Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – Sứ Điệp cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 27: 1/4/2012 về chủ đề: “Hăy luôn hân hoan trong Chúa” (Phil 4:4)

 

Các bạn trẻ thân mến,

 

Tôi cảm thấy hân hoan lại được ngỏ lời cùng các bạn nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới XXVII. Hồi niệm về cuộc chúng ta gặp gỡ nhau ở Maní vào Tháng Tám năm ngoái vẫn c̣n âm ấp trong tâm can của tôi. Đó là một thời điểm của ân sủng đặc biệt, khi Thiên Chúa tuôn đổ các phúc lành của Ngài xuống trên giới trẻ quị tụ về từ khắp nơi trên thế giới. Tôi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về tất cả những hoa trái xuất phát từ biến cố này, những hoa trái chắc chắn sẽ sinh sôi nẩy nở cho giới trẻ cũng như cho các cộng đồng của họ trong tương lai. Giờ đây, chúng ta hướng tới cuộc gặp gỡ tới đây của chúng ta ở Rio de Janeiro vào năm 2013, với chủ đề là: “Các con hăy đi tuyển mộ môn đồ nơi tất cả mọi dân nước! (cf Mt 28:19). Đề tài của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm nay được trích từ lời huấn dụ của Thánh Phaolô trong bức Thư gửi cho giáo đoàn Philippi: “Hăy luôn hân hoan trong Chúa” (4:4). Niềm vui là cốt lơi của cảm nghiệm Kitô giáo. Vào mỗi Ngày Giới Trẻ Thế Giới, chúng ta đều cảm thấy được một niềm vui dồi dào, niềm vui của mối hiệp thông, niềm vui được là Kitô hữu, niềm vui của đức tin. Đó là một trong những đặc điểm của các cuộc hội ngộ ấy. Chúng ta có thể thấy được sức thu hút mạnh mẽ từ niềm vui được bày tỏ ấy. Trong một thế giới sầu thương và âu lo, niềm vui là một chứng từ quan trọng cho vẻ đẹp và tính chất khả tín của đức tin Kitô giáo.

 

Ơn gọi của Giáo Hội là mang niềm vui đến cho thế giới, một niềm vui chân thực và bền vững, một niềm vui được thiên thần loan báo cho đám mục đồng vào đêm Chúa Giêsu giáng sinh (cf Lk 2:10). Thiên Chúa chẳng những đă lên tiếng nói, chẳng những ngài thực hiện những dấu lạ cả thể suốt gịng lịch sử của nhân loại, mà Ngài c̣n tiến đến rất gần với chúng ta đến nỗi trở nên một người trong chúng ta và hoàn toàn sống cuộc đời của chúng ta. Trong những thời điểm khó khăn này, rất nhiều giới trẻ ở chung quanh các bạn cần nghe thấy rằng sứ điệp Kitô giáo là một sứ điệp của niềm vui và hy vọng! Tôi muốn chia sẻ với các bạn về niềm vui và làm sao để có thể t́m thấy nó, nhờ đó các bạn có thể cảm nghiệm được nó sâu xa hơn và mang nó đến cho mọi người các bạn gặp gỡ.

 

1- Tâm can của chúng ta được dựng nên để sống hân hoan

 

Niềm mong ước sống hân hoan là những ǵ tiềm tàng trong tâm can của hết mọi con người nam nữ. Vượt lên trên những cảm xúc thỏa măn cấp thời và hời hợt, cơi ḷng của chúng ta đi t́m kiếm một niềm vui trọn hảo, trọn vẹn và bền vững có thể cống hiến “hương vị” cho cuộc hiện hữu của chúng ta. Điều này đặc biệt đúng với các bạn, v́ tuổi trẻ là một thời gian của việc tiếp tục khám phá cuộc đời, t́nh bạn, chia sẻ và sự thật, một thời gian chúng ta được tác động bởi những lư tưởng cao cả và thực hiện những dự án lớn lao.

………..

 

Tuy nhiên, mỗi ngày chúng ta cũng phải đối diện với những khốn khó. Tận đáy ḷng chúng ta cũng lo nghĩ về tương lai; chúng ta bắt đầu đặt vấn đề rằng có thể niềm vui trọn vẹn và bền vững chúng ta đang mong đợi là một thứ ảo tưởng và là một thứ vượt thoát khỏi thực tại. Nhiều giới trẻ tự hỏi ḿnh rằng: có thể nào thực sự có được niềm vui trọn vẹn hay chăng? Việc t́m cầu niềm vui có thể được theo đuổi bằng các đường lối khác nhau, và một số trong những đường lối ấy đă trở thành lầm lạc, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Làm sao chúng ta có thể phân biệt những ǵ cống hiến niệm vui thực sự và bền vững với các thứ khoái lạc cấp thời và ảo ảnh hay chăng? Làm sao chúng ta có thể t́m thấy niềm vui đích thực trong đời sống, một niềm vui bền bỉ và không bỏ rơi chúng ta ở những giây phút khó khăn?

 

2- Thiên Chúa là nguồn mạch của niềm vui chân thực

 

Bất cứ cái ǵ mang lại cho chúng ta niềm vui đích thực, dù là những niềm vui nho nhỏ từng ngày hay những niềm vui lớn lao trong cuộc sống, đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, cho dù điều này có thể không hiển nhiên ngay trước mắt. Đó là lư do Thiên Chúa là một mối hiệp thông của t́nh yêu vĩnh hằng, Ngài là niềm vui vô cùng bất tận không co quắp lấy ḿnh, nhưng vươn tới tất cả những ai được Thiên Chúa yêu thương và kính mến Ngài. Thiên Chúa đă tạo dựng nên chúng ta theo h́nh ảnh của Ngài v́ yêu thương, để tuôn đổ t́nh yêu của Ngài trên chúng ta và làm cho chúng ta tràn đầy dự hiện diện và ân sủng của Ngài. Thiên Chúa muốn chúng ta thông phần vào niềm vui thần linh và hằng hữu của Ngài, và Ngài giúp chúng ta thấy được rằng ư nghĩa sâu xa nhất và giá trị cao cả nhất của đời sống chúng ta là ở chỗ được Ngài chấp nhận, đón nhận và yêu thương. Trong khi đó, đôi khi chúng ta thấy khó chấp nhận được người khác th́ Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta một thứ chấp nhận vô điều kiện khiến chúng ta có thể nói rằng: “Tôi được Thiên Chúa yêu thương; tôi có được một vị trí trên thế giới này và trong lịch sử; cá nhân tôi được Thiên Chúa yêu thương. Nếu Thiên Chúa chấp nhận tôi và yêu thương tôi và tôi thâm tín được như thế th́ tôi biết rơ ràng và chắc chắn rằng đó là một điều tốt đẹp tôi đang sống”

 

T́nh yêu vô cùng của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta hoàn toàn được tỏ hiện nơi Chúa Giêsu Kitô. Niềm vui chúng ta đang t́m kiếm được thấy ở nơi Người. Chúng ta thấy trong Phúc Âm các biến cố khởi đầu của đời sống Chúa Giêsu đều được ghi dấu bằng niềm vui. Khi Tổng Thần Gabiên nói cùng Trinh Nữ Maria rằng cô trở nên người mẹ của Đấng Cứu Thế, th́ lời đầu tiên của ngài là “Hăy vui lên!” (Lk 1:28). Khi Chúa Giêsu giáng sinh, thiên thần Chúa nói cùng các mục đồng rằng: “Này đây ta báo cho các người tin mừng rất vui cũng cho cả toàn dân nữa.  V́ hôm nay trong thành Đavít, một Đấng Cứu Thế đă giáng sinh cho các người, Người là Đấng Thiên Sai và là Chúa” (Lk 2:10-11). Khi các vị đạo sĩ chiêm tinh gia đến để t́m kiếm con trẻ th́ “họ hết sức vui mừng khi thấy ngôi sao” (Mt 2:10). Nguyên nhân của tất cả mọi thứ vui mừng ấy đó là việc Thiên Chúa gần gũi đă trở nên một người trong chúng ta. Đó là những ǵ Thánh Phaolô muốn nói khi ngài viết cho giáo đoàn Phillipi: “Hăy luôn hân hoan trong Chúa. Tôi nói lại một lần nữa đó là hăy hân hoan! Tất cả mọi người cần phải biết đến ḷng tốt của anh em. Chúa là Đấng đang cận kề” (Phil 4:4-5). Lư do vui mừng trước hết của chúng ta đó là việc Chúa cận kề, Đấng đón nhận tôi và yêu thương tôi.

 

Cuộc hội ngộ với Chúa Giêsu bao giờ cũng làm phát xuất niềm vui nội tâm dạt dào. Chúng ta có thể thấy điều này nơi nhiều câu truyện Phúc Âm.  Chúng ta nhớ rằng khi Chúa Giêsu viếng thăm Zakêu, một viên thu thuế gian trá và là một tội nhân trước mặt quần chúng, Người đă nói với anh ta rằng: “Hôm nay Tôi cần phải ở lại nhà của ông”. Thế rồi, sau đó, Thánh Luca nói với chúng ta rằng Zakêu “đă vui mừng nghênh đón Người” (Lk 19:5-6). Đó là niềm vui được gặp gỡ Chúa. Nó là niềm vui cảm thấy t́nh yêu của Thiên Chúa, một t́nh yêu có thể biến đổi tất cả đời sống của chúng ta và mang lại ơn cứu độ. Zakêu đă quyết định thay đổi cuộc sống và cống hiến một nửa phần gia tài của ḿnh cho kẻ nghèo khó.

 

Ở vào giờ khắc khổ nạn của Chúa Giêsu, t́nh yêu này đă hiện lên mănh liệt hơn bao giờ hết. Ở vào lúc kết thúc cuộc đời trần gian của ḿnh, trong lúc dùng bữa tối với thành phần bạn hữu của ḿnh, Chúa Giêsu nói: “Như Cha đă yêu Thày thế nào th́ Thày cũng yêu thương các con như vậy. Hăy ở lại trong t́nh yêu của Thày… Thày đă nói với các con điều này để niềm vui của Thày ở nơi các con và niềm vui của các con được trọn vẹn” (Jn 15:9,11). Chúa Giêsu muốn dẫn các môn đệ của ḿnh và từng người chúng ta vào niềm vui trọn vẹn Người chia sẻ với Cha, nhờ đó t́nh yêu của Cha giành cho Người cũng ở trong chúng ta (cf Jn 17:26). Niềm vui Kitô giáo là ở chỗ cởi mở ra cho t́nh yêu của Thiên Chúa và thuộc về Ngài.

 

Các Phúc Âm thuật rằng Maria Maiđệliên và các phụ nữ khác đi ra viếng mồ, nơi an táng Chúa Giêsu sau khi Người qua đời. Một vị thiên thần đă nói cùng họ về tin mừng bàng hoàng là Chúa Giêsu đă phục sinh. Thế rồi các vị Thánh kư nói với chúng ta rằng, họ từ mồ chạy đi “sợ hăi nhưng hết sức hớn hở” để loan báo tin vui cho các vị môn đệ. Chúa Giêsu đă gặp các bà trên đường mà phán: “B́nh an!” (Mt 28:8-9). Họ được cống hiến niềm vui ơn cứu độ. Chúa Kitô là Đấng đang sống và là Đấng đă chiến thắng sự dữ, tội lỗi và sự chết. Người hiện diện giữa chúng ta như Đấng Phục Sinh và Người sẽ ở với chúng ta cho đến tận cùng thế giới (cf Mt 28:20). Sự dữ không phải là phán quyết cuối cùng trong cuộc đời của chúng ta; trái lại, niềm tin vào Chúa Kitô Cứu Thế nói với chúng ta rằng t́nh yêu của Thiên Chúa mới vinh thắng.

 

Niềm vui sâu xa này là hoa trái của Thánh Linh, Đấng làm cho chúng ta trở thành những người con cái nam nữ của Thiên Chúa, có thể cảm nghiệm thấy và thưởng thức sự thiện hảo của Ngài, và gọi Ngài là “Abba - Cha ơi” (cf Rm 8:15), Niềm vui là dấu hiệu Thiên Chúa hiện diện và hoạt động trong chúng ta.

 

3- Bảo tŕ niềm vui Kitô giáo trong ḷng của chúng ta

 

Đến đây, chúng ta đặt vấn đề rằng: “Chúng ta làm sao có thể lănh nhận và bảo tŕ tặng ân niềm vui sâu xa thiêng liêng này?” Một trong những Thánh Vịnh nói với chúng ta rằng: “Hăy t́m kiếm niềm vui trong Chúa là Đấng sẽ ban cho anh em niềm ước vọng của ḷng anh em” (Ps 37:4). Chúa Giêsu đă nói với chúng ta rằng “nước trời giống như kho tàng được chôn trong một thửa ruộng được một người t́m thấy và che giấu đi, rồi hân hoan đi bán tất cả những ǵ ḿnh có để tậu lấy thửa ruộng ấy” (Mt 13:44). Việc khám phá và bảo tŕ niềm vui thiêng liêng là hoa trái của việc gặp gỡ Chúa. Chúa Giêsu xin chúng ta theo Người và gắn bó suốt đời với Người. Giới trẻ thân mến, đừng sợ liều mạng sống ḿnh để tạo chỗ cho Chúa Giêsu Kitô và Phúc Âm của Người. Đó là cách thức để t́m được bằng an nội tâm và hạnh phúc chân thực. Đó là cách thức để sống một cách trọn vẹn như con cái của Thiên Chúa, thành phần được dựng nên theo h́nh ảnh của Ngài và tương tự như Ngài.

 

Hăy t́m kiếm niềm vui trong Chúa: v́ niềm vui là hoa trái của đức tin. Nó là nhận thức được sự hiện diện của Người cùng với t́nh thân của Người mỗi ngày: “Chúa là Đấng gần gũi” (Phil 4:5). Nó là việc đặt niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa và là việc tăng trưởng về kiến thức và t́nh yêu của Người. Sắp sửa chúng ta sẽ bắt đầu “Năm Đức Tin”, và năm này sẽ trợ giúp và phấn khích chúng ta. Các bạn thân mến, hăy học biết thấy cách thức Thiên Chúa đang hoạt động trong đời sống của ḿnh và khám phá ra Ngài ẩn ḿnh trong các biến cố của cuộc sống hằng ngày. .. Kitô hữu không thể nào lại buồn phiền, v́ họ đă gặp gỡ Chúa Kitô là Đấng đă ban cho họ sự sống.

 

Việc t́m Chúa và gặp Người trong đời sống của chúng ta cũng có nghĩa là chấp nhận lời của Người, những lời là niềm vui cho tâm can của chúng ta. Tiên tri Giêrêmia đă viết: “Khi tôi thấy những lời của Ngài th́ tôi nuốt lấy; những lời ấy đă trở thành niềm vui và hạnh phúc cho tấm ḷng của tôi” (15:16). Hăy biết đọc và suy niệm Thánh Kinh. Ở đó các bạn sẽ t́m thấy câu trả lời cho những vấn đề sâu xa nhất của các bạn về sự thật. Lời của Thiên Chúa tỏ ra cho thấy những sự lạ lùng Người đă hoàn thành dọc suốt gịng lịch sử của con người, lời của Ngài làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui, và dẫn chúng ta tới chỗ chúc tụng và tôn thờ: “Hăy đến, nào chúng ta hăy hân hoan dâng lời ca tiếng hát lên Chúa; chúng ta hăy qú trước nhan Chúa là Đấng tạo dựng nên chúng ta” (Ps 95:1,6).

 

Phụng vụ là một nơi đặc biệt để Giáo Hội bày tỏ niềm vui Giáo Hội nhận được từ Chúa và truyền đạt nó cho thế giới. Mỗi một Chúa Nhật khi dâng Lễ, cộng đồng Kitô hữu cử hành mầu nhiệm chính yếu của ơn cứu độ, mầu nhiệm về sự chết và phục sinh của Chúa Kitô. Đó là một giây phút rất quan trọng đối với tất cả mọi người môn đệ của Chúa Kitô, v́ hư tế yêu thương của Người trở thành hiện thực. Chúa Nhật là ngày chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh, lắng nghe lời của Người, và được nuôi dưỡng bằng ḿnh máu của Người… Niềm vui Kitô giáo được xuất phát từ việc nhận thức được yêu thương như thế bởi Vị Thiên Chúa đă hóa thân làm người, đă hiến mạng sống ḿnh cho chúng ta và đă chiến thắng sự dữ và sự chết. Niềm vui Kitô giáo nghĩa là sống một cuộc đời yêu mến Người. Như Thánh Thiênh-Sa Hài Đồng Giêsu, một đan nữ tu trẻ ḍng Carmêlô, đă viết: “Giêsu ơi, niềm vui của con là yêu mến Chúa” (P 45, 21 January 1897).

 

4. Niềm vui của yêu thương …………

 

5. Niềm vui của việc hoán cải

 

Các bạn thân mến, việc cảm nghiệm được niềm vui thực sự cũng có nghĩa là việc nhận ra những chước cám dỗ dẫn chúng ta xakhỏi niềm vui này. Nền văn hóa hiện nay của chúng ta thường thôi thúc chúng ta t́m kiếm những mục đích cấp thời, những chiếm đạt và khoái lạc trước mắt. Nó nuôi dưỡng cái thay đổi hơn là kiên tŕ, chịu khó và trung thành với những điều quyết tâm. Những sứ điệp nó tung ra là một thứ tâm thức hưởng thụ và hứa hẹn thứ hạnh phúc giả tạo. Kinh nghiệm dạy chúng ta rằng những thứ sở hữu của chúng ta không phải là những ǵ bảo đảm hạnh phúc. Biết bao nhiêu là con người đang bị bủa vây bởi các thứ chiếm hữu vật chất mà đời sống của họ lại đầy những thất vọng, buồn thảm và trống rỗng! Để có được niềm vui bền vững, chúng ta cần phải sống trong yêu thương và chân lư. Chúng ta cần sống trong Thiên Chúa.

 

Thiên Chúa muốn chúng ta được hạnh phúc. Đó là lư do tại sao Ngài đă ban cho chúng ta những hướng dẫn đặc biệt cho cuộc hành tŕnh cuộc sống: đó là những giới răn. Nếu chúng ta tuân giữ chúng, chúng ta sẽ thấy con đường dẫn đến sự sống và hạnh phúc. Thoạt tiên, chúng dường như là một bản liệt kê những thứ cấm đoán và là một thứ cản trở cho quyền tự do của chúng ta. Thế nhưng, nếu chúng ta học hiểu chúng một cách thận trọng hơn, chúng ta thấy được trong ánh sáng của sứ điệp Chúa Kitô là những giới răn ấy là một bộ luật thiết yếu và giá trị dẫn đến một đời sống hạnh phúc hợp với dự án của Thiên Chúa. Ngoài ra, chúng ta cũng thường thấy rằng việc muốn xây dựng đời sống của chúng ta ở ngoài Thiên Chúa và ư muốn của Ngài th́ chỉ mang lại những thất vọng, buồn đau và một cảm quan thua bại mà thôi. Cảm nghiệm về tội lỗi, tức là việc từ chối theo Thiên Chúa và đương đầu với t́nh thân hữu của Ngài, là những ǵ gây ra tăm tối trong tâm can của chúng ta.

 

Có những lúc đường lối sống đời Kitô hữu không dễ dàng ǵ, và việc trung thành với t́nh yêu của Chúa Kitô hiện lên những chướng ngại vật; có những lúc chúng ta sa ngă. Tuy nhiên, Thiên Chúa v́ xót thương chúng ta không bao giờ bỏ rơi chúng ta; Ngài luôn cống hiến cho chúng ta cơ hội để trở về với Ngài, làm ḥa với Ngài và cảm nghiệm được niềm vui của t́nh Ngài yêu thương là một t́nh yêu thương thứ tha và đón nhận chúng ta trở về.

 

Giới trẻ thân mến, hăy năng chạy đến với bí tích Thống Hối và Ḥa Giải! Nó là một bí tích của niềm vui được phục hồi. Hăy xin Thánh Linh cho được ánh sáng cần thiết để nhận biết t́nh trạng tội lỗi của ḿnh và xin Thiên Chúa thứ tha. Hăy cử hành bí tích này một cách thường xuyên, thanh thản và tin tưởng. Chúa Kitô sẽ luôn mở rộng ṿng tay cho các bạn. Người sẽ thanh tẩy các bạn và mang các bạn vào niềm vui của Người: v́ ở đó có niềm vui thiên đ́nh thậm chí cho cả chỉ một tội nhân thống hối (cf Lk 15:7).

 

6- Niềm vui ở vào những lúc thử thách…………..

 

7- Chứng từ của niềm vui……………..

 

Tại Vatican ngày 15/3/2012

 

Giáo Hoàng Biển Đức XVI

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/messages/youth/documents/hf_ben-xvi_mes_20120315_youth_en.html