Vàng và Người Ấn độ

 

- “Không vàng, không cưới”. Đó dường như đă trở thành một câu cửa miệng tại Ấn Độ, nơi từ đàn ông tới phụ nữ, trẻ em tới người già, đều  sở hữu vàng.

Người Ấn Độ, bất kể tôn giáo hay tuổi tác, đều muốn sở hữu vàng.

Niềm đam mê vàng của người Ấn Độ cũng giống như t́nh yêu dành cho tôn giáo vậy. Không chỉ là một biểu tượng của sự giàu có và địa vị, vàng c̣n là một phần của tín ngưỡng và văn hoá - một truyền thống có từ hàng ngh́n năm về trước.

Từ lúc chào đời tới khi chết, dù là đàn ông hay phụ nữ, người giàu hay người nghèo, sở hữu vàng là một mục tiêu của người Ấn Độ. Tất cả những điều đó đă khiến Ấn Độ trở thành nhà tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, v́ thế cũng là một “cường quốc” trong ngày công nghiệp này.

“Nếu Ấn Độ hắt hơi, ngành công ghiệp vàng thế giới sẽ bị cảm lạnh”, Ajay Mitra, từ Hiệp hội vàng thế giới, nhận định.

Trong 20 năm qua, Ấn Độ nổi lên như là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Hệ quả là ngày nay, Ấn Độ trở thành nhà tiêu thụ vàng lớn nhất hành tinh.

Nhưng tại sao lại là vàng? V́ tại Ấn Độ, không có tài sản nào giá trị hơn. Giấc mơ của người Mỹ là sở hữu một ngôi nhà, th́ giấc mơ tại Ấn Độ là sở hữu vàng.

Đối với người Ấn Độ, vàng trang sức là tài sản có thể mang trên người, là an ninh tài chính và cũng là một sản phẩm thời trang không thể thiếu. T́nh yêu của Ấn Độ dành cho vàng cũng lâu đời như là văn hoá của nước này vậy.

 

Vàng được xem là trang sức chính ở Ấn Độ.

Ấn Độ có dân số 1,2 tỷ người. Đây cũng là quốc gia đông dân thứ 2 thế giới và là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. Ấn Độ c̣n là quốc gia đa dạng văn hoá, với nhiều dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ.

Nhưng sự tôn sùng đối với vàng chạm tới mọi người, bất kể tôn giáo hay tuổi tác. Các cửa hàng vàng xuất hiện khắp nơi, từ những thành phố lớn cho tới những ngôi làng nghèo nhất.

Giá trị của vàng là do sự quư hiếm. Và đó là kim loại dễ uốn nhất trên trái đất, khiến nó trở thành lư tưởng để làm trang sức và vàng miếng. Người Ấn Độ thích mua vàng và ghét bán nó.

Niềm đam mê vàng của người Ấn Độ bắt đầu tại các thành phố cổ như Vizhinjam. Trong nhiều thế kỷ, các nhà buôn từ các nước ở châu Âu, châu Á và Trung Đông đă đặt chân tới đây, t́m kiếm các loại gia vị và lụa. Họ không có nhiều thứ để trao đổi, v́ thế người Ấn Độ lấy vàng.

Trong những năm gần đây, nhu cầu về vàng tại Ấn Độ chiếm 32% thị trường thế giới. Con số đó gấp 4 lần nhu cầu ở toàn thể khu vực Bắc Mỹ. Hầu hết vàng tại Ấn Độ được nhập khẩu. Các mỏ vàng của Ấn Độ chỉ chiếm chưa đầy 1% nguồn cung của thế giới. Và giá vàng tăng trong một thập niên qua đă khiến người Ấn Độ đổ xô đi mua vàng trước khi giá tăng cao hơn.

Những đám cưới “ngốn” vàng

 

Một cô dâu Ấn Độ đeo đầy vàng trong ngày cưới.

Và cùng với sự giàu có ngày càng gia tăng, một sự kiện tiêu thụ nhiều vàng nhất là đám cưới. Có lẽ không đám cưới nào giống một đám cưới ở Ấn Độ. Sự kiện này có thể kéo dài nhiều ngày cùng với âm nhạc, các tiết mục nhảy múa và những truyền thống có từ nhiều thế kỷ trước. Khắp nơi là một bộ sưu tập các màu sắc, hoa và món ăn. Và cuối cùng là vàng: điều hấp dẫn nhất. Tại Ấn Độ, vàng là biểu tượng cho sự thuần thiết, nhưng cũng cho thấy sự giàu có và thịnh vượng của cặp vợ chồng mới cưới.

Nửa số vàng mà người Ấn Độ mua mỗi năm là trang sức dành cho đám cưới. Ước tính có khoảng 10 triệu đám cưới diễn ra tại Ấn Độ mỗi năm. Các gia đ́nh có con gái đi lấy chồng chi tới 200.000USD chỉ để mua vàng.

Cô dâu Ấn Độ thường được bố mẹ tặng trang sức - hay nói chính xác là vàng - mà họ bắt đầu mua kể từ khi cô chào đời. Đó là an ninh tài chính sau khi cô bước vào gia đ́nh chồng. Với 3/4 các cuộc hôn nhân tại Ấn Độ là do sắp đặt, vàng của cô dâu cũng mang một thông điệp.

Truyền thống bố mẹ tặng vàng cho con gái khi đi lấy chồng là một gánh nặng tài chính đối với một số gia đ́nh. Đă có thời tại Ấn Độ khi các cô gái phải có của hồi môn nếu muốn t́m chồng.

Trong đám cưới theo nghi lễ Hindu - tôn giáo chiếm 80% dân số tại Ấn Độ, cô dâu và chú rể đeo đầy vàng lên người. Tất cả xung quanh họ là một biểu tượng quyền lực cho sự tinh khiết và bất diệt mà người Hindu so sánh với vị thế của một vị thần. Họ gọi vị thần này là Lakshmi. Vào mỗi mùa xuân, có một ngày lễ khi những người Hindu thờ thần Lakshmi đi mua vàng.

Vàng cũng rất quan trọng với cuộc sống của người Ấn Độ. Người nghèo giờ đây cũng có thể tiết kiện tiền để mua vàng. Cô Beela Babu và 13 phụ nữ khác điều hành một công ty nhỏ. Hàng tuần, họ dành một phần trong khoản tiền kiếm được - khoảng 5 USD - để mua vàng (5 USD mua được một gram vàng).

Khi nền kinh tế Ấn Độ ngày càng phát triển, số lượng các gia đ́nh giàu có và trung lưu giờ đây đă vượt số hộ nghèo. Các gia đ́nh Ấn Độ thường tiết kiệm 30% thu nhập, trong khi các hộ gia đ́nh Mỹ tiết kiệm 5%. Thu nhập tăng và khả năng tiết kiệm sẽ cho phép người Ấn Độ ngày càng mua vàng nhiều hơn