Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – tiếp tục loạt bài giáo lư về Cầu Nguyện Thứ Tư 8/8/2012 – bài thứ 37 về cầu nguyện theo Thánh Đa Minh

 

Anh chị em thân mến!

 

Hôm nay Giáo Hội cử hành lễ nhớ Thánh Đaminh ở Guzmán, vị linh mục sáng lập Ḍng Các Vị Giảng Thuyết cũng được gọi là Ḍng Các Tu Sĩ Đaminh. Trong một bài giáo lư trước, tôi đă tŕnh bày nhân vật nổi tiếng này cùng với việc đóng góp chính yếu ngài thực hiện cho việc canh tân Giáo Hội vào thời của ngài. Hôm nay, tôi muốn đề cao một khía cạnh thiết yếu trong linh đạo của ngài, đó là đời sống cầu nguyện của ngài. Thánh Đaminh là một con người cầu nguyện. V́ phải ḷng Thiên Chúa nên ngài không c̣n hứng khởi nào khác ngoài phần rỗi các linh hồn, nhất là những ai lọt vào cạm bậy của các bè rối trong thời của ngài. Là một người theo gương Chúa Kitô, ngài đă thể hiện một cách trọn vẹn ba lời khuyên phúc âm, liên kết chứng từ sống đời khó nghèo với việc loan truyền Lời Chúa. Theo sự hướng dẫn của Thánh Linh, ngài đă tiến triển trên con đường nên trọn lành Kitô giáo. Mỗi một giây phút, cầu nguyện là động lực canh tân và mang lại cho các công cuộc tông đồ của ngài dồi dào hoa trái. 

 

Chân Phước Jordan ở Saxony (vị đă qua đời vào năm 1237), vị thừa kế ngài làm đầu hội ḍng, đă viết: “Trong ngày, không ai giao tiếp hơn ngài… Trái lại, về đêm, không ai siêng năng hơn ngài canh thức nguyện cầu. Ban ngày ngài giành giờ cho tha nhân của ḿnh, nhưng về đêm ngài giành giờ cho Thiên Chúa” (P. Filippini, San Domenico visto dai suoi contemporanei, Bologna 1982, pg. 133). Nơi Thánh Đaminh chúng ta có thể thấy một tấm gương liên kết hài ḥa giữa việc chiêm niệm các mầu nhiệm thần linh với hoạt động tông đồ. Theo các chứng từ cống hiến bởi những ai gần gữi với ngài nhất th́ “ngài bao giờ củng nói với Thiên Chúa hay về Thiên Chúa”. Nhận định này cho thấy mối hiệp thông sâu xa của ngài với Thiên Chúa, đồng thời với việc liên lỉ dấn thân dẫn dắt người khác đến cùng mối hiệp thông với Thiên Chúa.

 

Ngài đă không lưu lại bản văn nào về việc cầu nguyện, thế nhưng truyền thống Đaminh đă thu thập và truyền lại kinh nghiệm sống của ngài trong một tác phẩm nhan đề: Chín Cách Cầu Nguyện của Thánh Đaminh. Cuốn sách này được biên soạn giữa năm 1260 và 1288 bởi một thày Ḍng Đaminh. Nó giúp chúng ta hiểu được phần nào nội tâm của vị thánh, và cũng giúp chúng ta, dù khác nhau, học được một cái ǵ đó về cách thức cầu nguyện.

 

Vậy, theo Thánh Đaminh, có chín cách cầu nguyện, và mỗi một cách này – những cách mà ngài luôn thực hiện trước sự hiện diện của Chúa Giêsu Tử Giá – bày tỏ một thái độ về thể lư và tâm linh, thiên về việc tưởng niệm và sốt sắng một cách sâu xa thấm nhập. Bảy cách đầu tiên theo đường lối đi lên, như những bước tiến trong một cuộc hành tŕnh hướng về mối hiệp thông với Thiên Chúa, với Chúa Ba Ngôi: Thánh Đaminh đứng cầu nguyện, cúi đầu bày tỏ ḷng khiêm cung; phục xuống trên đất để xin ơn tha thứ cho các tội lỗi của ngài; qú gối thống hối để tham dự vào những khổ đau của Chúa; giang tay gắn mắt vào cây thánh giá để chiêm ngưỡng T́nh Yêu Tối Hậu, ánh mắt của ngài hướng lên trời, cảm thấy được thu hút vào thế giới của Thiên Chúa. Như thế là có 3 h́nh thức: đứng, qú và phục xuống đất – thế nhưng bao giờ cũng gắn mắt của ḿnh về Vị Chúa Tử Giá.

 

Hai cách cuối cùng tôi muốn vắn tắt lưu ư tới, tương hợp với hai h́nh thức đạo đức được vị thánh thường thực hiện. Trước hết là việc suy niệm riêng tư, v́ cầu nguyện c̣n đ̣i hỏi chiều kích sâu xa, thiết tha và an ủi hơn nữa. Khi kết thúc nguyện Kinh Phụng Vụ, và sau khi cử hành Thánh Lễ, Thánh Đaminh bỏ giờ ra lâu dài tâm sự với Thiên Chúa, không bị hạn chế vào giờ giấc. Ngồi một cách thinh lặng, ngài tự hồi tưởng bằng một thái độ lắng nghe, đọc một cuốn sách hay gắn mắt vào Thập Giá. Ngài đă sống những giây phút này trong mối liên hệ của ngài với Thiên Chúa một cách thiết tha, đến độ thậm chí các phản ứng bên ngoài của ngài tỏ ra hân hoan và có thể thấy cả những giọt lệ rơi. Vậy, nhờ suy niệm, ngài đă thấm nhiễm các thực tại đức tin. Những chứng nhân thuật lại rằng, có những lúc ngài rơi vào t́nh trạng ngất trí, mặt của ngài được biến đổi; thế nhưng, ngay sau đó ngài khiêm tốn tiếp tục công việc hằng ngày của ngài, những công việc được thêm nhiệt năng bởi quyền lực từ trên cao ban cho ngài. 

 

Thế rồi ngài c̣n cầu nguyện trong các cuộc hành tŕnh từ tu viện này đến tu viện khác; ngài đă đọc Kinh Ban Mai, Kinh Ngày và Kinh Tối với các bạn đồng hành của ngài, và khi ngài băng qua những thung lũng hay ngọn đồi, ngài chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật. Từ cơi ḷng của ngài tuôn ra một bài thánh ca chúc tụng và tạ ơn Thiên Chúa về rất nhiều tặng ân, nhất là về kỳ công cao cả nhất này, đó là việc cứu chuộc được Chúa Kitô thực hiện.

 

Các bạn thân mến, Thánh Đaminh nhắc nhở chúng ta rằng cầu nguyện, việc liên hệ riêng tư với Thiên Chúa, là tâm điểm và là nguồn gốc của chứng từ đức tin, mà hết mọi Kitô hữu cần phải cống hiến trong đời sống gia đ́nh, ở công sở, trong các dấn thân về xă hội, và thậm chí trong những lúc nghỉ ngơi. Chỉ cho mối liên hệ thực sự này với Thiên Chúa mới cống hiến cho chúng ta sức mạnh để sống mỗi biến cố một cách mạnh mẽ, nhất là những lúc đau thương nhất. Vị thánh này cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của các thái độ bề ngoài trong khi cầu nguyện: qú gối, đứng trước Chúa, gắn mắt vào Đấng Tử Giá, âm thầm tưởng niệm trong thinh lặng không phải là những ǵ thứ yếu; trái lại, chúng giúp chúng ta đặt ḿnh một cách nội tâm, bằng cả con người của ḿnh, trong mối liên hệ với Thiên Chúa. Tôi muốn nhắc lại một lần nữa về nhu cầu nơi đời sống thiêng liêng của chúng ta, trong việc t́m kiếm những giây phút thinh lặng để cầu nguyện mỗi ngày, để giành chút giờ nói chuyện với Thiên Chúa. Chúng ta cần phải sử dụng giờ phút này, nhất là trong các ngày lễ mùa hè, và giành một chút giờ để nói chuyện với Thiên Chúa. Nó cũng sẽ là một cách giúp cho những ai ở chung quanh chúng ta, tiến vào những tia sáng của việc Thiên Chúa hiện diện, Đấng mang lại an b́nh và yêu thương tất cả chúng ta đều cần đến. Xin cám ơn anh chị em.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/8/2012