FATIMA – L̉NG THƯƠNG XÓT CHÚA

BA NGÀY TĨNH TÂM 19 – 21/7/2013

TẠI NHÀ THỜ GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM  TGP SEATTLE .

Đinh Đông Phương tường thuật

 

Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Tổng Giáo Phận Seattle , tiểu bang Washington, là một Giáo xứ thể nhân, mới được thành lập từ 19-11-2010 , có nguồn gốc là Cộng Đồng Công giáo Việt Nam, chạy dài từ Vancouver , giáp với Canada, đến Seattle là trung tâm của tiểu bang Washington. Giáo xứ mới có  1200 gia đ́nh ghi danh gia nhập. Cha xứ đầu tiên là cha Gioakim Đào Xuân Thành. Hiện nay giáo xứ đang chuẩn bị dời địa điểm để xây dựng ngôi thánh đường mới, cách xa địa điểm cũ khoảng 40 phút lái xe .

 

Liên đoàn Tông Đồ Fatima của giáo xứ được thành lập từ năm 1985, hiện đang trong giai đoạn cần được phục hồi sinh hoạt để làm tăng triển số đoàn viên, theo sự cổ vũ vủa cha chính xứ kiêm linh hướng của Liên Đoàn. Chính v́ thế, anh Cao Tấn Tĩnh chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Phong trào Tông Đồ Fatima Việt Nam tại Hoa Kỳ đă đề nghị tổ chức một khóa tĩnh tâm ba ngày, với chủ đề Fatima- Ḷng Thương Xót Chúa, kết hợp hai nội dung là ḷng sùng kính Đức Mẹ Fatima và ḷng tôn sùng Ḷng Thương Xót Chúa, đây là lần đều tiên đề tài này được thử nghiệm tại TGP Seattle .

 

Fatima Ḷng Thương Xót Chúa là một chủ đề hoàn toàn mới lạ khi chợt nghe thấy hay đọc thấy. Tuy nhiên, không cần phải giải thích người nghe hay người đọc cũng có thể thấy ngay được tất cả nội dung của chủ đề này, một chủ đề bao gồm cả Thánh Mẫu Fatima và Ḷng thương Xót Chúa.

 

Chủ đề vừa có vẻ mới mẻ vừa bao gồm cả Thánh Mẫu Fatima lẫn Ḷng Thương Xót Chúa này xuất phát từ một người đă từng chẳng những nghiên cứu về Fatima mà c̣n phát động chiến dịch tĩnh tâm về Ḷng Thương Xót Chúa, đó là Anh Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh. Về Thánh Mẫu Fatima, anh là nguyên Liên Đoàn Trưởng của Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima ở Tổng Giáo Phận Los Angeles 14 năm (1991-2005), xuất bản 17 tác phẩm do chính anh biên soạn về Fatima (từ năm 1992), và hiện tái nhiệm Chủ Tịch Trung Ương Phong Trào Tông Đồ Fatima Thế Giới Việt Nam ở Hoa Kỳ (2007-2012, 2012-2017). Về Ḷng Thương Xót Chúa, anh đă xuất bản 9 tác phẩm cũng do chính anh biên soạn từ năm 1995, đă khởi xướng Nhóm Tông Đồ Chúa T́nh Thương từ năm 2009, và đang tiếp tục đi các nơi (như Giáo Phận San Bernadino và Giáo Phận Orange California, TGP Philadelphia Pennsylvania, TGP Galveston-Houston TX, TGP Seattle WA v.v.) để loan truyền Ḷng Thương Xót Chúa bằng các cuộc tĩnh tâm và tĩnh huấn cuối tuần.

 

Ở Ngày Thánh Mẫu do Chi Ḍng Đồng Công ở Hoa Kỳ tổ chức hằng năm, từ năm 2009, bao gồm cả năm 2013 này, anh là một giáo dân duy nhất trong thành phần thuyết giảng đă được mời để chuyên chia sẻ và tŕnh bày về các đề tài liên quan đến Thánh Mẫu Fatima, đến một Fatima mang tính cách ngôn sứ rất thời đại và hiện đại là những ǵ đang càng ngày càng trở nên ứng nghiệm hơn bao giờ hết, với đầy những sôi động đang diễn tiến trong gịng lịch sử hiện tại cũng như sau này. Tuy nhiên, một chủ đề Fatima Ḷng Thương Xót Chúa vừa bao gồm Thánh Mẫu Fatima vừa Ḷng Thương Xót Chúa này anh chỉ giành chia sẻ cho riêng các Đoàn hay Liên Đoàn Tông Đồ Fatima Việt Nam ở Hoa Kỳ mà thôi, đầu tiên ở Tổng Giáo Phận Seattle, qua một cuối tuần ở Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, 19-21/7/2013.

 

Chủ đề Fatima Ḷng Thương Xót Chúa bao gồm 8 đề tài và được chia ra làm 2 phần rơ ràng: phần thứ nhất về Fatima và phần thứ hai về Ḷng Thương Xót Chúa. Phần về Fatima có 5 dề tài, và phần về Ḷng Thương Xót Chúa có 3 đề tài (thay v́ 5 nhưng v́ thời giờ không cho phép nên đành phải bớt 2 đề tài, tuy nhiên, những ǵ chính yếu trong 2 đề tài bị cắt bớt đầy tiếc xót này đă được người diễn giả giáo dân này khéo léo đem xen vào 5 đề tài về Fatima). Tám đề tài về chủ đề Fatima Ḷng Thương Xót Chúa được anh tŕnh bày và chia sẻ thứ tự như sau:

 

Đề tài 1 - Fatima: Tiếng Hô Nửa Đêm của Ḷng Thương Xót Chúa (Tối Thứ Sáu)

Đề tài 2 - Thánh Thể:  Nạn nhân t́nh ái của Ḷng Thương Xót Chúa (Sáng Thứ Bảy)

Đề tài 3 - Tội Nhân: Khát Vọng khôn cùng của Ḷng Thương Xót Chúa (Sáng Thứ Bảy)

Đề tài 4 - Mầu Nhiệm Mân Côi: T́nh Sử của Ḷng Thương Xót Chúa (Chiều Thứ Bảy)

Đề tài 5 - Trái Tim Vô Nhiễm: Điểm Hẹn Thần Linh của Ḷng Thương Xót Chúa (Chiều Thứ Bảy)

Đề tài 6 - Ḷng Thương Xót Chúa - Cứu Độ (Chiều Thứ Bảy)                      

Đề tài 7 - Ḷng Thương Xót Chúa: Sứ Điệp (Sáng Chúa Nhật)

Đề tài 8 Ḷng Thương Xót  Chúa: Tông Đồ Chúa T́nh Thương (Sáng Chúa Nhật)

 

Ở phần thứ nhất, trong 5 đề tài về Fatima, như đă được liệt kê, người giáo dân diễn giả đă khéo léo diễn giải tất cả những yếu tố chính yếu làm nên Fatima: Thời Điểm, Thánh Thể, Tội Nhân, Kinh Mân Côi và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria theo chiều hướng Ḷng Thương Xót Chúa. Bởi thế, tham dự viên hầu như được cuốn hút vào một thế giới mới với đầy những ǵ chưa từng nghe, hoặc có nghe nhưng cho tới bấy giờ mới cảm thấy hoàn toàn sáng tỏ.

 

Mở đầu cho 3 ngày tĩnh tâm Fatima Ḷng Thương Xót Chúa này, trong khi ngoài trời bóng tối là biểu hiệu cho sự chết đang từ từ bao phủ không gian lẫn nhân gian, người diễn giả giáo dân đă dẫn tham dự viên vào một thế giới của một nền văn hóa sự chết, vừa hiện tai vừa tương lai, với đầy những chứng tích Thánh Kinh, mạc khải tư và hiện tượng lịch sử hết sức liên quan mật thiết đến nhau, hoàn toàn ăn khớp với nhau một cách lạ lùng, như được anh tŕnh bày ngay trong đề tài thứ nhất: Fatima: Tiếng Hô Nửa Đêm của Ḷng Thương Xót Chúa.

 

Đức Mẹ đă nói với 3 trẻ tại Fatima  ngày 13-7-1917: “Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn rơi xuống. Để cứu họ, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu những điều Mẹ dậy được thi hành th́ nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới sẽ có ḥa b́nh.“  Quả thực ngày nay loài người đang xô đẩy nhau sa xuống hỏa ngục. Đức Thánh Cha Pio XII đă nhận định : “Tội lỗi của thế kỷ này là t́nh trạng mất cảm thức tội lỗi” – (s điệp truyền thanh gửi Đại Hội Giáo Lư Viên tại Boston, 26-10-1946 ), một t́nh trạng hiển nhiên cho thấy đang xẩy ra cuộc khủng hoảng trầm trọng về tâm linh đang lù lù bao trùm con người ngày nay. (Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II – Tông Huấn Ḥa Giải và Thống Hối  12-2-1984).

 

Chính v́ tâm trí tối tăm như thế mà đời sống của con người cũng đầy tối tăm của một nền văn hóa sự chết, như  Đức Thánh Cha Gioan-Phaolo II nhận định và cảm nhận qua bài giảng Chúa nhật 18-8-2002 ở Balan như sau: 

 

Có lẽ v́ thế kỷ 20, mặc dù có những thành đạt không thể chối căi về nhiều lănh vực, cũng đă bị ghi dấu một cách đặc biệt bởi mầu nhiệm lỗi lầm ( mysterie of iniquity ). Chúng ta đă tiến vào ngàn năm mới với di sản vừa thiện vừa ác này . Những chân trời mới trong việc phát triển đang mở ra trước nhân loại, kèm theo đó có cả những cái nguy hiểm chưa từng có. Con người thường sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, thậm chí đặt ḿnh vào vị thế của Thiên Chúa nữa. Họ tự cho ḿnh quyền hành của một Vị Tạo Hóa trong việc can thiệp vào mầu nhiệm sự sống con người. Họ muốn định đoạt sự sống con người bằng cách lèo lái việc truyền giống cũng như muốn thiết định giới hạn sự chết. Khi loại trừ lề luật thần linh và những nguyên tắc luân lư, họ công khai tấn công cơ cấu gia đ́nh. Bằng những cách thức khác nhau, họ cố gắng làm cho Thiên Chúa phải im hơi lặng tiếng nơi tâm can của con người; họ muốn làm cho Thiên Chúa  ‘hoàn toàn khuất bóng’ nơi văn hóa và lương tâm các dân tộc. Mầu nhiệm lầm lỗi tiếp tục đánh dấu cái thực tại của thế giới này.“

 

Những ǵ được Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II cảm nhận trên đây h́nh như ứng nghiệm những ǵ đă được Thánh Phaolo cảnh báo cho  Kitô hữu thành Thessalonica trong bức thư thứ hai ( 2: 1-4) của Ngài:

 

Hỡi anh em, về sự quang lâm của Chúa {chúng ta} Đức Giêsu Kitô là sự ta được hội ngộ với Ngài, chúng tôi xin anh em đừng vội để ḿnh bị giao động ḷng trí và kinh hoàng, dù bởi Thần Khí hay tuyên ngôn hoặc thư từ nào nói là của chúng tôi: như thể ngày của Chúa đă đến! Đừng để ai phỉnh gạt anh em một cách nào! Trước tiên phải xẩy ra t́nh trạng bỏ đạo tập thể (mass apostasy), và xuất hiện con người lăng loàn vô đạo (lawlessness/ lawless one), đứa hư đốn, kẻ dấy lên chống lại vươn ḿnh lên như thần linh đáng được sùng bái, thậm chí hắn dám ngự trị trong ngai ṭa của Thiên Chúa, cho ḿnh là Thiên Chúa!

 

T́nh trạng bỏ đạo tập thể hay hàng loạt được thể hiện hiển nhiên nhất ở các nước tây phương Kitô giáo với nguy cơ giảm sút ơn gọi tu tŕ và linh mục cùng với hiện tượng đóng cửa nhà thờ hay biến nhà thờ thành những nơi vui chơi xă hội, và t́nh trạng rối đạo tập thể hay hàng loạt được thấy rơ ràng nhất nơi nạn linh mục lạm dụng t́nh dục trẻ em hay nạn hôn nhân đồng tính ngoài xă hội.

 

Hơn nữa, về sự kiện “ xuất hiện con người lăng loàn vô đạo “…, ở đây, có thể nói không phải là một cá nhân, mà là một chủ thuyết, đó là chủ thuyết duy nhân bản, duy ngă độc tôn, chỉ có ḿnh là tuyệt đối, ở chỗ những ǵ con người nghĩ ra mới là sự thật, và những ǵ con người muốn làm mới là sự thiện (chẳng hạn hôn nhân đồng tính hoặc tạo sinh ngoại nhiên, trong ống nghiệm, mang thai mướn, sao bản cloning v.v…), ngoài ra họ coi mọi sự là tương đối, thậm chí kể cả luật tự nhiên và các nguyên tắc bất di dịch của luân thường đạo lư, và giải quyết tất cả mọi sự theo chủ trương duy thực dụng, với tiêu chuẩn tối cao là bất cứ cái ǵ có lợi ngay trước mắt (ly dị, ngừa thai nhân tạo, phá thai, triệt sinh an tử, triệt sinh trợ tử v.v…) là làm và là những ǵ khôn ngoan nhất.

Vị diễn giả giáo dân này bao giờ cũng mở đầu một đề tài bằng một bài Phúc Âm hợp với từng đề tài, sau đó, căn cứ vào ư nghĩa của bài Phúc Âm để tŕnh bày cho thấy một Fatima chẳng những là dạo khúc mở màn cho thời điểm của Ḷng Thương Xót Chúa (đề tài 1), mà trái lại, chính Ḷng Thương Xót Chúa là cốt lơi của Fatima (đề tài 2), đến độ, đối tượng tội nhân của Ḷng Thương Xót Chúa là sứ vụ chính yếu bất khả thiếu của Fatima (đề tài 3), và tất cả thực tại về Ḷng Thương Xót Chúa nơi Mầu Nhiệm Mân Côi cần phải trở thành cảm nghiệm nội tâm cho Fatima (đề tài 4), một cảm nghiệm đă được phản ảnh trung thực và sống động nơi Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, nơi Vị Thiên Chúa toàn thiện, vô cùng khôn ngoan và toàn năng đă nhập thể làm người, cũng muốn con người qua Con Đường Maria đến với Ngài và chắc chắn sẽ gặp Ngài ở Điểm Hẹn Thần Linh Maria (đề tài 5).

 

Mẹ Maria đă hiện ra ở Fatima không phải chỉ để hô hào con cái Mẹ tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ (13/7/1917), mà là để nhờ Mẹ đến với Chúa: "Trái Tim Vô  Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa" (13/6/1917). Mẹ Maria hiện ra ở Fatima để chẳng những kêu gọi chung loài người và riêng Kitô hữu về với Ḷng Thương Xót Chúa: "Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi" (13/10/1917), mà c̣n đưa con người về với Ḷng Thương Xót Chúa nữa, bằng một lực lượng Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ, dẫn đầu là 3 Thiếu Nhi Fatima Lucia (chuyên làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến), Phanxicô (chuyên đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể) và Giaxinta (chuyên cứu các linh hồn tội nhân đáng thương).

 

Bởi thế, v́ cốt lỗi của Fatima là Ḷng Thương Xót Chúa và Mẹ Maria đến Fatima để dẫn con người về với Ḷng Thương Xót Chúa bằng lực lượng Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ như 3 Thiếu Nhi Fatima, mà Phong Trào Tông Đồ Fatima Thế Giới nói chung không thể nào chỉ dừng lại ở Mẹ, để bảo đảm phần rỗi của riêng cá nhân ḿnh, hơn thế nữa, c̣n cần phải dấn thân cho phần rỗi của "các linh hồn cần đến Ḷng Thương Xót Chúa hơn" (13/9/1917), cho một ḥa b́nh thế giới mà lần nào hiện ra và trong cả 6 lần Mẹ maria đều kêu gọi "hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày cho ḥa b́nh thế giới". Cũng chính cho phần rỗi các linh hồn, trong đó có cả bản thân chúng ta, và ḥa b́nh thế giới mà trong chục kinh của Chuỗi Thương Xót được Chúa Giêsu dạy cho Chị Thánh Faustina mới đọc: "... Xin thương xót chúng con (là kẻ có tội) và toàn thế giới (càng văn minh càng bạo loạn)".

   

 

 

Ở phần thứ hai, người diễn giả giáo dân này, qua đề tài 6, đă cho tham dự viên thấy được Ḷng Thương Xót Chúa ra sao và đến độ nào, qua các chứng từ Thánh Kinh, ngay từ thời nguyên tổ, qua gịng Lịch Sử Cứu Độ của Dân Do Thái, đến cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, một Ḷng Thương Xót Chúa đă yêu thương cho đến cùng, đến hiến mạng sống cho người yêu, đến con chiên lạc cuối cùng, đến trở thành đáng thương hơn tội nhân đáng thương v.v.

 

Qua đề tài thứ 7, diễn giả cho tham dự viên thấy được sứ điệp của Ḷng thương Xót Chúa được Người ban cho con người qua sứ giả Faustina của Người chính yếu ở nơi 3 yếu tố: Ảnh Ḷng Thương Xót, Lễ Ḷng Thương Xót và Chuỗi Ḷng Thương Xót. Diễn giả đă cho thấy ư nghĩa hết sức sâu xa của Ảnh Ḷng thương Xót và mối liện hệ mật thiết giữa Ảnh Ḷng Thương Xót với Lễ Ḷng Thương Xót. Diễn giả c̣n cẩn thận phân tích Chuỗi Kinh Thương Xót để cho thấy những ǵ thiếu chính xác ở các lời kinh đang hiện hành, liên quan đến ư nghĩa chân thực của từng lời kinh như Chúa dạy theo nguyên bản cuốn Nhật Kư của Chị Thánh Faustina.

 

Ở đề tài thứ 8, diễn giả tâm sự về Nhóm Tông Đồ Chúa T́nh Thương của ḿnh, liên quan đến động lực h́nh thành nên nó, đến xuất xứ lạ lùng của nó, cũng như đến danh xưng và biệu hiệu (logo) của nó, một biểu hiệu hàm chứa tất cả linh đạo của những ai dấn thân sống đời Tông Đồ Chúa T́nh Thương, một linh đạo được diễn giả kiêm sáng lập viên của nhóm này tóm gọn trong lời nguyện tắt sau đây: "Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng, xin hoán cải con trở nên như những trẻ nhỏ của Ḷng Thương Xót Chúa, để con biết nh́n hết mọi anh chị em con bằng ánh mắt của Ḷng Thương Xót Chúa như Mẹ Maria, cho tất cả được hiệp nhất nên một trong Cha và Con và Thánh Thần. Amen".

 

Thành quả hiển nhiên trước mắt đó là, sau những giây phút tĩnh lặng lắng nghe, cầu nguyện, chầu Thánh Thể, viếng Chúa và dâng lễ, 42 tham dự viên chẳng những đă đáp lại ư muốn của Mẹ Maria ở Fatima trong việc thành lập một Đạo Binh Dàn Trận của Mẹ để sống Ḷng Thương Xót Chúa cho phần rỗi các linh hồn và cho ḥa b́nh thế giới, bằng việc tuyên hứa làm Tông Đồ Fatima của Mẹ, mà c̣n đáp lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị giáo hoàng vừa của Thánh Mẫu Fatima vừa cho Ḷng Thương Xót Chúa, như những ǵ ngài đă cho thấy trong suốt giáo dài 26 năm rưỡi của ngài, về sứ vụ "là những chứng nhân cho t́nh thương" trong một "thế giới ngày nay cần đến t́nh thương của Thiên Chúa biết bao" (Balan 17/8/2002), bằng việc tuyên hứa làm Tông Đồ Chúa T́nh Thương của/cho Ḷng Thương Xót Chúa.

 

Thánh Lễ 12 giờ trưa, bao gồm cả nghi thức tuyên hứa Tông Đồ Fatima và Tông Đồ Chúa T́nh Thương, đă kết thúc 3 ngày tĩnh tâm thật súc tích, sống động và đầy niềm vui. Hẹn tái ngộ.