Dân Mỹ gọi “thời niên thiếu” là quăng đời nằm giữa mùa xuân và mùa hè của cuộc đời con người. Vào tháng 3, cây cối đơm bông chuẩn bị kết trái thế nào th́ những kinh nghiệm thời niên thiếu cũng sẽ tạo khuôn cho các em thể ấy. Một số em chín quá sớm, đang khi một số khác chẳng bao giờ chín được. Nhưng cũng có một số khác lại biết cách hấp thụ những tinh hoa của thế hệ đi trước.

Tâm lư tuổi hoa niên rất thú vị và cũng rất quan trọng. Ba tính chất nổi bật của nó là: hướng nội, bắt chước và tính hiếu động.

Tính hướng nội: người ta thường bỏ qua khía cạnh này bởi lẽ năng lượng dồi dào của tuổi trẻ chính là ư thức về sự cô độc và tâm trạng bất chấp thoát thai từ việc các em nhận thấy rằng thực sự giữa ḿnh và thế giới có một hàng rào nào đó. Các em trai thỉnh thoảng cố vượt qua hàng rào này bằng cách thử cạo râu trước khi có râu, nghĩ rằng như thế là vượt qua được giai đoạn thiếu niên để thành người lớn. Các em gái th́ cố vượt khoảng cách này bằng cách ăn mặc hoặc qua các điệu bộ. Các cử điệu của các em lúc này rất vụng về, lúng túng, vô duyên; tay chân dường như dài ngoẵng ra, lời lẽ th́ ngọng ngịu, thiếu minh bạch, khiến người lớn nhiều lúc khó mà hiểu được ư các em muốn nói ǵ. Thế giới nội tâm các em chứa nhiều h́nh ảnh hơn là tư tưởng, bởi vậy điều này phần nào lư giải được việc các em thiếu khả năng tiếp xúc với người khác. Nhiều khi chính v́ sự bất cập này mà các em lại càng hướng nội hơn, càng tự co ḿnh hơn. Bởi v́ không phải lúc nào các hoạt động bên ngoài cũng đều giải toả được thế giới nội tâm nên các em thường quay về với thế giới bên trong đầy h́nh ảnh, ở đó các em tha hồ phiêu lưu, tưởng tượng ḿnh là một cầu thủ anh dũng trên sân, hoặc là một nàng công chúa tuyệt thế sánh duyên cùng một hoàng tử. Các em thường xem phim bởi v́ phim ảnh cung cấp dồi dào cho các em những mộng mơ và hy vọng đại loại như vậy. Tuy nhiên, bức tranh tổng thể này chính là các em đă đắm ḿnh với thế giới nội tâm quá ngỡ ngàng và do không hiểu hết được giá trị của thế giới này nên diễn đạt quá vụng về.

Tính bắt chước: có một nguyên nhân triết học sâu xa giải thích điều này. Bản ngă các em bị đè nén và cần được bừng nở; phải bộc lộ nội tâm ḿnh ra để khẳng định nhân vị của ḿnh. Sự bắt chước trở nên một h́nh thức thay thế cho sự độc đáo, chính sự độc đáo này khiến em thiếu niên phải nỗ lực, phấn đấu, chịu đựng kể cả các lời trách cứ của người khác; nhưng dù sao tính ưa bắt chước cũng là một tính cần thiết để các em có thể thích nghi với xă hội bên ngoài. Bị g̣ bó, các em phải bung ra. Sống lủi thủi một ḿnh quả là điều khó chịu và vào tuổi đó các em chưa hiểu thấu đáo về chính ḿnh, do đó đương nhiên các em trở thành những kẻ ngưỡng mộ các anh hùng, và chuyện kế tiếp là tạo bè kết đảng, điên cuồng với những tṛ chơi ồn ào và ngưỡng mộ các ngôi sao điện ảnh.

Chính v́ vậy, ở lứa tuổi trung học, ta hiếm thấy có em nào ăn mặc khác kiểu với những em khác. Ngay cả người lớn có tính sáng tạo cũng chỉ là thiểu số ít ỏi, như vậy ta đừng nên quan trọng hoá chuyện các em bắt chước. Chỉ khi nào đối tượng của các em bắt chước quá thấp hèn th́ mới coi là nguy hiểm. Cũng lưu ư là một trong các ảnh hưởng cao quư tác động lên giới trẻ khi các em bắt chước các đối tượng tốt lành, cao trọng và yêu nước. Giới trẻ hay bắt chước bởi v́ các em muốn sáng tạo và sự sáng tạo chính là điểm đánh dấu cho sự kết thúc t́nh trạng sống hướng nội, theo chiều hướng có tính xây dựng.

Tính hiếu động: có lẽ ta nên nói tính nhẹ dạ để chỉ t́nh trạng hiếu động th́ hay hơn. Giới trẻ cực kỳ sinh động, v́ tâm hồn các em tràn ngập các ấn tượng. Cuộc sống th́ đa dạng nhưng lại ít hài hoà do thế giới ngoại cảnh đầy dẫy những lời mời gọi khác nhau. Do vậy, nhạc kích động lôi kéo một số em v́ nó đem lại cho các em một lối xả bớt năng lượng cơ bắp chưa được điều chỉnh hợp lư nơi các em. Chính v́ tính thích vận động này mà các em khó tập trung chú ư vào một đối tượng, và việc kiên tŕ ngồi yên một chỗ để học là cả một vấn đề đối với các em, các em phải la lối lên mới chịu được. Nếu các em không t́m ra được một mục tiêu nào cả để hoạt động, đương nhiên các em sẽ rơi vào ṿng tội lỗi. Mặt khác, tính hiếu động cũng như các đặc tính khác, sẽ trợ giúp các em trong giai đoạn t́m ṭi các kinh nghiệm sống hầu quyết định cho ḿnh một chỗ đứng trong cuộc đời. Một khi nguồn năng lượng dồi dào này được khai thông, được qui tụ và được sử dụng hợp lư, người thiếu niên bắt đầu một cuộc đời lao động và trở nên một người trưởng thành theo như ư Thiên Chúa muốn, nghĩa là một người biết yêu: yêu đương, yêu bạn bè, yêu quê hương.

 

T̀NH YÊU CỦA GIỚI TRẺ

Bất cứ người thanh thiếu niên nào cũng lưỡng lự và xao xuyến. Bởi lẽ cuộc sống không hề đơn giản và thống nhất. Các em chỉ quan tâm dồn sức cho những cái hiện tại trước mắt mà ít khi để ư đến mục đích toàn cục. Để che đậy t́nh huống khó chịu này, giới trẻ thường tưởng tượng ra h́nh ảnh của cái mà nhà tâm lư gọi là siêu ngă. Đây không phải là một h́nh ảnh khác của các em, đúng hơn là h́nh ảnh của một ai đó hoàn thiện các em cũng như sẽ đem lại cho các em sự nhất quán. Cái siêu ngă này chính là cái ta khát khao được trở thành, hầu hoàn thành trọn vẹn nhân vị của ta và nhiều khi ta cũng e ngại rằng ta chẳng bao giờ đạt tới được. Nó cũng từa tựa như thể nh́n hạt th́ h́nh dung ra được cây, nh́n nụ th́ mường tượng được hoa, hay từ nền nhà h́nh tượng ra được nóc nhà. Đó chính là sự hoàn tất những khát vọng, mơ ước của ta. “Giới trẻ th́ mơ mộng c̣n người già cả th́ hồi tưởng”. Giới trẻ nh́n về đàng trước, c̣n kẻ già lại nh́n lui. Tuổi trẻ là gịng suối nhỏ chảy về biển cả đầy vui thú, c̣n tuổi già như thể biển cả lặng lẽ quay nh́n lại các gịng suối.

Do đó t́nh yêu nơi giới trẻ vẫn bao hàm một chiều hướng ngưỡng phục những ai hoàn thành được sự thiếu sót gặp thấy nơi chính họ. Đây không ǵ khác hơn là t́nh yêu của Thiên Chúa, Đấng duy nhất thoả măn được mọi khát vọng tâm hồn. Bởi thế những ai tự cho ḿnh là đă thoả măn rồi, chẳng cần t́m sự hoàn thiện bên ngoài nữa, kẻ ấy không thể yêu được. Bất kỳ người thanh thiếu niên nào cũng yêu cái h́nh ảnh khả dĩ đạt tới được, nghĩa là sao cho giấc mơ của ḿnh vẫn tiếp tục, và bù đắp được sự trống trải, cũng như thực thi được các khát vọng của ḿnh. Gustave Thibon có lần đă nói rằng: “Mỗi phụ nữ đều hứa hẹn điều mà chỉ có Chúa mới có mà thôi”. Ư ông muốn nói rằng t́nh yêu mọi người mong muốn là sự vô định; tưởng chừng phụ nữ có thể đem t́nh yêu đến cho người đàn ông, nhưng thực ra điều người nam muốn không phải là cái khả ái, mà là chính t́nh yêu, mang tính Thần Thánh. Trong văn chương, ta thường gặp thấy những phụ nữ được mô tả là h́nh ảnh của sự khả dĩ ví như nàng Beatrice đối với Dante chẳng hạn. Không ai thực sự biết được có nàng Beatrice hay không. Nhưng cầm chắc là h́nh ảnh của nàng gây ra nhiều ảnh hưởng bởi lẽ nàng vẫn là h́nh tượng tuyệt vời. Ai cũng mang trong tâm khảm ḿnh một h́nh bóng lư tưởng nào đó. Rồi sẽ có ngày họ gặp thấy, và dù ta có cho rằng đó chỉ là “t́nh yêu chớp nhoáng” nhưng vẫn phải công nhận rằng đó chính là h́nh ảnh ấp ủ từ lâu mà trước đây họ chưa từng gặp thấy. Lư tưởng của ta, c̣n gọi là siêu ngă, có thể khiến ta tự đặt ḿnh vào những t́nh huống thuận lợi hầu thực hiện lư tưởng đó, tựa như trường hợp những kẻ thích thách đấu ra sức đi t́m đối thủ để cùng ḿnh quyết đấu. Tuổi trẻ t́m kiếm cho được kẻ hoàn thành nội tâm của ḿnh, kẻ khiến họ thoả măn khát vọng hướng về Thiên Chúa, đồng thời lại có thể thay cho Thiên Chúa, ít ra là trong một khoảng thời gian nào đó. Ai cũng yêu cái toàn thể hơn là cái riêng lẻ. Bởi vậy, mọi người yêu mến Thiên Chúa hơn là người yêu phàm trần của ḿnh, dù rằng họ được phản ánh theo h́nh bóng của t́nh yêu Thiên Chúa. Tuy nhiên các t́nh yêu này đa số đều có tính vô thức hơn là ư thức.

Mầu nhiệm vĩ đại của cuộc đời nằm ở chỗ thực ra chúng ta không muốn được yêu, mà là phải được yêu. Ta cần t́nh yêu bởi lẽ chúng ta bất toàn, nhưng tại sao có kẻ lại yêu mến sự bất toàn th́ thật khó mà lư giải được. Chính v́ vậy mà hết thảy những kẻ đang yêu đều cho ḿnh là bất xứng. Người được yêu ngự trên bệ cao, và t́nh nhân của nàng qú mọp tỏ bày rằng chàng bất xứng. T́nh yêu luôn luôn xảy đến như một món quà mà ta bất xứng với nó. Từ chối, hoặc bất trung với t́nh yêu đó là làm thương tổn đến toàn bộ nhân cách bởi lẽ nó huỷ diệt h́nh ảnh nguyên tuyền của nhân cách. Sự huỷ diệt h́nh ảnh tuyệt vời này chính là tự ḿnh kết án tương tự, như những lời tàn nhẫn của Ovid đă nói: “Ta chẳng thể nào sống được dù có nàng hay không c̣n nàng đi nữa”.

Cái siêu ngă, lư tưởng, h́nh bóng tuyệt vời được biểu lộ ra nhiều kiểu nhiều dạng nơi các thanh niên thanh nữ. Nơi người thanh niên, chàng cảm thấy thích chí t́m ra những lư lẽ để xác quyết nàng là người t́nh lư tưởng. Và như thế chàng cố sức chứng tỏ cho chính ḿnh và kẻ khác hiểu rằng lư tưởng của chàng đă thực sự hiện hữu trên cơi đời này. C̣n đối với nàng, nàng lại quyết tâm cường điệu ư tưởng cho rằng nàng chính là người t́nh lư tưởng, bởi thế nàng giả vờ tránh mặt chàng. Nàng giả bộ chạy trốn để chàng đuổi theo và như thế nàng lại sáng giá hơn. Nhưng trong hai trường hợp trên, cả hai đều không t́m gặp được h́nh ảnh lư tưởng thực sự và tuyệt đối. Đó chính là Thiên Chúa. Nhưng cho măi đến lúc già dặn với cuộc đời, họ mới nhận ra rằng những ǵ họ đă từng mong muốn chỉ là “t́nh yêu vắn vỏi, hụt hẫng sánh với t́nh yêu vô biên”. Họ đến với t́nh yêu vô biên này bằng sự đam mê tột cùng và cũng b́nh thản vô vàn.
Đức cha Fulton Sheen. (Nguyên tác: Way to Happiness)