Bài 34 – Ngày 2/10/1996: Cuc Viếng Thăm ca M Maria là Do Khúc cho S V ca Chúa Giêsu

 

1- Trong đon v vic Thăm Viếng, Thánh Luca cho thy ân sng ca Vic Nhp Th, sau khi tràn đầy M Maria, đă mang ơn cu độ và nim vui ti cho nhà ca bà Elizabét ra sao. Đấng Cu Thế ca nhân loi, được cưu mang trong cung d ca Người M này, tuôn đổ Thánh Linh khi t ḿnh ran gay t ban đầu ca vic Người đến thế gian.

 

Khi din t vic lên đường ca M Maria đi Giuđêa, V Thánh Kư này đă s dng động t “anístemi”, nghĩa là “chi dy”, “là “bt đầu di chuyn”. Nếu lưu ư ti động t này được các Phúc Âm s dng để nói đến Cuc Phc Sinh ca Chúa Giêsu (Mk 8:31; 9:9,31; Lk 24:7, 46) hay nhng hành động v th lư bao hàm mt n lc thiêng liêng (Lk 5:27-28; 15:18,20), chúng ta có th nghĩ rng Thánh Luca mun nhn mnh bng vic din t như thế ḷng nhit thành mănh lit đă khiến cho M Maria, theo ơn linh ng ca Thánh Linh, ban cho thế gii Đấng Cu Tinh ca nó.

 

Cuc hội ng vi Bà Elizabeth là mt biến c cu độ vui mng

 

2- Đoạn văn Phúc Âm này cũng tŕnh thuật rằng Mẹ Maria “vội vă” lên đường (x Lk 1:39). Ngay cả lời ghi nhận “tiến vào một miền đồi núi” (Lk 1:39), theo chiều hướng của Thánh Luca, xuất hiện không phải chỉ thuần về việc diễn tả về địa h́nh mà c̣n hơn thế nữa, v́ nó gợi lên vị sứ giả tin mừng trong Sách Tiên Tri Isaia: “Đẹp thay những bước chân trên các núi đồi của người mang tin vui, vị loan truyền an b́nh, vị loan tin hạnh phúc, vị công bố ơn cứu độ, vị nói cùng Sion rằng: ‘Thiên Chúa của ngươi đang hiển trị’” (Is 52:7)

 

Như Thánh Phaolô, vị công nhận việc hoàn trọn lời tiên tri này ở việc rao giảng Phúc Âm (Rm 10:15), Thánh Luca dường như cũng mời gọi chúng ta hăy coi Mẹ Maria như là “vị truyền bá phúc âm” tiên khởi, vị truyền đạt “tin mừng”, theo gương các cuộc hành tŕnh truyền giáo của Người Con thần linh của Mẹ.

 

Sau hết, hướng đi trong cuộc hành tŕnh của Đức Trinh Nữ cũng có một ư nghĩa đặc biệt, ở chỗ, nó từ Galilêa đến Giuđêa, như cuộc hành tŕnh truyền giáo của Chúa Giêsu (cf 9:51). 

 

Thật vậy, cuộc viếng thăm Bà Elizabeth của Mẹ Maria mang tính chất của một biến cố cứu độ hân hoan từ khi mở đầu cho vai tṛ làm mẹ của Mẹ trong công cuộc cứu chuộc của Con Mẹ, Mẹ trở nên mô phạm cho những ai trong Giáo Hội lên đường mang ánh sáng và niềm vui của Chúa Kitô cho dân chúng ở mọi đời và khắp mọi nơi.

 

3- Cuộc hội ngộ với bà Elizabeth có tính chất của một biến cố cứu độ hân hoan vượt lên trên những cảm t́nh tự nhiên bột phát của liên hệ gia đ́nh. Nơi mà t́nh trạng lung túng ngượng ngập gây ra bởi sự kém tin tưởng được thể hiện qua sự kiện bị câm của ông Zacaria th́ Mẹ Maria làm bừng lên niềm vui mang lại từ đức tin nhanh nhẹn và sẵn sàng của Mẹ: “Mẹ đă tiến vào nhà của ông Zacharia và chào bà Elizabeth” (Lk 1:40).

 

Thánh Luca thuật lại rằng “khi bà Elizabeth nghe thấy lời chào của Mẹ Maria th́ con trẻ nhẩy lên trong ḷng bà” (Lk 1:41). Lời chào của Mẹ Maria đă khiến cho người con trai của bà Elizabeth nhẩy lên vui sướng: việc Chúa Giêsu tiến vào nhà của bà Elizabeth, qua việc làm của Mẹ Maria, đă mang lại cho vị tiên tri thai nhi niềm hân hoan đă được Cựu Ước báo trước như là một dấu hiệu cho việc hiện diện của Đấng Thiên Sai.

 

Nhờ lời chào của Mẹ Maria, niềm hân hoan của Đấng Thiên Sai đă lan sang cả bà Elizabeth nữa, để rồi “đầy Thánh Linh… bà đă kêu lớn tiếng rằng: ‘Em là người diễm phúc trong thành phần nữ giới và hoa trái trong ḷng của em th́ phúc đức” (Lk 1:41-42).

 

Nhờ một thứ ánh sáng cao hơn, bà đă hiểu được tính chất cao cả của Mẹ Maria: c̣n hơn cả Jael và Judith, những người nữ là tiền thân của Mẹ trong Cựu Ước, Mẹ là người diễm phúc trong thành phần nữ giới v́ hoa trái của ḷng Mẹ là Đức Giêsu, Đấng Thiên sai.

 

4- Việc kêu lên của bà Elizabeth, được thực hiện “bằng tiếng kêu vang”, chứng tỏ cho thấy một ḷng nhiệt thành đạo giáo thực sự, một thứ nhiệt thành tiếp tục được vang vọng trên môi miệng của cáctín hữu ở lời kinh “Kính Mừng Maria”, như bài ca chúc tụng của Giáo Hội về các việc làm cao cả được Đấng Tối Cao thực hiện nơi Người Mẹ của Con ḿnh.

 

Trong việc công bố Mẹ “diễm phúc trong thành phần nữ giới”, bà Elizabeth cho thấy đức tin của Mẹ Maria là lư do cho t́nh trạng diễm phúc này của Mẹ: “Và phúc cho em v́ em đă tin rằng những ǵ Chúa đă nói với em sẽ được thực hiện” (Lk 1:45). Sự trong đại và niềm vui của Mẹ Maria xuất phát từ sự kiện Mẹ là người tin tưởng.

 

Trước sự tuyệt hảo của Mẹ Maria, bà Elizabeth cũng hiểu được niềm hănh diện của ḿnh trước việc thăm viếng của Mẹ: “Và làm sao tôi lại được hân hạnh Mẹ của Chúa tôi đến cùng tôi?” (Lk 1:43). Bằng lời diễn tả “Chúa của tôi” này, bà Elizabeth nh́n nhận phẩm vị vương giả thật ra là thiên sai nơi Người Con của Mẹ Maria. Trong Cựu Ước, lời diễn tả này thật sự được sử dụng để nói về vua chúa (cf. I Kgs 1:13,20,21 etc.) và cũng nói về Đức Vua Thiên Sai nữa (Ps I 10: 1). Vị thiên thần đă nói về Chúa Giêsu rằng: “Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít cha ông của Người” (Lk 1:32). “Đầy Thánh Linh”, bà Elizabeth có cùng một minh thức ấy. Sau này, việc tôn vinh vượt qua của Chúa Kitô sẽ tỏ ra cho thấy cái ư nghĩa chất chứa danh xưng này, tức là một ư nghĩa siêu việt (cf. Jn 20:28; Acts 2:34-36)

 

Mẹ Maria hiện diện nơi tất cả công cuộc cứu độ thần linh

 

Qua lời than lên ngợi khen của ḿnh, bà Elizabeth mời gọi chúng ta hăy cảm nhận tất cả những ǵ mang lại từ việc hiện diện của Mẹ Maria như là một tặng ân cho đời sống của hết mọi tín hữu.

 

Trong cuộc Thăm Viếng này, Vị Trinh Nữ mang Chúa Kitô đến cho người mẹ của Vị Tẩy Giả, một Đức Kitô tuôn đổ Thánh Linh. Vai tṛ môi giới này cũng được sáng tỏ nơi chính những lời của bà Elizabeth: “V́ này đây, khi tôi vừa nghe tiếng chào của em th́ con trẻ trong ḷng tôi hân hoan nhẩy mừng” (Lk 1:44). Nhờ tặng ân Thánh Linh, việc hiện diện của Mẹ Maria trở nên như là một dạo khúc cho việc Hiện Xuống, trở thành một việc cộng tác, được khởi đầu nơi việc Nhập Thể, là để thể hiện trong toàn bộ công cuộc cứu độ thần linh.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyn dch t L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 9/10/1996, trang 11.