọn lành được theo như ư Chúa muốn kêu gọi anh ta lên cao hơn trong đời sống thiêng liêng (xem Mathêu 19:16-21).

 

Không ngược với tín lư của Giáo Hội: v́ "Giáo Hội xem tất cả những ǵ là chân thiện nơi họ như để chuẩn bị họ lănh nhận Phúc Âm, và như một ân huệ mà Đấng soi sáng mọi người ban cho hầu cuối cùng họ được sống" (câu đă trích trong Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium, đoạn 16). Vậy việc "tự nguyện sống nghèo" (hơn là sống tội lỗi nghịch lại với lương tâm và lề luật tự nhiên Chúa ấn định) của "những nhà hiền triết v́ yêu mến khoa học thế gian" chính là "những ǵ là chân thiện nơi họ như để chuẩn bị họ lănh nhận Phúc Âm, và như một ân huệ mà Đấng soi sáng mọi người ban cho hầu cuối cùng họ được sống", nhất là vào giây phút cuối cùng của cuộc đời họ.

 

Cám ơn chị Hương đă giúp cho chúng ta đi sâu hơn vào vấn đề giáo lư để cùng nhau học hỏi sống đức tin.

 

Xin Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria luôn ấp ủ chúng ta trong Ḷng Thương Xót Chúa nhé.

 

TĐCTT cao tấn tĩnh