Nick Vujicic và ‘văn hóa tranh luận’

Buổi nói chuyện được hàng chục ngàn người theo dơi tại sân vận động.

Anh chàng khuyến tật người Úc Nick Vujicic đă từng gây ra sức chấn động thu hút trên toàn thế giới về câu chuyện của anh và nghị lực sống. Và kể từ khi trở thành nhân vật gây chú ư anh đă đi qua gần 50 quốc gia để diễn thuyết, chia sẻ kinh nghiệm sống của bản thân.

Vào tháng Năm vừa qua, Nick Vujicic đă đến Việt Nam theo lời mời của công ty Tôn Hoa Sen, phối hợp với một số cơ quan truyền thông ở Việt Nam. Buổi nói chuyện của anh được bán vé vào cửa, cũng như phát h́nh khắp nơi trên toàn quốc.

Câu chuyện mời một người đang nổi danh trên thế giới đến diễn thuyết cho một chuyên đề nào đó là chuyện b́nh thường, nhưng câu chuyện của Nick Vujicic đă trở nên không b́nh thường và sôi nổi từ cộng đồng mạng đến báo giấy ở Việt Nam và khắp nơi.

Nó không b́nh thường bởi số tiền chi phí mà công ty Tôn Hoa Sen đă bỏ ra để mời được Nick Vujicic đến Việt Nam, gần 36 tỉ đồng Việt Nam (khoảng hơn 1.7 triệu USD).

Nó càng không b́nh thường khi Việt Nam gánh chịu hậu quả của chiến tranh gần 40 năm trước, mà theo đó có quá nhiều người khuyến tật có hoàn cảnh c̣n cảm động, gian nan và nhiều nghị lực hơn cả Nick Vujicic, nhưng không được "công nghệ lăng xê" làm tới nơi tới chốn như Nick Vujicic, chỉ v́ anh là một người ngoại quốc.

Và nó trở nên ồn ào hơn khi người ta đặt câu hỏi về ư nghĩ thật sự chuyến đến Việt Nam của Nick Vujicic, là kinh doanh lợi nhuận hay mang tính nhân bản quảng bá cho nghị lực sống, hoặc cả hai.

Dư luận ở khắp nơi trong và ngoài nước đă nói đến khá nhiều về sự kiện này.

'Vô bổ, lăng phí'

Kinh tế khó khăn khiến có nhiều người đặt câu hỏi về chi phí cho sự kiện tốn kém.

Phía chỉ trích cho rằng, bỏ số tiền quá lớn để mời một người khuyết tật đến Việt Nam nói về nghị lực sống là chuyện vô bổ, lăng phí, v́ ở Việt Nam những tấm gương nghị lực sống c̣n nhiều hơn cả Nick Vujicic, và nên dành số tiền đó vào những công việc từ thiện xă hội bổ ích và thực tế hơn. Phía này c̣n chỉ trích các cơ sở truyền thông, công ty Tôn Hoa Sen và những người ủng hộ là có tinh thần vọng ngoại.

Phía bênh vực cho rằng công ty Tôn Hoa Sen không có ǵ sai trái trong việc bỏ ra chi phí lớn để mời Nick Vujicic đến Việt Nam, phía này viện dẫn thông tin cho thấy công ty Tôn Hoa Sen đă kiếm được mối lợi khổng lồ sau chuyến đi của Nick Vujicic, và số tiền kiếm được vẫn sẽ có một phần làm các công tác từ thiện xă hội, đồng thời khẳng định chuyến đi của Nick Vujicic đến Việt Nam đă thành công v́ câu chuyện của anh đă làm cảm động nhiều người, mang đến nghị lực sống cho nhiều người.

Bên ngoài Việt Nam, hầu hết báo chí hải ngoại đều không muốn loan tin về sự kiện ầm ĩ này, v́ đa số không muốn nh́n thấy một điều tích cực nào của Việt Nam được thông tin rộng răi trong cộng đồng Việt, do các quan điểm chính trị khác biệt với nhà nước Việt Nam. Một phần do nhu cầu thông tin địa phương vẫn quan trọng hơn, và sự kiện của Nick Vujicic chỉ là thêm phần gia vị cho các trang báo nên có cũng được, không có cũng không sao.

Bên cạnh đó, một thiểu số cực đoan chống đối nhà nước Việt Nam, th́ dùng sự kiện này, để tri trét bôi nhọ cách điều hành đất nước của đảng Cộng sản, cho rằng sự quản lư yếu kém dẫn đến các bất công xă hội ngày càng nhiều, 1.7 triệu USD mời một người khuyến tật, trong khi hàng ngày có bao nhiêu người Việt Nam không kiếm ra nổi 10 USD.

Họ cũng tri trét bôi nhọ luôn cả nhân vật chính Nick, khi trong bài diễn thuyết của ḿnh, anh có ca ngợi ông Hồ Chí Minh.

Tóm lại, dư âm về chuyến đến Việt Nam của Nick Vujicic vẫn c̣n đang là đề tài nóng bỏng trên cộng đồng mạng và nhiều báo in trong Việt Nam và cái đúng hay sai trong các góc nh́n từ chuyến đi của Nick Vujicic đến Việt Nam có lẽ vẫn c̣n là đề tài tranh luận không có đoạn kết.

‘Công kích cá nhân’

Mạng xă hội đang đóng vai tṛ là kênh thông tin quan trọng tại Việt Nam.

Nhưng cũng từ sự kiện của Nick Vujicic, người ta nh́n thấy "văn hóa tranh luận" đă bắt đầu lộ diện ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là kể từ khi người Việt tham gia vào cộng đồng mạng qua Face Book, qua Twister qua Zing v.v..

Với đà phát triển thần tốc của cộng đồng mạng và các trang xă hội, thế hệ 8x, 9x, chiếm hơn 60% dân số hiện nay lớp trẻ Việt Nam, đă có những cuộc tranh luận khá sôi nổi trên nhiều đề tài từ chính trị, xă hội, kinh tế và văn hóa, vượt qua thói quen bị áp đặt và ít phản kháng và không c̣n coi "văn hóa tranh luận" là một thứ xa xí phẩm không cần thiết.

Có nhiều lập trường khá sâu sắc về xă hội họ đang sống, nhưng cũng không ít cái nh́n hời hợt và bênh vực quan điểm một cách mù quáng, và đôi khi các cuộc tranh luận trở nên gay gắt và biến thành công kích cá nhân.

Đa phần khi họ tham gia tranh luận với cảm tính và bảo vệ quan điểm cá nhân, giới trẻ Việt Nam h́nh như chỉ mới bắt đầu làm quen với "văn hóa tranh luận" và chưa định nghĩa được ư nghĩa thật sự của việc tranh luận các quan điểm.

Sự tranh luận sẽ đưa đến cái nh́n từ nhiều phía, nhiều góc cạnh, để rồi đưa ra được một kết luận tương đối, có thể đáp ứng hoặc hài ḷng các phía tranh luận, và đưa tạo ra một sự đồng nhất nào đó từ các phía tranh luận.

Nhưng giới trẻ trong Việt Nam tham gia tranh luận hầu như họ chỉ muốn bảo vệ quan điểm riêng, và tranh "thắng, thua" qua các cuộc tranh luận nhiều hơn, thỏa măn cái mà họ nghĩ rằng đúng trong quan điểm.

Nhưng dù biến hóa thế nào, th́ "văn hóa tranh luận" đă xuất hiện trong xă hội Việt Nam dù trên mạng "ảo" hay cuộc sống ngoài thực tế. Nó đă tạo cho người tham gia bắt đầu biết suy nghĩ khi đứng ở góc nh́n của đối phương, đây đúng là điều tích cực cho một xă hội đang phát triển như Việt Nam.

‘Né tránh tranh luận’

Quốc hội Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc trả lời chất vấn chứ chưa có tranh luận.

Tuy nhiên sự tranh luận vẫn c̣n đóng khung trên cộng đồng mạng, và một phần nhỏ ngoài xă hội Việt Nam, nó chưa thật sự mở rộng, đặt biệt đối với những người đang nắm quyền điều hành chính phủ.

Quốc hội Việt Nam hay Mặt Trận Tổ Quốc, trong những năm gần đây đă bắt đầu đưa ra tranh luận một số chủ đề tuy không thoát hỏi tính áp đặt và sắp xếp.

Đă có vài cuộc tranh luận trên quốc hội được trực tiếp cho dân chúng xem, nhưng kết quả đưa ra vẫn là kết quả đă định sẵn từ khi bắt đầu tranh luận, mà nó không mang tính kết quả đưa ra từ những cuộc tranh luận.

Các viên chức lănh đạo hay điều hành chính phủ lại càng thụ động hơn, họ hầu như tránh né hoàn toàn những cuộc tranh luận với dân chúng hay cử tri, có sự kiện hay sự cố nào, họ chỉ ra thông cáo, và những cuộc phỏng vấn với câu hỏi định sẵn đề giải thích với dư luận.

"Chưa có một viên chức nào trong chính phủ, dám mở ra các cuộc tranh luận với công chúng hay cử tri, để chứng tỏ bản lănh, khả năng lănh đạo của bản thân"

Hầu như chưa có một viên chức nào trong chính phủ, dám mở ra các cuộc tranh luận với công chúng hay cử tri, để chứng tỏ bản lănh, khả năng lănh đạo của bản thân.

Ngay cả các cơ quan truyền thông Việt Nam, nơi được xem là nguồn dẫn đạo thông tin của cả nước, cũng thiếu hẳn trách nhiệm về xă hội. Họ chưa dám đứng ra tổ chức các cuộc hội luận, tranh luận, đối thoại công khai cho viên chức chính phủ với công chúng và cử tri.

Do thiếu "văn hóa tranh luận" từ các viên chức chính phủ hay lănh đạo các cấp, mà những tiêu cực trong xă hội, trong cơ cấu chính phủ, hay các nhóm quyền lợi, càng lúc càng có chiều hướng gia tăng. Những tiêu cực trên được nhắc nhở hàng ngày trên báo chí, thông tin, nhưng chưa bao giờ được gải quyết một cách rốt ráo.

Sự kiện của Nick Vujicic đến Việt Nam, sau những ồn ào tranh luận trên cộng đồng mạng, rồi sẽ ch́m vào quên lăng như bao nhiêu sự kiện khác, nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy, "văn hóa tranh luận" đă bắt đầu trở thành một xu thế không thể ngăn cản.

Phía nhà nước Việt Nam, đặc biệt là những cấp lănh đạo các ban ngành, nếu đứng ngoài xu thế nói trên, th́ họ sẽ tạo ra sự bất măn trong dân chúng ngày càng nhiều hơn, và uy thế của đảng cầm quyền sẽ ngày càng giảm trong dân chúng.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, một người hoạt động trong ngành truyền thông tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ.