"Và khi con Rồng thấy ḿnh đă bị xô nhào xuống đất, th́ nó đuổi theo Người Nữ đă sinh con trai. Và Người Nữ đă được ban cho hai cánh đại bàng mà bay vào sa mạc, đến chỗ dọn cho ḿnh; ở đó Người Nữ được cung dưỡng một thời, hai thời, và nửa thời, xa tầm con rắn. Con rắn mới phun tự miệng nó ra một gịng nước như sông ở đằng sau Người Nữ, cho Người Nữ chết trôi. Nhưng đất đáp cứu Người Nữ: Đất đă há miệng nó mà hớp cạn ḍng sông mỏ Rồng phun ra. Và con Rồng tức tối với Người Nữ, th́ đi tuyên chiến với các kẻ khác thuộc ḍng giống của Người Nữ, những kẻ tuân giữ lịnh truyền của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Yêsu". (Khải Huyền 12:13-17)

 

Đúng thế, lịch sử Giáo Hội đă hiển nhiên cho thấy, v́ không làm ǵ được cả Thiên Chúa lẫn Mẹ Maria mà satan đă ra sức tấn công thành phần thuộc gịng dơi của Mẹ, có thể hiểu là Giáo Hội, v́ Mẹ là Mẹ của Giáo Hội, và v́ c̣n ai ngoài Giáo Hội và bằng Giáo Hội đă "tuân giữ lịnh truyền của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Yêsu", một Giáo Hội bởi thế đă trở thành đối tượng chính yếu và mục tiêu trên hết tấn công của satan và ma quỉ cùng bọn tay sai của hắn, như Sách Khải Huyền đă tiên báo (20:9): "Chúng đă xâm chiếm toàn thể xứ sở và công hăm thành đô yêu dấu là nơi dân Thiên Chúa cắm trại".

 

"Toàn thể xứ sở" bị "chiếm cứ" và "thành đô yêu dấu là nơi dân Thiên Chúa cắm trại" bị "công hăm" là ǵ, nếu không phải "toàn thể xứ sở" ám chỉ chung thế giới loài người, và "thành đô yêu dấu là nơi dân Thiên Chúa cắm trại" ám chỉ Giáo Hội Chúa Kitô. Thật ra trong suốt gịng lịch sử nhân loại, nhất là sau khi Chúa Kitô hoàn tất công cuộc cứu chuộc loài người, những ǵ được Sách Khải Huyền nói đến về "toàn thể xứ sở" và "thành đô yêu dấu" này đă xẩy ra rồi, thế nhưng, có lẽ chưa bao giờ xẩy ra một cách kinh hoàng khủng khiếp như ở vào thời điểm văn hóa chết chóc này đây, bằng âm mưu lịch sử của satan qua tam điểm trong việc toàn cầu hóa duy nhân bản cho một satan giáo.

 

Thế nhưng, cho dù sự dữ có càng ngày càng thừa thắng xông lên như muốn nhận ch́m toàn thể loài người xuống hỏa ngục đi nữa, như muốn ăn tươi nuốt sống Giáo Hội chăng nữa, cuối cùng, như Sách Khải Huyền, (ở cùng một câu và tiếp liền câu sau đó), đă tiết lộ cho biết về thân phận vĩnh viễn của satan và bọn quỉ dữ cùng tay sai của hắn như sau: "Thế nhưng lửa từ trời xuống nuốt lấy chúng. Ma quỉ ... bị quẳng vào hồ lưu huỳnh hừng hực nóng là nơi con mănh thú cùng với tên tiên tri giả cũng bị ném vào. Ở đó chúng bị quằn quại ngày đêm muôn đời muôn kiếp" (Khải Huyền 20:9-10).

 

Xin mời xem bài

 

 

Giáo Hội Mầu Nhiệm: Ánh Sáng Chư Dân - Một Cớ Vấp Phạm

 

Một chút cảm nhận về Giáo Hội trong Năm Đức Tin 2012-2013

Biệt tặng những tâm hồn hằng tha thiết với sứ mạng và vận mệnh của Giáo Hội

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

Giáo Hội: Ánh Sáng Chư Dân

 

Công Đồng Chung Vaticanô II, công đồng chung thứ 21 của Giáo Hội Công Giáo, ban hành tất cả là 16 văn kiện: 4 hiến chế, 9 sắc lệnh và 3 tuyên ngôn. Theo cấp trật thứ tự ưu tiên và tầm quan trọng hơn về huấn quyền th́ 4 hiến chế được xếp vào loại đệ nhất văn kiện, v́ loại văn kiện này liên quan đến những chân lư đức tin của Kitô hữu cần phải xác tín và ư thức để nhờ đó có thể áp dụng vào đời sống đạo của ḿnh. Các hiến chế của công đồng chung trong thế kỷ 20 này là những văn kiện liên quan đến 3 lănh vực chính yếu của Giáo Hội, đó là Phụng Vụ, Mạc Khải và Giáo Hội.

 

Riêng về Giáo Hội bao gồm 2 hiến chế, một về tín lư và một về mục vụ. Hiến Chế tín lư về Giáo Hội đó là Hiến Chế mang tựa đề Ánh Sáng Chư Dân - Lumen Gentium, và Hiến Chế mục vụ về Giáo Hội đó là Hiến Chế mang tựa đề Vui Mừng và Hy Vọng - Gaudium et Spes. Theo chiều hướng chính của Công Đồng Chung Vaticanô II, (căn cứ nguyên vào sự kiện trong 4 hiến chế quan trọng nhất về huấn quyền trong công đồng chung này có đến 2 hiến chế liên quan đến Giáo Hội), có thể nói công đồng chung thứ 21 này là công đồng chung về Giáo Hội. Và v́ thế hai hiến chế về Giáo Hội này là hai hiến chế quan trọng nhất, chính yếu nhất của Công Đồng Chung Vaticanô II.

 

Trong hai hiến chế về Giáo Hội này, một hướng nội là Hiến Chế Ánh Sáng Chư Dân và một hướng ngoại là Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, th́ Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân là hiến chế nền tảng cho chung toàn bộ các văn kiện khác cũng như cho riêng Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng. Bởi v́, nếu không là Ánh Sáng Chư Dân th́ Giáo Hội không thể nào trở thành Vui Mừng và Hy Vọng cho một thế giới tân tiến tràn đầy ánh sáng văn minh vật chất nhưng lại đang bị bao phủ bởi một thứ bóng tối chết chóc chập chùng đến ghê sợ, và nếu không là Ánh Sáng Chư Dân Giáo Hội cũng không thể nào mang Vui Mừng và Hy Vọng đến cho một thế giới càng tân tiến càng bạo loạn về nhân bản và luân lư, với đầy những nguy hiểm tự diệt vong.

 

Giáo Hội: Một Cớ Vấp Phạm

 

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là nếu quả thực Giáo Hội là Ánh Sáng Chư Dân, như chính Giáo Hội cảm nhận và tự nhận qua Công Đồng Chung Vaticanô II, th́ tại sao Giáo Hội lại bị thế gian, nhất là thành phần truyền thông, tấn công tới tấp và dữ dội như vậy? Phải chăng những tấn công của họ là vô lư và hoàn toàn bất công, chẳng hạn, liên quan đến tệ trạng linh mục lạm dụng t́nh dục trẻ em mới bùng phát (bị tấn công) từ đầu năm 2002 ở Tổng Giáo Phận Boston Tiểu Bang Massachusett Hoa Kỳ, cho dù chỉ là một thiểu số linh mục như "con sâu làm rầu nồi canh"!?

 

Đúng thế, theo đức tin, chúng ta không thể phủ nhận bản chất thánh hảo của Giáo Hội. Tuy nhiên, thực tế sống đạo cho thấy, như bản thân mỗi Kitô hữu đă được thánh hóa nhờ Phép Rửa nhưng vẫn sống với bản tính nhiễm mắc nguyên tội với đầy những mầm mống tội lỗi là đam mê nhục dục cùng tính mê nết xấu thế nào th́ Giáo Hội là thánh cũng ôm ấp trong ḷng ḿnh đủ các thứ phần tử tội lỗi bất hảo như vậy, kể cả trong thành phần giáo sĩ lẫn giáo phẩm, thậm chí bao gồm luôn những vị chức sắc có thẩm quyền ở Ṭa Thánh Rôma. Đó là lư do, như Kitô hữu là thánh cần phải sống thánh để nên thánh thế nào, Giáo Hội là thánh cũng cần phải được thanh tẩy, canh tân, kể cả hiệp nhất Kitô giáo, để thực sự trở thành Ánh Sáng Chư Dân như vậy.

 

Có một hiện tượng ngược đời liên lỉ xẩy ra nơi Giáo Hội, đó là, cho dù dung nhan của Giáo Hội có bị bóp méo bởi truyền thông, vô lư hay hữu lư, hay có bị bôi bẩn bởi chính các phần tử của ḿnh, và cho dù, như Chúa Kitô trong suốt cuộc đời công khai của ḿnh, kể cả khi Người vừa mới hạ sinh (xem Mathêu 2:13) và khi Người vừa mới bắt đầu tỏ ḿnh ra ở chính quê quán của ḿnh (xem Luca 4:28-30), Giáo Hội có trở thành "cớ vấp phạm cho nhiều người" (Luca 2: 34), cả đối nội lẫn đối ngoại, nhất là về tính chất vẫn cứ "quân chủ" của ḿnh giữa một thế giới dân chủ, th́ ở một ư nghĩa nào đó, Giáo Hội vẫn luôn là và không bao giờ thôi là Ánh Sáng Chư Dân. Bởi Chúa Kitô "là ánh sáng thế gian" (Gioan 8:12) luôn ở cùng Giáo Hội, "cho đến tận thế" (Mathêu 28:20).

 

Đó là lư do Công Đồng Chung Vaticanô II ngay ở lời mở đầu cho Hiến Chế Ánh Sáng Chư Dân đă minh định: “Ánh sáng muôn dân chính là Chúa Kitô ... phản chiếu trên dung nhan Giáo Hội”. Và chính v́ thế mà Giáo Hội cần phải trung thực phản ảnh Chúa Kitô bằng việc truyền giáo, nhất là bằng chứng từ yêu thương phục vụ của ḿnh như Chúa Kitô, nhất là đối với thành phần chống đối và bách hại ḿnh, v́ ḿnh trở nên "một cớ vấp phạm" cho họ, như thân phận khổ nạn và tử giá của chính Đấng đă sáng lập nên ḿnh.  

 

 

Giáo Hội: Chứng Nhân T́nh Thương

 

Giáo Hội càng bị các phần tử của ḿnh làm mờ ám dung nhan thánh hảo của ḿnh th́ càng rạng ngời Ánh Sáng Chư Dân là Chúa Kitô nơi ḿnh, khi Giáo Hội vẫn tiếp tục sứ vụ ban đầu của ḿnh đó là loan truyền "ḷng thống hối để được ơn tha thứ tội lỗi cho tất cả mọi dân nước, bắt đầu từ Giêrusalem" (Luca 24:47), tức bắt đầu từ bản thân Giáo Hội, từ ḷng Giáo Hội, đối với thành phần con cái tội lỗi của ḿnh. Tuy nhiên, chủ trương của một số Đấng Bản Quyền địa phương trong việc che giấu tội lỗi của các vị linh mục lạm dụng t́nh dục vị thành niên, đổi các vị đi chỗ khác, gây thêm tai hại cho Giáo Hội địa phương của ḿnh, không phải là thái độ "yêu thương trong chân lư - caritas in veritate" và hành động bênh vực "chân lư trong yêu thương" (Epheso 4:15).

 

Đối ngoại, khi bị chống đối và tấn công, nhất là trường hợp hoàn toàn bị oan ức gây ra bởi ḷng hận thù của thế gian, Giáo Hội vẫn sống Ḷng Thương Xót Chúa và càng phải loan truyền Ḷng Thương Xót Chúa hơn bao giờ hết. Ở chỗ, Giáo Hội chỉ bênh vực chân lư trong yêu thương, với thái độ nhân lành hoàn toàn phản ảnh dung nhan của một Đức Kitô trên khổ giá “xin Cha tha cho họ v́ họ lầm không biết việc họ làm” (Luca: 23:34): “Họ chẳng những sẽ loại trừ các con ra khỏi hội đường; mà có lúc kẻ sát hại các con cứ tưởng rằng làm thế là họ phụng sự Thiên Chúa! (Khi nói đến câu này chắc Chúa Kitô đă biết đến và bao gồm cả thành phần hiện nay đang chủ trương nhân danh Thiên Chúa mà khủng bố). Tất cả những ǵ họ làm cho các con chỉ v́ họ không biết cả Cha lẫn Thày” (Gioan 15:2-3).

 

Bởi vậy, chính nhờ việc trung thành với sứ vụ loan truyền Ḷng Thương Xót Chúa một cách trung thực theo đúng tinh thần Phúc Âm và ư muốn của Chúa Kitô, cho cả nội bộ con cái tội lỗi của ḿnh lẫn thành phần tấn công Giáo Hội, mà cho dù Giáo Hội có bị tấn công đến đâu chăng nữa, Giáo Hội sẽ không thể nào và vẫn không bao giờ có thể bị tiêu diệt bởi quyền lực hỏa ngục (x. Mathêu 16:18), trái lại, chính sự tồn tại của Giáo Hội trong t́nh trạng tội lỗi của con cái, cũng như trong thái độ có vẻ hèn yếu không bao giờ bạo động và biết trả thù đối với những ai tấn công ḿnh, lại càng chứng tỏ quyền lực phục sinh của Đấng đă chiến thắng tội lỗi và sự chết ở nơi Giáo Hội.

 

Đến độ, nếu Chúa Kitô phi khổ nạn và thập giá (xem Mathêu 16: 21-23) không c̣n là và không phải là một Chúa Kitô đích thực, "Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), mà chỉ là một "kitô giả" thế nào, th́ một Giáo Hội không bị thế gian chống đối và ghen ghét, có thể nói, sẽ không c̣n là Giáo Hội nữa, bởi Giáo Hội như thể đă trở nên đồng hóa với thế gian, theo thế gian, như thế gian, chứ không phải đă được Chúa Kitô chọn từ thế gian và không thuộc về thế gian cho dù ở trong thế gian (xem Gioan 15:19, 17:11,15), bởi đó đă trở nên “cớ vấp phạm” cho thế gian.

 

Như thế, càng bị thế gian chống đối, ghen ghét và bách hại Giáo Hội càng chứng tỏ Giáo Hội chính là và thực sự là của Chúa Kitô và cho Chúa Kitô, giống Chúa Kitô và phản ảnh Chúa Kitô, Đấng là  "ánh sáng thật chiếu soi cho hết mọi người đă đến trong thế gian” (Gioan 1:9), đó là “ánh sáng chiếu trong tăm tối, một thứ tối tăm không thể át được ánh sáng" (Gioan 1:5). Thực tế cho thấy, bị bách hại và sát hại liên lỉ dọc suốt gịng lịch sử 2000 năm của ḿnh ở khắp nơi, thế mà Giáo Hội chẳng những không bị hủy diệt, trái lại, càng được đà phát triển và vươn dài nới rộng cho tới “tận cùng trái đất” (Tông Vụ 1:8).

 

 

Giáo Hội: Thực Tại Mầu Nhiệm

 

Trước hết, Giáo Hội là một thực tại mầu nhiệm ở những ǵ làm nên Giáo Hội, bao gồm cả yếu tố hữu h́nh lẫn vô h́nh, trần thế và thần linh, đến độ, như Công Đồng Chung Vaticanô II trong Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Ánh Sáng Muôn Dân, khoản 8, đă cảm nhận:

 

“Nhờ loại suy xác đáng chúng ta có thể ví Giáo Hội với mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Thực vậy, nhân tính mà Ngôi Lời mặc lấy phục vụ Người như cơ quan cứu rỗi sống động và kết hợp với Người cách bất khả phân ly; cũng thế, toàn thể cơ cấu xă hội của Giáo Hội phục vụ Thánh Thần Chúa Kitô, Đấng làm cho Giáo Hội sống động để tăng triển thân thể (x. Eph 4,16)” (theo bản dịch của Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt).

 

Giáo Hội là Dân Thiên Chúa

 

Về phương diện cơ cấu xă hội của ḿnh, Giáo Hội được gọi là Dân Thiên Chúa, như Dân Do Thái trong Cựu Ước. Bởi thế, bề ngoài, Giáo Hội là một tổ chức, có hàng phẩm trật đóng vai tṛ cai trị, giáo huấn và thánh hóa. Tuy nhiên, không phải v́ thế mà Giáo Hội không c̣n tính chất đoàn sủng trong chung Cộng Đồng Dân Chúa. Điển h́nh nhất là các đoàn sủng về đời sống tu tŕ nơi các hội ḍng nam nữ trong Giáo Hội, hay các đoàn sủng về phụng vụ. 

 

Chẳng hạn có một số Thánh Lễ hiện nay của Giáo Hội xuất phát từ các mạc khải tư: Lễ Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa (được Giáo Hội cử hành vào Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi ở bậc Lễ Trọng), một lễ xuất phát từ thị kiến của Chị Thánh Juliana of Liège ở Nước Bỉ vào tiền bán thế kỷ 13), Lễ Thánh Tâm Chúa (được Giáo Hội cử hành ở bậc Lễ Trọng vào Thứ Sáu sau Tuần Bát Nhật Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa), như Chúa Giêsu mong muốn qua Chị Thánh Marguerite à la Coque ở Pháp quốc vào hậu bán thế kỷ 17, và Lễ Ḷng Thương Xót Chúa (được Giáo Hội cử hành vào Chúa Nhật II Phục Sinh), như Chúa Giêsu mong muốn qua Chị Thánh Faustina ở Balan vào tiền bán thế kỷ 20.

 

Tuy nhiên, đoàn sủng nào th́ đoàn sủng, dù quan trọng mấy chăng nữa, khẩn thiết đến thế nào cũng vậy, vẫn cần phải được thẩm quyền Giáo Hội công nhận. Đó là lư do, cho dù các phụ nữ nói chung và Chị Mai Đệ Liên nói riêng có được Chúa Kitô phục sinh hiện ra trước các tông đồ đi nữa, th́ thành phần phụ nữ này cũng được chính Người truyền lệnh phải đi tŕnh báo những ǵ họ thấy với các vị tông đồ (xem Mathêu 28:10; Gioan 20:17).

 

Huấn quyền tối thượng này của Giáo Hội, theo gịng lịch sử, nhất là vào thời điểm con người văn minh tân tiến ở vào thời điểm đề cao lư trí (từ Thời Minh Tri - Age of Enlightement thế kỷ 17 và 18), đến thời điểm đề cao tự do và duy nhân bản (nhất là từ hậu bán Thế kỷ 20), càng trở thành một cớ vấp phạm thậm chí ngay từ trong ḷng Giáo Hội. Ở chỗ, thành phần cấp tiến đă có những chủ trương duyệt xét lại toàn bộ đức tin của Giáo Hội (thế giá của Thánh Kinh, hiện diện của Thánh Thể v.v.), luân lư của Giáo Hội (phá thai, ngừa thai nhân tạo v.v.), và kỷ luật của Giáo Hội (nhất là luật độc thân linh mục hay không cho phụ nữ làm linh mục v.v.).

 

Thế nhưng, giữa một thế giới dân chủ hóa và b́nh đẳng hóa ngày nay, Giáo Hội, có thể nói theo chế độ "quân chủ" chuyên chế, nhất là về lănh vực thiêng liêng liên quan đến phần rỗi của con người: “Quả thật, Thày nói cho các con biết: tất cả những ǵ các con cấm buộc dưới đất, th́ những sự ấy cũng sẽ bị cầm buộc trên trời, và tất cả những ǵ các con tháo cởi dưới đất, th́ cũng sẽ được tháo cởi trên trời”. Chế độ quân chủ chuyên chế tuyệt đối này được thể hiện rơ ràng nhất nơi tín điều Giáo Hoàng vô ngộ của Công Đồng Chung Vaticanô I (1869-1870). Thế mà, một Giáo Hội “quân chủ“ chuyên chế như thế vẫn chẳng những hiên ngang tồn tại, mà c̣n trở thành trung tâm điểm về tinh thần của thế giới, nơi được các vị lănh đạo quốc gia và quốc tế đến hội kiến.

 

Giáo Hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô

 

Về phương diện thần linh vô h́nh của ḿnh, Giáo Hội được gọi là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, có chính "Chúa Kitô là Đầu" (Epheso 5:23; 4:13). H́nh ảnh nhiệm thể nói lên ư nghĩa sự sống thần linh và hiệp thông thần linh giữa Chúa Kitô là Đầu và các phần thể của Người là thành phần Kitô hữu môn đệ của Người: những phần thể được tháp nhập với Người là Đầu bằng Bí Tích Thanh Tẩy tái sinh, được hiệp thông với Người trong sự sống thần linh nơi Bí Tích Thánh Thể, và được tăng trưởng sự sống thần linh này cho đến khi đạt được tầm vóc viên trọn của Người (xem Epheso 4:13,15) bởi Thánh Linh nhờ Bí Tích Thêm Sức.

 

H́nh ảnh Giáo Hội là Nhiệm Thể của Chúa Kitô, đúng hơn Giáo Hội là Nhiệm Thể với Chúa Kitô, như thế, liên quan đến Phụng Vụ của Giáo Hội, đến các Bí Tích Thánh là phương tiện hiệp thông thần linh giữa Chúa Kitô là Đầu với các chi thể của Người, ở đó, Người thông sự sống thần linh của Người ra cho họ như nhựa của cây nho được chuyển đến từng cành nho, nhờ đó, cành nho mới có thể sinh hoa kết trái (xem Gioan 15:5). Đó là lư do Công Đồng Chung Vaticanô II, trong Hiến Chế về Phụng Vụ, khoản 10, đă xác tín rằng: "Phụng Vụ là tột đỉnh qui hướng mọi hoạt động của Giáo Hội, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội".

 

H́nh ảnh Giáo Hội là Nhiệm Thể của / với Chúa Kitô này thực ra đă được mạc khải ở ngay đầu Sách Khởi Nguyên sau sự kiện con người đầu tiên nhận ra người nữ xuất phát từ thân thể của ḿnh trong giấc ngủ say: "Đó là lư do tại sao người nam ĺa bỏ cha mẹ ḿnh mà gắn bó với vợ ḿnh, và cả hai trở nên một thân thể" (1:24). Người nam đây không ám chỉ Adong bấy giờ, v́ Adong bấy giờ đâu được sinh ra bởi cha mẹ để mà ĺa bỏ các vị, nên người nam ấy có thể nói được ám chỉ về Chúa Kitô, Đấng đă từ Cha mà đến để kết hôn với nhân loại nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể, và đă trở nên một thân thể / một nhiệm thể với Giáo Hội nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua, một thứ nên một thân thể không thể nào xẩy ra nơi tác động vợ chồng trong đời sống hôn nhân tự nhiên.

 

Sự kiện tách khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma, từ thế kỷ 11 ở Đông Phương của Giáo Hội Chính Thống vào năm 1052, đến thế kỷ 16 ở Tây Phương của Phong Trào Thệ Phản Cải Cách Tin Lành vào năm 1517, cũng như của Cộng Đồng Hiệp Thông Anh Giáo vào năm 1535, quả thực là những nhức nhối nội bộ khôn nguôi, chẳng khác nào nhiệm thể của Chúa Kitô như một chiếc áo bị xé lẻ ra vậy, không c̣n là một mảnh vải nguyên vẹn từ trên xuống dưới như ở chiếc áo Chúa Kitô đă mặc (xem Gioan 19:23).

 

Ngay câu mở đầu Sắc Lệnh Hiệp Nhất Kitô Giáo, Công Đồng Chung Vaticanô II đă thẳng thắn nhận định như sau: “Quả thực, Chúa Kitô đă thiết lập một Giáo Hội và chỉ một Giáo Hội duy nhất, nhưng nhiều cộng đồng Kitô giáo tự xưng với mọi người ḿnh là di sản đích thực của Chúa Kitô; thật vậy, tất cả đều xưng ḿnh là môn đệ của Chúa nhưng lại cảm nghĩ và đi theo những đường lối khác nhau như thể chính Chúa Kitô bị phân rẽ vậy. Quả thực, sự phân rẽ này hiển nhiên vừa trái ngược với ư muốn của Chúa Kitô vừa là gương xấu cho thế giới và phương hại cho công cuộc rất thánh thiện là rao giảng Phúc Âm cho mọi tạo vật”. (theo bản dịch của Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt).

 

Tuy nhiên, từ Công Đồng Chung Vaticanô II, khát vọng và nỗ lực đại kết Kitô giáo đă được đặc biệt phát động và hưởng ứng của chung thế giới Kitô giáo, nhờ đó không tiếp tục gây tai hại cho việc truyền giáo của Giáo Hội cũng như cho chứng từ đích thực về Chúa Kitô của Giáo Hội nơi các thành phần xưng ḿnh là môn đệ của Chúa Kitô (xem Gioan 13:35). Công Đồng đă hy vọng xác tín rằng: “Trên đường lữ thứ trần gian, mặc dù các chi thể c̣n có thể phạm tội, dân Chúa vẫn lớn lên trong Chúa Kitô và được Thiên Chúa dịu dàng hướng dẫn theo chương tŕnh nhiệm mầu của Người cho đến khi họ sung sướng đạt tới vinh quang trường cửu và sung măn trong thành Giêrusalem trên trời”. (theo bản dịch của Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt).

 

Giáo Hội là Bí Tích hiệp nhất loài người

 

Về phương diện vừa hữu h́nh lẫn vô h́nh, vừa trần thế lẫn thần linh, Giáo Hội là một Bí Tích hiệp nhất loài người, đúng như Công Đồng Chung Vaticanô II đă minh định trong Hiến Chế tín lư về Giáo Hội ở ngay khoản 1: "Giáo Hội ở trong Chúa Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại". Giáo Hội không phải chỉ "duy nhất, thánh thiện và tông truyền" mà c̣n "công giáo" nữa. Nghĩa là Giáo Hội phải là Giáo Hội cho toàn thể nhân loại và hướng về nhân loại nữa. Bằng không, Giáo Hội đánh mất bản chất "là muối đất" của ḿnh (Mathêu 5:13), "là ánh sáng thế gian" của ḿnh (Mathêu 5:14), v́ muối mà không mặn để ướp th́ mất bản chất của nó, và ánh sáng mà không chiếu soi không c̣n là và không phải là ánh sáng.

 

Đó là lư do Công Đồng Chung Vaticanô II đă cảm nhận sâu xa và dứt khoát về sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội đối với thế giới loài người rằng: "Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành là truyền giáo" (Sắc Lệnh Truyền Giáo, khoản 2); "Dựa trên Thánh Kinh và Thánh Truyền, Thánh Công Đồng dạy rằng: Giáo Hội lữ hành này cần thiết cho phần rỗi" (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, khoản 14); "Trước mặt nhân loại, mỗi giáo dân phải là chứng nhân của sự phục sinh và sự sống của Chúa Giêsu, đồng thời là dấu hiệu của Thiên Chúa hằng sống. Tất cả và mỗi người góp phần nuôi dưỡng thế giới bằng những hoa trái thiêng liêng (x. Gal 5,22) và truyền bá cho thế gian tinh thần của những người nghèo khó, hiền lành và hiếu ḥa, những người mà Phúc Âm Chúa đă tuyên bố là có phúc (x. Mt 5,3-9). Tóm lại, 'người Kitô hữu hăy làm cho thế giới sống như linh hồn làm cho thân xác sống'" (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, khoản 38 -theo bản dịch của Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt).

 

Giáo Hội là Bí Tích hiệp nhất loài người được tỏ hiện nhất vào chính lúc Giáo Hội ra mắt trần gian, vào chính lúc Giáo Hội là nhiệm thể của Chúa Kitô trở nên sinh động nhờ Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội được Chúa Kitô từ Cha sai đến với Giáo Hội (xem Gioan 15:26). Bởi v́, nhờ Thánh Thần Hiện Xuống, các tông đồ ai cũng nói tiếng lạ, một thứ tiếng không phải chính các ngài không hiểu ḿnh nói ǵ và người nghe cũng chẳng hiểu các ngài nói chi, mà là một thứ ngôn từ hết sức mạch lạc hoàn toàn mang tính cách quốc tế, một tính chất thật là "công giáo", ai nghe cũng hiểu theo tiếng thổ âm của ḿnh (xem Tông Vụ 2:5-12).

 

Hiện tượng nói tiếng lạ này của các vị tông đồ trong biến cố Thánh Thần Hiện Xuống, là hiện tượng hoàn toàn phản lại với sự kiện Tháp Babel là biểu tượng cho ḷng kiêu căng của con người đến độ họ không thể hiểu được nhau nữa, không c̣n thông cảm với nhau được nữa, và đă đi đến chỗ sống xa nhau không thể sống gần nhau và với nhau được nữa (xem Khởi Nguyên 11:1-9). Nếu Thánh Thần được sai đến để canh tân bộ mặt trái đất là văn hóa của con người th́ quả thực Giáo Hội chính là Bí Tích hiệp nhất loài người vậy, qua chứng từ bác ái yêu thương của Giáo Hội, nhất là nơi việc Giáo Hội dấn thân phục vụ những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô (xem Mathêu 25:35-36) ở khắp nơi trên thế giới. 

 

Giáo Hội là Mầm Mống Nước Trời

 

Về phương diện lịch sử và hội nhập, Giáo Hội là Mầm Mống Nước Trời, đúng như Công Đồng Chung Vaticanô II đă minh định trong Hiến Chế tín lư về Giáo Hội ở khoản 5: "Giáo Hội là mầm mống và khai nguyên Nước Thiên Chúa trên trần gian". Mà Nước Thiên Chúa hay Nước Trời đây là ǵ, nếu không phải, căn cứ vào các dụ ngôn được chính Chúa Giêsu sử dụng để sánh ví, chính là bản thân Chúa Kitô.

 

Chính Công Đồng Chung Vaticanô II, trong cùng đoạn được trích dẫn trên đây, đă nhận định như sau: "Nhưng trước tiên, Nước ấy biểu lộ trong chính con người Chúa Kitô, Con Thiên Chúa và Con loài người, Đấng đă đến 'để hầu hạ và hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc thiên hạ' (Mc 10,45)". Đó là lư do, trong Thông Điệp Sứ Vụ của Đấng Cứu Chuộc - Redemptoris Missio, ban hành ngày 7/12/1990, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ở trong đoạn 18, đă định nghĩa và đồng hóa Nước Thiên Chúa với Chúa Kitô như sau: "Vương Quốc của Thiên Chúa không phải là một quan niệm, một tín lư hay là một hoạch định muốn cắt nghĩa sao cũng được, mà trước hết là một con người, dưới dung nhan và danh xưng Giêsu Nazarét, h́nh ảnh của Thiên Chúa vô h́nh". 

 

Như thế, nếu Thánh Thần được sai đến để canh tân bộ mặt trái đất qua Giáo Hội là Bí Tích hiệp nhất loài người th́ khi rao giảng về Nước Trời cho mọi dân nước trên thế giới là Giáo Hội đang làm cho Chúa Kitô lớn lên nơi loài người, làm cho Người được nhận biết và yêu mến, "cho đến khi số Dân Ngoại viên trọn" (Roma 11:25). Bởi vậy, có thể ví Giáo Hội như một hạt cải được người kia là Chúa Kitô gieo vào thửa ruộng của ḿnh là thế giới loài người, một hạt cải được diễn tả là bé nhỏ nhất trong các loại hạt giống (xem Mathêu 13:31-32). 

 

Ở chỗ, về tôn giáo, biểu hiệu cho khát vọng thần linh nơi con người và là hạt giống thần linh nơi con người, Kitô giáo của Giáo Hội là một tôn giáo bé mọn nhất trong các tôn giáo, bởi được sinh sau đẻ muộn, so với Ấn Giáo và Phật Giáo ở Ấn Độ, Khổng và Lăo ở Trung Hoa, hay thậm chí Do Thái Giáo ở Trung Đông, nơi cũng xuất phát ra Hồi Giáo từ thế kỷ thứ 7 sau Kitô giáo, nhưng lại là một tôn giáo mang tính chất lai căng và pha trộn giữa Do Thái Giáo và Kitô Giáo, liên quan đến 2 yếu tố chính là mạc khải và tiên tri là những ǵ vốn thuộc về Do Thái Giáo và Kitô Giáo.

 

Giáo Hội được so sánh như hạt cải nhỏ nhất trong các hạt giống c̣n ở chỗ vị sáng lập Giáo Hội là một nhân vật hèn mọn nhất trong các vị sáng lập tôn giáo, v́ Người “là Thày và là Chúa” (Gioan 13:13) nhưng Người đă tự nguyện trở thành tôi tớ rửa chân cho các môn đệ của ḿnh (xem Gioan 13:3-12), thậm chí Người đă hy sinh cho đến chết trên thập tự giá như một tên đại tử tội vô cùng nhục nhă để cứu chuộc chung loài người và những ai thuộc về Người.

 

Giáo Hội của một Kitô giáo bé mọn v́ được sinh sau đẻ muộn và của Đấng Sáng Lập dấn thân sống đời hèn mọn như thế cũng đă tiếp tục tính chất li ti bé mọn của ḿnh, như là một chút men được vùi khuất đi trong bột thế gian và được trộn lẫn vào bột thế gian, để nhờ đó có thể làm cho cả thế gian (biểu hiệu nơi 3 đấu bột là văn hóa, chính trị và kinh tế) được dậy men Phúc Âm, men Chúa Kitô, theo chiều hướng của Hiến Chế về mục vụ Giáo Hội “Vui Mừng và Hy Vọng”.  

 

Chưa hết, Giáo Hội có thể sánh với một hạt cải bé nhỏ nhất trong các hạt giống c̣n ở chỗ, về chính trị, Quốc Đô Vatican của Giáo Hội Công Giáo Rôma là một nước nhỏ nhất thế giới, cả về diện tích lẫn dân số. Thế mà đă trở thành một cây vĩ đại, đến độ chim trời đến làm tổ (xem Mathêu 13:32), đúng như thực tế cho thấy, Giáo Hội nơi Quốc Đô Vatican quả thực đă và đang trở thành trung tâm điểm của thế giới, như lương tâm trong con người, để hướng dẫn thế giới, (qua các vị lănh tụ t́m đến hội kiến với vị thủ lănh tối cao của Giáo Hội là Đức Thánh Cha), sống trọn ơn gọi làm người của ḿnh theo đúng dự án thần linh của Thiên Chúa.

 

Tuy nhiên, không phải v́ thế giá và quyền lực thiêng liêng có vẻ đầy oai hùng của ḿnh như vậy trên thế giới, so với các tôn giáo khác đương thời, ở vào lúc này đây, mà Giáo Hội thoát được thân phận của một đầy tớ không thể hơn chủ và môn đệ không thể hơn Thày (xem Gioan 13:16, 15:20). Nếu Chúa Kitô trước khi phục sinh vinh hiển đă phải trải qua một cuộc khổ nạn và tử giá tan nát thân ḿnh và được an táng trong hầm mộ 3 ngày thế nào, th́ Giáo Hội là nhiệm thể của Chúa Kitô, về cơ cấu và tổ chức hữu h́nh bề ngoài, chắc chắn cũng sẽ không thoát khỏi trải qua một cuộc khổ nạn và tử giá cuối cùng, sau biết bao nhiêu là cuộc bắt hại và sát hại liên tục xẩy ra cho Giáo Hội ở khắp nơi qua các thời đại hiện hữu của ḿnh. 

 

Giáo Hội là Thành Thánh Gia-Liêm cánh chung

 

Trường hợp xẩy ra cho Giáo Hội vào thời điểm ngày cùng tháng tận có thể là t́nh trạng một Quốc Đô Vatican bị tấn công, Đức Thánh Cha bị ám sát và Giáo Hội hoàn toàn vĩnh viễn bị trống ngôi giáo hoàng. Chỉ sau biến cố cánh chung quyết liệt vô cùng thảm khốc này, gây ra bởi lực lượng thần dữ cùng với chư dân “đông như cát biển” (Khải Huyền 20:8) thực hiện một cuộc tử chiến cuối  cùng bằng cách “công hăm thành đô yêu dấu là nơi dân Thiên Chúa cấm trại” (Khải Huyền 20:9), Giáo Hội mới như Chúa Kitô được phục sinh huy hoàng, đúng như thị kiến của Thánh kư Gioan trong Khải Huyền (21:9-14,22-27) như sau:

 

"Bấy giờ một trong bảy Thiên thần cầm bảy kim bôi đầy mặp bảy tai ương cuối cùng tiến lại mà nói với tôi, rằng: 'Lại đây! Ta sẽ trỏ cho ngươi, tân nương, hiền thê của Chiên Con'. Và ngài đem tôi đi, trong khi tôi ngất trí, đến một núi hùng vĩ cao chót vót và đă trỏ cho tôi Thành thánh Yêrusalem tự trời xuống, từ nơi Thiên Chúa, chói lọi vinh quang Thiên Chúa, ánh quang của thành tỏa ra tựa hồ minh châu cực quí, như ngọc thạch bóng lộn ánh lưu li. Thành có tường cự đại, cao ngất, trổ mười hai cổng; trên các cổng có mười hai Thiên thần; và có khắc tên, tức là tên mười hai chi tộc con cái Israel. Hướng Đông, ba cổng; hướng Bắc, ba cổng; hướng Nam, ba cổng; hướng Tây, ba cổng. Tường thành đặt trên mười hai móng, trên các móng, là mười hai tên của mười hai Tông đồ của Chiên Con....

 

“Trong thành, tôi không thấy Điện thờ, v́ Chúa, Thiên Chúa toàn năng là Điện thờ của thành, và Chiên Con. Và thành không cần phải có mặt trời, mặt trăng soi chiếu, v́ vinh quang Thiên Chúa chiếu sáng trên thành; và đèn soi trên thành là Chiên Con. Các dân sẽ bước đi nhờ ánh sáng của thành; vua chúa thiên hạ tải đến cho thành nguồn phú vinh của họ. Cổng thành suốt ngày không đóng; v́ ở đó, đêm sẽ không có nữa.  Và thiên hạ đem cống hiến cho thành: vinh quang, danh dự của muôn dân.  Tuyệt nhiên không có ǵ phàm tục hay người nào làm điều quái gở, gian tà được vào thành; nhất nhất chỉ có những ai đă được ghi trong sổ sự sống của Chiên Con”. (theo bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn, CSsR)

 

Đoạn Khải Huyền về Giáo Hội là Thánh Đô Gia-Liêm cánh chung này, ngoài những ư nghĩa như 1- Thánh Đô Gia-Liêm ở trên một đỉnh núi cao - v́ Giáo Hội chính là "một thành xây trên núi không thể nào khất được nữa" (Mathêu 5:14), và 2- bao gồm cả Dân Do Thái (được biểu hiệu nơi 12 cổng hướng về bốn phương đông tây nam bắc tức về Dân Ngoại - xem Gioan 4:22,; Luca 13:29), lẫn Dân Ngoại là Giáo Hội (được biểu hiệu nơi một nền đá của tường thành mang tên của 12 tông đồ), c̣n bao gồm 2 ư nghĩa nữa liên quan đến chung nhân tính của Chúa Kitô và riêng thân xác phục sinh của Người, đó là: 3- Thánh Đô Gia-Liêm này xuất phát "từ trời nơi Thiên Chúa" mà xuống trong vinh quang - như thân xác khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô đă được vinh hiển phục sinh bởi quyền năng Thánh Thần (xem Rôma 8:11); và 4- Thánh Đô Gia-Liêm này không có đền thờ bởi chính Thiên Chúa và Chiên Con là Đền Thờ của thành - ám chỉ Giáo Hội chính là nơi Thiên Chúa muôn đời ngự trị, như nhân tính của Chúa Kitô đă được ngôi hiệp với Thần Tính của Người, chẳng những âm thầm nơi Mầu Nhiệm Nhập Thể trong ḷng Trinh Nữ Maria mà c̣n được vinh quang tỏ hiện như tân nương diễm lệ nghênh đón chàng rể ở Mầu Nhiệm Cánh Chung.

 

Bởi vậy, không phải vô lư khi “Thánh Đô Gia-Liêm” được Thánh kư Gioan thị kiến thấy 2 lần, trong cùng đoạn 21 của Sách Khải Huyền, ở câu 2 và câu 10, đều "từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống". Tuy nhiên, ở câu 2 "từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống" đây là một "Tân" Thánh Đô Gia-Liêm, c̣n ở câu 10 "từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống" đây là một "Thánh Đô Gia-Liêm", không phải là "Tân" như ở câu 2. Như thế, nếu cả 2 đều là "Thành Thánh Gia-Liêm" và đều "từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống", th́ "Thành Thánh Gia-Liêm" ở câu 10 chính là h́nh ảnh của "Tân Thánh Đô Gia-Liêm" ở câu 10. V́ nếu nhân tính đă thăng thiên của Chúa Kitô Phục Sinh, “từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống" "diễm lệ như tân nương nghênh đón tân lang" (Khải Huyền 21:2), một nhân tính tuyệt mỹ của Thần Tính và cho Thần Tính, th́ "Thánh Đô Gia-Liêm" ở câu 10 "từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống" "ở trên một đỉnh núi cao" đây chính là Nhiệm Thể Chúa Kitô, "nơi Thiên Chúa ở giữa loài người. Ngài sẽ ở với họ, họ sẽ là dân của Ngài, và Ngài sẽ là Thiên Chúa của họ, Đấng hằng ở với họ" (Khải Huyền 21:3)

 

Chắc v́ h́nh ảnh cánh chung của Giáo Hội là Thành Thánh Gia-Li êm như thế mà trong ngày cùng tháng tận, Giáo Hội sẽ bị quân thù tấn công và tàn phá đến tan hoang không c̣n ḥn đá nào chồng trên ḥn đá nào, đúng như lời Chúa Giêsu báo trước lúc Người vừa trông thấy thành này đang khi Người vinh quang tiến vào thành ấy, chỉ v́ thành này không nhận biết ngày giờ được thăm viếng của ḿnh (xem Luca 19:43-44), một t́nh trạng có thể ám chỉ cuộc khủng hoảng đức tin của Kitô giáo trước khi Chúa Kitô tái giáng, Đấng v́ thế cần phải đến chẳng những để giải cứu Giáo Hội mà c̣n “mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người” (Do Thái 9:28). Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo (khoản 675 và 677) đă cảnh giác về t́nh trạng “không biết khi Con Người đến có c̣n thấy đức tin trên thế gian này hay chăng?” (Luca 18:8) như sau:

 

“Trước ngày giáng lâm của Chúa Kitô, Giáo Hội sẽ trải qua một cơn thử thách cuối cùng, làm lung lay niềm tin của nhiều tín hữu (xem Lc 18,8; Mt 24,12). Cuộc bách hại đi theo một cuộc lữ hành của Giáo Hội trên trái đất (xem Lc 21,12; Ga 15,19-20) sẽ vạch trần cho thấy ‘mầu nhiệm của sự gian ác’, dưới h́nh thức một sự bịp bợm tôn giáo, cao rao là mang đến cho người ta một thứ giải đáp cho những vấn đề của họ với cái giá là phải chối bỏ chân lư. Sự bịp bợm lớn lao nhất sẽ là sự bịp bợm của Phản Kitô, nghĩa là một thuyết Messia ngụy tạo, trong đó con người tự tôn vinh ḿnh thay vào chỗ của Thiên Chúa và của Đấng Messia mà Ngài đă sai đến trong xác phàm (xem 2Tx 2,4-12; 1Tx 5,23; 2Ga 7; 1Ga 2,18-22)” (s 675).

 

“Giáo Hội sẽ chỉ bước vào vinh quang của Nước Trời qua lễ Phục sinh tối hậu, khi Giáo Hội theo Chúa ḿnh vào sự chết và sự Sống lại của Ngài (xem Kh 19,19). Vậy Nước Trời sẽ không được thực hiện qua một cuộc khải hoàn lịch sử của Giáo Hội (xem Kh 13,8) như kiểu một sự tiến bộ lên cao măi, nhưng qua một chiến thắng của Thiên Chúa chống lại sự tung hoành tối hậu của sự ác (xem Kh 20,7-10), khiến cho Hiền thê của Ngài phải từ Trời xuống đất (xem Kh 21,24). Cuộc khải hoàn của Thiên Chúa đối với sự phản loạn của sự ác sẽ mặc lấy h́nh thức của cuộc Phán xét sau cùng (xem Kh 20,12) diễn ra sau sự rung chuyển vũ trụ tối hậu của cái thế giới qua đi này (xem 2Pr 3,12-13)” (số 677).

 

Giáo Hội: Trinh Nữ Sinh Con

 

Một trong những dấu hiệu cho thấy tính chất Công Giáo đích thực nơi Kitô hữu, không phải là ḷng tôn sùng Thánh Mẫu Maria, v́ anh chị em Kitô hữu thuộc Giáo Hội Chính Thống Đông Phương cũng tôn sùng Đức Mẹ như Kitô hữu Công Giáo. Mà chính là ở chỗ trung thành với Giáo Hội, tôn sùng Đức Thánh Cha và tuân theo các giáo huấn của ngài, vị thừa kế Thánh Phêrô, đại diện của Chúa Kitô trên trần gian: "Ai nghe các con là nghe Thày" (Luca 10:16). 

 

Nếu cái kiềng có 3 chân để có thể đứng một cách vững chắc thế nào th́ đức tin Kitô giáo cũng cần đến 3 yếu tố chính yếu bất khả thiếu và bất khả tách biệt nhau như vậy. Đó là Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền. Giáo Hội Công Giáo bao gồm đủ 3 yếu tố thiết yếu này ngay từ ban đầu cho tới nay, cho dù Giáo Hội Chính Thống Đông Phương ly khai từ  năm 1052 chưa công nhận quyền bính của Giáo Hoàng Rôma, và cho dù Phong Trào Thệ Phản Cải Cách Tin Lành đủ các giáo phái chỉ chủ trương duy Thánh Kinh từ thế kỷ 16.

 

Riêng Giáo Hội Công Giáo Rôma hầu như thường xuyên, nhất là hiện nay có 3 khuynh hướng đối với Giáo Hội: bảo thủ, cấp tiến và trung thành. Trong khi nhóm chủ trương bảo thủ, thuộc thành phần thiểu số, chê trách Giáo Hội là đi quá nhanh và phá giới, không c̣n ǵ là truyền thống nữa, nhất là về phụng vụ, th́ nhóm chủ trương cấp tiến, thuộc thành phần đa số, lại cảm thấy bất măn với t́nh trạng tŕ trệ của Giáo Hội, không biết cấp thời thích ứng với tâm thức và đ̣i hỏi của thời đại, nhất là về vấn đề luân lư và kỷ luật của Giáo Hội.  

 

Thành phần thứ ba, cũng thuộc loại thiểu số như thành phần bảo thủ, nhưng lại là thành phần luôn trung thành với Giáo Hội, với Đức Thánh Cha, với hàng giáo phẩm. Ở chỗ, họ chẳng những hiệp nhất với các ngài trong tất cả mọi sự liên quan đến đức tin và phần rỗi của họ, mà c̣n đặc biệt cầu nguyện cho các ngài và bênh vực các ngài nữa. Với tất cả tâm t́nh con thảo, họ luôn chia sẻ với những đớn đau của Mẹ Giáo Hội và sẵn sàng hy sinh mạng sống ḿnh cho Giáo Hội để Giáo Hội luôn là Ánh Sáng Chư Dân!

 

Về phần ḿnh, để sống trọn bản chất là Ánh Sáng Chư Dân và thân phận trở thành như Một Cớ Vấp Phạm qua suốt gịng lịch sử của ḿnh, nhất là trong thời điểm có những dấu chỉ  thời đại cho thấy thế giới càng văn minh tân tiến càng cần được Giáo Hội mang đến cho nó Vui Mừng và Hy Vọng hơn bao giờ hết, chính Giáo Hội chỉ biết sống theo gương mẫu tuyệt vời của ḿnh là Mẹ Maria, “Mẹ Giáo Hội”, (một tước hiệu Mẹ Giáo Hội đă được tuyên nhận trong Công Đồng Chung Vaticanô II qua Đức Thánh Cha Phaolô VI khi ngài ban hành Hiến Chế Ánh Sáng Chư Dân ngày 21/11/1964).

 

“Đức Trinh Nữ nhờ ân huệ và sứ mệnh làm Mẹ Thiên Chúa, nhờ đó Ngài được hiệp nhất với Con là Đấng Cứu Chuộc, và nhờ các ơn và nhiệm vụ đặc biệt khác, Ngài c̣n kết hiệp mật thiết với Giáo Hội, như thánh Ambrosiô đă dạy, Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên b́nh diện đức tin, đức ái và hiệp nhất hoàn hảo với Chúa Kitô. Thực vậy, trong mầu nhiệm Giáo Hội, chính Giáo Hội cũng được gọi cách hợp pháp là Mẹ và Trinh Nữ, Đức Nữ Trinh Maria đi tiên phong, tỏ ra là một người mẹ và một trinh nữ gương mẫu tuyệt vời và hiếm có. V́, bởi ḷng tin và vâng phục, Ngài đă sinh chính Con Chúa Cha nơi trần gian, mà không hề biết đến người nam, nhưng được Chúa Thánh Thần bao phủ. Như một Evà mới, Ngài đă đặt niềm tin vào sứ giả của Thiên Chúa, chứ không đặt vào con rắn xưa, một niềm tin không bị một nghi ngờ nào làm phai nhạt. Nhưng Người Con mà Ngài đă sinh ra, Thiên Chúa đă đặt làm Trưởng Tử trong nhiều anh em (x. Rm 8,29), nghĩa là các tín hữu, mà Ngài cộng tác vào việc sinh hạ và giáo dục với t́nh thương của một người mẹ”. (Hiến Chế Ánh Sáng Chư Dân, khoản 65 - theo bản dịch của Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt).

 

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Giáo Phận San Bernadino California Thứ Sáu ngày 3/5/2013

(bài này đă được phổ biến trên Nguyệt San Hiệp Nhất GP Orange số báo Tháng 8-9/2013)