GIÁO HỘI HIỆN THẾ

"Tôi nghĩ rằng một 'bản liệt loại' (catalogue) các thứ ốm đau là những gì sẽ giúp chúng ta ... dọn mình lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải, một hành động tốt đẹp đối với tất cả chúng ta trong việc dọn mình mừng Giáng Sinh". 

ĐTC Phanxicô chúc Giáng Sinh các vị chức sắc cộng sự viên của ngài ở Tòa Thánh Rôma: 

ĐTC Phanxicô - Nội Dung Lời Chúc Giáng Sinh 2014

Dẫn nhập của người dịch


Theo th
ông lệ hằng năm, vào ngày Thứ Hai trước Lễ Giáng Sinh, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các chức sắc làm việc phụ giúp ngài ở các phân bộ, như các thánh bộ, các hội đồng tòa thánh, các văn phòng, các pháp viện và các ủy ban v.v. Đối với thành phần lãnh sự của các quốc gia trên thế giới có ngoại giao với Quốc Đô Vatican và có văn phòng ở Rôma, ngài cũng sẽ trao đổi lời chúc tân xuân với họ sau Tết Tây, vào Thứ Hai tuần thứ hai của Tháng Giêng. Cũng theo thông lệ, khi gặp gỡ chúc Giáng Sinh với các vị chức sắc của Tòa Thánh, các vị giáo hoàng thường ôn lại sinh hoạt của Tòa Thánh một năm qua và hướng đến tương lai. 

Như chúng ta đã biết, vị giáo hoàng đương kim mang danh hiệu Phanxicô của chúng ta đã quan trọng hóa vấn đề canh tân nội tâm và tinh thần trước hết và trên hết mọi sự. Đó là lý do ngài đã nhiều lần bày tỏ niềm xác tín và chủ trương mãnh liệt của ngài là cho dù Giáo Hội có tổ chức đâu vào đó, có uy nghi tráng lệ đến đâu về cơ cấu và luật lệ, thần học và tín lý, mà không đi sâu vào cốt lõi của Phúc Âm là Lòng Thương Xót Chúa, được tỏ ra bằng đời sống bỏ mình và xuất thân phục vụ như Chúa Kitô, như một người mẹ, nhất là ở những vùng xa vùng sâu của xã hội, những "vùng" được tiêu biểu nơi thành phần anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô, cả về thể lý, tâm lý và luân lý, đang sống trong một thời đại đầy những thương tích lở loát thảm thương và đáng thương, cần phải được Giáo Hội là một bệnh viện lưu động băng bó chữa lành.  

Đó là lý do, vào lần chúc mừng Giáng Sinh 2014 này, vị Giáo Hoàng của chúng ta, vị giáo hoàng vốn đã chọn mặc áo bình thường ngay từ giây phút đầu tiên ra mắt, đã sống ở nhà trọ Thánh Matta ngay từ ngày đầu làm giáo hoàng, đã sử dụng chiếc xe cũ kỹ già đời được người khác cho lại, đã rửa chân cho giới trẻ tù nhân Thứ Năm Tuần Thánh khi mới làm giáo hoàng, đã tự xách đồ tùy thân lên máy bay mỗi lần tông du, đã thăm viếng cùng ăn uống với vệ binh đoàn của ngài, đã đích thân ra đón khách và tiễn khách đến thăm viếng hay phỏng vấn mình, 
đã tặng quà cho anh chị em homeless vào ngày sinh nhật 78 tuổi của mình, vị giáo hoàng muốn Giáo Hội nghèo và cho người v.v. chẳng những gặp gỡ chúc mừng Giáng Sinh với các vị chức sắc cộng sự viên của mình, mà còn với cả những nhân viên tầm thường của Tòa Thánh, như nhân viên nấu nướng, làm vườn, sửa chữa v.v. nữa. 

Tuy nhiên, đối với cả hai giới vừa cao vừa thấp này, nội dung những gì ngài huấn dụ họ vẫn liên hệ tới tinh thần Phúc Âm, những gì cần họ tự kiểm và cải thiện. Những điểm chính yếu được ngài huấn dụ thành phần các vị chức sắc cộng sự viên của ngài đó là 15 chứng bệnh cần được điều trị, còn đối với các nhân viên phục vụ đủ mọi công việc phụ thuộc trong Tòa Thánh thì ngài cống hiến cho họ 9 cái mẹo sống tốt lànhXin đón xem nguyên văn bản dịch về hai bài nói của Đức Thánh Cha Phanxicô vào những ngày còn lại trước Giáng Sinh 2014 tới đây. 

Vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Hai 22/12/2014, sau lời chúc Giáng Sinh của vị hồng y niên trưởng đại diện là Angelo Sodano, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chúc Giáng Sinh cho tất cả mọi vị hồng y và bề trên phụ giúp ngài làm việc ở Giáo Triều Rôma như sau:


"Chúa vượt trên Cherubim thần, Chúa là Đấng đã biến đổi thân phận khốn cùng của thế giới khi Chúa biến Mình trở nên giống như chúng con" (Thánh Athanasius). 
Chư Huynh thân mến,
Vào cuối Mùa Vọng chúng ta gặp gỡ để chào chúc nhau theo truyền thống. Trong một ít ngày nữa chúng ta sẽ hân hoan cử hành Chúa giáng sinh; một biến cố về một vị Thiên Chúa là Đấng hóa thân làm người để cứu độ loài người; một bộc lộ yêu thương của một vị Thiên Chúa là Đấng không hạn chế mình trong việc ban cho chúng ta một cái gì đó hay một sứ điệp nào hoặc một sứ giả nào đó, mà là ban chính mình cho chúng ta; một mầu nhiệm về một vị Thiên Chúa là Đấng ôm lấy vào mình thân phận loài người của chúng ta cùng với tội lỗi của chúng ta để mạc khải cho chúng ta sự sống thần linh của Ngài, ân sủng vô biên của Ngài và ơn tha thứ nhưng không của Ngài. Việc gặp gỡ Thiên Chúa hạ sinh bần cùng trong hang Bê Lem là những gì dạy cho chúng ta về quyền lực của sự khiêm nhượng. Thật vậy, Giáng Sinh cũng là ngày lễ ánh sáng, một ngày lễ đã không được "Dân Tuyển Chọn" đón nhận mà lại được đón nhận bởi "thành phần nghèo khổ và quê mùa" đang đợi chờ ơn cứu độ của Chúa. 
Trước hết, tôi muốn chúc tất cả anh chị em - những vị hợp tác viên, anh chị em, các vị đại diện tòa thánh khắp thế giới - cùng tất cả những người thân yêu của anh chị em, một Giáng Sinh Thánh Hảo và một Tân Niên hạnh phúc. Tôi xin thân ái ngỏ lời cám ơn anh chị em về việc anh chị em hằng ngày dấn thân phục vụ Tòa Thánh, phục vụ Giáo Hội Công Giáo, phục vụ các Giáo Hội riêng và phục vụ Vị Thừa Kế Thánh Phêrô.  
Vì chúng ta là con người chứ không phải là các con số hay chỉ là những loại hạng, nên tôi đặc biệt nhớ đến những ai, trong năm này, đã hoàn thành việc phục vụ của mình khi đến tuổi ấn định hoặc đảm nhận các vai trò khác hay vì được kêu gọi về Nhà Cha. Tôi cũng tưởng nhớ đến và tri ân cảm tạ tất cả những vị ấy và gia đình của họ. 
Cùng với anh chị em, tôi muốn dâng lên Chúa tấm lòng chân thành và sâu xa cảm tạ về năm chúng ta đang bỏ lại sau lưng đây, về các biến cố đã trải qua cũng như về tất cả những gì là thiện hảo Ngài đã rộng lượng thực hiện qua việc phục vụ của Tòa Thánh, khiêm tốn xin Ngài tha thứ cho chúng ta về các lỗi lầm đã phạm "trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót". 
Thật vậy, mở đầu bằng việc xin tha thứ này, tôi muốn cuộc gặp gỡ của chúng ta và những suy tư tôi sẽ chia sẻ với chư huynh trở thành, đối với tất cả chúng ta, một thứ hỗ trợ và phấn khích cho một cuộc khảo sát thực sự lương tâm của mình để dọn lòng đón mừng Lễ Giáng Sinh Thánh. 
Nghĩ đến điều này, đến cuộc gặp gỡ của chúng ta, chúng ta nghĩ đến hình ảnh Giáo Hội là "Nhiệm Thể của Chúa Giêsu Kitô". Đây là một diễn tả, như Đức Giáo Hoàng Piô XII đã giải thích, "xuất phát và hầu như nẩy sinh từ những gì thường được bày tỏ trong Thánh Kinh cũng như nơi các vị Thánh Giáo Phụ" [1]. Theo đó, Thánh Phaolô đã viết: "Giống như thân thể là một nhưng có nhiều phần thể, và tất cả mọi phần thể thuộc thân thể, dù nhiều, chỉ là một thân thể duy nhất, thì Chúa Kitô cũng thế" (1 Corinto 12:12) [2].
Bởi vậy mà Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhắc nhở chúng ta rằng "nơi cấu trúc của Nhiệm Thể Chúa Kitô có đa dạng các phần thể và các vai trò. Chỉ có một Vị Thần Linh, Đấng vì lợi ích của Giáo Hội phân phối các tặng ân khác nhau của Ngài một cách tràn đầy hợp với sự phong phú của Ngài và nhu cầu của các thừa tác vụ (xem 1 Corinto 12:1-11) [3]. Bởi thế, 'Chúa Kitô và Giáo Hội' làm nên một 'Chúa Kitô toàn vẹn' ('Christus totus'). Giáo Hội "là một với Chúa Kitô" [4].
Cũng hay khi nghĩ đến Giáo Triều Rôma như là một tiểu mẫu thức của Giáo Hội, tức là như một "thân thể" đang thực sự hằng ngày tìm cách sinh động hơn, lành mạnh hơn, hòa hợp hơn và hiệp nhất hơn nơi bản thân mình và với Chúa Kitô. 
Thực tế cho thấy Giáo Triều Rôma là một thân thể phức tạp, làm nên bởi nhiều Phân Bộ, bởi các Hội Đồng, các Văn Phòng, các Pháp Viện, các Ủy Ban, và làm nên bởi nhiều yếu tố mà tất cả không cùng làm công việc giống như nhau nhưng lại được điều hợp để hành sự một cách hiệu lực, xây dựng, lớp lang và mẫu mực, bất chấp những khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ và quốc thể nơi các phần tử của nó [5].
Dầu sao đi nữa, Giáo Triều Rôma này là một thân thể năng động nên nó không thể nào thiếu được việc nuôi dưỡng và chăm sóc. Thật vậy, như Giáo Hội, Giáo Triều Rôma không thể sống mà thiếu vắng mối liên hệ sống còn, cá thể, đích thực và mạnh mẽ với Chúa Kitô [6]. Phần tử nào của Giáo Triều này không nuôi dưỡng mình hằng ngày bẳng thứ lương thực ấy sẽ trở nên một thứ quan lại - bureaucrat (một ngoại diện viên - formalist, một hành sự viên - functionalist, một nhân viên - employee): một cái chồi đang khô héo rồi từ từ chết mất và bị quảng đi. Việc cầu nguyện hằng ngày, việc chuyên chú tham dự vào các Bí Tích, nhất là Thánh Thể và Hòa Giải, việc hằng ngày giao tiếp với Lời Chúa và đời sống thiêng liêng được chuyển sang đức bác ái sống động là dưỡng chất sống còn cho từng người chúng ta. Chớ gì chúng ta ý thức được rằng không có Người chúng ta chẳng làm được gì hết (xem Gioan 15:8). 
Có thế, mối liên hệ sống động với Thiên Chúa mới nuôi dưỡng và củng cố mối hiệp thông với người khác, tức là chúng ta càng sâu xa liên kết với Thiên Chúa chúng ta sẽ càng hiệp nhất với nhau, vì Thần Linh của Thiên Chúa thì kết hiệp còn tinh thần của Tên Gian Ác là chia rẽ. 
Giáo Triều này được kêu gọi để tự cải tiến, để luôn tự cải tiến và để tăng trưởng trong hiệp thông, thánh thiện và khôn ngoan trong việc hoàn toàn trọn vẹn hiện thực sứ vụ của nó [7]. Tuy nhiên, như mọi cơ cấu khác, như thân thể của con người, nó cũng dễ bị bệnh nạn (sicknesses), bị trục trặc (malfunctioning) và bị yếu nhược (infirmity). Ở đây tôi muốn đề cập tới một số những thứ yếu đau (illnesses) khả hữu này, những thứ yếu đau của giáo triều (curial illnesses) - chúng là những thứ yếu đau thường xẩy ra hơn nơi sinh hoạt Tòa Thánh của chúng ta. Chúng là những thứ bệnh nạn và khuynh hướng làm suy yếu việc chúng ta phụng sự Chúa. Tôi nghĩ rằng một "bản liệt loại" (catalogue) các thứ ốm đau là những gì sẽ giúp chúng ta - theo cách thức của các vị Tổ Phụ Ẩn Tu - Desert Fathers đã tạo nên các bản liệt loại này được chúng ta nói đến hôm nay đây. Nó sẽ giúp cho chúng ta dọn mình lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải, một hành động tốt đẹp đối với tất cả chúng ta trong việc dọn mình mừng Giáng Sinh. 
1- Bệnh cảm thấy mình là "bất tử - immortal", "miễn trừ - immune" hay thật sự là "bất khả thiếu", khi tỏ ra coi thường những kiềm chế cần thiết và bình thường. Một Giáo Triều không tự kiểm bản thân, không cập nhật hóa chính mình, không tìm cách cải tiến bản thân mình là một cơ cấu bệnh hoạn. Việc bình thường thăm viếng các nghĩa địa có thể giúp chúng ta thấy tên gọi của rất nhiều người, một số trong họ đã nghĩ rằng họ bất tử, miễn trừ và bất khả thiếu! Đó là những gì bệnh hoạn của người giầu có ngu xuẩn trong Phúc Âm, một con người nghĩ rằng mình sẽ sống trường sinh vĩnh cửu (xem Luca 12:13-21), cũng như của những ai biến mình thành những kẻ tai to mặt lớn và cảm thấy mình trổi vượt hơn tất cả mọi người, không phục vụ tất cả mọi người. Điều này thường xuất phát từ chứng bệnh quyền lực, chứng bệnh của những thứ "rắc rối của thành phần Chọn Lọc" (complex of the Elect), chứng bệnh điệu bộ (narcissism) say mê ngắm hình ảnh của mình mà không thấy hình ảnh của Thiên Chúa nơi dung nhan của người khác, nhất là nơi thành phần hèn kém nhất và thiếu thốn nhất [8]. Thứ thuốc giải độc cho nạn dịch này đó là thứ ân sủng có thể giúp cho chúng ta thấy mình là thành phần tội nhân, để rồi bằng tất cả tấm lòng của mình mà tuyên xưng rằng: "Chúng tôi là những người tôi tớ bất xứng; chúng tôi chỉ làm những gì thuộc về nhiệm vụ của chúng tôi mà thôi" (xem Luca 17:10). 
2- Một bệnh khác đó là bệnh "Matta-ism", bệnh quá bận rộn: tức là bệnh của những ai đắm mình hoạt động, lơ là một cách không thể nào tránh được với những gì được gọi là "phần tốt hơn", ở chỗ được ngồi dưới chân Chúa Giêsu (xem Luca 10:38-42). Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã bảo các môn đệ của Người rằng "các con hãy nghỉ ngơi trong chốc lát" (xem marco 6:31), vì coi thường việc nghỉ ngơi cần thiết sẽ dẫn đến chỗ trở thành khẩn trương và rối loạn. Thời gian nghỉ ngơi, đối với những ai đã thi hành sứ vụ của mình, là thời gian cần thiết, chính đáng và được sử dụng một cách nghiêm túc, ở chỗ có giờ với họ hàng thân thuộc và tôn trọng các ngày lễ nghỉ như là những giây phút phục hồi (recharging) về cả tinh thần lẫn thể lý; chúng ta cần phải học hỏi những gì đã được Sách Giảng Viên dạy rằng "có thời cho hết mọi sự" (3:1-15).
3- Cũng có thứ bệnh bị "thạch hóa" (petrifiation) tâm thần và tâm linh: tức là những ai có một con tim chai đá và một cái đầu "cứng cổ" (stiff-neck" (Tông Vụ 7:51-60); những ai theo đà bị mất đi tâm trạng thanh thản, tính chất nhanh nhẹn hoạt bát và bạo dạn để rồi ẩn nấp dưới đống giấy tờ, trở thành "máy móc hành sự" (practice machines), không phải là "người của Thiên Chúa" (xem Do Thái 3:12). Thật là nguy hiểm khi đánh mất đi cái cảm quan nhân bản cần thiết để làm cho chúng ta biết khóc với người khóc và vui với những ai vui! Đó là bệnh của những ai bị mất đi "những cảm tính về Chúa Giêsu - the sentiments of Jesus" (xem Philiphê 2:5-11), vì theo thời gian lòng của họ bị chai cứng và trở thành bất khả yêu thương vô điện Chúa Cha và tha nhân của họ (xem mathêu 22:34-40). Thật vậy, là Kitô hữu có nghĩa là "có cùng một cảm tính nơi Chúa Giêsu Kitô, những cảm tính khiêm hạ và hiến thân, thanh thoát và quảng đại". 
4- Bệnh hoạch định thái quá và duy chức năng (functionalism): khi một người tông đồ phác họa mọi sự từng li từng tí một và nghĩ rằng nhờ hoạch định toàn hảo sự việc mới tiến bộ một cách hiệu lực, thì trở thành một kế toán viên hay một nhà kinh doanh. Cần phải sửa soạn kỷ càng mọi sự nhưng đừng bao giờ  chiều theo khuynh hướng muốn giam nhốt hay lèo lái tính chất tự do của Thánh Linh là Đấng bao giờ cũng cao cả hơn, bao rộng hơn bất cứ hoạch định nào của con người (xem Gioan 3:8). Người ta bị căn bệnh này là bởi vì "bao giờ cũng dễ dàng hơn và dễ chịu hơn trong việc ổn định các vị thế bất động không đổi thay của mình. Giáo Hội thực sự cho thấy rằng Giáo Hội trung thành với Thánh Linh, tới độ Giáo Hội không viện cớ để điều động và thuần hóa Ngài. Để thuần hóa Thánh Linh... Ngài tươi tắn, sáng tạo, mới mẻ" [9].  
5- Bệnh điều hợp tồi tệ: khi các phần thể bị mất đi mối hiệp thông giữa chúng với nhau, và thân thể bị mất đi việc vận hành hòa hợp, và tính chất điều độ của nó trở thành một cuộc hợp tấu ồn ào gây ra bởi các phần tử của nó không hợp tác với nhau và không sống tinh thần của mối hiệp thông cũng như của đội tuyển. Khi bàn chân nói với cánh tay rằng: "tao không cần mày", hay bàn tay nói với đầu rằng "tao ra lệnh", bởi vậy mới gây tác hại và tình trạng bê bối.
6- Cũng có thứ triệu chứng của bệnh Alzheimer thiêng liêng: tức là quên mất "lịch sử Ơn Cứu Độ", quên mất lịch sử của bản thân mình với Chúa, quên mất "mối tình đầu - first love" của mình (Khải Huyền 2:4). Nó là một thứ bệnh mỗi ngày một suy giảm khả năng thiêng liêng mà không sớm thì muộn sẽ bị tàn tật trầm trọng cho con người, khiến họ trở thành bất khả thi hành một hoạt động độc lập nào, sống trong một tình trạng hoàn toàn lệ thuộc vào các quan niệm thường do tưởng tượng của họ. Chúng ta thấy chứng bệnh này nơi những ai mất trí nhớ về việc họ gặp gỡ Chúa; nơi những ai không có được cái cảm thức về đời sống; nơi những ai hoàn toàn lệ thuộc vào "cái lúc này" của mình, vào đam mê của họ, vào những gì là bất chợt (whims) và cố định (fixations); những ai đang xây dựng các bức tường và các thói quen bủa vây lấy bản thân mình, càng trở thành nô lệ hơn bao giờ hết cho các thứ ngẫu tượng được bàn tay của họ trạm khắc nên. 
7- Bệnh cạnh tranh kình địch và tự cao tự đắc [10] [11]: khi xuất hiện thì mầu mè của phục sức và các dấu hiệu vinh vang trở thành mục tiêu chính yếu của đời sống, quên mất những lời của Thánh Phaolô: "Đừng làm gì theo vị kỷ hay cao ngạo mà là một cách khiêm tốn, coi người khác hơn bản thân mình. Mỗi người trong anh em đừng chỉ chuyên chú tới lợi ích của mình mà còn cả các ích lợi của người khác nữa" (Philiphê 2:1-4). Nó là một căn bệnh dẫn chúng ta đến chỗ trở thành những con người nam nữ giả tạo và sống một thứ "thần bí - mysticism" ngụy tạo và một thứ "Quietism" sai lầm (biệt chú của người dịch: Quietism là chủ trương thụ động về tu đức liên quan đến tầm mức trọn lành, ở chỗ tự hủy để được tan biến đi trong yếu tính của Thiên Chúa ngay ở trên đời này, một thứ tu đức thông dụng vào hạ bán thế kỷ 17, trong 2 thập niên 1670 và 1680, ở Pháp, Tây Ban Nha và Ý, nhưng đã bị coi là lạc thuyết và lên án bởi Đức Innocent XI năm 1687). Chính Thánh Phaolô đã diễn tả họ như là "các kẻ thù địch của Thập Giá Chúa Kitô" vì "họ vinh vang một cách đáng hổ thẹn, tâm trí họ chỉ tập trung vào các sự vật thế gian" (Philiphê 3:19).

8- Bệnh hoang tưởng đời sống (existential schizophrenia): Nó là bệnh của những ai sống một cuộc đời nước đôi (double life), hoa trái của một thứ giả hình chính hiệu của một kẻ sống tầm thường và tình trạng gia tăng trống rỗng tâm linh mà bằng cấp cùng với các danh hiệu hàn lâm cũng không thể nào khỏa lấp được. Một thứ bệnh thường tấn công những ai, bỏ bê công tác mục vụ, thu mình vào các công việc quan liêu, thế nên bị mất đi mối liên hệ với thực tại, với những con người cụ thể, bởi đó họ tạo nên một thứ thế giới lưỡng diện (a parallel world), ở đó họ gạt ra ngoài tất cả những gì họ nghiêm nghị dạy cho người khác, trong khi đó họ lại bắt đầu sống một cuộc đời ẩn kín nhưng thường phóng đãng của mình. Đối với thứ bệnh rất trầm trọng này thì việc hoán cải lại càng khẩn trương hơn và bất khả châm chước (xem Luca 15:11-32).

9- Bệnh đồn đoán, càu nhàu, nhảm nhí (tittle-tattle): Tôi đã nói rất nhiều lần về bệnh này nhưng chẳng bao giờ đủ cả: nó là một thứ bệnh trầm trọng được bắt đầu một cách giản dị thôi, có thể là chỉ có 2 người nói chuyện với nhau, sau đó nó tóm lấy con người ấy, biến họ thành một "kẻ gieo rắc bất hòa" (như Satan), và trong nhiều trường hợp họ là "tay sát nhân với ý đồ dã man - murderer in cold blood" trong việc triệt hạ tiếng tăm của đồng bạn và anh em của mình. Nó là thứ bệnh của những con người thận trọng, không dám can đảm nói thẳng mà chỉ nói ở đằng sau lưng kẻ khác. Thánh Phaolô đã khiển trách chúng ta rằng: "Hãy làm tất cả mọi sự chứ đừng có càu nhàu hay thắc mắc để anh em được vô trách cứ và vô tội" (Philiphê 2:14-18). Chư huynh ơi, hãy coi chừng nạn khủng bố xì xèo bàn tán (the terrorism of gossip)!

10- Bệnh thần tượng hóa bề trên (divinizing directors): nó là bệnh của những ai ve vãn các vị Bề Trên của mình, mong chiếm được lòng tốt của các vị. Họ là nạn nhân của lòng tham danh vọng (careerism) và của chủ trương chộp bắt cơ hội (opportunism), họ tôn kính con người chứ không phải Thiên Chúa (xem Mathêu 23:8-12). Họ là những con người sống phục vụ mà chỉ nghĩ đến những gì họ chiếm được chứ không phải là những gì họ cần phải làm. Những con người hèn hạ, bất hạnh và chỉ được tác động bởi cái tính vị kỷ quái ác của họ (xem Galata 5:16-25). Bệnh này cũng có thể tấn công cả thành phần Bề Trên nữa, khi các vị ve vãn một số cộng sự viên của mình để chiếm được lòng thuần phục của họ, lòng trung thành của họ và việc họ lệ thuộc về tâm lý, thế nhưng hậu quả cuối cùng thực sự chỉ là một thứ đồng lõa

11- Bệnh lạnh cảm với người khác: khi người ta chỉ nghĩ đến mình và bị mất đi tính chất chân tình và nồng nàn của các mối liên hệ nhân bản. Khi thành phần chuyên viên đệ nhất đẳng không mang kiến thức của mình ra phục vụ đồng bạn ít hiểu biết hơn mình. Khi người ta có được kiến thức về một điều gì đó và giữ lấy cho mình thay vì tích cực chia sẻ kiến thức ấy với người khác. Khi mà vì ghen tương hay xảo quyệt người ta cảm thấy vui mừng thấy được người khác vấp ngã thay vì nâng họ lên và phấn khích họ. 

12- Bệnh dung diện đau thương (the mournful face): tức là những con người lỗ mãng cộc cằn và buồn sầu ủ rũ, tin rằng để ra vẻ trang nghiêm họ cần phải có một khuôn mặt sầu muộn cũng như nghiêm nghị, và đối xử với những người khác, nhất là những ai bị coi là bề dưới - một cách cứng rắn khắc nghiệt, gay gắt và trịnh thượng. Thực tế cho thấy tính chất nghiêm nghị như thể đóng kịch và bi quan yếm thế cằn cỗi thường là những triệu chứng của sợ hãi và của cảm giác bất an toàn của người ta. Người tông đồ này cần phải bắt mình trở thành một con người lịch thiệp, thanh thản, nhiệt tình và vui tươi, truyền đạt niềm vui ở bất cứ nơi đâu. Một con tim đầy Thiên Chúa là một con tim hạnh phúc chiếu tỏa và truyền lan niềm vui cho tất cả mọi người chung quanh: kết quả sẽ thấy ngay lập tức! Thế nên, chúng ta đừng đánh mất đi tinh thần vui tươi ấy, đầy những hài hước và thậm chỉ cả việc tự kiểm, một việc làm giúp chúng ta thành những con người nhã nhặn ân cần, dù ở trong những trường hợp khó khăn [13]. Một liều lượng hài hước tốt đẹp giúp ích biết bao! Thật là lợi ích khi chúng ta thường đọc lời kinh của Thánh Thomas More [14]: tôi hằng ngày đọc lời nguyện này, nó giúp cho tôi rất nhiều. 

13- Bệnh tích lũy: khi một người tông đồ tìm cách lấp đầy cái trống không của cuộc sống trong cõi lòng mình bằng việc tích lũy các sản vật về thể lý, không phải vì cần thiết mà chỉ vị cảm thấy an toàn. Thực tế cho thấy chúng ta không thể đem theo với mình bất cứ cái gì là vật chất vì "tấm khăn liệm không có túi - the shroud does not have pockets", và tất cả những kho tàng trần gian của chúng ta - kể cả những gì là tặng phẩm nữa - sẽ không bao giờ có thể lấp đầy cái rỗng không ấy, mà thật ra chúng sẽ đòi hỏi hơn thế nữa và sâu thẳm hơn nữa. Chúa lập lại với những con người này rằng: "Vì ngươi nói ta giầu có, ta được phồn vinh, và ta không cần gì nữa; mà không biết rằng ngươi cùng khốn, đáng thương, nghèo nàn, đui mù và trần trụi... Thế nên, hãy hăng hái lên và hãy hoán cải" (Khải Huyền 3:17-19). Việc tích lũy chỉ đè nặng thêm và làm chậm lại cuộc hành trình không thể lay chuyển! Tôi nghĩ đến một giai thoại thế này: Có lần các Tu Sĩ Dòng Tên Tây Ban Nha diễn tả Dòng Chúa Giêsu như là "kỵ binh trang bị nhẹ của Giáo Hội - the light cavalry of the Church". Tôi nhớ đến việc thuyên chuyển đi của một tu sĩ Dòng Tên trẻ tuổi, trong khi người tu sĩ chất nhiều đồ tùy thân của mình lên một chiếc xe tải: nào là các túi xách, nào là sách vở, nào là đồ vật, nào là tặng phẩm, đã nghe thấy một tu sĩ già đứng quan sát mỉm cười khôn khéo nói rằng: phải chăng đó là "một kỵ binh trang bị nhẹ của Giáo Hội?!" Các lần thuyên chuyển của chúng ta cho chúng ta thấy được dấu hiệu của chứng bệnh này. 

14- Bệnh phe nhóm bế quan (closed circles): khi mà việc thuộc về một nhóm nhỏ trở nên quan trọng hơn là việc thuộc về Thân Mình, và ở vào một số trường hợp, còn quan trọng hơn cả việc thuộc về chính Chúa Kitô nữa. Bệnh này bao giờ cũng bắt đầu bằng những ý hướng tốt lành, thế nhưng qua giòng thời gian, nó nô dịch hóa các phần tử theo nó để trở thành "một thứ ung thư" đe dọa tới mối hòa hợp của Thân Mình và gây ra nhiều sự dữ - nhiều thứ bê bối - nhất là cho những người anh em bé mọn nhất của chúng ta. Việc tự hủy hay "tấn công phe mình - friendly fire" từ các binh lính đồng đội là những gì lừa đảo nguy hiểm nhất [15]. Nó là sự dữ tấn công từ bên trong [16], và như Chúa Kitô phán: "Vương quốc nào chia rẽ nhau thì bị tan rã" (Luca 11:17). 

15- Bệnh lợi lộc trần gian và thích phô trương [17]: khi người tông đồ biến việc phục vụ của mình thành quyền lực, và biến quyền lực của mình thành món hàng hóa để chiếm đoạt những lợi lộc trần gian hay chiếm đoạt quyền lực hơn nữa. Nó là thứ bệnh của những ai tìm kiếm một cách tham lam vô độ trong việc tăng bội quyền lực, và để đạt được mục đích ấy, họ có thể vu khống, phỉ báng và làm mất uy tín của người khác, ngay cả trên các tờ nhật báo hay nguyệt san. Dĩ nhiên là để phô trương bản thân mình và tỏ ra cho thấy mình có khả năng hơn người khác. Bệnh này cũng gây ra nhiều sự dữ cho thân mình, vì nó dẫn những con người này đến chỗ biện minh cho việc sử dụng bất cứ một phương tiện nào miễn là họ đạt được mục đích của họ, thường là nhân danh công lý và tính chất minh bạch! Đến đây tôi nhớ đến một vị linh mục đã gọi cho thành phần phóng viên báo chí để nói với họ (và tạo ra) những điều riêng tư và kín đáo về các vị linh mục đồng đội và giáo dân trong xứ của mình. Vấn đề mà vị linh mục này làm đó là chỉ để làm sao thấy mình xuất hiện ở trên các mặt báo, nhờ đó cảm thấy mình "uy quyền và thu hút", gây ra rất nhiều tai hại cho những người khác cũng như cho Giáo Hội. Đáng thương thay!

Thưa Chư Huynh, những thứ bệnh này và những khuynh hướng ấy tất nhiên là một thứ nguy hiểm cho hết mọi Kitô hữu cũng như cho Giáo Triều, cho cộng động, cho Hội Dòng, cho giáo xứ, cho Phong Trào của Giáo Hội v.v., và chúng có thể tấn công ở tầm cấp riêng cũng như chung.

 

Chúng ta cần phải ý thức rõ rằng chỉ có Thánh Linh - hồn sống của Nhiệm Thể Chúa Kitô, như Kinh Tin Kính Nicene-Constantinopolitan khẳng định: "Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống" - mới là Đấng chữa lành hết mọi thứ yếu đau bệnh nạn. Chính Thánh Linh mới là Đấng hỗ trợ hết mọi nỗ lực chân thành của việc thanh tẩy và hết mọi thiện chí hoán cải. Ngài chính là Đấng làm cho chúng ta hiểu được rằng hết mọi phần tử đều tham phần vào việc thánh hóa Thân Mình này cũng như vào tình trạng yếu kém của Thân Mình ấy. Ngài là Đấng khơi động mối hòa hợp [18]: "ipse harmonia est", như Thánh Basiliô đã nói. Thánh Âu Cơ Tinh cũng nói với chúng ta rằng: "Trong khi một phần thể gắn liền với thân mình, thì việc chữa lành của phần thể này có hy vọng; trái lại, những gì bị cắt lìa thì không thể được chăm sóc hay chữa lành" [19].

 

Vấn đề chữa lành cũng là hoa trái của việc nhận thức về bệnh trạng cũng như về quyết định chung riêng cần phải được chữa trị, chịu đựng việc chữa trị một cách nhẫn nại và kiên trì [20].

 

Bởi thế, trong mùa Giáng Sinh này cũng như cho tất cả thời gian chúng ta phục vụ và sống đời của mình, chúng ta được kêu gọi để sống "việc rao giảng chân lý trong yêu thương, chúng ta được lớn lên trong Chúa Kitô là đầu, Đấng mà nhờ Người toàn thân được khít khao liên kết với nhau bởi mọi khớp nối đều được cấp dưỡng, khi từng phần thể hoạt động một cách thích đáng, làm thân thể tăng trưởng và xây dựng trong yêu thương" (Epheso 4:15-16).

 

Chư huynh thân mến!

 

Có lần tôi đọc thấy rằng: "các vị linh mục như là những chiếc máy bay, chúng trở thành tin tức khi chúng bị rơi xuống, thế nhưng lại có rất nhiều chiếc đang bay. Nhiều phê phán mà lại ít lời nguyện cầu cho các vị". Câu này rất hay mà lại còn rất đúng nữa, vì nó mô tả được tầm quan trọng và tính chất thanh nhã của việc linh mục phục vụ, cũng như về tình trạng xấu xa biết bao khi một vị linh mục "sa ngã" có thể gây ra cho toàn Thân Mình của Giáo Hội.

 

Bởi vậy, để không vấp ngã trong những ngày chúng ta dọn mình Xưng Tội này, chúng ta hãy xin Trinh Nữ Maria, Mẹ của Thiên Chúa và Mẹ của Giáo Hội, hãy chữa lành các vết thương tội lỗi mà mỗi người chúng ta cưu mang trong lòng mình, và hãy nâng đỡ Giáo Hội cũng như Giáo Triều để cả hai được khỏe mạnh và phục hồi; thánh hảo và thánh hóa, cho vinh quang Con của Mẹ và phần rỗi của chúng ta cũng như của thế giới. Chúng ta xin Mẹ hãy làm cho chúng ta yêu mến Giáo Hội như Chúa Kitô đã mến thương Giáo Hội, yêu mến Con của Mẹ cũng là Chúa của chúng ta, và can đảm nhìn nhận rằng chúng ta là các tội nhân cần đến Tình Thương của Người, và không sợ lưu đôi tay của chúng ta lại trong bàn tay từ mẫu của Mẹ.

 

Xin gửi nhiều nguyện chúc tốt đẹp cho một Giáng Sinh Thánh Hảo đến tất cả chư huynh, đến gia đình của chư huynh cũng như đến các cộng tác viên của chư huynh, và xin đừng quên cầu cho tôi! Chân thành đa tạ!

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch 

http://www.zenit.org/en/articles/pope-s-address-to-roman-curia


Các trích dẫn trong bài nói của Đức Thánh Cha:

1 He affirms that the Church, being Mystici Corporis Christi, “Also requires a multitude of members, who are so connected among themselves that they help one another mutually. And as in our mortal organism, when one member suffers, the others feel its pain and come to its aid, so in the Church the individual members do not live each one for himself, but give their help to others, offering themselves mutually in collaboration, be it for mutual comfort be it for an ever greater development of the whole Body … a Body constituted not by some mass of members, but which must be furnished with organs, namely with members who do not all have the same task, but are duly coordinated; thus the Church, because of this, must be called especially Body, because she is the result of a correct disposition and coherent union of members who are different among themselves,” Cf. “Mystici Corporis Christi, quod est Ecclesia”: AAS 35 (1943), 193-248.

2 Cf. Letter to the Romans 12:5: “so we, though many, are one body in Christ, and individually members one of another.”

Lumen Gentium, 7.

4To remember that “the comparison of the Church with the body casts light on the intimate bond between Christ and his Church. Not only is she gathered around him, she is united in him, in his body; Three aspects of the Church as the Body of Christ are to be more specifically noted: the unity of all her members with each other as a result of their union with Christ; Christ as head of the Body; and the Church as bride of Christ.” Cf. Catechism of the Catholic Church, N. 789 and 795.

5 Cf. Evangelii Gaudium, 130-131.

6 Many times Jesus made known the union that the faithful must have with Him: “As the branch cannot bear fruit by itself, unless it abides in the vine, neither can you, unless you abide in me. I am the vine, you are the branches” (John 15:4-5).

7 Cf. Pastor Bonus, Art. 1 and CIC can. 360.

8 Cf. Evangelii Gaudium, 197-201.

9 Benedict XVI, General Audience, June 1, 2005.

10 Francis, Homily of the Holy Mass in Turkey, November 30, 2014.

11 Cf. Evangelii Gaudium, 95-96.

12 Ibid., 84-86.

13Ibid.,  2.

14 Lord, give me a good digestion and also something to digest. Give me health of body and the good humor necessary to maintain it. Give me, Lord, a simple soul that is able to make a treasure of all that is good and is not astonished in view of evil but rather always finds the way to put things back in place. Give me a soul that knows not boredom, grumbling, sighs, laments, and do not permit me to trouble myself with that very cumbersome thing called “I.” Give me, Lord a sense of good humor. Grant me the grace to understand a joke to discover in life a bit of joy and make others part of it. Amen.

15 Evangelii Gaudium, 88.

16 Referring to the situation of the Church, Blessed Paul VI affirmed that he had the sensation that “from some fissure the smoke of Satan had entered the temple of God,” Homily of Paul VI, Solemnity of the Holy Apostles Peter and Paul, Thursday, June 29, 1972. Cf. Evangelii Gaudium, 98-101.

17 Cf. Evangelii Gaudium: No to spiritual worldliness, N. 93-97.

18 ”The Holy Spirit is the soul of the Church. He gives life, arouses the different charisms that enrich the People of God and, above all, creates unity between believers: of many He makes one body, the Body of Christ … The Holy Spirit makes the unity of the Church: unity in faith, unity in charity, unity in interior cohesion.” (Francis, Homily of the Holy Mass in Turkey, November 30, 2014).

19 August. Serm., CXXXVII, 1; Migne, P.L. XXXVIII, 75$.

Cf. Evangelii Gaudium, Pastorale in conversione, n. 25-33.