Bài 39 – Ngày 11/12/1996: Đức Trinh Nữ hiến dâng Đấng Cứu Thế của toàn thể nhân loại

 

1- Trong đoạn Dâng Chúa Giêsu trong đền thờ, Thánh Luca nhấn mạnh đến thân mệnh thiên sai của Chúa Giêsu. Mục đích trực tiếp cho cuộc hành tŕnh của Thánh Gia từ Bêlem lên Giêrusalem theo bản văn của Thánh Luca đó là để chu toàn lề luật: “Và khi đến thời gian thanh tẩy của ḿnh theo luật Moisen, các vị đă mang Người lên Giêrusalem để dâng Người cho Chúa (như được viết trong luật của Chúa là ‘hết mọi con trai đầu ḷng đều được kêu gọi thánh hiến cho Chúa’), và hiến dâng một hy lễ theo những ǵ luật Chúa định là ‘một cặp chim gáy hay hai con chim con’” (Lk 2:22-24).

 

Bằng hành động này, Mẹ Maria và Thánh Giuse cho thấy ư định của ḿnh trong việc trung thành tuân theo ư muốn của Thiên Chúa, loại trừ tất cả mọi thứ ân huệ. Việc các vị lên đền thờ Giêrusalem có ư nghĩa của một cuộc thánh hiến cho Thiên Chúa ở nơi Ngài hiện diện. 

 

V́ nghèo nàn mà buộc phải hiến dâng một cặp chim gáy hay con bồ câu, Mẹ Maria đă thực sự hiến dâng Con Chiên đích thực là Đấng sẽ cứu chuộc nhân loại, do đó Mẹ tham dự vào những ǵ được tiên báo trong những thứ hiến dâng theo nghi thức của luật cũ.

 

Ông Simêon được Thánh Thần linh ứng

 

2- Trong khi lề luật chỉ đ̣i buộc phải thanh tẩy người mẹ sau khi sinh nở mà thôi, Thánh Luca lại nói về “thời gian thanh tẩy của họ” (2:22), th́ có lẽ ngài muốn nói chung đến những qui định liên quan đến cả người mẹ lẫn Người Con trai đầu ḷng.

 

Chữ “thanh tẩy” này có thể khiến chúng ta bỡ ngỡ, v́ nó ám chỉ đến một Người Mẹ, nhờ ân sủng đặc biệt, đă được ơn vô nhiễm ngay từ giây phút đầu tiên trong cuộc đời của ḿnh, cũng như cho Người Con hoàn toàn thánh hảo. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng đó không phải là vấn đề thanh tẩy lương tâm khỏi t́ vết của tội lỗi, mà chỉ là việc thanh tẩy thu nhận lại về nghi thức, theo ư nghĩ của thời ấy, những ǵ có thể bị tác hại bởi nguyên sự kiện sinh nở mà không dính dáng chi tới bất cứ một h́nh thức lỗi lầm nào.

 

Vị Thánh Kư sử dụng trường hợp này để nhấn mạnh đến cái liên hệ đặc biệt giữa Chúa Giêsu là “trưởng tử” (Lk 2:7,23) và sự thánh thiện của Thiên Chúa, cũng như đến tinh thần của việc hiến dâng khiêm hạ đă tác động Mẹ Maria và Thánh Giuse” (cf Lk 2:24). Thật vậy, “cặp chim gáy hay con bồ câu” (Levi 12:8) là phần hiến dâng của kẻ nghèo. 

 

3- Trong đền thờ, Thánh Giuse và Mẹ Maria gặp gỡ Ông Simêon là “người công chính và đạo hạnh, mong chờ niềm an ủi của dân Israel” (Lk 2:25).

 

Tŕnh thuật này của Thánh Luca không hề đả động ǵ tới quá khứ của ông hay về việc phục vụ của ông trong đền thờ; tŕnh thuật này nói về một con người rất đạo đức đang nuôi dưỡng niềm ước mong trong ḷng và đang trông chờ Đấng Thiên Sai là niềm an ủi của dân Israel. Thật vậy, “Thánh Linh ở trên ông” và “ông đă được cho biết rằng… ông không chết trước khi thấy Đức Kitô của Chúa” (Lk 2:25-26). Ông Simêon mời gọi chúng ta hăy nh́n vào hành động thương xót này của Thiên Chúa, Đấng tuôn đổ Thần Linh trên kẻ trung tín của ḿnh để hoàn trọn dự án yêu thương huyền diệu của Ngài.

 

Ông Simêon, một con người cởi mở trước hành động của Thiên Chúa, “được Thần Linh tác động” (Lk 2:27), đă vào đền thờ là nơi ông gặp gỡ Chúa Giêsu, Thánh Giuse và Mẹ Maria. Ẵm Con Trẻ trên đôi cánh tay của ḿnh, ông chúc tụng Thiên Chúa mà nói: “Lạy Chúa, giờ đây xin cho tôi tớ của Chúa ra đi b́nh an như lời của Ngài” (Lk 2:29).

 

Ông Simêon  sử dụng một câu Cựu Ước để diễn tả niềm vui ông cảm nghiệm được trong cuộc gặp gỡ Đấng Thiên Sai và cảm thấy rằng mục đích cuộc đời của ông đă được nên trọn; bởi thế ông có thể xin Đấng Tối Cao cho ông ra đi bằng an về thế giới bên kia.

 

Thánh Giuse và Mẹ Maria hiến dâng Đấng Cứu Thế của toàn thể nhân loại

 

Trong đoạn về việc Hiến Dâng này, chúng ta có thể thoáng thấy việc đáp ứng niềm hy vọng của Dân Israel nơi Đấng Thiên Sai. Chúng ta cũng có thể thấy nơi đoạn này một dấu hiệu tiên tri về cuộc hội ngộ của con người với Chúa Kitô. Thánh Linh là Đấng khả dĩ hóa cuộc hội ngộ này bằng việc làm bừng lên trong tâm can con người ước muốn về cuộc gặp gỡ cứu độ ấy cũng như bằng việc thực hiện cuộc gặp gỡ này.

 

Chúng ta cũng không thể bỏ qua vai tṛ của Mẹ Maria là vị cống hiến Con Trẻ cho Ông Simêon lăo thành thánh đức này. Theo ư muốn thần linh th́ chính Người Mẹ này là vị cống hiến Chúa Giêsu cho nhân loại.

 

4- Trong việc tỏ tương lai của Chúa Cứu Thế, Ông Simêon ám chỉ về lời tiên tri liên quan tới “Người Tôi Tớ” được sai đến dân tuyển chọn và đến với các quốc gia. Chúa đă nói cùng Người rằng: “Ta đă nắm lấy tay con và ǵn giữ con; Ta đă cống hiến con như một thứ giao ước với dân này, một thứ ánh sáng cho chư dân” (Is 42:6). Chưa hết: “Nếu con cần phải là tôi tớ của Ta để làm vươn lên các chi tộc Giacóp và phục hồi thành phần kiên tŕ của Israel th́ quả là quá nhỏ nhoi; Ta sẽ cống hiến con như một thứ ánh sáng cho chư dân, để ơn cứu độ của Ta vươn đến tận cùng trái đất” (Is 49:6).

 

Trong bài ca vịnh của ḿnh, Ông Simêon đă lập lại nhăn giới ấy và nhấn mạnh đến tính cách toàn cầu phổ quát của sứ vụ Chúa Giêsu: “V́ mắt tôi đă thấy ơn cứu độ của Ngài được Ngài sửa soạn trước mặt của tất cả mọi dân tộc, thấy một thứ ánh sáng tỏ cho các Dân Ngoại, và cho vinh quang của dân Israel của Ngài” (Lk 2:30-32).

 

Làm sao chúng ta lại không cảm thấy diệu kỳ trước những lời này chứ? “Và cha mẹ của Người cảm thấy lạ lùng về những ǵ nói tới Người” (Lk 2:33). Thế nhưng, cảm nghiệm này đă giúp cho Thánh Giuse và Mẹ Maria hiểu rơ hơn nữa tầm quan trọng nơi hành động hiến dâng của các vị, ở chỗ, trong đền thờ Giêrusalem, các vị đă hiến dâng Đấng, là vinh hiển của dân Người, đồng thời cũng là ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyn dch t L'Osservatore Romano Weekly Edition in English 18/12/1996, trang 9.