CÁCH MẠNG PHẢI BẮT ĐẦU TỪ CON NGƯỜI

 

Ngày nay người ta đưa ra rất nhiều lư thuyết kinh tế xă hội để t́m cách thay đổi cục diện thế giới, nhưng đúc kết lại, mọi kế hoạch đều qui vào một trong hai lập trường này: một là cải cách định chế; hai là cải cách con người.

Hầu hết các tác giả viết về những kế hoạch hoàn thiện hóa con người đều bắt đầu với giả định này: tất cả những ǵ không tốt đẹp nơi nhân loại đều có thể qui hết cho định chế, nghĩa là cho một sự việc. Bởi vậy cứ thay đổi định chế đi là mọi sự tự khắc tốt đẹp. Một số kế hoạch đổ tội cho quyền tư hữu là nguyên ủy của mọi rắc rối nhiễu nhương, thế là họ “cải biến” nó thành quyền sở hữu tập thể. Một số khác lại qui lỗi cho hệ thống nghị viện, thế là “cải biến” thành độc tài. Kẻ khác lại nguyền rủa chính sách kim bản vị (chế độ tiền tệ lấy vàng làm bản vị chính, các thứ tiền khác đều chiếu theo giá tiền vàng mà định) và yêu cầu “sửa đổi” thành chế độ ngân bản vị (chế độ tiền tệ lấy tiền bạc làm bản vị chính).

Nhưng trong các trường hợp đó, điều người ta muốn “cách mạng” hoàn toàn nằm ở bên ngoài con người. Người ta đổ tội cho những vấn đề tài sản, chính quyền, tài chánh rồi t́m cách khắc phục chúng. Các nhà cải cách ngày nay không hề đổ tội cho chính con người về những băng hoại của thế giới, cũng chẳng thèm sửa đổi cá nhân con người.

Các nhà cải cách ấy đă gán cho những định chế này một tầm quan trọng đặc biệt, cho chúng là thần dược của thế giới, nên họ đă vẽ ra kế hoạch xây dựng ḥa b́nh và thịnh vượng… thế là họ đ̣i hỏi loài người phải thay đổi bản tính cho phù hợp với kế hoạch vạch ra. Nhân vị trở thành vô nghĩa. Nhà nước tồn tại không phải v́ con người, và người ta cho rằng con người chỉ có ư nghĩa khi biết phục vụ Nhà nước. Trong một hệ thống như vậy, con người bị tước mất nhân bản, mất nhân vị rồi được đúc thành những con người rập khuôn chỉ biết qui phục một dân tộc, một ṇi giống hoặc một giai cấp nào đó nắm quyền.

Sự tôn sùng một cách cố chấp cái lư thuyết đó đă gây ra những hậu quả kinh hoàng cho thế giới hiện tại. Đối với những kẻ đẻ ra lư thuyết đó th́ những chuyện như toàn thể nhân dân đều bị tước bỏ tự do, hoặc hàng triệu người chết đói, hay hàng vạn con người bị thanh trừng… chẳng có ǵ đáng quan tâm, miễn sao lư thuyết đó vẫn c̣n nắm được chính quyền. Thay v́ làm ra cái mũ chính sách nhà nước thích hợp để cho dân đội vừa, th́ họ lại chặt đầu những kẻ không đội vừa cái mũ đó… Họ đ̣i hỏi là các định chế kinh tế chính trị phải đóng vai tṛ chủ đạo, cho dù có phải trả giá bằng việc hủy hoại chính con người.

Nhưng ngoài những phương thức trên c̣n có một phương thức cải tạo thế giới khác nữa, dựa vào xác tín này: mọi cuộc cải tạo phải khởi sự từ nơi con người, bản tính loài người phải thích nghi, thuận theo một kế hoạch rộng lớn, cao cả hơn những lư thuyết thế gian này, hơn bất kỳ kế hoạch xây dựng trật tự thế giới do một nhà nước hay định chế nào phác thảo ra. Phương pháp này công nhận rằng phải làm cách mạng… nhưng không phải lật đổ những ǵ nằm bên ngoài con người. Nó thôi thúc con người phải làm cách mạng ngay trong chính nội tâm ḿnh; với những thói hư tật xấu như kiêu ngạo, vị kỷ, cá nhân, cục bộ, ganh tỵ, tham lam.

H́nh thức cách mạng thứ hai này không đổ thừa những rắc rối ta gặp phải cho các định chế, mà qui lỗi cho chính nhân loại… không phải qui tội cho cách thức con người vận dụng tài sản, mà cho cách thức con người điều khiển bản thân. Phương pháp cải cách này ít thông dụng hơn phương pháp đầu: khi gặp khó khăn trở ngại, ai trong chúng ta cũng đều thích đổ lỗi cho người khác, việc khác, hơn là cho chính bản thân. Cậu bé va đầu vào cửa, thế là cứ nhằm cửa mà đạp. Người cầu thủ đá hỏng quả banh, thế là cứ nhằm đôi giày mà đổ tội. Nhưng lỗi là của cậu ta chứ, đôi giày đâu có làm nên tội t́nh ǵ.

T́m cách đổ tội chẳng mang lại kết quả ǵ. Bởi lẽ các phiền phức trong thế giới nằm ngay ở trong con người. Chẳng ích lợi ǵ khi chuyển nhượng tài sản từ tay một ít nhà tư bản vào tay một ít cán bộ chức quyền để họ tha hồ vơ vét và tham lam. Sửa đổi các điều khoản luật lệ mà không sửa đổi bản thân người thi hành luật th́ chẳng ích lợi ǵ, bởi v́ rắc rối không nằm trong luật lệ, mà nằm ở chính ḷng ích kỷ của kẻ thừa hành. Nếu ta muốn tái tạo thế giới, ta phải bắt đầu bằng việc cải tạo bản thân con người trước đă. Dần dà các định chế sẽ tốt lành bởi lẽ chúng trở nên giống với những kẻ tốt lành đă dựng nên chúng.

Và đó cũng là lư do tại sao các định chế và kế hoạch phải mềm dẻo và linh động đủ để thích ứng được với những tâm hồn tự do, hứng khởi, muốn trưởng thành và muốn mở rộng tầm nh́n nhờ đời sống tiếp xúc với Thiên Chúa. Ngoài Thiên Chúa ra, không có mục tiêu nào vĩ đại đủ để đ̣i hỏi loài người phải biến đổi bản tính của họ… bởi vậy không một định chế trần gian nào có quyền chà đạp lên phẩm giá con người.

Con người là tạo vật cao cả nhất trên trần gian này: linh hồn bất tử của con người có giá trị hơn cả mọi lư thuyết, kế hoạch hoặc cả thế giới gộp lại. Các định chế, kế hoạch, nhà nước… đều sẽ qua đi. Chỉ có con người và linh hồn của con người là quan trọng, bởi lẽ “được cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích ǵ?”
 

VẪN C̉N HY VỌNG

Trên thế giới có rất nhiều người bi quan khi dự đoán tương lai. Nếu tôi không thực sự tin vào Thiên Chúa th́ tôi cũng bi quan như họ. Cách đây 30 năm, một từ được nói trên môi mọi người là từ “tiến bộ”. C̣n ngày nay ai cũng nói đến “thất bại” và “bom nguyên tử”. Thái độ bi quan yếm thế này xuất hiện tỷ lệ thuận với việc theo dơi tin tức thế giới. Nói như thế không hẳn là v́ tin thế giới ngày nay quá tŕ trệ, mà v́ người ta dành quá ít thời gian để phát các tin khác tích cực hơn. Kết quả là thiên hạ sống đời sống chính trị chứ không phải đời sống tâm linh.

Giở bất kỳ một tờ báo nào ra, hầu như ta đều đọc thấy đại loại những tin như sau “Cắt giảm trợ cấp” “Công ty x. phá sản!” “Giám đốc Y. bị tố cáo đă tham ô 100 triệu!” v.v… Sở dĩ có sự mất cân đối giữa tựa đề và bài tường thuật là v́ ngày nay người ta đồng hóa: giật gân là tin tức, là chân lư. Chẳng có tin tức nào thuật lại chuyện cha mẹ thương yêu con cái, dạy dỗ chúng biết yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi, yêu mến anh em láng giềng, yêu tổ quốc. Nhưng những chuyện thuộc loại vớ vẩn như ông A chia tay bà B sau 18 tháng chung sống th́ lại được đăng tin. Điều xấu xa tệ hại th́ được đăng c̣n điều tốt lành lại bỏ qua.

Chiến tranh và hiện trạng thế giới cũng thế. Thời thế đảo điên quá! Chưa khi nào tệ hại như hiện nay, bởi lẽ chưa bao giờ thế giới văn minh lại điên cuồng chống đối Thiên Chúa đến thế. Chúng ta đang chứng kiến di sản Kitô giáo được chuyển từ Tây sang Đông. Không phải Tây phương đánh mất di sản ấy, mà là phương Đông nay đang bắt đầu thực hành những điều phương Tây đă làm được trong thời sung măn nhất. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nền văn minh của ta đă cáo chung, và chúng ta đă hết hy vọng. Chúng ta đă tới thời buổi lịch sử mà Thiên Chúa xui khiến ta nh́n nhận ra sự khiếm khuyết của ḿnh là hậu quả của việc chỉ tin vào ḿnh. Thường thường, đối với đứa con nào tự hào tưởng rằng ḿnh làm được tất cả, người cha cứ để mặc nó ṃ mẫm tháo ráp đồ chơi của nó, rồi sẽ có lúc nó nhận ra ḿnh c̣n kém cỏi và cầu cứu cha ḿnh giúp đỡ.

Thay v́ gọi thời buổi này là thời buổi tai họa, ta nên gọi nó là thời kỳ nhục nhă. Chúng ta được tự do tùy nghi theo đuổi mọi quan điểm, mọi công cụ. Dần dà con người ta nhận chân được lời Kinh Thánh: “Khốn cho những kẻ qua Ai cập cầu cứu, họ tin vào chuyện đông người khỏe ngựa, mà quên đi Thiên Chúa yêu thương”.

Có một người cha dắt con ra đồng xem thử lúa đă gặt được chưa. Cậu con thích những cây lúa c̣n đứng thẳng thân và bảo: “Những cây lúa oằn xuống kia chắc chẳng có hạt lúa nào để gặt cả”. Người cha trả lời: “Con ngốc nghếch quá! Cây nào thẳng đứng là những cây mang hạt lép kẹp, chẳng giá trị bao nhiêu, c̣n những cây oằn xuống, cúi đầu mới là những cây mẩy hạt”. Trong đời sống cũng vậy, dân tộc nào biết cúi đầu khiêm nhu trước Thiên Chúa, dân tộc đó sẽ trở nên vĩ đại.

Những ngày tháng vĩ đại đang chờ đợi ta phía trước, mặc dù có những lúc thanh luyện xen kẽ, hầu biết được là nếu không có mặt trời th́ không có nắng ấm, và dân tộc ta không thể thịnh vượng nếu không có Thiên Chúa. Niềm hy vọng này sẽ chuyển thành chiến thắng nhờ một trong hai cách sau đây: hoặc tự thức tỉnh tâm hồn bằng việc cầu nguyện, hoặc bị sa lầy vào cùng khốn cho tới khi biết ngẩng mặt lên kêu cầu Chúa từ t́nh trạng thiếu thốn của ḿnh. Thế giới nói chung và đất nước chúng ta nói riêng, vẫn đầy dẫy hàng ức triệu người lành. Đời sống tâm linh ngày càng phát triển, đời sống cầu nguyện ngày càng gia tăng, giới trẻ ngày càng khát khao hy sinh về mặt tinh thần. Chúng ta không thất bại đâu! Chúng ta chỉ mất đi tính kiêu ngạo thôi! Thiên Chúa không bao giờ đội vương miện chiến thắng lên đầu kẻ ngạo mạn. Mặt trời càng xuống thấp, bóng càng dài, cũng vậy ta càng khiêm tốn bao nhiêu th́ càng thành vĩ đại bấy nhiêu. Kiêu ngạo chỉ giết chết ḷng biết ơn nơi người khác. Quốc gia chúng ta rồi đây sẽ có ngày long trọng tổ chức lễ tạ ơn Thiên Chúa v́ đă thắng lợi trong việc mưu t́m ḥa b́nh. C̣n bao lâu nữa mới tới ngày đó?
 

Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to Happiness)