Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI – loạt bài Giáo Lư Đức Tin Thứ Tư 30/1/2013 – bài thứ 12 về lời tuyên xưng “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha toàn năng

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong bài giáo lư Thứ Tư tuần vừa rồi, chúng ta đă chú ư tới những lời Kinh Tin Kính: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời”. Thế nhưng lời tuyên xưng đức tin này được chi tiết hóa ở câu sau đây: Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, Đấng Tạo Thành trời đất. Giờ đây tôi muốn chia sẻ với anh chị em về câu định nghĩa căn bản đầu tiên về Thiên Chúa được Kinh Tin Kính cống hiến cho chúng ta: Ngài là Cha.

 

Ngày nay không phải bao giờ cũng dễ dàng nói về vai tṛ làm cha. Nhất là ở Tây phương, những gia đ́nh tan vỡ, những bận bịu làm việc càng ngày càng cuốn hút, những lo âu và thường là việc nỗ lực cân bằng ngân sách gia đ́nh, việc xâm chiếm phân tâm của truyền thông trong cuộc sống hằng ngày là một số trong nhiều yếu tố có thể gây ngăn trở cho mối liên hệ an lành và xây dựng giữa những người làm cha và con cái của ḿnh. Việc đả thông có những lúc trở nên khó khăn, ḷng tin tưởng trở nên yếu kém và mối liên hệ với h́nh ảnh người cha có thể gặp rắc rối; và bởi đó cũng trở nên khó khăn trong việc mường tượng ra Thiên Chúa là một người cha, Đấng quá ư là độc quyền và bất khả lay chuyển, hay dửng dưng lạnh lùng và thiếu cảm xúc, hoặc thậm chí vắng bóng, không dễ ǵ b́nh lặng nghĩ về Thiên Chúa là Cha và tin tưởng phó thác cho Ngài. 

 

Thế nhưng, mạc khải thánh kinh là những ǵ giúp thắng vượt những khó khăn ấy, khi nói với chúng ta về một vị Thiên Chúa tỏ cho chúng ta thấy đâu là ư nghĩa đích thực về “người cha”, đặc biệt là Phúc Âm tỏ cho thấy dung nhan của Thiên Chúa như là một Người Cha, Đấng yêu thương đến ban Con một của ḿnh cho phần rỗi của nhân loại. V́ thế việc qui chiếu về h́nh ảnh người cha giúp hiểu biết một cái ǵ đó về t́nh yêu của Thiên Chúa là những ǵ dù sao vẫn vô cùng cao cả hơn, trung thành hơn, hoàn toàn hơn là t́nh yêu của bất cứ con người nào. Chúa Giêsu nói để tỏ cho các môn đệ thấy dung nhan Cha: “Ai trong quí vị là người con xin bánh mà lại cho nó ḥn đá hay chăng? Hay nếu con cái xin cá lại cho nó rắn hay chăng? Vậy nếu quí vị là thành phần xấu xa c̣n biết cho con cái ḿnh những tặng ân tốt đẹp th́ Cha các con ở trên trời lại không ban các điều tốt lành hơn thế nữa cho những ai kêu xin Ngài hay sao?” (Mt 7:9-11; cf. Lk 11:11-13). Thiên Chúa là Cha của chúng ta v́ Ngài đă chúc phúc cho chúng ta và đă chọn chúng ta trước khi có thế gian (cf. Eph 1:3-6), Ngài thực sự đă biến chúng ta thành con cái của Ngài trong Chúa Giêsu (cf. 1 Jn 3:1). Và là Cha, Thiên Chúa đồng hành với đời sống của chúng ta bằng t́nh yêu thương, ban cho chúng ta Lời của Ngài, giáo huấn của Ngài, ân sủng của Ngài và Thần Linh của Ngài.

 

Ngài – như được mạc khải nơi Chúa Giêsu – là Cha, Đấng nuôi chim trời mà không cần chúng phải gieo văi và gặt hái, và trang điểm mầu sắc cho hoa đồng nội, diễm lệ hơn cả vương phục của Vua Salomon (cf. Mt 6.26-32 and Lk 12:24-28); và chúng ta – như Chúa Giêsu nói thêm – có giá hơn cả hoa ḥe và chim trời nữa! Nếu Ngài tốt lành trong việc làm cho “mặt trời của Ngài mọc lên trên kẻ dữ cùng người lành, và … làm mưa xuống trên kẻ công chính lẫn người bất lương” (Mt 5:45) th́ chúng ta bao giờ cũng có thể mạnh dạn và hoàn toàn tin tưởng vào ơn tha thứ của Cha khi chúng ta lạc đường. Thiên Chúa là một người Cha nhân lành, Đấng đón nhận và ôm lấy đứa con hoang đàng thống hối (cf Lk 15:11ff), Ngài tự ban ḿnh cho những ai kêu xin (cf. Mt 18:19, Mk 11:24, Jn 16:23) và ban bánh từ trời cùng nước hằng sống mang lại sự sống muôn đời (cf. Jn 6:32.51.58).

 

V́ thế, con người cầu nguyện ở Thánh Vịnh 27, bị bao vây bởi quân thù, bị công hăm bởi sự dữ và thành phần phỉ báng, trong khi t́m sự trợ giúp của Chúa và kêu lên Ngài, có thể cống hiến chứng từ đầy tin tưởng mà rằng: “Cha tôi và mẹ tôi có bỏ rơi tôi nhưng Chúa sẽ cứu giúp tôi” (câu 10). Thiên Chúa là một người Cha không bao giờ bỏ rơi con cái của Ngài, một người Cha yêu thương nâng đỡ, trợ giúp, đón nhận, thứ tha, cứu độ, một cách trung thành vượt xa con người, mở ra những chiều kích vĩnh hằng. “V́ t́nh Ngài bền vững đến muôn đời”, như Thánh Vịnh 136 liên tục lập đi lập lại ở từng câu như kinh cầu, khi kể lại lịch sử cứu độ. T́nh yêu của Thiên Chúa là Cha không bao giờ cùng, Ngài không bao giờ chán chê chúng ta; Ngài là t́nh yêu trao ban đến tận cùng, thậm chí hy hiến cả Con của Ngài. Đức tin cống hiến cho chúng ta niềm tin tưởng này, một niềm tin tưởng trở thành một tảng đá an toàn để xây dựng cuộc đời của chúng ta: chúng ta có thể đối diện với tất cả mọi giây phút khó khăn và hiểm nguy, cảm nghiệm về cái tối tăm của khủng hoảng và những lúc đớn đau, nhưng được nâng đỡ bởi đức tin của chúng ta là Thiên Chúa không bỏ mặc chúng ta một ḿnh và bao giờ cũng gần gũi chúng ta, cứu độ chúng ta và đưa chúng ta đến sự sống đời đời.

 

Chính ở nơi Chúa Giêsu mà dung nhan nhân hậu của Cha trên trời được hoàn toàn hiện lộ. Chính trong việc nhận biết Người mà chúng ta có thể biết Cha (cf. Jn 8:19; 14:7); chính nhờ thấy Người mà chúng ta thấy Cha, v́ Người ở trong Cha và Cha ở trong Người  (cf. Jn 14:9.11). Người là “h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh” như bài thánh ca của Thư Colôsê xác nhận về Người, “là trưởng tử của tất cả mọi tạo vật… là trưởng tử từ trong kẻ chết”, “nhờ Người mà chúng ta được ơn cứu chuộc, ơn thứ tha tội lỗi” và ḥa giải tất cả mọi sự, “trên trời hay dưới đất, khi được giải ḥa nhờ máu thập giá của Người” (cf. Col 1:13-20).

 

Đức tin nơi Thiên Chúa là Cha đ̣i chúng ta tin vào Con nhờ tác động của Thần Linh, bằng cách công nhận nơi Thập Giá cứu độ là mạc khải tối hậu của t́nh yêu thần linh. Thiên Chúa là Cha của chúng ta ở chỗ ban Con của Ngài cho chúng ta; Thiên Chúa là Cha của chúng ta ở chỗ thứ tha tội lỗi của chúng ta và ban cho chúng ta niềm vui của sự sống phục sinh; Thiên Chúa là Cha của chúng ta ở chỗ ban cho chúng ta Thần Linh biến chúng ta trở thành con cái và cho phép chúng ta gọi Ngài thực sự là “Abba, Cha” (cf Rm 8:15). Bởi thế, Chúa Giêsu, khi dạy chúng ta cầu nguyện, mời gọi chúng ta đọc “Lạy Cha chúng con” (Mt 6:9-13; cf. Lk 11:2-4).

 

Vai tṛ làm cha của Thiên Chúa, bởi thế, là t́nh yêu vô cùng, là niềm ưu ái cúi ḿnh xuống trên chúng ta là thành phần con cái yếu hèn thiếu thốn hết mọi sự. Thánh Vịnh 103, một bài đại thánh ca về t́nh thương thần linh, tuyên bố rằng: “như người cha xót thương con cái ḿnh thế nào th́ Chúa cũng xót thương những kẻ kính sợ Ngài như vậy, v́ Ngài biết chúng ta được dựng nên ra sao, Ngài nhớ rằng chúng ta chỉ là đất bụi” (vv.13-14). Chính sự bé mọn, bản tính loài người yếu hèn của chúng ta, tính chất mỏng ḍn của chúng ta trở thành một lời kêu gọi t́nh thương của Chúa để Ngài tỏ sự cao cả và ḷng ưu ái của Ngài là Cha ra bằng việc trợ giúp chúng ta, thứ tha cho chúng ta và cứu độ chúng ta.

 

Và Thiên Chúa đáp ứng lời kêu gọi của chúng ta, bằng cách sai Con của Ngài, Đấng đă chết đi và sống lại v́ chúng ta; Người tham dự vào tính chất mỏng ḍn của chúng ta và làm những ǵ tự ḿnh con người không bao giờ làm nổi, đó là Người mang lấy nơi bản thân ḿnh tội lỗi của thế gian, như một con chiên vô tội, và mở lại con đường dẫn chúng ta đến mối hiệp thông với Thiên Chúa, Người làm cho chúng ta trở thành con cái thực sự của Thiên Chúa. Chính ở đó, nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua, mà dung nhan tối hậu của Cha được mạc khải rạng ngời nhất. Và chính ở đó, trtên Thập Giá hiển vinh, mà việc tỏ hiện trọn vẹn này xẩy ra bởi sự cao cả của Thiên Chúa là “Cha Toàn Năng”.

 

Thế nhưng, chúng ta có thể hỏi rằng: làm sao có thể tượng tượng nổi một vị Thiên Chúa toàn năng khi nh́n vào Thập Giá của Chúa Kitô chứ? Khi nh́n vào quyền năng của sự dữ, một quyền năng đến có thể sát hại được Con Thiên Chúa chứ? Chúng ta muốn thấy một thứ toàn năng của Thiên Chúa theo tâm tưởng của chúng ta và ước muốn của chúng ta: một Thiên Chúa “toàn năng” giải quyết các vấn đề, Đấng ra tay cứu độ chúng ta khỏi hết mọi khốn khó, Đấng thắng được tất cả mọi quyền năng tác hại, biến đổi những ǵ xẩy ra và hủy hoại đớn đau của chúng ta. Bởi thế mà ngày nay có những thần học gia khác nhau nói rằng Thiên Chúa không thể nào toàn năng, bằng không sẽ không có quá nhiều khổ đau như vậy, quá nhiều sự dữ trên thế giới này. Thực vậy, trước sự dữ và khổ đau, đối với nhiều người, với chúng ta, th́ thật là khó mà tin vào Thiên Chúa là Cha và tin rằng Ngài là Đấng toàn năng; một số t́m kiếm ẩn náu nơi các thứ ngẫu tượng, chiều theo chước cám dỗ trong việc t́m kiếm một thứ giải đáp được cho là toàn năng “kiểu ảo thuật” và những thứ hứa hẹn hăo huyền.

 

Thế nhưng, đức tin nơi vị Thiên Chúa Toàn Năng đưa chúng ta qua những con đường rất khác nhau: để biết nh́n nhận rằng những ǵ Thiên Chúa nghĩ khác với những ǵ chúng ta nghĩ, đường lối của Ngài khác với đường lối của chúng ta (cf Is 55:8), và thậm chí quyền toàn năng của Ngài cũng khác nữa: ở chỗ nó không được thể hiện như là một thứ năng lực tự động hay độc đoán, mà là được đánh dấu bằng thứ tự do yêu thương và phụ thân. Thật vậy, Thiên Chúa, bằng việc dựng nên các tạo vật tự do, ban tự do cho chúng, đă bỏ đi một quyền của quyền năng ḿnh khi ban quyền tự do cho chúng ta. Bởi thế Ngài yêu thích và tôn trọng việc đáp ứng tự do của chúng ta đối với tiếng gọi của Ngài. Như một người Cha, Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành con cái của Ngài và sống như thế trong Con của Ngài, trong mối hiệp thông, trong t́nh thân trọn vẹn với Ngài. Quyền toàn năng của Ngài không được thể hiện nơi bạo lực, nó không được bày tỏ nơi việc tàn phá hết mọi lực lượng đối phương như chúng ta mong muốn, mà được thể hiện trong yêu thương, trong xót thương, trong tha thứ, trong việc chấp nhận tự do của chúng ta và trong việc không ngừng kêu gọi hoán cải tâm can, trong một thái độ bề ngoài chỉ là yếu hèn – Thiên Chúa dường như yếu hèn, nếu chúng ta nghĩ về Chúa Giêsu Kitô là Đấng nguyện cầu, Đấng để ḿnh bị giết chết. Một thái độ bề ngoài yếu hèn, bao gồm nhẫn nại, hiền lành và yêu thương, chứng tỏ rằng đó là đường lối thực sự có quyền năng! Đó là quyền năng của Thiên Chúa! Và quyền năng này sẽ thắng! Con người khôn ngoan trong Sách Khôn Ngoan ngỏ cùng Thiên Chúa như thế này: “Chúa từ bi nhân hậu với tất cả mọi người, v́ Chúa có thể làm được tất cả mọi sự; Chúa coi nhẹ tội lỗi của con người nhờ đó họ có thể ăn năn hối cải. V́ Chúa yêu thương tất cả những ǵ hiện hữu… Chúa tha cho tất cả mọi sự v́ chúng là của Chúa, Ôi Chúa, Chúa là Đấng yêu thương sinh linh” (11:23-24a.26).

 

Chỉ có ai thực sự quyền năng mới có thể chịu đựng được sự dữ và tỏ ḷng xót thương; chỉ có quyền năng thực sự mới có thể thực thi quyền năng của t́nh yêu. Và Thiên Chúa, Đấng tất cả thuộc về v́ tất cả đều được Ngài tạo dựng, tỏ quyền năng của Ngài ra bằng việc yêu thương hết mọi người và hết mọi sự, băèng một thứ chờ đợi nhẫn nại việc hoán cải của loài người chúng ta, thành phần Ngài muốn là con cái của Ngài. Thiên Chúa chờ đợi việc hoán cải của chúng ta. T́nh yêu toàn năng của Thiên Chúa vô hạn, đến độ “Ngài không tiếc Con của ḿnh, một phó nộp Người v́ tất cả chúng ta” (Rm 8:32). Quyền toàn năng của t́nh yêu thương không phải là thứ quyền năng của thế giới này, mà là quyền năng của việc toàn hiến, và Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, tỏ cho thế giới thấy quyền toàn năng thực sự của Cha, khi hiến mạng sống ḿnh cho thành phần tội nhân chúng ta. Đó là quyền năng thần linh thực hữu, đích thực và trọn hảo, ở chỗ ứng phó với sự dữ bằng sự lành, với xỉ nhục bằng thứ tha, với hận thù sát hại bằng t́nh yêu ban sự sống. Vậy sự dữ thực sự bị thảm bại, v́ được rửa bởi t́nh yêu Thiên Chúa; sự dữ cuối cùng bị thống trị, v́ được biến đổi thành tặng ân sự sống. Thiên Chúa là Cha đă làm cho Con Ngài sống lại: cái chết, tên đại thù (cf. 1Cor 15:26), bị nuốt mất và bị tước hết nọc độc của nó (cf. 1Cor 15.54-55), nhờ đó chúng ta, được giải thoát khỏi tội lỗi, có thể sống thực tại là con cái của Thiên Chúa.

 

Bởi vậy khi chúng ta nói “tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha Phép Tắc vô cùng” là chúng ta bày tỏ niềm tin tưởng của chúng ta vào quyền năng của t́nh yêu Thiên Chúa, Đấng nơi Người Con của ḿnh đă chết và phục sinh, chiến thắng hận thù, sự dữ, tội lỗi và mở ra cho chúng ta sự sống đời đời, một sự sống của thành phần con cái muốn măi măi ở trong “Nhà của Cha”. Khi nói “tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha Phép Tắc vô cùng”, tin vào quyền năng của Ngài, tin vào đường lối làm Cha của Ngài, bao giờ cũng là một tác động của đức tin, của việc hoán cải, của việc biến đổi trí khôn của chúng ta, của tất cả cảm t́nh chúng ta, của tất cả đường lối sống của chúng ta.

 

Anh chị em thân mến, chúng ta hăy xin Chúa bảo tŕ đức tin của chúng ta, giúp chúng ta thực sự khám phá ra đức tin và ban cho chúng ta sức mạnh để loan báo Chúa Kitô tử giá và phục sinh cùng làm chứng cho Người bằng t́nh yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Và xin Thiên Chúa giúp để chúng ta lănh nhận tặng ân “con cái” của ḿnh mà sống trọn vẹn thực tại của Kinh Tin Kính bằng cách tin tưởng phó thác cho t́nh yêu của Cha cũng như cho quyền toàn năng nhân hậu cứu độ của Ngài. Xin cám ơn anh chị em.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 30/1/2013 (nhan đề và những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)