THIẾU NIÊN

Thời niên thiếu là khoảnh khắc ngắn ngủi giữa mùa xuân và mùa hè của đời người. Trước khi bước vào thời kỳ này, em bé rất ít khi ư thức được nhân vị của nó, nhưng khi vừa bước vào tuổi niên thiếu, đời sống t́nh cảm của em sẽ thích ứng ngay theo môi trường, giống như nước sẽ có h́nh dạng của b́nh chứa nó. Em thiếu niên bắt đầu ư thức về ḿnh và về tha nhân, và chính v́ thế mà em bắt đầu cảm thấy cô đơn. Tuổi trẻ cảm thấy cô đơn nhiều hơn các bậc cha mẹ và thầy cô tưởng; có lẽ tâm hồn của người thiếu niên bị cô đơn dằn vặt hơn bất cứ giai đoạn nào khác trong cuộc đời. Thời kỳ này kéo dài măi cho tới lúc trưởng thành khi ư thức về tội lỗi bắt đầu đè nặng lên tâm hồn con người.

Khi người thiếu niên biểu lộ nhân vị ḿnh cho thế giới chung quanh, th́ một trật em cũng muốn rút nó lại. Có vẻ giữa tâm hồn em và thế giới là một bức tường dựng đứng, và chẳng bao giờ tự lư giải đầy đủ được cả. Một em bé sơ sinh phải vất vả khá lâu mới điều phối được hoạt động của đôi mắt với đôi tay, cũng vậy em thiếu niên phải mất khá nhiều thời gian để tự điều chỉnh ḿnh cho thành thạo với thế giới bao la, lạ lẫm đối với em. Em chưa thể làm chủ được những điều mới lạ, các kinh nghiệm t́nh cảm mới mẻ, những giấc mơ và hy vọng vĩ đại tràn ngập tâm hồn em. Tất cả đều khiến em phải chú ư và thoả măn. Em không dám thổ lộ t́nh cảm cho kẻ khác, em chỉ biết sống thôi. Người lớn khó mà xâm nhập được lớp vỏ bọc này để bước vào thế giới ṃ mẫm của em. Giống như Adam sau khi sa ngă, em luôn luôn t́m cách lẩn trốn.

Cùng với tâm trạng cô đơn, em lại khao khát được mọi người để ư tới, bởi lẽ tính ích kỷ là một thói xấu mà người ta phải thắng lướt được ngay từ buổi thiếu thời. Nỗi khát khao được chú ư đến có thể là nguyên nhân của tính hiếu động nơi em. Nó không chỉ nhằm lôi kéo sự chú ư của kẻ khác, mà c̣n cho thấy một ư thức tiềm tàng muốn nổi loạn chống đối kẻ khác, và khẳng định rằng em đang sống cho chính ḿnh, theo cách của ḿnh, theo ư của ḿnh.

Cùng với ư thức tự khẳng định này, em lại trở nên hay bắt chước. Ngoài việc nổi loạn chống đối lại những ǵ đă được công nhận, người thiếu niên c̣n bị các ám ảnh đào tẩu thống trị, nên em trở nên như một con tắc kè thay đổi màu da cho phù hợp với môi trường xung quanh. Em trở nên một vị anh hùng hoặc một tên tướng cướp, một vị thánh hoặc là một tên đạo tặc tuỳ theo môi trường xung quanh, theo những ǵ em đọc hoặc bạn bè của em. Tinh thần thích bắt chước này thể hiện qua cách ăn mặc của em. Ăn mặc nhếch nhác áo bỏ ngoài quần như đám tàn quân, tóc tai bù xù như bọn man di mọi rợ - đó là những h́nh ảnh phổ biến trong giới thiếu niên, họ rất ngại bị coi là “chống đối phong trào”.

Trong đám thiếu niên, hiếm có em nào có đầu óc lănh tụ thực sự, bởi lẽ đa số đều hài ḷng với việc theo đuôi người khác. Bắt chước người khác một cách vô ư thức như thế quả rất nguy hiểm về mặt luân lư, v́ nhân cách phụ thuộc vào khả năng dám nói “không”. Nếu sự giáo dục không đào tạo được ư chí cho giới thiếu niên, th́ lớn lên, đa số các em sẽ trở thành nô lệ cho sự tuyên truyền và công luận cho tới chết. Thay v́ sáng tạo, các em chỉ biết hùa theo bắt chước. Sáng tạo, chính là nhận biết tinh thần trong mọi việc; bắt chước là hạ ḿnh xuống mức thấp nhất trước mặt thiên hạ.

Người lớn không nên quá khắt khe với các em thiếu niên, nhất là khi các em chống đối. Đứng trên một phương diện nào đó, các em không phản kháng chống lại sự g̣ bó mà bởi v́ người lớn không đem lại cho các em được một mục đích và ư nghĩa cuộc đời. Các em phản kháng một cách vô ư thức, hoàn toàn không biết tại sao ḿnh lại căm ghét cha mẹ, tại sao lại cứ chống lại quyền bính, tại sao các bạn cùng trang lứa ngày càng trở nên sa đoạ. Nhưng nguyên nhân thực sự lại nằm ở mặt ch́m, đó là một sự phản kháng vô thức nhằm chống lại một xă hội không đem đến cho các em một kiểu sống nào cả. Trường học chẳng khi nào lưu tâm đến việc tự chế hoặc kỷ luật cả. Nhiều thầy cô định nghĩa tự do và dân chủ là quyền được làm mọi sự ḿnh thích cơ mà! Khi thời kỳ nổi loạn quá độ này qua đi, các em sẽ đi t́m một chính nghĩa cao cả hơn để theo đuổi. Các em phải có một lư tưởng. Ngày nay rất nhiều em chẳng có đối tượng cao cả nào để tôn thờ ngoài anh hùng trong phim ảnh, một minh tinh màn bạc hay một tay trùm anh chị nào đó. Dấu chỉ suy thoái này chỉ chấm dứt khi tai hoạ ụp đến. Rồi th́ giới trẻ cũng sẽ t́m một mẫu người khác để bắt chước, có thể là các vị anh hùng hoặc các vị thánh.

Ở xă hội ta, người ta thường phàn nàn rằng giới thiếu niên chẳng hề mơ tưởng ǵ đến các bậc anh hùng thời chiến tranh cả. Bởi lẽ là các em chưa được chuẩn bị đủ để tiếp nhận lư tưởng cụ thể hơn. Nhưng rồi thế nào cũng đến lúc. Và khi đó, ta phải thật cẩn thận trong việc giáo dục, kẻo khi các em chống lại lối giáo dục “cấp tiến” không cần có kỷ luật th́ lại rơi vào nguy cơ theo đuổi các thần thánh nguỵ tạo như đă xảy ra với giới trẻ Âu Châu, điên cuồng theo đuổi chủ nghĩa Quốc xă – Phát xít – Cộng sản. Năng lực ẩn tàng nơi mỗi thiếu niên hướng về việc thực hiện các hành động can đảm, anh hùng rồi sẽ có lúc tỏ hiện ra. Cầu Chúa lúc ấy các em hướng ḷng mộ mến của ḿnh về phía các vị anh hùng và các thánh. Lư tưởng khắc khổ đang dần dà tan biến ở thế hệ già nua, nhưng Thiên Chúa đă sai đến các thế hệ tươi trẻ hơn hầu khổi sự một sinh khí trẻ trung cho thế giới. Sẽ có một ngày các thiếu niên của chúng ta t́m gặp được lư tưởng thật sự cho ḿnh, biết yêu quê hương và Thiên Chúa, nhất là họ sẽ mộ mến Thiên Chúa bởi lẽ tôn giáo có thể dạy con người dám hy sinh cho lương tri, hay nói cách khác tính ích kỷ sẽ không bao giờ xuất hiện được.

 Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to Happiness)