Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – tiếp tục loạt bài giáo lư về Cầu Nguyện Thứ Tư 5/9/2012 – bài thứ 38 về một lời cầu nguyện trong phần một của Sách Khải Huyền

 [Video]

Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay, sau những ngày nghỉ, chúng ta tái tấu những Buổi Triều Kiến Chung ở Vatican, tiếp tục với “học đường cầu nguyện” mà tôi đang chia sẻ với anh chị em trong những Buổi Giáo Lư Thứ Tư này.

 

Hôm nay tôi muốn nói với anh chị em về một lời cầu nguyện trong Sách Khải Huyền, một cuốn sách, như anh chị em đều biết, là cuốn sách cuối cùng của Tân Ước. Nó là một cuốn sách phức tạp, nhưng lại là một cuốn sách chất chứa một kho tàng lớn lao. Nó giúp cho chúng ta giao chạm tới lời cầu nguyện sống động đầy hứng khởi của cộng đồng Kitô hữu, qui tụ lại “vào ngày của Chúa” (Rev 1:10): thật vậy, đoạn sách này đă cho thấy bản lược tóm căn bản ấy.

 

Một phát ngôn viên tŕnh bày cho cộng đồng này một sứ điệp được Chúa ủy thác cho Thánh kư Gioan. Như thế có thể nói vị xướng ngôn viên và cộng đồng là hai chính của tiến tŕnh trong cuốn sách này; ngay từ đầu đă có một lời chào hân hoan vui vẻ được ngỏ cùng họ: “Phúc cho ai đọc lớn tiếng những lời tiên tri và phúc cho những ai lắng nghe những lời tiên tri này” (1:3). Một thứ giao hưởng nguyện cầu thoát lên từ cuộc đối thoại liên tục giữa họ với nhau và tiến triển theo nhiều h́nh thức khác nhau cho đến khi kết thúc. Khi nghe thấy vị xướng ngôn viên truyền đạt sứ điệp, nghe thấy và nhận thấy phản ứng của cộng đồng, th́ việc cầu nguyện của họ dường như trở thành lời cầu nguyện của chúng ta.

 

Phần đầu của Sách Khải Huyền (1:4 – 3:22), cho thấy 3 giai đoạn tiếp nối nhau nơi thái độ của một cộng đồng đang cầu nguyện. Giai đoạn thứ nhất (1:4-8) bao gồm một cuộc đối thoại – cuộc đối thoại duy nhất trong Tân Ước – xẩy ra giữa cộng đồng vừa qui tụ lại và vị phát ngôn viên, vị ngỏ lời chào họ bằng một lời chúc phúc: “Ân sủng và b́nh an ở cùng anh chị em” (1:4). Vị phát ngôn viên tiếp tục, bằng cách nhấn mạnh đến nguồn gốc của lời chào này: nó xuất phát từ Ba Ngôi: từ Chúa Cha, từ Thánh Linh, từ Chúa Giêsu Kitô, cùng nhau thực hiện trước dự án sáng tạo và cứu độ cho nhân loại. Cộng đồng lắng nghe và khi cộng đồng nghe thấy tên Giêsu th́ thực sự cảm thấy hân hoan nhẩy mừng, và đáp lại một cách nhiệt liệt, dâng lời nguyện chúc tụng sau đây: “Muôn muôn ngàn đời vinh quang và thống trị cho Đấng yêu thương chúng ta và đă giải thoát nchúng ta khỏi tội lỗi bằng máu của Người và làm cho chúng ta thành một vương quốc, thành các tư tế cho Thiên Chúa và Cha của Người. Amen” (1:5b-6). Cộng đồng, được đắm ch́m tronmg t́nh yêu của Chúa Kitô, cảm thấy được giải thoát khỏi những ràng buộc tội lỗi và tự tuyên bố ḿnh là “vương quốc” của Chúa Giêsu Kitô, một vương quốc hoàn toàn thuộc về Người. 

 

Cộng đồng này nh́n nhận sứ vụ cao cả đă được ủy thác cho họ nơi Phép Rửa, đó là làm cho Thiên Chúa ï hiện diện trên thế giới. Và, trực tiếp nh́n vào Chúa Giêsu một lần nữa và với nhiệt t́nh dâng cao, cộng đồng này đă kết thúc việc cử hành chúc tụng này, khi nh́n nhận “vinh quang và việc thống trị” của Người là những ǵ sẽ cứu nhân loại. Lời “amen” cuối cùng kết thúc bài thánh ca chúc tụng Chúa Kitô. Bốn câu đầu tiên này đă chất chứa đầy những điều hướng dẫn cho chúng ta; chúng nói với chúng ta rằng lời cầu nguyện của chúng ta, trước hết và trên hết, cần phải tỏ ra ở chỗ lắng nghe Thiên Chúa là Đấng đang nói với chúng ta. Một là bị nhận ch́m bởi các gịng cuồng lưu của ngôn từ, chúng ta rất thường chẳng biết lắng nghe, hay là, đặc biệt tỏ ra chấp nhận bằng cách tạo nên sự thinh lặng, hoặc ở bên trong chúng ta hay ở bên ngoài chúng ta, để có thể chú ư tới những ǵ Thiên Chúa muốn nói với chúng ta. Những câu này cũng dạy chúng ta rằng những lời cầu nguyện của chúng ta, nhất là khi chúng chỉ là những lời nguyện thỉnh cầu, th́ trước hết cần phải chúc tụng Thiên Chúa v́ t́nh yêu thương của Ngài, v́ tặng ân của Chúa Giêsu Kitô là Đấng mang lại cho chúng ta sức mạnh, niềm hy vọng và ơn cứu độ.

 

Thế rồi một can thiệp khác của vị xướng ngôn viên liên quan đến cộng đồng này, một cộng đồng được t́nh yêu của Chúa Kitô bao bọc, đến việc dấn thân chấp nhận sự hiện diện của Người trong đời sống của họ. Vị ấy nói rằng: “Này, Người đang đến với mây trời, và hết mọi con mắt sẽ nh́n Người, hết mọi kẻ đă đâm vào Người; và tất cả các chi tộc trên trái đất này sẽ kêu khóc v́ Người” (1:7a). Sau khi được đưa lên trời trên “một đám mây”, biểu hiệu cho sự siêu việt (cf. Acts 1:9), Chúa Giêsu Kitô sẽ trở lại, như Người đă được đưa về trời (cf Acts 1:11b). Bấy giờ tất cả mọi dân nước sẽ nhận biết Người, và, như Thánh Gioan tiên đoán ở trong cuốn Phúc Âm thứ 4, “họ sẽ nh́n xem Đấng họ đă đâm thâu qua” (19:37). Họ sẽ nhớ đến tội lỗi của họ, nguyên nhân cho việc Người chịu đóng đanh, và như những ai đă trực tiếp chứng kiến thấy ở trên Đồi Canvê, sẽ đấm ngực ḿnh (cf Lk 23:48), xin Người thứ tha cho họ để theo Người trong đời sống và nhờ đó sửa soạn cho cuộc trọn vẹn hiệp thông với Người sau cuộc Người Đến lần cuối cùng. Cộng đồng này đă suy nghĩ về sứ điệp ấy mà nói: “Xin cứ như thế. Amen” (Rev 1:7b). Lời “xin cứ như thế” của cộng đồng ấy bày tỏ sự ưng thuận hoàn toàn của họ với tất cả những ǵ đă được nói với họ và họ xin rằng chớ ǵ nó quả thật trở thành thực tại. Đó là lời cầu nguyện của một cộng đồng đang suy niệm về t́nh yêu của Thiên Chúa nơi việc tỏ hiện tột độ của t́nh yêu này trên Thập Giá và xin được liên lỉ sống như là thành phần môn đệ của Chúa Kitô. Và có tiếng trả lời của Thiên Chúa rằng: “Ta là Alpha và là Omega, Đấng đang có, Đấng đă có và là Đấng nsẽ đến, Đấng Quyền Năng” (1:8). Thiên Chúa, Đấng tỏ ḿnh ra ngay từ ban đầu và ở vào ngày cùng tháng tận của lịch sử, chấp nhận lời yêu cầu của cộng đồng và ghi nhớ trong ḷng. Ngài là Đấng đă có, đang có và sẽ hiện diện và chủ động bằng t́nh yêu thương của Ngtài trong tương lai, như Ngài đă là trong quá khứ, cho đến khi đạt đến đích điểm cuối cùng. Đó là lời hứa của Thiên Chúa. Và ở đây chúng ta thấy được một yếu tố quan trọng khác, đó là việc liên lỉ cầu nguyện là những ǵ tái thức tỉnh trong chúng ta cái cảm quan về sự hiện diện của Chúa trong đời sống của chúng ta cũng như trong gịng lịch sử. Sự hiện diện của Ngài nlà một sự hiện diện nâng đỡ chúng ta, hướng dẫn chúng ta và cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao, thậm chí ở ngay giữa cái tăm tối của một số biến cố nào đó của loài người; chưa hết, hết mọi lời cầu nguyện, ngay cả lời cầu nguyện ở một nơi quạnh hiu nhất, cũng chẳng bao giờ tự ḿnh lẻ loi và không bao giờ khô cằn: trái lại, nó là gịng sinh huyết của một cuộc đời Kitô hữu dấn thân và nhất tŕ hơn bao giờ hết.

 

Giai đoạn thứ hai trong lời cầu nguyện của cộng đồng này (1:9-22) là giai đoạn khảo sát sâu xa hơn mối liên hệ với Chúa Giêsu Kitô, ở chỗ Chúa làm cho ḿnh được thấy, Người nói năng, tác hành, và cộng đồng này, gần gũi với Người hơn bao giờ hết, lắng nghe, đáp ứng và hiểu biết. Trong sứ điệp được vị phát ngôn viên tŕnh bày, Thánh Gioan thuật lại cảm nghiệm của riêng ngài về một cuộc hội ngộ với Chúa Kitô, ở chỗ, ngài đă ở trên Đảo Patmos, v́ “lời Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Kitô” (1:9), và chính vào “ngày của Chúa” (1:10a), Chúa Nhật, ngày cử hành Cuộc Phục Sinh. Và Thánh Gioan đă ở “trong Thần Linh” (1:10a). Thần Linh đă thấm nhập ngài và canh tân ngài, gia tăng khả năng của ngài trong việc lănh nhận Chúa Giêsu là Đấng xin ngài viết ra. Lời cầu nguyện của cộng đồng đang lắng nghe này, dần dần mặc lấy thái độ chiêm ngắm, được nhấn mạnh bằng động từ “xem”, “nh́n”, tức là chiêm ngắm những ǵ vị phát ngôn viên gợi ư, nội tâm hóa nó và biến nó thành của ḿnh.

 

Thánh Gioan nghe thấy “một tiếng vang động như tiếng kèn thổi” (1:10b). Tiếng vang động này truyền cho ngài phải gửi một sứ điệp “cho 7 giáo hội” (1:11) ở Tiểu Á và qua họ, cho tất cả mọi Giáo Hội thuộc mọi thời đại, cùng với các Vị Mục Tử của các giáo hội này. Những chữ “tiếngt... như một cái kèn thổi”, được lấy từ Sách Xuất Hành (cf 20:18), nhắc lại việc Thiên Chúa tỏ ḿnh ra cho Moisen trên Núi Sinai và cho biết là tiếng của Thiên Chúa phán từ trời cao của Ngài, từ cơi siêu việt của Ngài. Ở đây tiếng này được qui về Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, Đấng nói với cộng đồng đang cầu nguyện ấy từ vinh quang của Cha, bằng tiếng của Thiên Chúa. Hướng về “để thấy tiếng nói ấy” (1:12), Thánh Gioan thấy 7 chân đèn bằng vàng và ở giữa các chân đèn này là một vị như là con người (1:12-13), một từ ngữ đặc biệt thân thương đối với Thánh Gioan tức là chính Chúa Giêsu. Những chân đèn bằng vàng, với ngọn bấc đang cháy, là ư nghĩa Giáo Hội thuộc mọi thời đại, trong một thái độ nguyện cầu nơi Phụng Vụ, ở chỗ, Chúa Giêsu Phục Sinh, “Con Người”, ở giữa họ, và, mặc những phẩm phục của vị thượng tế Cựu Ước, đang thi hành vai tṛ tư tế môi giới với Cha. Cuộc tỏ hiện rạng ngtời của Chúa Kitô Phục Sinh, với những đặc tính xứng với Thiên Chúa – thường xẩy ra trong Cựu Ước – tiếp diễn ở sứ điệp tiêu biểu này của Thánh Gioan.

 

Ngài diễn tả “tóc trắng như len trắng, trắng như tuyết” (1:14), một biểu hiệu về tính vĩnh hằng của Thiên Chúa (cf. Dan 7:14) và về Cuộc Phục Sinh. Lửa là biểu hiệu thứ hai mà, trong Cựu Ước, thường ám chỉ Thiên Chúa, để nói lên hai đặc tính của Ngài. Đặc tính thứ nhất là cường độ ghen tương của t́nh yêu đă tác động Ngài thiết lập Giao Ước với con người (cf Deut 4:24). Và cũng chính cường độ yêu thương này nung nấu được nhận thấy nơi cái nh́n của Chúa Giêsu Phục Sinh: “Đôi mắt của Người như một ngọn lửa” (Rev 1:14a). Đặc tính thứ hai là khả năng bất khả dồn nén trong việc chế ngự sự dữ, như một “thứ lửa thiêu đốt” (Deut 9:3). Cũng thế, “đôi chân” của Chúa Giêsu, khi Người bước đi để đối diện với sự dữ và hủy diệt sự dữ, được so sánh với “đồng nung” Rev 1:15). Rồi tới tiếng của Chúa Giêsu Kitô, “như âm thanh của nhiều gịng nước” (1:15c), gầm vang “vinh quang của vị Thiên Chúa của Israel” hướng về Giêrusalem là nơi được Tiên Tri Eâzêkiên nói tới (cf 43:2). Sau đó là ba yêu tố tiêu biểu khác. Tất cả 3 đều cho thấy rằng Chúa Giêsu Phục Sinh đang làm việc cho Giáo Hội của Người, ở chỗ, Người vững chắc nắm giữ Giáo Hội trong bàn tay phải của Người – một h́nh ảnh hết sức là quan trọng: Chúa Giêsu nắm giữ Giáo Hội trong bàn tay của Người – Người nói với Giáo Hội bằng một quyền lực xuyên thấu của một thanh gươm nhọn và cho Giáo Hội thấy ánh rạng ngời của thần tính Người: “Mặt của Người như mặt trời chiếu sáng hết cỡ” (Rev 1:16). Thánh Gioan rất cảm kích trước cảm nghiệm diệu vợi này về Đấng Phục Sinh đến độ ngài đă ngất xỉu đi như chết. 

 

Sau cảm nghiệm về mạc khải này, Vị Tông Đồ ấy thấy hiện diện trước mặt ḿnh Chúa Giêsu là Đấng đang nói với ngài, trấn an ngài, đặt tay của Người lên đầu của ngài, toỉ căn tính của Người ra là Đấng Tử Giá Phục Sinh và ủy thác cho ngài công việc truyền đạt sứ điệp của Người cho các Giáo Hội (cf Rev 1:17-18).Vị Thiên Chúa này quá tuyệt vời đến độ Thánh Gioan đă ngất xỉu đi trước nhan Người, ngă xuống như chết. Ngtười là bạn của sự sống và đặt bàn tay của ḿnh lên đầu Vị Tông Đồ. Và đó là những ǵ đối với cả chúng ta nữa, chúng ta là bạn hữu của Chúa Giêsu. Bởi vậy mà việc mạc khải tỏ ḿnh của Vị Thiên Chúa Phục Sinh, của Chúa Kitô Phục Sinh, sẽ không phải là những ǵ khủng khiếp mà sẽ là một cuộc hội ngộ với một người bạn. Cả cộng đồng nữa, cũng cảm nghiệm cùng với Thánh Gioan giây phút tuyệt diệu của ánh sáng ntrước Chúa thế nhưng được pha trộn với cảm nghiệm của cuộc hội ngộ hằng ngày với Chúa Giêsu, khi nhận thấy những kho tàng nphong phú của việc giao tiếp với Chúa, Đấng làm tràn đầy hết mọi không gian bằng việc hiện hữu.

 

Nơi giai đoạn thứ ba và cuối cùng của phần nhất trong Sách Khải Huyền (Rev 2-3), vị phát ngôn viên nêu lên cho cộng đồng một sứ điệp thất sự, trong đó Chúa Giêsu nói ở ngôi thứ nhất. Ngỏ cùng Bảy giáo hội ở Tiểu Á quanh vùng Eâphêsô, sứ điệp của Chúa Giêsu mở đầu bằng t́nh h́nh đặc biệt ncủa mỗi Giáo Hội sau đó vươn đến các giáo hội thuộc hết mọi thời đại.  Chúa Giêsu tiến ngay vào t́nh h́nh mà mỗi Giáo Hội đang sống, nhấn mạnh đến những chỗ áng và tối, và ngỏ cùng giáo hội này lời mời gọi thôi thúc: “Hăy Thống Hối” (2,5,16;3,19c); “hăy nắm vững những ǵ người đang có” (3:11); “hăy thực hiện cáccông việc người đă làm từ ban đầu” (2:5); “hăy nhiệt t́nh và thống hối “ (3:19b)... Nếu những lời này của Chúa Giêsu được tin tưởng lắng nghe, họ chúng lập túc có công hiệu. Giáo Hội đang nguyện cầu, khi lănh nhận Lời Chúa, đang được biến đổi. Tất cả mọi Giáo Hội cần phải chuyên chú lắng nghe Chúa, mở ḷng ḿnh ra cho Thần Linh như Chúa Giêsu thiết tha xin, khi lập lại lệnh truyền này 7 lần: “Ai có tai nghe th́ hăy nghe những ǵ Thần Linh nói với các Giáo Hội” (2:7,11,17,29; 3:6,13,22). Cộng đồng lắng nghe sứ điệp này, lănh nhận một sự phấn khích để thoi61ng hối, hoán cải, kiên trt́, tăng trưởng trong yêu thương và hướng dẫn trong cuộc hành tŕnh.

 

Các bạn thân mến, Sách Khải Huyền tŕnh bày cho chúng ta thấy một cộng đồng qui tụ lại trong nguyện cầu v́ chính trong nguyện cầu mà chúng ta trở nên ư thức hơn bao giờ hết sự hiện diện của Chúa Giêsu ở với chúng ta và ở trong chúng ta. Chúng ta càng cầu nguyện và cầu nguyện ntốt đẹp hơn, một cách liên tục, một cách thiết tha, th́ chúng ta sẽ càng giống như Người, và Người sẽ thực sự tiến vào đời sống của chúng ta và hướng dẫn nó, ban xuống trên chúng ta nniềm vui và an b́nh. Và chúng ta càng nhận biết, yêu mến và theo chân Chúa Giêsu, chúng ta sẽ càng cảm thấy nhu cầu cần phải tĩnh lặng nguyện cầu với Người, lănh nhận niềm thanh thản, hy vọng và sức mạnh trong cuộc đời của chúng ta. Xin cám ơn sự chú ư lắng nghe của anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2012/documents/hf_ben-xvi_aud_20120905_en.html