Bài 26– 10/7/1996: Việc thụ thai trinh nguyên là một sự kiện sinh lư


1-  Giáo Hội liên lỉ chủ trương rằng đức đồng trinh của Mẹ Maria là một sự thật của đức tin, như Giáo Hội đă lănh nhận và suy niệm căn cứ vào chứng từ của các Phúc Âm theo Thánh Luca, Thánh Mathêu và cũng có thể cả Thánh Gioan. 

 

Trong đoạn về Truyền Tin, Thánh Kư Luca đă gọi Mẹ Maria là một «trinh nữ», ám chỉ cả ư hướng của Mẹ muốn giữ ḿnh đồng trinh lẫn dự án thần linh ḥa hợp với ư hướng này nơi vai tṛ làm mẹ lạ lùng của Mẹ. Sự khẳng định về việc thụ thai trinh nguyên, nhờ tác động của Thánh Linh, loại trừ hết mọi giả thuyết về vấn đề sinh sản đơn tính theo tự nhiên và loại trừ những nỗ lực giải thích tŕnh thuật này của Thánh Luca như là một thứ khai triển về một đề tài Do Thái hoặc như là một thứ rút tỉa lấy từ một câu truyện thần thoại nào đó của dân ngoại.

 

Cấu trúc của bản văn Thánh Luca (cf. Lk 1:26-38; 2:19, 51) chống lại bất cứ một thứ dẫn giải suy diễn nào. Tính chất mạch lạc của đoạn văn không hỗ trợ một cách hiệu lực cho bất cứ cắt xén về các từ ngữ hay về những diễn đạt xác nhận việc thụ thai trinh nguyên do bởi Thánh Linh.

 

2-  Thánh Kư Mathêu, khi tường tŕnh về việc thiên thần loan báo cho Thánh Giuse, đă như Thánh Luca khẳng định rằng việc thụ thai này « là công việc của Thánh Linh » (Mt 1 :20) và loại trừ đi bất cứ liên hệ nào về phu thê.

 

Ngoài ra, việc Chúa Giêsu được thụ thai một cách trinh nguyên được thông đạt cho Thánh Giuse ở vào thời điểm sau đó : đối với ngài, vấn đề không phải là ngài được mời gọi để chấp thuận trước khi Mẹ Maria thụ thai Người Con này, hoa trái của việc Thánh Linh can thiệp một cách siêu nhiên và việc hợp tác chỉ nguyên của người mẹ. Ngài chỉ được được yêu cầu tự do chấp nhận vai tṛ của ḿnh làm chồng của Người Trinh Nữ và sứ vụ làm cha đối với con trẻ ấy.

 

Thánh Mathêu tŕnh bày việc xuất thân trinh nguyên của Chúa Giêsu như là việc hoàn trọn lời tiên tri của Isaia. «’Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một người con trai, và Người sẽ được gọi là Emmanuel’ (nghĩa là Thiên Chúa ở với chúng ta)» (Mt 1:23; cf. Is 7: 14). Như thế, Thánh Mathêu đă dẫn chúng ta tới chỗ kết luận rằng việc thụ thai trinh nguyên ấy là đối tượng của việc suy tư trong cộng đồng Kitô hữu tiên khởi, một cộng đồng đă hiểu được việc họ tuân hợp với dự án cứu độ thần linh cũng như hiểu được mối liên hệ của cộng đồng này với căn tính của Chúa Giêsu, «vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta».

 

Giáo Hội sơ khai mạnh mẽ tin tưởng vào việc thụ thai trinh nguyên

 

3-  Không như Thánh Luca và Mathêu, Phúc Âm Thánh Marcô không hề đề cập ǵ tới việc thụ thai và hạ sinh của Chúa Giêsu hết; tuy nhiên, cũng đáng ghi nhận là Thánh Marcô không bao giờ đề cập tới Thánh Giuse là chồng của Mẹ Maria. Chúa Giêsu được dân thành Nazarét gọi là «con của bà Maria», hay ở nơi khác, là «Con Thiên Chúa» một số lần (3:11; 5:7; cf. 1:11; 9:7; 14:61-62; 15:39). Những sự kiện này hợp với niềm tin tưởng vào mầu nhiệm Người được thụ thai một cách trinh nguyên. Sự thật này, theo một khám phá mới đây về luận giải, hoàn toàn chất chứa nơi câu 13 ở Lời Mở Đầu Phúc Âm Thánh Gioan, một lời mà có một os61 tác giả thế giá xưa kia (chẳng hạn như Thánh Giáo Phụ Irenaeus và vị Giáo Phụ Tertullian) cho thấy, không phải ở thể số nhiều b́nh thường mà là ở thể số ít : «Kẻ, được sinh ra, không bởi máu huyết hay ư muốn của xác thịt hoặc bởi ư muốn của con người, mà là bởi Thiên Chúa». Câu này, ở thể số ít, làm cho Lời Mở Đầu của Thánh Gioan trở thành một trong những chứng thực chính về việc Chúa Giêsu được thụ thai một cách trinh nguyên, một câu được cho vào bối cảnh về mầu nhiệm Nhập Thể. 

 

Câu khẳng định mâu thuẫn của Thánh Phaolô là «thế nhưng, khi đến thời gian viên trọn th́ Thiên Chúa đă sai Con của Ngài đến, được hạ sinh bởi một người nữ… nhờ đó chúng ta được làm dưỡng tử» (Gal 4 :4-5), đă mở đường cho vấn nạn về vai tṛ làm người này của Người Con ấy, do đó, về việc Người được sinh ra một cách trinh nguyên.

 

Chứng từ đồng loạt của Phúc Âm chứng tỏ cho thấy đức tin nơi việc thụ thai trinh nguyên của Chúa Giêsu đă được cắm rễ mạnh mẽ ra sao nơi môi trường khác nhau của Giáo Hội sơ khai. Điều này loại đi bất cứ nền tảng nào được một số dẫn giải gần đây hiểu là việc thụ thai trinh nguyên ấy không hiểu theo nghĩa thể lư hay sinh lư mà chỉ có tính cách biểu hiệu hay bóng gió: nó có ư nói rằng Chúa Giêsu như là tặng ân của Thiên Chúa ban cho nhân loại. Những người khác cũng có ư nghĩ hơn thế nữa, cho rằng tŕnh thuật về việc thụ thai trinh nguyên chỉ là một thứ theologoumenon, tức là một cách thức diễn tả một tín lư thần học, tín lư thần học về vai tṛ làm con thần linh của Chúa Giêsu, hay chỉ là một phác họa thần thoại về Người.

 

Như chúng ta thấy, các Phúc Âm chất chứa việc khẳng định dứt khoát về việc thụ thai trinh nguyên về lănh vực sinh lư được Thánh Linh thực hiện. Giáo Hội đă chấp nhận chân lư này, bắt đầu bằng ngay những công thức ban đầu về đức tin (cf. Catechism of the Catholic Church, n. 496).

 

4-  Đức tin được diễn tả trong các Phúc Âm được xác định một cách liên tục theo truyền thống sau đó. Những công thức về đức tin của những tác giả Kitô giáo đầu tiên đă nêu lên chủ trương về việc thụ thai trinh nguyên này : Aristides, Justin, Irenaeus và Tertullian đều đồng ư với Thánh Ignatius of Antioch, vị đă tuyên bố Chúa Giêsu «thực sự sinh ra bởi một trinh nữ» (Smyrn. 1, 2). Những vị tác giả này có ư nói về một cuộc thụ thai trinh nguyên thực sự về lịch sử của Chúa Giêsu và chứ không khẳng định một sự đồng trinh chỉ về luân lư hay là một tặng ân mơ hồ của ân sủng được bày tỏ nơi việc hạ sinh của con trẻ.

 

Những định tín đức tin long trọng của cácCông Đồng Chung và Huấn Quyền của giáo hoàng, những ǵ theo sau những công thức đức tin vắn gọn ban đầu, đều hoàn toàn hợp với chân lư này. Công Đồng Chalcedon (451), trong bản tuyên xưng đức tin của ḿnh, đă cẩn thận sử dụng từ ngữ và bằng một nội dung được xác định vô ngộ của ḿnh, khẳng định rằng Chúa Kitô được «sinh ra… theo nhân tính của Người trong những ngày sau hết này, v́ chúng ta và phần rỗi của chúng ta, bởi Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa» (DS 301). Cũng thế, Công Đồng Constantinopoli III (681) đă tuyên bố rằng Chúa Giêsu Kitô đă «được sinh hạ… theo nhân tính của Người, bởi Thánh Linh và Trinh Nữ Maria, vị thích đáng và thực sự là Mẹ Thiên Chúa» (DS 555). Các Công Đồng Chung khác (Constantinople II, Lateran IV and Lyons II) đă tuyên bố Mẹ Maria “trinh nguyên”, khi nhấn mạnh đến đức đồng trinh trọn đời của Mẹ (DS 423, 801, 852). Những khẳng định này được tiếp tục với Công Đồng Chung Vaticanô II, một công đồng đề cao sự kiện là Mẹ Maria «nhờ đức tin và tuân phúc… đă sinh hạ trên trần gian này chính Người Con của Cha, không bởi ư thức của con người mà là bởi việc bao phủ của Thánh Linh» (Lumen gentium, n. 63).

 

Ngoài những định tín của các công đồng, c̣n có những khẳng định của Huấn Quyền giáo hoàng liên quan tới tín điều Hoài Thai Vô Nhiễm của «Đức Trinh Nữ Maria» (DS 2803) và tín điều Mông Triệu của «Người Mẹ của Thiên Chúa Vô Nhiễm Trinh Nguyên» (DS 3903).

 

Sự thánh thiện và đức đồng trinh của Mẹ Maria liên kết chặt chẽ với nhau

 

5- Mặc dù các định tín của Huấn Quyền, trừ những định tín của Công Đồng Latêranô năm 649, được Đức Martin I triệu tập, không giải thích vế ư nghĩa của chữ “đồng trinh”, th́ vẫn rơ ràng là chữ này được sử dụng theo ư nghĩa quen thuộc của nó: tức là việc tự t́nh kiêng lánh các hành động t́nh dục và ǵn giữ sự toàn vẹn của thân xác. Tuy nhiên, tính chất toàn vẹn về thể lư được coi là những ǵ thiết yếu đối với sự thật về đức tin nơi việc thụ thai trinh nguyên của Chúa Giêsu (cf. Catechism of the Catholic Church, n. 496).

 

Việc diễn tả Mẹ Maria là “Vô Nhiễm Trinh Nguyên Thánh Hảo” đă khiến chúng ta chú ư tới việc liên hệ giữa sự thánh thiện và đức đồng trinh. Mẹ Maria muốn sống một cuộc đời trinh nguyên, v́ Mẹ được tác động bởi ư muốn hiến dâng trọn vẹn con tim của ḿnh cho Thiên Chúa.

 

Việc diễn tả được sử dụng trong lời định tín về tín điều Mông Triệu là “Người Mẹ Thiên Chúa Trinh Nguyên Vô Nhiễm” cũng bao hàm mối liên kết giữa đức đồng trinh của Mẹ với vai tṛ làm mẹ của Mẹ: hai đặc ân này liên kết với nhau một cách lạ kỳ nơi việc Chúa Giêsu được thụ thai, vị Thiên Chúa thật và là người thật. Bởi thế, đức đồng trinh của Mẹ Maria sâu xa liên kết với vai tṛ làm mẹ và sự thánh thiện toàn hảo của Mẹ.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyn dch t L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 177/1996, trang 11.