Bài 41 – Ngày 8/1/1997: Chúa Giêsu kêu gọi nữ giới tham phần vào sứ vụ của Người

 

1- Những lời của vị lăo thành Simeon, báo tin cho Mẹ Maria về việc Mẹ thông phần vào sứ vụ cứu độ của Đấng Thiên Sai, đă làm sáng tỏ vai tṛ của nữ giới trong mầu nhiệm Cứu Chuộc.

 

Thật vậy, Mẹ Maria không phải chỉ là một con người cá thể mà c̣n là “nữ tử Sion”, là một nữ giới mới đứng bên Đấng Cứu Thế để chia sẻ Cuộc Khổ Nạn của Người và để hạ sinh trong Thần Linh con cái Thiên Chúa. Thực tại này được diễn tả bằng bức h́nh phổ thông có “7 lưỡi gươm” đâm vào trái tim của Mẹ Maria: h́nh ảnh này nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu xa giữa người mẹ, vị được đồng hóa với nữ tử Sion và với Giáo Hội, với thân phận sầu thương của Lời Nhập Thể.

 

Dâng lại Con của ḿnh, Đấng Mẹ vừa lănh nhận từ Thiên Chúa, để thánh hiến Người cho sứ vụ cứu độ của Người, Mẹ Maria đồng thời cũng hiến thân ḿnh cho sứ vụ ấy nữa. Đó là một tácđộng thông phần nội tâm chẳng những là hoa trái của cảm xúc từ mẫu tự nhiên mà nhất là bày tỏ sự ưng thuận của vị tân nữ giơiù này với sứ vụ cứu chuộc của Chúa Kitô.

 

2- Nơi những lời của ḿnh, Ông Simeon cho biết mục đích của việc Chúa Giêsu hiến tế cũng như nỗi khổ đau của Mẹ Maria đó là “để tư tưởng của nhiều tâm can được bộc lộ” (Lk 2:35).

 

Chúa Giêsu, “một dấu hiệu chống đối” (Lk 2:34), Đấng bao gồm cả người mẹ của ḿnh trong cuộc khổ đau của ḿnh, sẽ dẫn con người nam nữ biết đứng về phía Người, mời gọi họ thực hiện một quyết định vững chắc. Thật vậy, Người “được đặt lên cho nhiều người Israel sa ngă và chỗi dậy” (Lk 2:34).

 

Như thế, Mẹ Maria được liên kết với Con của Người Con thần linh của Mẹ trong cái “tương phản” này liên quan đến công việc cứu độ. Chắc chắn là có một thứ nguy cơ tàn rụi cho những ai loại trừ Chúa Kitô, nhưng hoa trái kỳ diệu của ơn Cứu Chuộc mang lại phục sinh cho nhiều người. Việc loan báo này tự nó đă làm bừng lên niềm hy vọng cao cả nơi tâm can của những ai lănh nhận hoa trái của cuộc hy sinh này.

 

Hướng Đức Trinh Nữ chú trọng tới những viễn tượng này của việc cứu độ trước việc dâng hiến theo nghi thức, Ông Simeon dường như gợi ư cho Mẹ Maria rằng việc Mẹ thi hành tác động ấy như là một việc góp phần vào giá cứu chuộc của nhân loại vậy. Thật vậy, ông không nói với Thánh Giuse hay về Thánh Giuse: những lời của ông được ngỏ cùng Mẹ Maria, vị ông liên kết với số phận của Con Mẹ.

 

3- Cái ưu tiên về ngày tháng của hành động Mẹ Maria không làm lu mnờ đi tính chất chính yếu của Chúa Giêsu. Trong việc diễn tả vai tṛ của Mẹ Maria nơi công cuộc cứu độ, Công Đồng Chung Vaticanô II đă nhắc lại rằng Mẹ “đă hoàn toàn dấn thân ḿnh... cho con người và công cuộc của Con Mẹ, theo Người và với Người, để phục vụ mầu nhiệm Cứu Chuộc” (Lumen gentium, n. 56).

 

Nơi việc hiến dâng Chúa Giêsu trong đền thờ, Mẹ Maria phục vụ mầu nhiệm Cứu Chuộc theo Chúa Kitô và với Chúa Kitô: thật vậy, Người đóng vai tṛ chính yếu trong việc cứu độ và cần phải được chuộc bằng một việc hiến dâng theo nghi thức. Mẹ Maria liên kết với hy tế của Con Mẹ bằng lưỡi gươm sẽ đâm vào tâm hồn của Mẹ.

 

4- Tính cách chính yếu của Chúa Kitô không loại trừ nhưng hỗ trợ và cần đến vai tṛ thích hợp bất khả thay thế của nữ giới. Bằng việc bao gồm mẹ của ḿnh trong hy tế của riêng ḿnh, Chúa Kitô muốn cho thấy những cội rễ sâu xa của nó cũng như muốn cho chúng ta thấy trước một thứ hiến dâng tư tế của thập giá.

 

Ư hướng thần linh trong việc cần đến vấn đề tham gia đặc biệt của nữ giới trong công cuộc Cứu Chuộc có thể được thấy ở sự kiện lời tiên tri của Ông Simeon ngỏ cùng một ḿnh Mẹ Maria, cho dù Thánh Giuse cũng tham dự vào nghi thức hiến dâng này.

 

Đoạn cuối của tŕnh thuật hiến dâng Chúa Giêsu trong đền thờ dường như cũng xác định ư nghĩa và giá trị của sự hiện diện nữ giới trong công cuộc cứu độ. Việc gặp gỡ một phụ nữ là Bá Anna, đưa đến chỗ kết thúc những giây phút đặc biệt này, khi mà Cựu Ước thực sự được trao cho Tân Ước.

 

Như Ông Simêon, người nữ này không có vị thế nào đặc biệt trong thành phần dân tuyển chọn, thế nhưng đời sống của bà dường như có một giá trị cao quí trước nhan Thiên Chúa. Thánh Luca gọi bà là một “nữ tiên tri”, có lẽ v́ nhiều người đă tham vấn với bà bởi tặng ân nhận thức của bà và đời sống thánh hảo bà đă sống theo tác động của Thần Linh Chúa.

 

Bà Anna đă lăo thành, 84 tuổi, và đă từng là một góa phụ lâu năm. Hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa, “bà không bao giờ rời đền thờ, phụng sự Chúa ngày đêm bằng chay tịnh và nguyện cầu” (cf. Lk 2:37). Bà đại diện cho những ai, sống thiết tha với ḷng mong đợi Đấng Thiên Sai, có thể hết sức hoan hỉ chấp nhận việc hoàn tất lời hứa. Vị Thánh kư đề cập là “lên đền thờ vào chính giờ ấy, bà đă dâng lời cảm tạ Thiên Chúa” (2:38).

 

V́ liên lỉ ở trong đền thờ mà bà có thể, dễ dàng hơn Ông Simeon, gặp gỡ Chúa Giêsu ở lúc cuối một cuộc đời dấn thân cho Chúa và trở nên phong phú nnhờ lắng nghe Lời Chúa và nguyện cầu.

 

Vào lúc rạng đông của Việc Cứu Chuộc, chúng ta có thể thoáng thấy nơi nữ tiên tri Anna tất cả nữ giới, thành phần, bằng sự thánh thiện của đời sống và ḷng mong đợi nguyện cầu, sẵn sàng chấp nhận sự hiện diện của Chúa Kitô và chúc tụng Thiên Chúa mọi ngày v́ những kỳ diệu được t́nh thương vĩnh hằng của Ngài thực hiện.

 

5- Được chọn để gặp gỡ Con Trẻ, Ông Simeon và Bà Anna đă có được một cảm nghiệm sâu xa của việc chia sẻ niềm vui nơi sự hiện diện của Chúa Giêsu cùng với Mẹ Maria và Thánh Giuse rồi lan truyền niềm vui ấy ra ở nơi họ sống. Đặc biệt là Bà Anna cho tnhấy ḷng nhiệt thành tuyệt vời khi nói về Chúa Giêsu, nhờ đó làm chứng về niềm tin tưởng chân thành và lớn lao của bà. Đức tin này sửa soạn cho người khác chấp nhận Đấng Thiên Sai nơi cuộc sống của họ.

 

Lời diễn tả của Thánh Luca: “Bà… đă nói về Người với tất cả những ai đang trông đợi sự cứu chuộc của Giêrusalem” (2:38), dường như gán cho bà như là một thứ biểu hiệu của nữ giới, thành phần, dấn thân truyền bá Phúc Âm, sẽ làm dậy lên và nuôi dưỡng niềm nhy vọng cứu độ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh.

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_08011997_en.html