Đức Thánh Cha tiếp kiến đoàn ngoại giao cạnh Ṭa Thánh



VATICAN. Trong buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Ṭa Thánh sáng ngày 7-1-2013, ĐTC đă kiểm điểm t́nh h́nh thế giới, kêu gọi chấm dứt xung đột tại nhiều nước, bênh vực quyền sống của con người và chống phá thai.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến trong dinh Tông Ṭa có đại diện của 179 quốc gia có quan hệ trên cấp đại sứ cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới. Buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cũng là dịp để ĐTC kiểm điểm t́nh h́nh thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Ṭa Thánh đối với các vấn đề thời sự.

Sau lời chào mở đầu của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Ṭa Thánh, là Ông Alejandro Lalladares Lanza, Đại sứ nước Honduras, Phó niên trưởng là Đại Sứ Jean-Claude Michel của Tiểu vương quốc Monaco, đă nói đến những biến cố nổi bật trong năm 2012, những cuộc xung đột quốc tế, chiến tranh huynh đệ tương tàn ở Trung Đông và Phi châu, cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có, các thiên tai, động đất, lụt lội, cuồng phong, làm cho hàng triệu người lâm cảnh nghèo đói và tuyệt vọng.

Diễn văn của Đức Thánh Cha

ĐTC lên tiếng chào thăm và gửi lời cầu chúc nồng nhiệt đến các vị Đại Sứ, chính quyền và nhân dân các nước mà các vị đại diện. Ngài cũng nói đến mối quan tâm của Giáo Hội Công Giáo đối với mọi dân tộc, và nhắc đến ḷng quí mến đối với Đức TGM Ambrose Madtha, người Ấn độ, Sứ thần Ṭa thánh tại Côte d'Ivoire, tử nạn lưu thông cách đây 1 tháng, cùng với người tài xế tháp tùng.

Căn cội những vấn đề của thế giới

Đức Thánh Cha nói:

Quư Ông Bà Đại Sứ,
”Tin Mừng theo thánh Luca kể lại rằng, trong đêm Giáng Sinh, những người chăn đoàn vật nghe tiếng ca đoàn thiên thần tôn vinh Thiên Chúa và khẩn cầu ḥa b́nh cho nhân loại. Thánh Sử Tin Mừng cũng nhấn mạnh liên hệ chặt chẽ giữa Thiên Chúa và ước muốn nồng nhiệt của con người thuộc mọi thời đại mong được biết chân lư, thực thi công lư và sống trong ḥa b́nh (Xc Gioan 23, Pacem in terris: AAS 55 [1963], 257). Ngày nay, nhiều khi người ta bị thúc đẩy nghĩ rằng chân lư, công lư và ḥa b́nh là những ảo tưởng và chúng loại trừ lẫn nhau. Biết chân lư dường như là điều không thể có được và những nỗ lực khẳng định chân lư dường như thường dẫn tới bạo lực. Đàng khác, theo một quan niệm đang thịnh hành ngày nay, sự dấn thân cho ḥa b́nh chỉ hệ tại t́m kiếm một thỏa hiệp bảo đảm sự sống chung giữa các dân tộc hoặc giữa các công dân trong một quốc gia. Trái lại, theo nhăn giới Kitô, có một liên hệ thâm sâu giữa sự tôn vinh Thiên Chúa và ḥa b́nh của con người trên mặt đất, đến độ ḥa b́nh không phải chỉ là kết quả của nỗ lực phàm nhân, nhưng c̣n được tham gia vào chính t́nh thương của Thiên Chúa. Và chính sự quên lăng Thiên Chúa, chứ không phải sự tôn vinh Thiên Chúa, là điều gây ra bạo lực. Thực vậy, khi người ta không c̣n tham chiếu một chân lư khách quan và siêu việt nữa, th́ làm sao có thể thực hiện một cuộc đối thoại chân chính? Trong trường hợp đó, làm sao người ta có thể tránh cho bạo lực, công khai hoặc ngấm ngầm, khỏi trở thành một qui luật sau cùng cho các quan hệ của con người với nhau? Trong thực tế, nếu không có sự cởi mở siêu việt, th́ con người dễ trở thành mồi cho chủ thuyết duy tương đối, và do đó, con người khó có thể hành động theo công lư và dấn thân cho ḥa b́nh.

”Ngoài những biểu hiện về sự quên lăng Thiên Chúa, người ta có thể kể thêm những biểu hiện do sự không biết đến tôn nhan đích thực của Thiên Chúa, sự kiện ấy là nguyên do gây ra trào lưu cuồng tín tai hại về tôn giáo, trào lưu này trong năm 2012 vừa qua cũng gây ra những nạn nhân tại một số nước, có đại diện ở đây. Như tôi đă nói, đó là một sự ngụy tạo tôn giáo; thực ra tôn giáo nhắm ḥa giải con người với Thiên Chúa, soi sáng và thanh tẩy lương tâm và cho thấy rơ mỗi người là h́nh ảnh của Đấng Tạo Hóa.

”V́ thế, nếu sự tôn vinh Thiên Chúa và ḥa b́nh trên trái đất có liên hệ mật thiết với nhau, th́ hiển nhiên là ḥa b́nh là hồng ân của Thiên chúa đồng thời là trách vụ của con người, v́ ḥa b́nh đ̣i câu trả lời tự do và có ư thức của con người. V́ lư do đó, tôi đă muốn đặt tựa đề cho Sứ điệp thường niên về Ngày Ḥa b́nh thế giới là ”Phúc cho những người xây dựng ḥa b́nh”. Các chính quyền dân sự và chính trị là những người đầu tiên có trọng trách hoạt động cho ḥa b́nh. Họ là những người đầu tiên được mời gọi giải quyết nhiều cuộc xung đột tiếp tục làm cho nhân loại đẫm máu, bắt đầu từ Miền được ưu tiên trong kế hoạch của Thiên Chúa, tức là vùng Trung Đông.

T́nh h́nh Siria và Trung Đông

”Trước tiên tôi nghĩ đến Siria, bị sâu xé v́ những cuộc thảm sát không ngừng và là nơi diễn ra những đau khổ kinh khủng cho các thường dân. Tôi lập lại lời kêu gọi hăy hạ khí giới và thực thi một cuộc đối thoại xây dựng càng sớm càng tốt, hầu chấm dứt một cuộc chiến tranh trong đó sẽ không có người thắng, mà chỉ có kẻ bại; nếu kéo dài, nó chỉ để lại một cánh đồng hoang tàn. Thưa quư vị Đại Sứ, xin cho phép tôi yêu cầu quí vị tiếp tục gây ư thức nơi chính quyền của quư vị, để cấp thiết cung cấp trợ giúp tối cần thiết hầu đương đầu với t́nh trạng trầm trọng về nhân đạo.

”Tiếp đến, tôi đặc biệt quan tâm hướng nh́n về Thánh Địa. Sau khi Palestine được nh́n nhận như một Quốc gia Quan sát viên không thành viên của LHQ, tôi lập lại mong ước rằng, nhờ sự hỗ trợ của Cộng đồng quốc tế, người Israel và Palestine dấn thân sống chung ḥa b́nh trong khuôn khổ hai quốc gia có chủ quyền, trong đó sự tôn trọng công lư và những khát vọng hợp pháp của hai dân tộc được bảo tồn và bảo đảm. Thành Jerusalem trở thành điều được biểu lộ qua danh xưng của thành này! Là thành ḥa b́nh chứ không phải là thành chia rẽ; trở thành lời tiên tri về Vương quốc của Thiên Chúa chứ không phải là một sứ điệp về sự bất ổn và chống đối nhau!
Nghĩ đến dân tộc Irak yêu quí, tôi cầu chúc cho dân tộc này tiến bước trên con đường ḥa giải, để đạt tới sự ổn định đang mong ước.

Tại Liban, nơi mà tôi đă gặp gỡ các thực tại cấu thành khác nhau hồi tháng 9 năm qua, ước ǵ các truyền thống tôn giáo đa diện được mọi người vun trồng như một sự phong phú đích thực cho đất nước, cũng như cho toàn vùng, và các tín hữu Kitô cống hiến một chứng tá hữu hiệu cho việc kiến tạo một tương lai ḥa b́nh với tất cả mọi người thiện chí!

T́nh h́nh Phi châu

”Tại Bắc Phi cũng vậy, sự cộng tác của mọi thành phần xă hội là điều ưu tiên, và mỗi người phải được bảo đảm quyền công dân trọn vẹn, được tự do công khai tuyên xưng tôn giáo của ḿnh và có thể góp phần vào công ích. Tôi cam đoan với mọi người dân Ai Cập sự gần gũi và lời cầu nguyện của tôi, trong thời kỳ đang có những cơ chế mới được thiết lập.

Hướng nh́n về Phi châu nam sa mạc Sahara, tôi khuyến kích những cố gắng kiến tạo ḥa b́nh, nhất là tại những nơi đang có những vết thương chiến tranh mang mở toang và tại những vùng đang chịu những hậu quả trầm trọng về mặt nhân đạo. Tôi đặc biệt nghĩ đến Vùng Sừng của Phi châu cũng như miền đông Cộng ḥa dân chủ Congo, nơi mà bạo lực đang được khơi dậy, bó buộc nhiều người phải bỏ nhà cửa, gia đ́nh và khuôn khổ cuộc sống của họ.

Đồng thời tôi không thể không nói đến những đe dọa khác đang xuất hiện ở chân trời. Theo những khoảng cách đều đặn, Nigeria là nơi diễn ra những cuộc khủng bố tạo nên các nạn nhân, nhất là nơi các tín hữu Kitô đang tụ hợp nhau để cầu nguyện, như thể oán ghét muốn biến các đền thờ cầu nguyện và an b́nh thành những trung tâm sợ hăi và chia rẽ. Tôi cảm thấy rất đau buồn khi hay tin, chính trong những ngày chúng ta mừng lễ Giáng Sinh, các tín hữu Kitô đă bị sát hại một cách dă man. Nước Mali cũng bị bạo lực sâu xé và đang phải chịu một cuộc khủng hoảng sâu đậm về cơ chế và xă hội, cần phải khơi dậy sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tại Cộng ḥa Trung Phi, tôi mong ước rằng các cuộc thương thuyết đă được loan báo cho những ngày tới đây đưa tới sự ổn định và tránh cho dân chúng khỏi phải tái trải qua những kinh hoàng của nội chiến.

Bảo vệ phẩm giá con người

”Sự xây dựng ḥa b́nh luôn tiến hành qua việc bảo vệ con người và những quyền cơ bản của con người. Nghĩa vụ này, tuy nó bị đe dọa những những thể thức và cường độ khác nhau, đang đặt câu hỏi cho mọi quốc gia và phải liên tục được soi sáng nhờ phẩm giá siêu việt của con người và những nguyên tắc được khi trong bản tính con người. Trong số những nguyên tắc ấy đứng hàng đầu có sự tôn trọng sự sống con người trong mọi giai đoạn. Về vấn đề này, tôi vui mừng v́ một Nghị Quyết của Nghị Viện của Hội đồng Âu Châu, hồi tháng giêng năm qua, đă yêu cầu cấm việc làm cho chết êm dịu, được hiểu như một sự cố t́nh giết một người đang ở trong t́nh trạng lệ thuộc, bằng hành động hoặc bằng sự bỏ sót.

Đồng thời tôi đau buồn nhận thấy rằng tại nhiều nước khác nhau, cả những nước có truyền thống Kitô giáo, người ta vận động để du nhập hoặc nới rộng những luật băi bỏ sự trừng phạt hoặc cho tự do phá thai. Phá thai trực tiếp, - tức là nhắm phá thai như một mục tiêu hoặc như một phương tiện, - là điều trái với luật luân lư một cách trầm trọng. Khi khẳng định như thế, Giáo Hội Công Giáo không thiếu sự cảm thông và từ ái, kể cả đối với bà mẹ. Đúng hơn, vấn đề ở đây là cảnh giác sao cho luật pháp không làm biến thái một cách bất công sự quân b́nh giữa quyền sống của người mẹ và quyền của đứa con được sinh ra, cả hai quyền đều thuộc về hai người một cách đồng đều. Trong lănh lực này, một điều cũng gây lo âu đó là phán quyết gần đây của Ṭa án Liên Mỹ châu về nhân quyền, liên quan đến việc thụ thai trong ống nghiệm, định nghĩa lại một cách độc đoán về lúc thụ thai và làm suy yếu việc bảo vệ sự sống trước khi sinh ra.

Tây Phương mơ hồ về các quyền con người

”Đáng tiếc thay, tại Tây phương, người ta cũng thấy nhiều mơ hồ về ư nghĩa các quyền con người và nghĩa vụ đi kèm. Các quyền thường được lẫn lộn với những biểu thị thái quá về sự tự quyết của con người, con người tự tham chiếu ḿnh, và không c̣n cởi mở đối với cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa và với tha nhân; con người co cụm vào ḿnh khi chỉ t́m cách thỏa măn những nhu cầu riêng của ḿnh. Trái lại, để có đặc tính chân chính, sự bảo vệ các quyền con người phải cứu xét con người trong sự toàn diện theo chiều kích cá nhân và cộng đoàn.

”Tiếp tục cuộc suy tư của chúng ta, cũng nên nhấn mạnh việc giáo dục cũng là một con đường ưu tiên khác để xây dựng ḥa b́nh. Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chánh hiện nay là điều dạy chúng ta về vấn đề ấy. Cuộc khủng hoảng xảy ra v́ lợi lộc quá nhiều khi được tuyệt đối hóa, gây thiệt hại cho lao công, và người ta phiêu lưu vô độ trên những con đường kinh tế tài chánh, thay v́ trên những con đường kinh tế thực sự. V́ thế, cần t́m lại ư nghĩa của lao công và lợi tức tương ứng. Để đạt tới mục đích ấy, nên giáo dục chống lại những cám dỗ của lợi lộc riêng tư và ngắn hạn, để qui hướng nhiều hơn về công ích. Ngoài ra, cần cấp thiết huấn luyện các nhà lănh đạo, những người sẽ điều khiển các tổ chức công cộng quốc gia và quốc tế trong tương lai (Xc Sứ điệp Ngày Ḥa B́nh thế giới lần thứ 46, 8-12-2012, n.6). Liên hiệp Âu Châu cũng cần những đại diện sáng suốt và có khả năng, để thực hiện những chọn lựa khó khăn, cần thiết để chấn chỉnh nền kinh tế của ḿnh và đặt những nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ḿnh. Nếu đứng một ḿnh, một số nước có lẽ sẽ tiến bước nhanh hơn, nhưng cùng nhau, tất cả chắc chắn sẽ đi xa hơn! Nếu chỉ số khác biệt giữa các hối xuất tài chánh là một mối lo, th́ những khác biệt trong sự tăng trưởng giữa nột số nhỏ ngày càng giầu thêm, và một đa số ngày càng nghèo thêm, sẽ gây ra hoang mang. Nói tắt một lời, vấn đề ở đây là không cam chịu ”với t́nh trạng suy yếu (spread) về an sinh xă hội”, trong lúc người ta chiến đấu về tài chánh.

Đầu tư trong lănh vực giáo dục tại những nước đang trên đường phát triển ở Phi châu, Á châu và Mỹ châu la tinh có nghĩa là giúp các nước ấy khắc phục nghèo đói và bệnh tật, cũng như thực hiện những hệ thống luật pháp công bằng, tôn trọng phẩm giá con người. Điều chắc chắn là để thực thi công lư, những kiểu mẫu tốt về kinh tế vẫn chưa đủ, cho dù chúng cần thiết. Công lư chỉ được thực thi nếu có những người công chính! V́ thế, kiến tạo ḥa b́nh có nghĩa là giáo dục cá nhân bài trừ tham nhũng, nạn phạm pháp, nạn sản xuất và buôn bán ma túy, cũng như tránh những chia rẽ căng thẳng có nguy cơ làm cho xă hội kiệt lực, cản trở sự phát triển và sống chung ḥa b́nh.

Bênh vực tự do tôn giáo

”Tiếp tục cuộc nói chuyện của chúng ta hôm nay, tôi muốn nói thêm rằng ḥa b́nh xă hội cũng bị lâm nguy do một số vi phạm tự do tôn giáo. Đôi khi đây là sự gạt bỏ tôn giáo ra ngoài lề đời sống xă hội; trong một số trường hợp khác, đó là thái độ bất bao dung hoặc bạo hành chống lại con người, các biểu tượng xác định căn tính tôn giáo và các tổ chức tôn giáo. Cũng xảy ra t́nh trạng này là các tín hữu, đặc biệt là các Kitô hữu, bị cấm cản không được góp phần cho công ích qua các tổ chức giáo dục và từ thiện của họ. Để bảo vệ hữu hiệu việc thực thi tự do tôn giáo, điều thiết yếu là tôn trọng quyền phản kháng lương tâm. Biên cương này của tự do liên hệ tới những nguyên tắc rất quan trọng, có tính chất luân lư đạo đức và tôn giáo, được ăn rễ sâu nơi phẩm giá của chính con người. Những nguyên tắc ấy giống như ”những bức tường nâng đỡ toàn thể xă hội muốn thực sự có tính chất tự do và dân chủ. V́ thế, cấm sự phản kháng lương tâm về mặt các nhân và tổ chức, nhân danh tự do và sự đa nguyên, sẽ mở đường cho những cánh cửa bất bao dung và cưỡng bách mọi người phải đồng đều nhau.

”Ngoài ra, trong một thế giới có những giới hạn ngày càng mở rộng hơn, xây dựng ḥa b́nh bằng đối thoại không phải là một chọn lựa, nhưng là điều cần thiết! Trong viễn tượng ấy, Tuyên Ngôn chung giữa vị Chủ tịch HĐGM Ba Lan và Đức Thượng Phụ Mascơva, được kư kết hồi tháng 8 năm ngoái, là một dấu chỉ mănh mẽ do các tín hữu nêu ra để tạo điều kiện dễ dàng cho những quan hệ giữa dân tộc Nga và dân tộc Ba Lan. Tôi cũng muốn nhắc đến hiệp định ḥa b́nh mới kư kết tại Philippines và nhấn mạnh vai tṛ của đối thoại giữa các tôn giáo để có sự sống chung ḥa b́nh trong vùng Mindanao.

Và ĐTC kết luận rằng:

Quư vị Đại Sứ,
”Vào cuối thông điệp Ḥa b́nh dưới thế, sẽ được mừng kỷ niệm 50 năm trong năm nay, Vị Tiền Nhiệm của tôi, Đức Chân Phước Gioan 23, đă nhắc lại rằng ḥa b́nh chỉ là ”một danh từ trống rỗng ư nghĩa” nếu nó không được ḷng bác ái linh hoạt và kiện toàn (AAS 55 [1963], 303). Như thế, ḷng bác ái ở trọng tâm hoạt động ngoại giao của Ṭa Thánh, và trước tiên ở trọng tâm mối quân tâm của Người Kế Vị Thánh Phêrô và của toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Đức bác ái không thay thế cho công lư bị phủ nhận, nhưng đàng khác, công lư không thay thế cho đức bác ái bị phủ nhận. Giáo Hội thực hành hằng ngày đức bác ái trong các tổ chức từ thiện, với những nhà thương và bệnh xá, cũng như các tổ chức giáo dục, tron gđó có các viện cô nhi, trường học, học viện, đại học cũng như qua sự trợ giúp dành cho dân chúng gặp khó khăn, nhất là trong và sau các cuộc xung đột. Nhân danh bác ái, Giáo Hội muốn gần gũi tất cả những người đau khổ v́ thiên tai. Tôi nghĩ đến các nạn nhân bị lụt tại Đông Nam, và cuồng phong xảy ra ở bờ biển phía đông của Hoa Kỳ. Tôi cũng nghĩ đến những người bị động đất dữ dội tàn phá một số miền ở bắc Italia. Như quư vị biết, tôi đă muốn đích thân đến những nơi ấy và tôi đă có thể nhận thấy ước muốn nồng nhiệt của dân chúng mong tái thiết những ǵ đă bị phá hủy. Trong thời điểm này của lịch sử Italia, tôi cầu mong rằng kinh thần kiên tŕ và sự dấn thân chung linh hoạt toàn thể quốc dân Italia yêu quí....”

G. Trần Đức Anh OP

http://vi.radiovaticana.va/Articolo.asp?c=653604