Chữ viết của tổ tiên người Việt
Phạm Ngọc Dương
(Cám ơn bạn Lê Văn Anh Dũng đă t́m và chuyển đến TSYS bài này)
1- 50 năm tự t́m ṭi, nghiên cứu

Ông Xuyền nói: “Đây là chữ Khoa đẩu, chữ của người Việt cổ, của tổ tiên chúng ta. Từng chữ bốc lên như ngọn lửa, nên gọi là Hỏa tự”. Trong tôi trào dâng niềm xúc động, mặc dù, nh́n vào những ḍng chữ đó, tôi chả hiểu được điều ǵ.
Tôi nhớ măi cái buổi tại Trung tâm Văn hóa người cao tuổi ở phố Đặng Văn Ngữ (Đống Đa, Hà Nội), vào cuối năm 2007, ông giáo già người Phú Thọ, đă thuyết tŕnh cả buổi trước 40 nhà khoa học, toàn các giáo sư, tiến sĩ, các nhà sử học, ngôn ngữ học, văn học nước nhà. Lúc th́ trên máy chiếu, lúc trên bảng đen, ông như thầy giáo của thời xưa cũ, và các nhà khoa học lớn của nước nhà, như những học tṛ, ngồi nghe ông thuyết giảng về một loại kư tự lạ. Loại kư tự lạ ấy không phải của người ngoài hành tinh, mà chính là của tổ tiên chúng ta!
Ông giáo già Đỗ Văn Xuyền giảng giải về chữ Việt cổ
Tôi cũng từng được nghe đâu đó, trong sử sách, truyền thuyết, rằng tổ tiên ta cũng có chữ cổ, rằng thứ chữ ấy có tên Khoa đẩu. Quả thực, tôi rất ṭ ṃ về loại chữ này. Tôi đă nhiều lần đến băi đá cổ Sapa,đôi ba lần đến băi đá cổ Pá Màng (Liệp Tè, Thuận Châu, Sơn La, hiện các ḥn đá đă được khai quật, giải phóng cho ḷng hồ thủy điện Sơn La), băi đá cổ ở Xín Mần (Hà Giang) và vinh dự là người đầu tiên được “người rừng” Trần Ngọc Lâm dẫn vào đại ngàn Hoàng Liên Sơn tận mắt băi đá có h́nh khắc chưa từng được biết đến. Tuy nhiên, với khả năng hạn hẹp (gần như bằng không về cổ tự), tôi chỉ quan sát cho thỏa trí ṭ ṃ. Những h́nh vẽ loằng ngoằng đó liệu có phải cổ tự không, thú thật, tôi c̣n chẳng biết. Hôm nghe ông thầy giáo về hưu Đỗ Văn Xuyền nói như lên đồng trước đông đảo các nhà khoa học, trong hội trường chật hẹp, về một thứ chữ cổ của người Việt, đă thất truyền, giờ được ông giải mă, không riêng ǵ tôi, nhiều nhà khoa học vô cùng xúc động. Dù thứ ngôn ngữ và cách giải mă của ông giáo già Đỗ Văn Xuyền chưa được thừa nhận chính thức, song nó đă khẳng định một điều, rằng đất nước ta, rằng người Việt chúng ta, từ măi thời Vua Hùng, từ tận thời Đông Sơn mấy ngàn năm trước, đă từng có chữ. Chữ là văn minh, chữ là thịnh vượng. Rằng chúng ta không phải những người “ăn nhờ” văn hóa, “đi mượn” chữ viết của các dân tộc khác. Điều này quan trọng biết bao, ư nghĩa biết bao và bớt đi tủi nhục biết bao.
Bẵng đi mấy năm, câu chuyện giải mă chữ Việt cổ, cách đọc chữ Việt cổ của ông giáo già Đỗ Văn Xuyền cũng ch́m vào quên lăng. Không thấy người ta hội thảo, không thấy bàn tán, chẳng thấy khen chê, ủng hộ, cũng chả thấy ai phản bác cái công tŕnh 50 năm trời lặn lội của ông giáo giá kia. Chẳng lẽ công tŕnh tưởng như không có ǵ lớn bằng, không có ǵ ư nghĩa bằng kia, là thứ vô tác dụng, là thứ nói ra cho biết rồi tống vào tủ cho mối mọt gặm?
Ngày giỗ Tổ đến, cả triệu người dân nước Việt nô nức trẩy về đền Hùng, nơi thờ đức tổ Hùng Vương, với 18 chi, không biết bao nhiêu đời vua đă dựng xây, bảo vệ đất Việt suốt 2622 năm ṛng (Từ thời
Kinh Dương Vương 2879 TCN đến thời Thục Phán thôn tính nước Văn Lang 258 TCN). Tôi cũng ḥa vào ḍng người mang nỗi niềm xúc động t́m về tổ tiên. Trong ḷng trào dâng bao ư nghĩ, bao thắc mắc về một thời khắc lịch sử rất dài mà có nhiều lộn xộn, khó hiểu. Thời đại Hùng Vương như một đám mây mênh mang, linh thiêng, bí ẩn và chưa được giải mă.
Lang bang với những ư nghĩ ấy, tôi chợt nhớ đến cái buổi hội thảo năm kia, ông giáo già tỉnh lẻ Đỗ Văn Xuyền, bằng công tŕnh tâm huyết với tổ tiên, đă dựng lại cả một thời đại hùng tráng, thịnh vượng chả kém ǵ các nền văn minh rực rỡ của thế giới cổ đại. Thế là, rồi rời ḍng người hối hả lên đền Hùng, t́m gặp ông giáo già Đỗ Văn Xuyền.
Ngôi nhà khang ở con phố nhỏ phường Tân Dân (Việt Tŕ), ngay cạnh Công an tỉnh Phú Thọ lúc nào cũng im ỉm khóa, khóa cả cửa kính lẫn cửa sắt. Cạnh đó, có quán nhậu thịt trâu 7 món và cá song Hồng nổi tiếng của Việt Tŕ, khách rất đông, ồn ào, náo nhiệt. Tôi bấm chuông mấy lần, người đàn bà mới ́ ạch ra mở cửa. Bà nh́n tôi với ánh mắt không được thiện cảm. Tôi giới thiệu là nhà báo, bà bảo tôi vào ghế ngồi, rồi bà ngúng nguẩy lên gác.
Một lát sau, ông giáo già Đỗ Văn Xuyền từ gác đi xuống. Câu đầu tiên ông nói: “Cậu thông cảm. Bà vợ coi tôi là kẻ vô tích sự, toàn ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Bà ấy sợ các cậu đến, các nhà khoa học đến, lại thổi bùng lên nhiệt huyết trong tôi, rồi tôi lại bỏ nhà, bỏ mặc bà ấy lên đường t́m chữ cổ. Đấy là bà ấy nghĩ thế thôi, chứ niềm đam mê nghiên cứu chữ cổ đă ngấm vào máu của tôi hơn 50 năm nay rồi, cậu có động viên hay không th́ tôi cũng vẫn say mê nghiên cứu. Suốt 50 năm trời, tôi tự mày ṃ, nghiên cứu, có cần ai động viên, ai cho tiền bạc ǵ đâu”.
Lúc này, tôi mới hiểu rơ tâm tư bà vợ của ông giáo già Đỗ Văn Xuyền. Cũng chả trách bà được. Công sức, tiền bạc, ông không dành cho gia đ́nh, mà phục vụ thiên hạ, làm sao khiến phụ nữ vui cho được.
Tôi ngồi tṛ chuyện với ông Xuyền, vợ ông mang đên cốc nước rồi “lên án” chồng: “Ngày nào ông ấy cũng thức đến 12 giờ đêm nghiên với chả cứu. 3 giờ sáng ông ấy đă thức dậy rồi không ngủ nữa, cứ h́ hục nghiên cứu chữ nghĩa. Mà cái thứ chữ ông ấy nghiên cứu có bán được đâu, có ăn được đâu. Tôi ở cùng nhà ông ấy, nhưng mấy chục năm nay, có mấy khi thấy mặt ông ấy đâu. Tiền lương hưu của ông ấy có hơn 2 triệu bạc, chả đủ để phô tô tài liệu, chứ đừng nói đến chuyện đi khắp trong Nam ngoài Bắc, lên rừng xuống biển. Có tiền ông ấy cũng đi, không có tiền ông ấy cũng đi, tôi ốm ông ấy cũng không thèm về, chả quan tâm ǵ đến cái gia đ́nh này cả”.
Những lời trách cứ của bà vợ, đă nói rơ nhiệt huyết của ông giáo già Đỗ Văn Xuyền. Không bỏ nửa thế kỷ tâm huyết, không hy sinh tất thảy, làm sao ông Xuyền có thể hoàn thành một công tŕnh lớn như vậy, công tŕnh mà hàng trăm nhà khoa học đầu ngành về ngôn ngữ, lịch sử, đă ôm hận xuống suối vàng khi việc nghiên cứu c̣n dang dở.
Nói điều này, không có nghĩa tôi công nhận công tŕnh giải mă, phục hồi chữ Việt cổ của ông thầy giáo Đỗ Văn Xuyền là thành công tuyệt đối (việc này phải ở tầm cỡ quốc gia, quốc tế công nhận đă), nhưng tôi phải công nhận rằng, tâm huyết, trí tuệ của ông với văn hóa quốc gia là đáng trân trọng.
Để bắt đầu câu chuyện hành tŕnh đi t́m chữ cổ kéo dài hơn 50 năm trời, ông Đỗ Văn Xuyền chọn lọc trong đống tài liệu ngập tủ tủ kính pḥng khách và pḥng làm việc trên tầng 2 của ông cho tôi xem.
Tôi lật từng trang tài liệu mà hoa cả mắt, rặt là một thứ chữ lạ, chẳng giống chữ Hán, chẳng giống chữ Nôm, cũng chẳng ra chữ Lào, chữ Thái. Ông Xuyền nói: “Đây là chữ Khoa đẩu, chữ của người Việt cổ, của tổ tiên chúng ta đấy. Từng chữ bốc lên như ngọn lửa, nên gọi là Hỏa tự”.
Trong tôi tự dưng trào dâng niềm xúc động, mặc dù, nh́n vào những ḍng chữ đó, tôi chả hiểu được điều ǵ.
2- Người đọc thông viết thạo chữ Việt cổ!
Sau 50 năm nghiên cứu chữ Việt cổ, thời đại Hùng Vương, ông giáo già Đỗ Văn Xuyền giờ đă đọc thông, viết thạo chữ Việt cổ. Ông có thể nói luôn cả tiếng của người Việt cổ xưa. Ông Xuyền nói vui
rằng, nếu có phép thần thông quảng đại, hoặc cỗ máy vượt thời gian, đưa ông về thời Đông Sơn, ông có thể dễ dàng giao tiếp với người Việt thời kỳ đó.
Giờ đây, thầy giáo Đỗ Văn Xuyền, với bút danh Khánh Hoài, vẫn sáng tác thường xuyên. Bản thảo truyện ngắn, công tŕnh nghiên cứu lịch sử, văn hóa của ông xếp thành chồng. Tuy nhiên, không ai đọc được những bản thảo đó ngoài ông, v́ chúng được viết bằng chữ… Việt cổ.
Tôi đưa cuốn sổ cho ông Xuyền, nhờ ông viết mấy chữ tặng tôi. Chẳng cần suy nghĩ, ông cầm bút viết nhanh như viết chữ Quốc ngữ.
Cho đến lúc này, một số người vẫn coi việc làm của ông là điên rồ, rỗi hơi, bởi dù thứ chữ Việt cổ đó có được khôi phục lại, cũng chẳng ai dùng nữa, v́ đă có chữ Quốc ngữ rồi. Ông Xuyền th́ không nghĩ như vậy. Với ông, chỉ cần trả lời được câu hỏi: Thời kỳ Hùng Vương tổ tiên chúng ta có chữ hay không, đă là một thành công ngoài sức tưởng tượng của ông rồi. Với việc chứng minh thời kỳ đó có chữ viết, ông Xuyền càng tự hào về tổ tiên ḿnh, là những người có tŕnh độ, tri thức cao, chứ không phải là những người tiền sử, đóng khố, ở trần như sử sách vẫn nói.
Các nhà khoa học phương Tây đă làm được một việc vĩ đại, đó là giải mă được chữ viết đă thất truyền của người Ai Cập cổ đại. Dù xă hội hiện đại không dùng thứ chữ đó phục vụ cuộc sống, nhưng nó là phương tiện cực kỳ thuận lợi để các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử. Có vô vàn những tài liệu bí ẩn thời Ai Cập, mà nếu không giải mă được chữ viết, sẽ bế tắc trong việc nghiên cứu. Nghĩ vậy, nên ông Xuyền đă dày công t́m cách giải mă loại chữ Việt cổ thất truyền này.
Ông giáo già Đỗ Văn Xuyền bảo rằng, tài năng khảo cổ, lịch sử, nhất là chữ Việt cổ của ông, không thể so với những “núi Thái Sơn” như Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Phạm Thận Duật, Vương Duy Trinh…
Thế nhưng, ông lại có may mắn hơn các vị tiền bối, là được tiếp thu những công tŕnh nghiên cứu vĩ đại của người đi trước, vô t́nh có được nhiều tài liệu quư và may mắn khi t́m ra được phương pháp giải mă loại chữ cổ này.
Sau khi sưu tầm đầy đủ kư tự chữ Việt cổ, nắm được giọng nói, ngôn ngữ của người cổ, ông Xuyền nghiên cứu ngôn ngữ, chữ viết tuần tự theo thời gian từ thời hiện đại trở về trước. Ông đă vô cùng ngạc nhiên khi đọc được một tài liệu cổ, mà nhà truyền giáo Alexandre de Rodes đă viết: “Đối với tôi, người dạy tài t́nh nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong ṿng 3 tuần, anh ta đă hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ”.
Như vậy, rơ ràng một thiếu niên bản xứ đă dạy cho nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha này một loại ngôn ngữ tượng thanh. Ông ta chỉ học có 3 tuần là biết cách đọc các từ, thay v́ phải học ít nhất 10 năm như chữ Hán. Ông Xuyền tin rằng, thứ chữ mà người thanh niên đó dạy nhà truyền giáo Bồ Đào Nha là chữ Việt cổ! Điều đó có nghĩa, những nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đă tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công Latin hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ.
Ngoài ra, có một tài liệu lưu ở Ṭa thánh La Mă. Sau khi chép lại nhiều trang giấy tập viết chữ Quốc ngữ, đoạn cuối, chủ nhân của tập tài liệu viết thế này: “Đây là tài liệu tập chuyển thể từ chữ Việt cổ sang chữ Quốc ngữ (năm 1625 – tài liệu)”. Nghĩ theo hướng đó, ông Xuyền lục t́m những tài liệu liên quan đến các nhà truyền giáo, đến chữ Quốc ngữ vào thế kỷ 17, 18.
Ông Xuyền giở một đống tài liệu phôtô các văn bản chữ Quốc ngữ từ cách nay vài chục năm, cho đến 350 năm trước cho tôi xem. Những văn bản này c̣n lưu lại rất nhiều trong các thư viện ở Lisbon, Pari, Roma... Tôi quả thực hết sức ngạc nhiên về những văn bản này. Những văn bản từ đầu thế kỷ 20 c̣n đọc được khá trôi trảy, nhưng ngược đến thế kỷ 19, tương đối khó đọc, và nhiều chữ không đọc nổi.
Lần giở các văn bản chữ Quốc ngữ của thế kỷ 17 th́ gần như không đọc được. Tôi chỉ có thể đọc được một vài chữ trong một văn bản cả ngàn chữ vào thời kỳ mà chữ Quốc ngữ mới ra đời.
Theo ông Xuyền, v́ ông đă nghiên cứu chữ Việt cổ rất lâu rồi, 50 năm nay rồi, và đă hiểu được tương đối, nên khi cầm những văn bản chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu, trong khi các nhà khoa học chưa chắc đă đọc được, th́ ông đọc vanh vách, không bị vấp bất cứ một chữ nào. Điều ngạc nhiên mà ông Xuyền nhận thấy, đó là nhiều kư tự mà các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha sử dụng trong những buổi đầu tương đối giống với chữ Việt cổ. Càng về sau này, qua cả trăm lần cải tiến, thay đổi, những chữ tương đối giống chữ Việt cổ đă dần biến mất và mất hẳn bóng dáng trong các văn bản Quốc ngữ ngày nay. Mặc dù, về h́nh dáng, chữ Việt cổ không c̣n nét nào giống chữ Quốc ngữ, nhưng lại cùng có cấu trúc ghép vần.
Theo ông Xuyền, bí quyết để giải mă được chữ Việt cổ, là phải hiểu được ngôn ngữ thời xưa và nắm được quy luật thay đổi vị trí nguyên âm theo đạo lư người Việt (ví dụ từ “trời” nguyên âm đặt phía trên, từ “đất” nguyên âm đặt phía dưới. Tương tự các từ “cha, con” nguyên âm đặt phía trước hoặc sau…).
Khi đă nắm được quy luật ghép vần, hiểu được ngôn ngữ Việt cổ, th́ chỉ cần học chưa đầy 10 ngày, có thể đọc, viết được loại chữ này!
Khi đă giải mă được chữ Việt cổ, ông Xuyền có thể dễ dàng phiên dịch từ chữ Việt cổ sang chữ Quốc ngữ và ngược lại. Chữ Việt cổ không ghi âm được phần lớn ngôn ngữ hiện đại, nhưng khi chuyển ngôn ngữ hiện đại về ngôn ngữ Việt cổ, th́ việc dịch diễn ra dễ dàng.
Từ ngày giải mă được loại chữ mà ông Xuyền khẳng định là chữ Việt cổ, chính quyền, nhân dân Việt Tŕ đă góp công sức, tiền bạc xây dựng lại ngôi miếu Hai Cô. Các hoành phi, câu đối đều được viết bằng thứ chữ Việt cổ do ông Xuyền thực hiện.
Mới đây, Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam đă dâng tặng ngôi miếu một “quy thần” bằng đá, lưng khắc chữ Việt cổ. Rùa đá này biểu thượng cho quy thần mà Hùng Quốc Vương dâng tặng cho Vua Nghiêu vào năm 2357 trước công nguyên.
Có thể nói, sự tồn tại của chữ Việt cổ là một sự thật, đă được các học giả trong và ngoài nước thừa nhận. Đó là niềm tự hào dân tộc. Việc giải mă được chữ Việt cổ, giúp chúng ta và thế hệ sau sẽ có điềukiện tốt hơn trong việc nghiên cứu lịch sử nước nhà. Công tŕnh giải mă chữ Việt cổ của nhà giáo già Đỗ Văn Xuyền đă đúng hướng hay chưa, đă thành công được mức độ nào, cần có rất nhiều sự đầu tư của các nhà khoa học và các cuộc hội thảo mang tầm quốc gia, thậm chí là quốc tế.
3- Bí ẩn chữ viết thời Hùng Vương
Ông Vương Duy Trinh, Tổng đốc Thanh Hóa, phát hiện ra một văn bản là một bài thơ viết bằng thứ chữ lạ, vờn lên như ngọn lửa, gọi là hỏa tự. Văn bản chữ lạ này được phiên dịch ra chữ Hán và tựa đề bài thơ đó là “Mời trầu”, có nội dung ca ngợi t́nh yêu.
Để chứng minh thời kỳ Hùng Vương đất nước ta có chữ Viết, thầy giáo Đỗ Văn Xuyền đă đến hàng trăm đền, đ́nh, miếu để khảo cứu. Càng t́m hiểu, ông càng ngạc nhiên khi thấy khắp đất nước ta, có cả trăm đền, miếu thờ thầy giáo, học tṛ. Ông đă đi khắp các tỉnh, từ Đông Bắc sang Tây Bắc, đi hết miền Trung để mục sở thị các di tích, ghi chép lại, lập bản đồ mạng lưới dạy học thời Vua Hùng, trước khi người Hán sang xâm lược.
Trong quá tŕnh khảo cứu, t́m tư liệu, ông Xuyền may mắn tiếp cận được những tài liệu mà người Pháp thu thập trong cuộc tổng kiểm kê các di tích, làng xă vào năm 1938. Rồi các công tŕnh như: Thần linh đất Việt, Các nữ thần Việt Nam, Các nữ tướng của Hai Bà Trưng… Ông Xuyền đă t́m thấy cả trăm di tích nói về thầy, tṛ, lớp học. Theo đó, mở đầu của nền giáo dục trước khi Hán xâm lược, là thời Hùng Vương thứ 6 và kết thúc là thời Hai Bà Trưng với thầy Đỗ Nam Tế, cô Tạ Cẩn Nương, thầy Lê Đạo, sư bà chùa Phúc Khánh… Có điều lạ là, vào thời kỳ đó, có rất nhiều cô giáo và học tṛ nữ, chứng tỏ, thời Hùng Vương, nam nữ rất b́nh quyền.
Tại đền thờ Lỗ Công ở thôn Bồng Lai (Từ Liêm), c̣n một tấm bia cổ ghi rơ: Thầy giáo Lỗ Công dạy học ở Kinh Thành (Văn Lang). Học tṛ của thầy Lỗ Công là Hoàng Trụ, con của công chúa Mỵ Châu Hoa (con gái Hùng Đinh Vương, Vua Hùng 16). Hoàng Trụ biết chữ, về thôn Bồng Lai mở lớp, dạy học. Do có công với dân làng, nên dân làng lập đền thờ phụng.
Sau khi phát hiện hàng trăm thầy, cô, học tṛ thời Hùng Vương (với ghi chép cụ thể, đầy đủ), thầy giáo Đỗ Văn Xuyền khẳng định rằng, thời Hùng Vương, đất nước ta đă có chữ viết. Nếu không có chữ, chẳng lẽ hệ thống giáo dục của thời kỳ này lại dạy chay? Có tài liệu của người Hán viết rằng, năm 178, Sĩ Nhiếp làm Thái thú đất Giao Châu, thấy vùng Giao Châu không có chữ viết, nên đưa chữ Hán vào dạy.
Tuy nhiên, lịch sử từ nước ta khẳng định rằng, Sĩ Nhiếp đă đốt sạch tài liệu, sách vở, cấm người dân học chữ Việt, bắt buộc phải học chữ Hán. Hàng ngàn năm Bắc thuộc, chữ Việt mai một rồi biến mất cũng là điều dễ hiểu.
 Chữ cổ trên trống đồng trưng bày ở Đền Hùng.
Chữ cổ trên băi đá Sapa
Càng t́m hiểu, thầy giáo Đỗ Văn Xuyền càng tin rằng người Việt từng có chữ viết riêng. Người Lào, người Campuchia, thậm chí các dân tộc thiểu số quanh vùng c̣n có ngôn ngữ, chữ viết riêng, th́ không lẽ ǵ người Việt lại không có chữ.
Mang công tŕnh ghi chép hành tŕnh đi t́m các lớp học thời Hùng Vương gặp GS. Hà Văn Tấn để tŕnh bày khát vọng muốn đi t́m chữ Việt cổ, ông Xuyền đă bị ấn tượng mạnh. Khi đó, GS. Hà Văn Tấn đă nằm liệt, không cử động được nữa. GS. Tấn cứ nắm tay ông Xuyền khóc không ngừng. GS. Tấn đă dành cả đời để nghiên cứu chữ Việt cổ, song công tŕnh nghiên cứu c̣n dang dở th́ ông đă nằm liệt, không tiếp tục được nữa. Sau này, ông Xuyền tiếp tục gặp GS. Lê Trọng Khánh, người cũng dành gần như cả cuộc đời để nghiên cứu chữ Việt cổ. Khi đó, GS Khánh đă 86 tuổi, mắt mờ, chân yếu. Ông Khánh khóc to lắm, rồi cứ nắm tay ông Xuyền dặn ḍ, động viên tiếp tục công việc nghiên cứu c̣n dang dở của ông.
Sau khi gặp hai vị giáo sư hàng đầu về chữ cổ, niềm khao khát giải mă chữ Việt cổ của thầy giáo Đỗ Văn Xuyền lại càng mănh liệt. Nhưng trước hết, để giải mă được chữ Việt cổ, th́ phải có trong tay nhiều chữ cổ.
Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái tông ghi: “Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần quy, bối hữu Khoa đẩu”. Nghĩa là, thời vua Nghiêu nước Việt Thường tặng rùa thần ngh́n tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu. Theo cổ sử Trung Quốc, thời vua Nghiêu (năm 2357 TCN), sứ giả Việt Thường đến kinh đô tại B́nh Dương (phía bắc sông Hoàng Hà - tỉnh Sơn Tây ngày nay) dâng thần quy, vuông hơn ba thước, trên lưng có khắc chữ Khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch.
Trong tài liệu “Sự h́nh thành và phát triển chữ Việt cổ”, do Viện Văn hóa in năm 1986, GS. Lê Trọng Khánh đă dẫn chứng: Nhiều dân tộc trong Bách Việt đă dùng chữ Khoa đẩu thời Phục Hy - Thần Nông để ghi tiếng dân tộc ḿnh. Riêng ở Việt Nam, chữ Khoa đẩu được dùng lâu hơn. Măi đến đời Sĩ Nhiếp vẫn c̣n, tuy Sĩ Nhiếp cấm đoán nhưng nhân dân ta vẫn dùng. Nhiều nhà nghiên cứu, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... trước đó là Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Kư, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: Lục Lưu, Hứa Thân, Trịnh Tiểu... đều khẳng định Việt Nam xưa đă có chữ viết riêng.
Chữ Việt cổ được phát hiện ngày một nhiều trên nhiều hiện vật khảo cổ, được khắc trên đá, trên xương thú, trên đồ đồng như vũ khí, trống đồng cổ và phân bố rộng khắp lưu vực có người Việt sinh sống.
Tiêu biểu là 28 kư tự cổ được phát hiện trên 4 chiếc qua đồng Đông Sơn. Các nhà khoa học cho rằng, những kư tự này là chữ Việt cổ, nhưng chưa giải mă được.
Hễ nghe thông tin ở đâu phát hiện kư tự lạ, cổ, ông Xuyền lập tức lên đường t́m hiểu, bất kể ở trên rừng hay dưới biển, ở ngoài Bắc hay trong Nam và dù trời mưa nắng hay băo giông.
Bản thảo chữ cổ do ông Vương Duy Trinh phát hiện.
Do các chuyến đi đều dài ngày, đi xa, mà tiền lương hưu ít ỏi, nên ông giáo già Đỗ Văn Xuyền đă thực hiện tiết kiệm tối đa. Mỗi chuyến đi, ông đều chuẩn bị vơng, bạt, bi đông đựng nước, ḿ tôm, bánh ḿ.
Tối ông không vào nhà nghỉ mà mắc vơng, dựng bạt ngủ ven rừng, bên đường, rồi nhai bánh ḿ, ḿ tôm sống cầm hơi. Hàng chục chuyến hành tŕnh vất vả, kéo dài có khi đến cả tháng, nhưng thứ chữ ông thu thập phần lớn chỉ là chữ Chăm, chữ Lào, chữ Thái cổ.
Đọc tài liệu về ông Phạm Thận Duật, ông Xuyền như bắt được vàng. Phạm Thận Duật là quan triều Nguyễn, từng làm Tri châu ở Tây Bắc, là một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Cuối thế kỷ 19, ông t́m thấy chữ Việt cổ. Theo mô tả, thứ chữ này được viết theo chiều ngang, bộ chữ gồm 18 thể chữ cái theo vần bằng, 18 thể chữ cái theo vần trắc. Thứ chữ này khác với chữ Thái cổ, khác chữ Hán. Tuy nhiên, công tŕnh nghiên cứu, giải mă chữ Việt cổ của ông Duật c̣n dang dở, th́ bị thực dân Pháp bắt. Ông bị đày đến Tahiti. Ông bị chết trên đường đi và thực dân Pháp ném xác ông xuống biển.
Cùng thời gian đó, ông Xuyền tiếp cận được các tài liệu liên quan đến ông Vương Duy Trinh, Tổng đốc Thanh Hóa. Năm 1903, ông này đă phát hiện ra một văn bản là một bài thơ viết bằng thứ chữ lạ, vờn lên như ngọn lửa, gọi là hỏa tự. Văn bản chữ lạ này được phiên dịch ra chữ Hán và tựa đề bài thơ đó là “Mời trầu”, có nội dung ca ngợi t́nh yêu. Ông Vương Duy Trinh khẳng định đây là chữ của tổ tiên thời Vua Hùng, vẫn c̣n được lưu truyền cho hậu thế, nhưng chỉ ở một bộ phận xă hội nhỏ. Ông viết: “Thập châu là vùng biên viễn, nhân dân ta c̣n lưu giữ được thứ chữ này. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp bắt bỏ hết để học chữ Hán».
Nắm được điều đó, ông Xuyền đă chuyển hướng t́m kiếm chữ cổ lên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Cứ ở đâu có chữ lạ, chữ cổ, chữ không ai biết, không ai đọc được, là ông nghiên cứu, sưu tầm, so sánh.
4- Chữ Việt cổ - chữ của nền văn minh rực rỡ?
Thứ chữ Việt cổ mà ông Xuyền giải mă, thực sự là một thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ, loại chữ của một dân tộc mà trí tuệ đă đạt đến một đỉnh cao nhất định.
Tôi phải công nhận rằng, ông giáo già Đỗ Văn Xuyền là người quá yêu dân tộc, ông yêu lịch sử đất nước với một kiểu cách có thể nói là… điên rồ. Mấy chục năm trời công sức và không biết bao nhiêu tiền của, ông đă đổ cả vào những chuyến đi, chỉ với khát vọng chứng minh tổ tiên chúng ta từng có chữ viết. Có những lúc, không t́m đâu ra tiền để đi, ông đă cầm cố cả sổ lương hưu của ḿnh.
Vậy nên, chẳng có ǵ lạ, khi có lần, đọc tài liệu của một nhà nghiên cứu nói rằng, thời kỳ Vua Hùng, người Việt chẳng qua là một bộ lạc ăn hang ở lỗ, ông đă giận đến rơi nước mắt. Ông Xuyền tin rằng, một bộ lạc sống trong hang, cởi trần, đóng khố, đàn ông đi săn bắn, đàn bà hái lượm, không thể làm ra được những chiếc trống đồng tinh xảo đến độ con người ngày nay không giải thích nổi. Đó phải là sản phẩm của một nền văn minh rực rỡ, có chữ viết và có một nền tảng khoa học tương đối vững chắc.
Quá tŕnh t́m hiểu lịch sử tổ tiên, ông Xuyền nhận thấy rằng, thời kỳ Hùng Vương là thời kỳ phát triển rực rỡ, đỉnh cao của người Việt cổ. Trước đó rất xa là nền văn hóa Ḥa B́nh, nền văn hóa mà học giả Colani (người Pháp) đă phát hiện, tuyên bố là “cái nôi của văn minh nhân loại”. Nền văn hóa này xuất hiện trước Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ tới cả ngàn năm!
Qua quá tŕnh thu thập, nghiên cứu chữ cổ của người Việt, ông Xuyền nhận thấy, từ thời kỳ xa xưa, cho đến khi người Hán sang xâm lược, người Việt sử dụng nhiều loại chữ, các loại chữ liên tục phát triển, từ h́nh vẽ sơ khai, đến tượng h́nh đơn giản, tượng h́nh phức tạp và cuối cùng là một loại chữ Việt cổ tượng thanh.
Sau khi sàng lọc, ông Xuyền tập trung vào loại chữ Việt cổ tượng thanh. Theo ông, đây là loại chữ cuối cùng của người Việt cổ. Mặc dù Sĩ Nhiếp ra sức tiêu diệt loại chữ này, song nó vẫn âm ỉ lưu giữ trong dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
Hồi nghe tin tỉnh Sơn La t́m được hàng ngàn cuốn sách cổ có kư tự lạ, ông đă t́m lên và ăn dầm ở dề tại Sơn La để t́m hiểu. Mấy nhà nghiên cứu ở Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam kể rằng, ông  Xuyền đă khóc rất to khi thông báo với các nhà nghiên cứu ở đây rằng, những tài liệu t́m được ở Sơn La là một kho chữ Việt cổ.
Ông Xuyền đă “nhặt” được rất nhiều kư tự rải rác trong những cuốn sách cổ này, mà ông tin chắc đó là chữ cổ của người Việt. Những chữ là này nh́n qua tưởng chữ tượng h́nh, nhưng thực tế, lại là chữ tượng thanh. Nhiều kư tự trong các cuốn sách dùng để ghi âm tiếng nói của người Việt cổ. Nhiều dân tộc vùng Tây Bắc đă sử dụng, lưu giữ, bảo tồn loại chữ này suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc và kéo dài đến khi xuất hiện chữ quốc ngữ, thậm chí đến nay vẫn sử dụng.
Nghiên cứu, tổng hợp các con chữ được ông Xuyền cho là sử dụng ở thời kỳ Hùng Vương, ông thấy rằng, bộ chữ này không có dấu, gồm 47 chữ cái. Bộ chữ thỏa măn được 3 tiêu chuẩn kiểm tra kư tự của một dân tộc, được các nhà khoa học quốc tế đề ra. Thứ nhất, bộ chữ ghi lại được đầy đủ tiếng nói của dân tộc. Thứ hai, những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc thể hiện qua các đặc điểm của kư tự đó.
Bảng so sánh chữ Việt cổ với một số chữ của các dân tộc khác.
Thứ ba, giải quyết được các «nghi án» về ngôn ngữ, kư tự của dân tộc đó trong quá khứ.
Có một thực tế, loại kư tự đó chỉ ghi âm được một phần nhỏ ngôn ngữ người Việt hiện đang sử dụng.
Nó không ghi được âm vực, v́ không có dấu (sắc, hỏi, huyền, ngă…). Nếu loại ngôn ngữ tượng thanh này mà không “ghi âm” được âm thanh, th́ sẽ không được thừa nhận hoặc việc giải mă thất bại.
Để chứng minh được khả năng “ghi âm” của những kư tự này, ông Xuyền phải đi khắp Việt Nam để thực hiện các cuộc ghi âm, phỏng vấn. Ngay khi nghe tin trong Tây Ninh có tộc người Tà Mun từ Tây Nguyên chuyển về, họ tự nhận là dân tộc Việt, ông đă vào Tây Ninh t́m hiểu. Ông Xuyền tin rằng, tộc người này đúng là người Việt cổ, v́ họ nói bằng thứ tiếng Việt cổ hoàn toàn không có dấu.
Rồi ông vào Quảng B́nh, t́m đến dân tộc Chứt. Ông thấy dân tộc này nhuộm răng đen, xăm trán. Họ ăn thịt gà nướng, canh cua đồng nấu măng, phụ nữ đẻ “nằm bếp” như người Kinh thời xưa. Họ tự xưng là người Alak (người Lạc) và tiếng của họ hoàn toàn không có dấu. A cho (chó), A ka (cá), kuan gôi (Con gái), Mơ (mẹ)… Ông Xuyền sử dụng các kư tự Việt cổ có thể ghi lại được toàn bộ ngôn ngữ của dân tộc này.
Theo một tài liệu của Trung Quốc, th́ người gốc Ngô Việt ở Thượng Hải hiện cũng chỉ nói có hai thanh là thanh cao và thanh trầm, tương đối giống với ngôn ngữ người Việt cổ xưa. Chẳng nói đâu xa, ngay vùng Ba V́, Phúc Thọ, Thạch Thất của Hà Nội, người dân vẫn nói không có dấu. Ông Xuyền đă t́m đến nhiều ngôi làng cổ ở Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái B́nh… và phát hiện tại những ngôi làng cổ, ít giao lưu với bên ngoài, người dân vẫn nói bằng thứ ngôn ngữ rất nhẹ, không có thanh. Ông Xuyền cũng đọc được nhiều tài liệu của các nhà ngôn ngữ nước ngoài, nhận xét rằng, thế kỷ 16, 17, người Việt Nam nói cứ líu ríu như tiếng chim, chẳng có thanh sắc ǵ.
Từ những phát hiện này, thầy giáo già Đỗ Văn Xuyền tin rằng, ngôn ngữ của người Việt thời Hùng Vương không có thanh, như vậy, phù hợp với các kư tự, chữ viết không có thanh (không có dấu) của người Việt cổ.
Theo ông Xuyền, chữ tượng thanh là chữ của thời hiện đại, của văn minh, của trí tuệ và nó vượt xa thứ ngôn ngữ tượng h́nh của Trung Quốc.
Theo quan điểm của ông, thứ chữ tượng h́nh của Trung Quốc là loại chữ lạc hậu, cổ hủ nhất thế giới. Bởi v́, người học phải mất mười năm dùi mài kinh sử, mới nhớ được một lượng chữ nhất định và tất nhiên học cả đời cũng không nhớ hết được mặt chữ. Trong khi đó, với loại chữ tượng thanh của người Việt cổ thời Hùng Vương, chỉ cần chú tâm học 7 đến 10 ngày là có thể viết thành thạo, ghi lại được ngôn ngữ nói.
    Một ông thầy cúng đang dạy chữ Dao cổ ở Bảo Thắng, Lào Cai.
Theo ông Xuyền, chữ Việt cổ không ghi âm được phần lớn ngôn ngữ thời hiện tại, v́ trong hàng ngàn năm bị triệt hạ, thứ chữ này phải tồn tại một cách lén lút trong các tộc người Việt gốc sống ở vùng sâu, vùng xa. Do không được sử dụng rộng răi, không được cải tiến cho phù hợp với sự phát triển của ngôn ngữ nói chung, đặc biệt sự phát triển ngôn ngữ ở các vùng đô thị rất mạnh mẽ, do giao lưu văn hóa với bên ngoài, nên thứ chữ này đă trở nên lạc hậu, không sử dụng được nữa. Bất cứ thứ chữ nào cũng vậy, đều được cải tiến liên tục cho phù hợp với ngôn ngữ, cuộc sống thay đổi từng ngày, từng giờ. Một thứ chữ nằm im cả ngàn năm, tự dưng lôi ra, ghi âm tiếng nói hiện tại, tất nhiên là khập khiễng. Tuy nhiên, ông Xuyền khẳng định rằng, nếu đặt thứ chữ này vào ngôn ngữ thời xưa, hoặc ở các vùng miền mà người dân vẫn nói giọng cổ, không có dấu, th́ nó sẽ phát huy tác dụng một cách gần như tuyệt đối.
Thứ chữ Việt cổ mà ông Xuyền giải mă, thực sự là một thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ, loại chữ của một dân tộc mà trí tuệ đă đạt đến một đỉnh cao nhất định. Đó là trí tuệ của một thời đại có hàng ngàn năm độc lập, xây dựng và phát triển – thời đại các Vua Hùng.
Phạm Ngọc Dương