Mô Phạm Đức Tin: Nữ Tỳ

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

  

Đức tin của Mẹ Maria và nơi Mẹ Maria chẳng những là một đức tin tuân phục đối với Chúa mà c̣n là một đức tin yêu thương đối với tha nhân nữa. Đức tin yêu thương của Mẹ được thể hiện tột độ nơi biến cố Khổ Giá của Con Mẹ. V́ bấy giờ, theo dự án thần linh của Thiên Chúa, Mẹ phải chấp nhận hy sinh Người Con duy nhất vô cùng dấu ái của ḿnh, vô cùng thiện hảo của ḿnh, vô cùng đáng tôn thờ của ḿnh, để cứu lấy nhân loại tội lỗi, thấp hèn, bất xứng so với Người Con Thiên Chúa của Mẹ.

 

Có thể nói, Mẹ đă đánh đổi tất cả là Con Mẹ để lấy hư không là nhân loại. Thế nhưng, nếu "Thiên Chúa đă không dung tha cho Con riêng của ḿnh, một phó nộp Người v́ tất cả chúng ta" (Rm 8:32) th́ Mẹ cũng hoàn toàn tuân phục dự án thần linh vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa, cũng hy sinh Con ḿnh cho phần rỗi của toàn thể nhân loại.

 

Thật vậy, Mẹ Maria không thể nào yêu thương nhân loại đến hy hiến chính Người Con Thiên Chúa vô cùng cao quí của ḿnh cho nhân loại nếu Mẹ không có một đức tin tuân phục, không nhận biết Thiên Chúa và không đáp ứng những ǵ Thiên Chúa muốn.

 

Chính đức tin tuân phục của Mẹ và nơi Mẹ đă giúp Mẹ được luôn liên lỉ hiệp nhất nên một với Thiên Chúa trong hết mọi sự, đến độ, Chúa muốn ǵ th́ Mẹ cũng muốn như vậy. Thậm chí Mẹ không muốn ǵ khác ngoài Chúa, Đấng phải nói là chính ước muốn duy nhất của Mẹ và trên hết của Mẹ, là lẽ sống và là hồn sống của Mẹ, ngoài Chúa ra Mẹ không thể nào sống được nữa, cuộc đời Mẹ chẳng c̣n nghĩa lư ǵ, chẳng c̣n giá trị ǵ!

 

Và cũng chính v́ luôn sống trong Chúa và với Chúa như thế, nhất là lúc Mẹ được thụ thai Con Thiên Chúa trong cung dạ trinh nguyên của Mẹ, mà Mẹ Maria đă càng được tràn đầy Thánh Thần của Ngài, một Thánh Thần là sự sống hiệp thông nội tại nơi Thiên Chúa Ba Ngôi, Vị Thánh Thần đă là sự hiện diện thần linh của Vị Thiên Chúa hằng ở cùng Mẹ (x Lk 1:28), Vị Thánh Linh đă trở thành động lực thúc đẩy Mẹ làm tất cả mọi sự lớn nhỏ, âm thầm hay công khai, chẳng hạn trong việc Mẹ tỏ ra "vội vă" (Lk 1:39) lên đường đi thăm người chị họ của ḿnh là Elizabeth đang có thai được 6 tháng trong lúc tuổi già (x Lk 1:36).

 

Và cũng chính v́ Mẹ được tràn đầy Thánh Thần hơn bao giờ hết khi Mẹ đang cưu mang Con Thiên Chúa làm người trong ḷng Mẹ mà khi Mẹ vừa lên tiếng chào (x Lk 1:44) th́ đă gây ra một biến động thần linh giây chuyền. Đó là, trước hết, làm cho thai nhi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cũng được tràn đầy Thánh Linh, đến nỗi có thể nhẩy mừng trong ḷng thai mẫu (x Lk 1:44), để rồi sau đó, thai nhi này c̣n làm cho thai mẫu của bé được tràn đầy Thánh Linh, để nhờ đó thai mẫu của bé có thể nhận biết vị đại khách đến thăm ḿnh và gia đ́nh bà là chính "Mẹ Chúa của tôi" (Lk 1:43) và chúc tụng Mẹ "có phúc v́ đă tin" (Lk 1:45).

 

Trong biến cố của Tiệc Cưới Cana càng chứng tỏ mức độ tràn đầy Thánh Linh nơi Mẹ. Ở chỗ, nhờ có Thánh Thần nơi Mẹ là một tâm hồn luôn trầm lắng suy niệm về tất cả những ǵ được tỏ ra cho ḿnh (x Lk 1:19,51), mà Ngài, Đấng thấu suốt mọi sự, kể cả thâm cung của Thiên Chúa (x 1Cor 2:10), đă khiến Mẹ có thể nh́n thấu suốt được mọi sự, dù nhỏ bé mấy chăng nữa hay dù thành phần có trách nhiệm chưa biết đi nữa, chẳng hạn như sự kiện thiếu rượu ở tiệc cưới Cana này. Đức tin yêu thương của Mẹ, một khi thấy được t́nh trạng hết rượu này ở tiệc cưới Cana, đă mau mắn và tự động t́m cách cứu giúp kịp thời.

 

Cách thức cứu giúp của Mẹ ở tiệc cưới Cana cũng cho thấy tŕnh độ đầy Thánh Thần của Mẹ, v́ nhờ Thánh Thần mà Mẹ đă tự động biết làm thế nào để cho "ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" (Mt 6:10), cho dù "giờ" của Ngài "chưa tới" (Jn 2:4).

 

Mẹ quả thực đă đạt được những ǵ Mẹ nhờ Thánh Thần thấy được và bởi Thánh Thần mà thực hiện, đó là dọn đường cho Chúa đến với nhân loại, bằng cách, trước hết, đến báo (chứ không xin) cùng Con ḿnh về t́nh h́nh thiếu rượu, rồi sau đó đến với thành phần phục tiệc mà dặn ḍ họ rằng: "Ngài bảo làm ǵ th́ các anh hăy làm theo như thế" (Jn 2:5).

 

Và lời nói tràn đầy Thánh Linh của Mẹ đă tác động thành phần phục tiệc này tự nhiên trở thành ngoan ngoăn lắng nghe Mẹ không phải là chủ nhân của họ, nhờ đó Con Mẹ đă được dịp tỏ ḿnh ra lần đầu tiên cho các môn đệ tiên khởi của Người (x Jn 2:11).

 

Ở tiệc cưới Cana, Mẹ Maria đă tỏ ra Mẹ có đủ các thần trí được Tiên Tri Isaia nói về Chúa Kitô, đó là "thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí huấn dụ và sức mạnh, thần trí tri thức và kính sợ" (Is 11:1-2).

 

Mẹ Maria quả thực là "khôn ngoan và thông hiểu" ở chỗ Mẹ chẳng cần phải xông xáo khắp nơi như vị quản tiệc hay thành phần phục tiệc mà Mẹ cũng tinh khôn nh́n thấu suốt được t́nh trạng "hết rượu" (Jn 2:3) của tiệc cưới trong khi mọi người không ai biết ǵ, bao gồm cả vị quản tiệc.

 

Mẹ c̣n tỏ ra Mẹ có "thần trí huấn dụ và sức mạnh" qua lời nhắn nhủ quan trọng và rất am hợp với ư Chúa muốn được Mẹ ngỏ cùng thành phần phục tiệc, đến độ lời nói chân thực của Mẹ có thể phát ra một quyền lực mănh liệt khiến thành phần phục tiệc này phải làm theo lời Mẹ một cách ngoan ngoăn.

 

Mẹ cũng tỏ ra Mẹ có "thần trí tri thức và kính sợ" khi Mẹ biết được ư Chúa muốn ǵ và hoàn toàn để Chúa ra tay vào thời điểm Ngài muốn, như Mẹ sau khi khách quan tŕnh với Con Mẹ những ǵ Mẹ nhận thấy Mẹ đă để tùy Chúa định đoạt, chứ không thôi thúc Chúa hay thậm chí năn nỉ Chúa.

 

Nếu "đức tin thể hiện qua đức mến" (Gal 5:6), mà đức mến của Mẹ là một đức mến tràn đầy Thánh Linh, Đấng là mối hiệp thông yêu thương trong nội tâm của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi, giữa Thiên Chúa với loài người qua mầu nhiệm Nhập Thể, và giữa loài người với nhau qua mầu nhiệm Giáo Hội, th́ đức tin của Mẹ quả thực đă sinh muôn vàn hoa trái thần linh. 

 

Muôn vàn hoa trái thần linh đó là một tân nhân loại được tái sinh trong "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống", khi máu cùng nước tuôn ra từ cạnh sườn của Người bấy giờ chỉ c̣n là một thi thể vô hồn, cũng là lúc Mẹ của Người đă như bị gươm sắc thâu qua ḷng, quặn quại rên xiết đớn đau (x Rev 12:2) như người đàn bà lâm bồn sinh con (x Jn 16:21), trong việc chịu đựng cái đau của Con Mẹ và thay cho Con Mẹ.

 

Nếu Thánh Thần là t́nh yêu của Thiên Chúa tuôn đổ vào ḷng chúng ta (x Rm 5:5) là nguyên lư và là động lực cho đức tin yêu thương của Mẹ, và đối tượng của đức tin yêu thương của Mẹ trên thế gian này là nhân loại, th́ sứ vụ của đức tin yêu thương của Mẹ với vai tṛ trung gian đó là việc mang "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" Con Mẹ cho nhân loại, cũng là việc tái sinh Người nơi nhân loại, chẳng những về thể lư khi Mẹ sinh hạ Người trong hàng lừa Bêlem mà c̣n về siêu nhiên bằng ân sủng nữa.

 

Ở biến cố Thăm Viếng, Mẹ Maria đă mang Lời Nhập Thể là "Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" đến cho thai nhi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, nhờ đó thai nhi cao trọng nhất trong thành phần con người được người nữ sinh ra ấy (x Mt 11:11) được cứu rỗi ngay từ khi mới được 6 tháng tuổi trong ḷng thai mẫu, tức được tái sinh trong Chúa Kitô, và Mẹ Maria, ở một nghĩa nào đó, vị đă mang Chúa Kitô đến cho ngài, trở thành Mẹ thiêng liêng của ngài, ở chỗ đă sinh ngài ra trong ơn nghĩa Chúa, ngay cả trước khi ngài được người mẹ trần gian của ngài sinh ngài ra về thể lư.

 

Ở Tiệc Cưới Cana, Mẹ Maria cũng đă mang Chúa tới cho thành phần môn đệ tiên khởi để họ có thể tin vào Người, bằng việc Mẹ dọn đường cho Người trong việc Người biến nước lă thành rượu ngon ở tiệc cưới này, nhờ đó Người tỏ ḿnh ra cho các vị. Như thế, đức tin yêu thương của Mẹ Maria là ở chỗ làm sao cho Chúa Kitô hiển linh nơi thế gian này nói chung và trong Giáo Hội của Người nói riêng, nhất là nơi thành phần môn đệ ưu tuyển chứng nhân trung thực của Người, như Người đă tỏ ḿnh ra cho Mẹ là đệ nhất môn đệ của Người cũng là môn đệ tuyệt nhất của Người.

 

Nếu đức mến của Mẹ Maria liên quan đến vai tṛ làm mẹ thiêng liêng của Mẹ, trong việc tái sinh Chúa Kitô cho loài người trên Đồi Canvê và trong các tâm hồn khi Mẹ dọn đường để Người có thể tỏ ḿnh ra cho họ như ở biến cố Thăm Viếng và Tiệc Cưới Cana, th́ đức tin của Mẹ liên quan đến phẩm chất trinh nguyên "không hề biết đến nam nhân" (Lk 1:34) của Mẹ.

 

Thật vậy, theo tu đức, để có thể tiến tới bậc hoàn toàn hiệp nhất nên một với "Thiên Chúa là thần linh" (Jn 4:24), tâm hồn của Kitô hữu cần phải được thanh tẩy, thậm chí họ phải trải qua những đêm tăm tối về đức tin, để họ có được một đức tin tinh tuyền, đến độ ḷng họ không c̣n dính bén sự ǵ trên thế gian này, không ngoại t́nh với bất cứ một tạo vật nào, không c̣n một ngẫu tượng nào trong họ, ngoài một ḿnh Chúa là Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ, nhờ đó, Thiên Chúa chiếm đoạt họ và làm chủ họ, để rồi qua họ và nhờ họ, Ngài có thể thực hiện tất cả những ǵ Ngài muốn cho phần rỗi các linh hồn. 

 

Nếu chỉ có duy một ḿnh Mẹ Maria là trinh nữ sinh con nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể của Thiên Chúa th́ đức tin yêu thương "đầy ân phúc" như Mẹ đă trở thành mô phạm của Giáo Hội và cho Giáo Hội, như được Công Đồng Chung Vaticanô II xác nhận trong Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium, đoạn 63 và 64 (theo bản dịch của Giáo Hoàng Học Viện Piô X – 1972) như sau:

 

63. Maria trinh nữ và người mẹ là mẫu mực của Giáo Hội. 83* Đức Trinh Nữ nhờ ân huệ và sứ mệnh làm Mẹ Thiên Chúa, nhờ đó Ngài được hiệp nhất với Con là Đấng Cứu Chuộc, và nhờ các ơn và nhiệm vụ đặc biệt khác, Ngài c̣n kết hiệp mật thiết với Giáo Hội, như thánh Ambrosiô đă dạy, Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên b́nh diện đức tin, đức ái và hiệp nhất hoàn hảo với Chúa Kitô 18. Thực vậy, trong mầu nhiệm Giáo Hội, chính Giáo Hội cũng được gọi cách hợp pháp là Mẹ và Trinh Nữ, Đức Nữ Trinh Maria đi tiên phong, tỏ ra là một người mẹ và một trinh nữ gương mẫu tuyệt vời và hiếm có 19. V́, bởi ḷng tin và vâng phục, Ngài đă sinh chính Con Chúa Cha nơi trần gian, mà không hề biết đến người nam, nhưng được Chúa Thánh Thần bao phủ. Như một Evà mới, Ngài đă đặt niềm tin vào sứ giả của Thiên Chúa, chứ không đặt vào con rắn xưa, một niềm tin không bị một nghi ngờ nào làm phai nhạt. Nhưng Người Con mà Ngài đă sinh ra, Thiên Chúa đă đặt làm Trưởng Tử trong nhiều anh em (x. Rm 8,29), nghĩa là các tín hữu, mà Ngài cộng tác vào việc sinh hạ và giáo dục với t́nh thương của một người mẹ. 84*

 

64. Giáo Hội là trinh nữ và là mẹ. Tuy nhiên, khi chiêm ngưỡng sự thánh thiện kỳ bí và noi gương đức ái của Đức Maria, và khi trung thành chu toàn thánh ư Chúa Cha, Giáo Hội cũng được làm mẹ nhờ lời Thiên Chúa mà Giáo Hội trung thành lănh nhận: thực vậy, nhờ việc rao giảng và ban phép Thánh Tẩy, Giáo Hội sinh hạ những người con được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và sinh ra do Thiên Chúa để họ lănh nhận một đời sống mới và bất diệt. Giáo Hội cũng là trinh nữ đă giữ ǵn toàn vẹn và tinh tuyền ḷng trung nghĩa đă hiến cho Phu Quân; và noi gương Mẹ Chúa ḿnh, nhờ thần lực của Thánh Thần, Giáo Hội bảo tồn cho tinh tuyền một đức tin toàn vẹn, một đức cậy bền vững và một đức mến chân thành 20. 85*

 

 

Đức Tin Mô Phạm cho Năm Đức Tin

 

 

Vấn đề trước hết được đặt ra ở đây là Năm Đức Tin: tại sao có và để làm ǵ? Nhất nữa Năm Đức Tin lần này là lần thứ hai, sau lần thứ nhất cách đây 45 năm, Năm Đức Tin 1967, dưới thời Đức Phaolô VI, được kết thúc bằng Kinh Tin Kính Dân Chúa.

 

Để biết được chính xác lư do tại sao cần phải có một Năm Đức Tin lần thứ hai và có để làm ǵ, chúng ta phải tự hỏi rằng tại sao Năm Đức Tin 2012-2013 lại được tổ chức vào dịp mừng kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962) và tại sao lại tổ chức Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ XIII vào ngay thời điểm khai mạc Năm Đức Tin này?

 

Trước hết, Năm Đức Tin được mở màn vào chính ngày khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô II và là dịp kỷ niệm mừng 50 năm Công Đồng thứ 21 này của Giáo Hội, là v́ Công Đồng Chung Vaticanô II là một công đồng vừa canh tân vừa về nguồn. Canh tân cho thích hợp với thế giới tân tiến ngày nay, nhưng bằng một đức tin tông truyền chân chính. Đó là lỳ do trong 16 văn kieên của công đồng này (4 Hiến Chế - Constitutions, 9 Sắc Lệnh – Decrees và 3 Tuyên Ngôn - Declarations), có hai Hiến Chế tiêu biểu đă chứng thực cho thấy chiều hướng vừa canh tân vừa về nguồn này của công đồng, đó là Hiến Chế tín lư về Giáo Hội Lumen Gentium – Ánh Sáng Muôn Dân, và Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội là Gaudium et Spes – Vui Mừng và Hy Vọng.

 

Có thể định nghĩa Công Đồng Chung Vaticanô II là công đồng mang vui mừng và hy vọng cho thế giới tân tiến thời đại bằng ánh sáng muôn dân của ḿnh, tức là bằng đức tin chân chính tông truyền của ḿnh. Đó là lư do, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, từ khi c̣n là Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Đức Tin, như trong cuốn The Ratzinger Report (1985, ấn bản Anh ngữ, trang 35-36), nhất là trong bài giảng khai mạc cho Năm Đức Tin ngày 11/10/2012 và trong diễn từ ngày 14/10/2012 ngỏ cùng các vị nghị phụ đă tham dự công đồng này c̣n sống sót, luôn nhấn mạnh đến một vấn đề then chốt liên quan đến công đồng này đó là vấn đề Công Đồng Chung Vaticanô II không bao giờ chủ trương tách ĺa khỏỉ quá khứ để chỉ đồng hóa với thế giới hiện tại.

 

Như thế, nếu Năm Đức Tin được dính liền với Công Đồng Chung Vaticanô II, mà Công Đồng Chung Vaticanô II chủ trương canh tân bằng cách về nguồn, th́ lư do có Năm Đức Tin là v́ Giáo Hội cần phải về nguồn và mục đích của Năm Đức Tin là để trở thành nhân chứng giữa thế giới tân tiến ngày nay.

 

Sau nữa, Năm Đức Tin c̣n liên hệ mật thiết với biến cố Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ lần thứ XIII (7-28/10/2012), v́ chủ đề cho biến cố thượng nghị được tổ chức vào ngay đầu Năm Đức Tin đó là "Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa để Truyền Đạt Đức Tin Kitô Giáo". Nơi chủ đề này chúng ta cũng thấy có hai phần rơ rệt, một liên quan đến quá khứ, đó là "Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa", và một liên quan đến tương lai, đó là "Để Truyền Đạt Đức Tin Kitô Giáo". Căn cứ vào chủ để lưỡng diện này, chúng ta thấy chiều hướng của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới thường lệ lần thứ XIII này đă lập lại chiều hướng của Công Đồng Chung Vaticanô II 50 năm trước.

 

Nếu Năm Đức Tin có dính dáng bất khả phân ly với Thượng Nghị Giám Mục lần này th́ lư do của Năm Đức Tin đó là "Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa" cho chính ḿnh, nhất là cho những nơi đă từng sâu xa đâm rễ Kitô giáo lâu đời và đă truyền giáo khắp thế giới, nhất là từ kỷ nguyên "thế giới mới" (thế kỷ 17) bùng phát, nhưng nay đă bị phá sản đức tin và đang truyền bá văn hóa chết chóc, và do đó mục đích của Năm Đức Tin đó là để "Truyền Đạt Đức Tin Kitô Giáo" cho một thế giới càng tân tiến lại càng ngày càng mất gốc nhân bản chân chính và càng trở thành vô luân lẫn vô thần, và v́ thế càng trở nên tăm tối, rất khẩn trương cần đến một thứ "ánh sáng muôn dân" xuất phát từ Giáo Hội để có thể sống trong "vui mừng và hy vọng".

 

Tới đây, vấn đề thứ hai được đặt ra: đức tin là ǵ? Theo lư thuyết, như Thánh Phaolô đă định nghĩa trong Thư Do Thái đoạn 11 câu 1 th́ "Đức tin là bảo đảm những ǵ chúng ta hy vọng và là bảo chứng những ǵ chúng ta không thấy". Tuy nhiên, một cách thực tế hơn, "nếu đức tin của các con bằng hạt cải" (Mathêu 17:20) th́ chúng ta cũng có thể định nghĩa đức tin là hạt cải li ti được gieo trong ruộng để có thể trở thành một cây to lớn cho chim trời làm tổ (xem Mathêu 13:31-32).

 

Trong câu định nghĩa so sánh đức tin như hạt cải này, chúng ta thấy có 3 yếu tố chính yếu, đó là hạt cải, thửa ruộng và chim trời. Hạt cải đây có thể hiểu là chính đức tin; thửa ruộng đây có thể hiểu là nhân tính của con người lănh nhận đức tin khi chịu phép rửa tội; chim trời đây có thể hiểu là các linh hồn mong được cứu độ, cần được cứu độ và t́m ơn cứu độ.

 

Trước hết, về hạt cải đức tin hay đức tin hạt cải, tự bản chất của ḿnh, nó là một thứ "hạt giống nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống" (Mt 13:32). Bởi v́, tính chất của nó c̣n li ti hơn cả vi khuẩn hay vi trùng, một thế giới thực vật li ti những vẫn có thể nh́n thấy qua kính hiển vi. Thật vậy, hạt cải đức tin hay đức tin hạt cải về h́nh thức là những ǵ vô cùng li ti không thể nào có thể trông thấy được bằng mắt trần, có thể nắm bắt được bằng giác quan, có thể khảo sát được bằng phát minh kỹ thuật, có thể giải quyết được bằng đáp số toán học, có thể thấu hiểu được bằng giải thích khoa học.

 

Lư do là v́ hạt cải đức tin hay đức tin hạt cải này chất chứa những mầu nhiệm thần linh, những chân lư mạc khải khôn thấu, nếu không có Thần Linh là Đấng thấu suốt tất cả mọi sự kể cả thâm cung của Thiên Chúa (xem 1Cor 2:10). Và chính v́ h́nh thức vô cùng li ti của một thứ hạt cải đức tin hay đức tin hạt cải này có một bản chất thần linh siêu việt như thế mà tầm vóc trọn vẹn của nó mới có thể trở thành một thứ cây to lớn hơn bất cứ một cây nào khác, đến độ chất ngất vươn cao lên trời cao, thu hút chim trời từ bốn phương đến làm tổ nơi nó. H́nh ảnh hạt cải vươn cao chất ngất lên trời làm tổ cho chim trời này phải chăng là h́nh ảnh của cây Thánh Giá cao vời trên Đồi Canvê đă cứu chuộc được cả nhân loại?

 

Sau nữa, về yếu tố thửa ruộng: để hạt cải đức tin hay đức tin hạt cải li ti nhỏ bé ấy có thể trở thành một thứ cây vĩ đại nhất như thế, nó cần phải được gieo vào một thửa ruộng và thửa ruộng này phải là một mảnh đất tốt. Thửa ruộng này chính là một trường cho sự phát triển của hạt cải đức tin hay đức tin hạt cải. Tuy nhiên, thửa ruộng không phải là nguyên lư hay động lực phát triển của đức tin hạt cải hay của hạt cải đức tin. V́ một khi gặp được mảnh đất tốt, một thửa ruộng được cầy sới đàng hoàng, hạt cải đức tin hay đức tin hạt cải, vốn tiềm tàng sinh lực thần linh, tiềm tàng sự sống viên măn (xem Gioan 10:10), sẽ dễ dàng phát triển để mau chóng đạt đến tầm vóc vĩ đại khổng lồ của nó.

 

Kinh nghiệm tu đức cho thấy, bởi nhiễm nguyên tội, cho dù đă lănh nhận phép rửa tái sinh, bản thân của mỗi Kitô hữu vẫn c̣n đầy mầm mống tội lỗi, đầy những đam mê nhục dục, những tính mê nết xấu, chẳng khác ǵ như đám cỏ lùng ở trong ruộng (xem Mathêu 13:25), có thể làm chết nghẹt hạt giống đức tin hay lấn át những bông lúa nhân đức nơi con người. Tuy Kitô hữu không thể nào nhổ hết cỏ lùng (xem Mathêu 13:28-29) họ vẫn có thể sống trong thế gian mà không thuộc về thế gian (xem Gioan 17:11,14), nhờ đó, nhờ tinh thần siêu thoát, họ tự nhiên biến cỏ lùng trở thành ti tiểu chẳng c̣n là ǵ ở bên dưới chân cây cải vĩ đại đă mọc vượt lên trên đám cỏ lùng hoang dại ấy. Được như thế là nhờ họ luôn biết đáp ứng từng tác động thần linh của Thiên Chúa trong tâm hồn, bằng cách lắng nghe lời Chúa và tuân giữ lời của Ngài (xem Luca 11:28).

 

Sau hết, về yếu tố cây cải cao lớn vĩ đại đệ nhất liên quan đến chim trời, th́ chim chóc có cánh là loại tạo vật thuộc về trời cao, ám chỉ hồn thiêng bất tử: theo bản năng tự nhiên, chúng luôn t́m kiếm những cây to cành lớn vững chắc để làm tổ th́ c̣n ǵ bằng ở những cành của cây cải cao lớn vĩ đại khổng lồ vươn lên giữa trời này. Cành của cây cải vĩ đại khổng lồ cao lớn này, ở một nghĩa nào đó, có thể nói là các hoạt động của một tâm hồn đă hoàn toàn sống theo đức tin, đă được chiếm đoạt bởi Chúa Kitô là chân lư đức tin, là cốt lơi đức tin, Đấng đă đạt đến tầm vóc thành toàn của Người nơi họ (xem Epheso 4:13,15), trở thành một cây cải khổng lồ từ một hạt cải đức tin li ti, Đấng đang sống trong họ (xem Galata 2:20) và v́ thế hoàn toàn làm chủ họ, đến độ họ trở thành chứng nhân trung thực và sống động của Người và cho Người, nhờ đó, “ai thấy Thày là thấy Cha” (Gioan 14:9) thế nào th́ những ai thấy họ là thấy được một Chúa Kitô hiện thân đầy từ bi nhân ái như vậy!

 

Nếu Mẹ Maria, theo dự án cứu độ của Thiên Chúa và công cuộc cứu độ của Chúa Kitô, đă được tuyển chọn là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc loài người với Chúa Kitô, th́ đức tin của một Đấng "đầy ơn phúc" (Luca 1:28) "v́ đă tin" (xem Luca 1:45) như Mẹ thật sự đă phát triển hết tầm cỡ toàn hảo của ḿnh, như một cây cải cao lớn vĩ đại khổng lồ nhất, chưa từng thấy, vô tiền khoáng hậu, xứng danh là một đệ nhất tạo vật về ân sủng, hơn cả các thần trời dù Mẹ thua kém các vị về bản tính tự nhiên.

 

Thực vậy, thửa ruộng nhân tính của Mẹ Maria hoàn toàn là một mảnh đất tốt, không có một chút mầm mống tội lỗi và bóng dáng cỏ lùng nào, đă trở thành một môi trường vô cùng thuận lợi cho hạt cải đức tin thần linh được gieo nơi Mẹ ngay từ giây phút Mẹ hoài thai trong ḷng thai mẫu càng ngày càng mau chóng vươn lên chất ngất, đến độ có thể nói chạm đến tận biên giới thần linh, nhờ đó, Ngôi Lời hằng hữu đă qua Mẹ hạ giáng xuống trần gian hóa thân làm người, để có thể yêu thương cho đến cùng (xem Gioan 13:1), ở ngay trên một cây thập tự giá, với hai cánh tay giang rộng như muốn ôm lấy tất cả mọi tạo vật của ḿnh, nhất là loài tạo vật đă được dựng nên theo h́nh ảnh thần linh và tương tự như thần linh (xem Khởi Nguyên 1:26-27).