Vấn Đáp về chuyến tông du Lebanon của ĐTC Biển Đức XVI 14/9/2012

 

 

Vấn – Tâu Đức Thánh Cha, trong những ngày này, chúng ta đang đánh dấu những thứ kỷ niệm kinh hoàng, như ngày 9/11 hay cuộc tàn sát ở các trại tị nạn Sabra và Chatila. Gần những nơi biên giới của Lebanon đang xẩy ra cuộc nội chiến và t́nh trạng đe dọa bạo động bao giờ cũng chực chờ ở các xứ sở khác nữa. Đức Thánh Cha có cảm giác ǵ khi thực hiện cuộc hành tŕnh này? Có thể thực hiện hay chăng hoặc đă có ai đă đề nghị Đức Thánh Cha cần phải hủy bỏ chuyến đi này v́ lư do an toàn hay chăng?

 

Đáp – Tôi rất lấy làm biết ơn được có cơ hội nói chuyện với anh chị em. Chưa hề có ai khuyên tôi hủy bỏ chuyến đi này và ntôi không bao giờ nghĩ đến vấn đề đó, v́ tôi biết rằng trong khi t́nh h́nh càng trở nên phức tạp th́ lại càng cần phải cống hiến một dấu hiệu phấn khởi và đoàn kết huynh đệ. V́ thế, mục đích của chuyến thăm viếng của tôi là một lời mời gọi thực hiện việc đối thoại, lời mời gọi sống ḥa b́nh và chống lại bạo lực, lời mời gọi cùng nhau tiến tới chỗ t́m kiếm những giải pháp cho các vấn đề. Cảm nhận của tôi trước hết là những cảm nhận biết ơn trong việc đă có thể đến viếng thăm vào lúc này xứ sở quan trọng này, một xứ sở – như Đức Gioan Phaolô II nói – là một sứ điệp về cuộc hội ngộ giữa 3 tôn giáo trong vùng đất này. Tôi xin tạ ơn Chúa là Đấng đă ban cho tôi cơ hội này, xin cảm tạ tất cả mọi tổ chức và những người đă thực hiện và đang thực hiện cho cơ hội ấy. Và tôi xin cám ơn tất cả những ai hỗ trợ tôi bằng lời cầu nguyện, cám ơn việc bảo vệ bằng lời cầu nguyện này. Tôi cảm thấy vui mừng và tôi tin chắc rằng chúng ta có thể thực hiện việc phục vụ thực sự cho ḥa b́nh cũng như cho nhân dân ở đây.

 

Vấn – Nhiều người Công giáo đangt bày tỏ mối quan tâm về một thứ bảo thủ cực đoan đang gia tăng ở các phần đất khác nhau trên thế giới cũng như về cáccuộc tấn công nhắm vào thành phần Kitô hữu ở những chỗ khác nhau khắp thế giới. Trong bối cảnh khó khăn thường đẫm máu này, Giáo Hội làm thế nào có thể đáp ứng trách nhiệm đối thoại với Hồi giáo được Đức Thánh Cha luôn nnhấn mạnh đến? Vấn đề

 

Đáp – Vấn đề bảo thủ cực đoan bao giờ cũng là một thứ xuyên tạc về tôn giáo và đi ngược lại với ư nghĩa của tôn giáo, trong khi tôn giáo là một lời mời gọi chia sẻ ḥa b́nh của Thiên Chúa trên khắp thế giới. Bởi thế, việc dấn thân của Giáo Hội và của các tôn giáo cần phải thực hiện một cuộc thanh tẩy những thứ cám dỗ ấy, cần phải nnsoi sáng cho các lương tâm và cố gắng cung cấp cho hết mọi người một h́nh ảnh minh bạch về Thiên Chúa. Tất cả chúng ta cần phải tôn trọng nhau. Mỗi người chúng ta là h́nh ảnh của Thiên Chúa và chúng ta cần phải tương kính nhau. Sứ điệp căn bản của tôn giáo cần phải là những ǵ chống lại bạo lực là một thứ xuyên tạc như vấn đề bảo thủ cực đoan, cần phải giáo dục và soi sáng cùng thanh tẩy lương tâm để cổ vơ việc đối thoại, ḥa giải và b́nh an.


Vấn – Trong bối cảnh của làn sóng mong muốn dân chủ đang diễn ra ở nhiều xứ sở Trung Đông qua một thứ được gọi là Mùa Xuân Ả Rập, và căn cứ vào những điều kiện xă hội ở phần đông những xứ sở này là nơi Kitô hữu chỉ là thiểu số, có một thứ nguy cơ nào về những căng thẳng bất khả tránh giữa thành phần đa số chủ trị với cuộc sống c̣n của Kitô giáo hay chăng?

 

Đáp – Tự bàn chất th́ mùa xuân Ả Rập là một điều tích cực, ở chỗ, đó là một thứ mong muốn được dân chủ hơn, tự do hơn, hợp tác hơn và một thứ tân căn tính Ả Rập. Tiếng kêu gào tự do, một tiếng kêu xuất phát từ thành phần giới trẻ chuyên nghiệp và được giáo dục về văn hóa hơn, thành phần muốn dự phần nhiều hơn vào đời sống chính trị và xă hội, là những ǵ tích cực tiến bộ đă từng được cả các Kitô hữu hoan nghênh nữa. Khi nghĩ đến lịch sử của các cuộc cách mạng, chúng ta vẫn biết rằng tiếng kêu gào sinh động và tích cực này cho tự do có thể bị nguy cơ quân đi một khía cạnh – một chiều kích nồng cốt cho tự do – đó là khía cạnh nhân nhượng người khác. Vấn đề ở đây là tự do của con người bao giờ cũng là một thứ tự do chia sẻ, một thứ tự do chỉ gia tăng nhờ chia sẻ, đoàn kết và cùng nhau sống bằng những qui luật nào đó. Vấn đề này bao giờ cũng là một thứ nguy hiểm, như trong trường hợp này. Chúng ta cần phải làm tất cả những ǵ có thể để quan niệm về tự do, để ước muốn tự do theo chiều hướng tự do chân thực và không bỏ quên vấn đề nhân nhượng và ḥa giải là những yếu tố thiết yếu cho tự do. Bởi thế, Mùa Xuân Ả Rập cũng cần phải thực hiện một cuộc canh tân trong gịng lịch sử cũ trải qua các thế kỷ này. Thành phần Kitô hữu và Hồi hữu đă xây dựng mảnh đất này và cần phải sống với nhau. Tôi cũng tin rằng cần phải thấy được các yếu tố tích cực nơi các biến chuyển ấy, thực hiện tất cả những ǵ có thể để bảo đảm rằng tự do được quan niệm một cách đúng đắn và tương xứng với một cuộc đối thoại hơn nữa thay v́ việc thống trị lẫn nhau

 

Vấn – Tâu Đức Thánh Cha, ở Syria, cũng như ở Iraq cách đây ít lâu, nhiều Kitô hữu cảm thấy buộc phải ĺa bỏ xứ sở của ḿnh một cách đớn đau. Giáo Hội Công giáo có ư định làm ǵ hay nói ǵ để giúp đáp trong t́nh trạng này cũng như để ngăn chặc làn sóng Kitô hữu tuôn khỏi Syria và ncác xứ sở Trung Đông khác?

 

Đáp – Trước hết, tôi cần phải nói rằng chẳng những các Kitô hữu đă ra đi mà c̣n cả những người tín đồ Hồi giáo nữa. Thật là nguy hiểm khi Kitô hữu bỏ đi khỏi những mảnh đất này và làm mất đi sự hiện diện của họ ở đó, và chúng tôi cần phải làm tất cả những ǵ có thể hầu khả dĩ giúp họ ở lại, Việc trợ giúp thiết yếu nhất đó là làm sao chấm dứt chiến tranh và bạo động là những ǵ gây ra cuộc xuất hành này. Bởi thế, chúng tôi cần phải làm tất cả những ǵ có thể để ngăn chặn bạo động và phấn khích cơ hội cùng nhau ở lại cho tương lai. Chúng ta phải làm ǵ để chống lại chiến tranh? Dĩ nhiên, bao giờ chúng ta cũng có thể loan truyền một sứ điệp ḥa b́nh, nhấn mạnh rằng bạo động không bao giờ giải quyết được vấn đề và củng cố những lực lượng ḥa b́nh. Công việc của thành phần phóng viên báo chí là những ǵ quan trọng, ở chỗ họ có thể giúp nhiều vào việc ncho thấy bạo động là những ǵ hủy hoại hơn là xây dựng bất cứ một cái ǵ đó, nó chẳng có ích cho ai cả. Thế rồi những cử chỉ của Kitô hữu, những ngày cầu cho Trung Đông, đối với Kitô hữu lẫn tín đồ Hồi giáo, có thể cho thấy những cơ hội đối thoại và những thứ giải quyết. Tôi cũng tin rằng cần phải chấm dứt việc nhập cảng các thứ vũ khí: không có vũ khí chiến tranh không thể tiếp tục được. Thay vào những thứ vũ khí nhập cảng, là một trọng tội, chúng ta cần phải nhập cảng những ư nghĩ, ḥa b́nh và nnsáng tạo. Chúng ta cần phải chấp nhận những ngtười khác theo tính chất đa dạng của họ và thể hiện việc tương kính tất cả mọi tôn giáo. Chúng ta cần phải phát động tất cả mọi hành động khả dĩ, bao gồm cả những hành động về vật chất, để hỗ trợ cho việc chấm dứt chiến tranh và bạo động nhờ đó tất cả mọi người có thể góp phần vào việc tái thiết xứ sở.

 

Vấn – Tâu Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha đang mang một Tông Huấn được ngỏ cùng tất cả mọi Kitô hữu ở Trung Đông. Ngày nay đó là một thành phần dân số đau kho. Ngoài việc cầu nguyện và bày tỏ t́nh đoàn kết, Đức Thánh Cha có thấy được những biện pháp cụ thể nào được các Giáo Hội và người Công giáo ở Tây phương, nhất là ở Âu Châu và Mỹ Châu, có thể thực hiện việc nâng đỡ an hem ḿnh ở Trung Đông hay chăng?

 

Đáp – Chúng ta cần gây ảnh hưởng ư kiến quần chúng. Chúng ta cần phải thôi thúc các chính trị gia thực sự giải quyết vấn đề này hết sức và hết nphương tiện bao nhiêu có thể, thực hiện một cách sáng tạo cho ḥa b́nh và chống lại bạo động. Tất cả chúng ta cần phải đóng góp vào việc này. Ở một nghĩa nào đó, nó là một việc làm rất cần thiết về phần chúng ta trong việc cảnh giác, giáo dục và thanh tẩy. Ngoài ra, các cơ quan bác ái của chúng ta cần phải trợ giúp theo nghĩa vật chất nữa. Chúng ta có những tổ chức như Hiệp Sĩ Mồ Thánh, chỉ cho nguyên Thánh Địa, nhưng các tổ chức tươngt tự cũng phải cung cấp việc trợ giúp về vật chất, chính trị và nhân bản ở các xứ sở này. Tôi muốn nói lại một lần nữa là những dấu hiệu hữu h́nh của t́nh đoàn kết, những ngày cầu nguyện công cộng, có thể gây ảnh hưởng ntrên ư kiến quần chúng và sản sinh ra những thành quả thực sự. Chiúng ta tin rằng cầu nguyện có tác dụng nếu nó được thực hiện một cách dồi dào tín thác và niềm tin tưởng. 

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/9/2012