ĐTC Gioan Phaolô II – Giáo Lư Thánh Mẫu - Bài 53 Ngày 25/6/1997: Mẹ Maria và cái chết của loài người

 

1- Liên quan đến việc kết thúc đời sống trần gian của Mẹ Maria, Công Đồng Chung Vaticanô II sử dụng những từ ngữ của Sắc Chỉ định tín về biến cố Mông Triệu mà nói rằng: “Vị Trinh Nữ Vô Nhiễm, được ǵn giữ khỏi mọi t́ vết nguyên tội, được đưa cả xác lẫn hồn vào vinh quangt thiên quốc, khi đời sống trần gian của Mẹ kết thúc” (Lumen gentium, n. 59). Với công thức này, Hiến Chế Tín Lư Ánh Sáng Muôn Dân, theo vị Tiền Nhiệm Đáng Kính Piô XII của tôi, không tuyên bố ǵ về vấn đề cái chết của Mẹ Maria. Tuy nhiên, Đức Piô XII không có ư chối bỏ sự kiến về cái chết của Mẹ, nhưng ngài không chỉ nghĩ rằng đó là lúc thuận lợi để long trọng khẳng định cái chết của Mẹ Thiên Chúa như là một chân lư buộc tất cả mọi tín hữu chấp nhận.

 

Một số thần học gia thực sự chủ trương rằng Đức Trinh Nữ không chết và nâng lên ngay từ cuộc sống trần gian đến vinh quang thiên quốc. Tuy nhiên, ư kiến này âm thầm cho đến thế kỷ thứ 17, trong khi đó lại có một truyền thống chung thực sự hiện hữu cho rằng cái chết của Mẹ Maria như là cửa ngỏ của Mẹ tiến vào vinh quang thiên quốc.

 

2- Mẹ Maria Nazarét đă trải qua thảm kịch chết chóc trong xác thịt của ḿnh? Khi suy niệm về định mệnh của Mẹ Maria và mối liên hệ của Mẹ với người con thần linh của Mẹ th́ dường như có lư để trả lời rằng một cách khẳng định rằng v́ Chúa Kitô đă chết nên khó có thể chủ trương phản ngược lại đối với trường hợp của Mẹ Maria.

 

Các Giáo Phụ, những vị không ngờ vực ǵ về vấn đề này, đă lập luận theo những chiều hướng ấy. Người ta chỉ cần trích lại lời của Thánh Giacóp of Sarug (†521), vị đă viết rằng khi thời gian đến cho Mẹ Maria “bước đi trên con đường của tất cả mọi thế hệ”, đó là con đường chết chóc, “th́ nhóm 12 Tông Đồ” đă qui tụ lại an táng “thân xác trinh nguyên của Đấng Diễm Phúc” (Discourse on the burial of the Holy Mother of God, 87-99 in C. Vona, Lateranum 19 [1953], 188). Thánh Modestus of Jerusalem (†634), sau cuộc bàn luận dài về “giấc ngủ phúc đức nhất của Mẹ Thiên Chúa tuyệt vinh”, kết thúc bài tán tụng của ḿnh bằng việc tuyên tụng việc can thiệp lạ lùng của Chúa Kitô là Đấng “đă làm cho Mẹ sống lại từ mồ mả”, để đưa Mẹ vào vinh quang với Người (Enc. in dormitionem Deiparae semperque Virginis Mariae, nn. 7 and 14: PG 86 bis, 3293; 3311). Thánh Gioan Damascene (†704) về phần ḿnh đă hỏi rằng: “Tại sai vị mà trong việc hạ sinh đă vượt trên tất cả những giới hạn tự nhiên giờ đây lại c1i ḿnh trước luật lệ của nó chứ và thân xác vô nhiễm của Mẹ lại phải chịu chết chứ?” Và ngài trả lời rằng: “Để được mặc lấy sự bất tử th́ dĩ nhiên phần hữu tử cần phải được bỏ rơi, v́ ngay cả chủ tể của bản tính tự nhiên cũng không chối bỏ trải nghiệm chết chóc. Thật vậy, Người đă chết theo xác thịt và nhờ chết chóc mà hủy diệt cái chết; nhờ bị hư hoại mà Người đă ban tặng sự bất hoại và làm cái chết trở thành nguồn phục sinh” (Panegyric on the Dormition of the Mother of God, n. 10: SC 80, 107).

 

3- Thật vậy, theo Mạc Khải cái chết được trính bày như là một h́nh phạt tội lỗi. Tuy nhiên, sự kiện Giáo Hội công bố Mẹ Maria khỏi nguyên tội bởi một đặc ân thần linh chuyên biệt không dẫn đến kết luận rằng Mẹ cũng đă được hưởng cái bất tử về thể lư. Người Mẹ này không hơn Người Con là Đấng đă trải qua chết chóc, mang lại cho chết chóc một ư nghĩa mới và biến nó thành phương tiện cứu độ.

 

Được tham gia vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô và được liên kết vào hy tế cứu độ của Người, Mẹ Maria có thể thông phần vào cuộc khổ nạn và cái chết của Người v́ Ơn Cứu Chuộc của nhân loại. Những ǵ Severus of Antioch nói về Chúa Kitô cũng áp dụng cho Mẹ: “Không có một cái chết mở đầu th́ làm sao xẩy ra được cuộc Phục Sinh chứ?” (Antijulianistica, Beirut 1931, 194f.). Đề thông phần vào cuộc Phục sinh của Chúa Kitô th́ Mẹ Maria trước hết phải thông phần vào cái chết của Người.

 

4- Tân Ước không cung cấp chi tiết nào về trường hợp chết chóc của Mẹ Maria. Sự im lặng này dẫn người ta đến chỗ cho rằng nó đă xẩy ra một cách tự nhiên, không cần phải đáng nhắc đến một cách đặc biệt. Nếu không phải như thế th́ làm thế nào tín liệu về nó lại giữ kín khỏi người đồng thời của Mẹ mà không truyền xuống cho chúng ta cách nào đó chứ?

 

Về nguyên nhân cái chết của Mẹ Maria, những ư kiến muốn loại trừ Mẹ khỏi cái chết gây ra bởi những căn do tự nhiên dường như không có chỗ đứng. Vấn đề quan trọng hơn là nh́n vào thái độ của Đức Trinh Nữ ở vào lúc Mẹ ĺa khỏi trần gian này. Về vấn đề này, Thánh Francis de Sales chủ trương rằng cái chết của Mẹ Maria gây ra bởi một một sự chuyển vận của t́nh yêu. Ngài nói về một cái chết “trong yêu thương, bởi yêu thương và nhờ yêu thương”, thậm chí nói rằng Mẹ Thiên Chúa đă chết v́ yêu Người Con Giêsu của Mẹ (Treatise on the Love of God, bk. 7, ch. XIII-XIV).

 

Bất cứ quan điểm nào chăng nữa liên quan đến căn nguyên về cơ cấu sinh học nơi việc chấm dứt sự sống thể lư của Mẹ, có thể nói rằng đối với Mẹ Maria cuộc vượt qua từ đời này sang đời sau là một phát triển trọn vẹn của ân sủng trong vinh quang, v́ thế mà không có cái chết nào xứng đáng được diễn tả nlà “ngủ” như cái chết của Mẹ.

 

5- Trong một số bản văn của Các Vị Giáo Phụ, chúng ta thấy Chúa Giêsu diễn tả ḿnh như là đang đến đưa Mẹ của ḿnh vào lúc Mẹ chết để mang Mẹ vào vinh quang thiên đ́nh. Nhờ đó các vị tŕnh bày cái chết của Mẹ Maria như là một biến cố yêu thương đưa Mẹ về với Người Con thần linh của Mẹ để thông phần sự sống bất tử của Người. Vào lúc kết thúc cuộc đời trần thế của ḿnh, Mẹ cần phải trải qua, như Thánh Phaolô và c̣n mănh liệt hơn nữa, ước vọng được thoát khỏi thân xác của Mẹ để được vĩnh viễn ở với Chúa Kitô (cf. Phil 1:23).

 

Cái nghiệm trải sự chết này đă làm phong phú bản thân Đức Trinh Nữ, ở chỗ, bằng việc chịu đựng số phận chung của loài người, Mẹ có thể thực thi hiệu nghiệm hơn vai tṛ làm mẹ đối với những ai đang tiến đến giờ phút cuối cùng của cuộc sống họ.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,

Chuyển dịch từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh.

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_25061997_en.html