GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô - Tông Du Thổ Nhĩ Kỳ (28-30/11/2014)


"Thổ Nhĩ Kỳ, về lịch sử, vị trí địa dư và ảnh hưởng trong vùng của mình, có một trách nhiệm lớn lao, đó là những quyết định do Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện cùng với gương lành của nó là những gì đặc biệt quan trọng và có thể góp phần giúp ích đáng kể cho việc phát động một cuộc gặp gỡ của các nền văn minh cũng như cho việc vạch ra những con đường sống còn của hòa bình và tiến bộ đích thực". 

 

Với Tổng Thống, Thủ Tướng và các Chức Sắc Dân Sự - Thứ Sáu 28/11 - Tại Dinh Tổng Thống Thủ Đô Ankara

[Multimedia]

Kính Ngài Tổng Thống,

Quí Tôn Vị Thẩm Quyền,

Quí Vị Nữ Nam

Tôi hân hoan đến viếng thăm xứ sở của quí vị rất phong phú về vẻ đẹp thiên nhiên và lịch sử, đầy những dấu vết của các nền văn minh cổ kính. Nó là một cây cầu tự nhiên giữa hai châu lục và các nền văn hóa khác nhau. Mảnh đất này là mảnh đất quí báu đối với mọi Kitô hữu vì nó là nơi sinh quán của Thánh Phaolô, vị đã thiết lập các cộng đoàn Kitô hữu khác nhau ở đây, và là nơi diễn ra 7 Công Đồng đầu tiên của Giáo Hội. Nó cũng nổi tiếng về một địa điểm ở gần Êphêsô mà theo truyền thống khả kính đã từng là "Nhà của Đức Maria", nơi Mẹ của Chúa Giêsu đã sống mấy năm. Giờ đây nó trở thành nơi sùng mộ của vô vàn khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới, không nguyên gì Kitô hữu mà cả các tín đồ Hồi giáo nữa

Tuy nhiên, những lý do tại sao Thổ Nhĩ Kỳ được coi trọng và cảm nhận như thế không chỉ vì liên hệ với những tượng đài cổ kính trong quá khứ mà còn liên quan tới tính chất sống động hiện tại của nó nữa, đó là vấn đề chăm chỉ làm việc và lòng quảng đại của dân chúng, cùng vai trò của nó nơi cộng đồng các quốc gia.
Tôi cảm thấy rất vui mừng có được cơ hội này để tiếp tục cùng quí vị thực hiện việc đối thoại thân hữu, cảm mến và trân trọng, theo chân các vị tiền nhiệm của tôi là Chân Phước Phaolô VI, Thánh Gioan Phaolô II và Đức Biển Đức XVI. Cuộc đối thoại này đã được sửa soạn và hỗ trợ bởi việc làm của vị Sứ Thần Tòa Thánh bấy giờ là Đức Hồng Y Angelo Giuseppe Roncalli, vị đã trở thành Thánh Gioan XXIII, cũng như bởi Công Đồng Chung Vaticanô II.
Ngày nay điều cần thiết đó là một thứ đối thoại có thể giúp vào việc sâu xa hiểu biết và cảm nhận về nhiều điều chúng ta chủ trương giống nhau. Một cuộc đối thoại như thế sẽ giúp chúng ta suy nghĩ một cách nhậy cảm và nghiêm chỉnh về những cái khác nhau của chúng ta và học được từ những gì khác nhau ấy. 
Cần phải nhẫn nại tiến triển trong việc xây dựng một thứ hòa bình bền vững, một thứ hòa bình được xây dựng trên việc tôn trọng các quyền lợi và nhiệm vụ xuất phát từ nhân phẩm của từng người. Nhờ đó chúng ta mới có thể thắng vượt được những thành kiến cùng với các mối lo sợ bất chính, nhường chỗ cho sự tôn trọng, việc gặp gỡ cùng với việc phát sinh nghị lực tích cực hơn nữa cho thiện ích của tất cả mọi người.
Để đạt được mục đích ấy cần tất cả mọi người công dân - tín đồ Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo - cả về vấn đề dự thảo và thực hành luật lệ -đều được hoan hưởng các quyền lợi giống nhau và tôn trọng các nhiệm vụ như nhau. Họ sẽ thấy dễ dàng hơn khi coi nhau như anh chị em cùng hành trình một con đường, bao giờ cũng tìm cách loại trừ những hiểu lầm và đồng thời cổ võ việc hợp tác và hòa hợp. Quyền tự do tôn giáo và quyền tự do bày tỏ, nếu từng người thực sự được bảo đảm, sẽ giúp cho mối thân tình nở hoa nhờ đó trở thành một dấu hiệu hùng hồn cho hòa bình. 
Trung Đông, Âu Châu và toàn thế giới đang đợi chờ tính chất trưởng thành của mối thân tình này. Đặc biệt là Trung Đông đã lâu trở thành một khấu trường chiến tranh huynh đệ tương tàn, cuộc chiến này xuất phát từ cuộc chiến kia, như thể cái đáp ứng khả dĩ duy nhất đối với chiến tranh và bạo lực cần phải là những cuộc chiến tranh mới và những hoạt động bạo lực mới vậy.
Trung Đông cần phải chịu đựng còn bao lâu nữa những hậu quả của tình trạng hụt hẫng hòa bình này? Chúng ta không được thoái lui trước những cuộc xung đột liên tục như thể tình trạng này không bao giờ có thể trở nên tốt hơn! Nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta có thể và chúng ta cần phải lấy lại lòng can đảm của hòa bình! Lòng can đảm ấy sẽ dẫn tới một thứ sử dụng chính đáng, nhẫn nại và dứt khoát tất cả mọi phương tiện thương thảo có được, nhờ đó đạt tới những mục tiêu hòa bình cụ thể cùng với việc phát triển khả trợ. 
Thưa Ngài Tổng Thống, việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa là những gì có thể thực hiện việc góp phần quan trọng vào việc chiếm đạt mục tiêu cao cả và khẩn trương ấy, nhờ đó sẽ chấm dứt tất cả mọi hình thức cực đoan và khủng bố là những gì trầm trọng hủy hoại phẩm giá của hết mọi con người nam nữ và là những gì khai thác tôn giáo. 
Chủ nghĩa cuồng tín và cực đoan, cũng như những nỗi sợ hãi phi lý nung nấu hiểu lầm và kỳ thị, là những gì cần phải được đối đầu bằng tình liên đới của tất cả mọi tín hữu. Tình liên đới này cần phải dựa vào những trụ cốt sau đây: việc tôn trọng sự sống con người và quyền tự do tôn giáo, tức là quyền tự do thờ phượng và sống theo các giáo huấn luân lý của tôn giáo mình; dấn thân bảo đảm những gì mà từng người cần phải có được một đời sống xứng đáng; và việc chăm sóc cho môi trường thiên nhiên. Chư dân và chư quốc ở Trung Đông đang khẩn trương cần đến mối liên đới này, để họ có thể 'đảo ngược chiều hướng' và thành công phát triển về một tiến trình hòa bình, loại trừ chiến tranh cùng bạo lực và theo đuổi việc trao đổi đối thoại, thực hiện qui tắc luật pháp và công lý.
Thảm thiết thay, cho tới hôm nay, chúng ta vẫn còn chứng kiến thấy những cuộc trầm trọng xung đột. Nhất là ở Syria và ở Iraq, không thấy một dấu hiệu nào giảm bớt tình trạng bạo lực khủng bố. Những tù nhân cùng với toàn thể thành phần sắc tộc đang bị vi phạm đến những luật lệ nhân đạo căn bản nhất. Các cuộc bách hại ghê gớm đã từng xẩy ra trong quá khứ và vẫn còn tiếp tục cho đến hôm nay gây tác hại đến thành phần thiểu số, nhất là - mặc dù không chỉ - tác hại đến các Kitô hữu và Yazidis. Hằng trăm ngàn người đã bị buộc phải từ bỏ nhà cửa và xứ sở của mình để sống còn cũng như để trung thành với niềm tin tôn giáo của mình. 
Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia đã quảng đại đón nhận một số lớn người tị nạn, đang bị trực tiếp ảnh hưởng bởi tình trạng thê thảm này nơi biên giới của nước này; cộng đồng quốc tế có trách nhiệm luân lý trong việc trợ giúp Thổ Nhĩ Kỳ chăm sóc cho những người tỵ nạn ấy. Ngoài ra, để cung cấp việc trợ giúp rất cần thiết cũng như việc viện trợ nhân đạo, chúng ta không thể tỏ ra dửng dưng lạnh lùng trước những nguyên nhân gây ra các thứ thảm trạng này. Trong việc tái khẳng định rằng một đàng luôn tôn trọng luật lệ quốc tế thì việc ngăn chặn thành phần tấn công bất chính vẫn là những gì được phép, tôi còn muốn lập lại rằng vấn đề này không thể nào được giải quyết chỉ bằng việc đáp ứng quân sự.
Điều cần ở đây là một cuộc dấn thân chung về phía tất cả mọi người, dựa vào niềm tin tưởng lẫn nhau, một niềm tin tưởng có thể mở đường cho nền hòa bình bền vững, và giúp cho các nguồn lợi được hướng tới, không phải là vấn đề vũ khí, mà là tới những trận chiến cao cả khác xứng đáng với con người, như cuộc chiến chống đói khổ và bệnh nạn, việc cổ võ cho tình trạng phát triển khả trợ và việc bảo vệ thiên nhiên vạn vật, cũng như việc giảm nhẹ đi nhiều hình thức nghèo khổ và sống ở bên lề xã hội đầy giẫy trong thế giới ngày nay. 
Thổ Nhĩ Kỳ, về lịch sử, vị trí địa dư và ảnh hưởng trong vùng của mình, có một trách nhiệm lớn lao, đó là những quyết định do Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện cùng với gương lành của nó là những gì đặc biệt quan trọng và có thể góp phần giúp ích đáng kể cho việc phát động một cuộc gặp gỡ của các nền văn minh cũng như cho việc vạch ra những con đường sống còn của hòa bình và tiến bộ đích thực. 
Xin Đấng Tối Cao chúc lành và bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ, và giúp cho đất nước này trở thành một tác nhân kiến tạo hòa bình mạnh mẽ và nhiệt tình. Xin cám ơn quí vị!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và các chỗ nhấn mạnh tự ý)

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2014/november/documents/papa-francesco_20141128_turchia-incontro-autorita.html

xin xem thêm video clips ở cái link sau đây

http://www.romereports.com/pg159304-pope-francis-recognizes-turkey-s-efforts-to-aid-refugees-during-flight-en

Thế giới mong thấy những ai cho rằng mình tôn thờ Thiên Chúa đều trở thành những con người nam nữ của bình an, thành phần có thể sống như anh chị em với nhau, bất kể những khác biệt về sắc tộc, tôn giáo, văn hóa và ý hệ".
Tại Bộ Tôn Giáo Vụ ở Thủ Đô Ankara Thứ Sáu 28/11/2014 

[Multimedia]

(5 đoạn trong nửa bài nói đầu ĐTC lập lại vấn đề đối thoại cần thiết và tình hình Trung Đông nhất là ở Syria và Iraq như ngài đã đề cập đến ở bài nói với chính quyền, trong đó ở đoạn thứ 2 ngài nhấn mạnh đến vấn đề đối thoại liên tôn là  những gì bất khả thiếu  ở mỗi chuyến tông du của giáo hoàng)

Theo truyền thống thì các vị Giáo Hoàng khi viếng thăm các xứ sở khác nhau, như một phần trong sứ vụ của mình, cũng gặp gỡ cả các vị lãnh đạo cùng phần tử của các tôn giáo khác. Không tỏ ra cởi mở với việc gặp gỡ và đối thoại này thì chuyến Viếng Thăm của Giáo Hoàng sẽ không trọn vẹn đáp ứng được mục đích của nó. Bởi vậy mà tôi muốn gặp gỡ quí vị, theo chân các vị tiền nhiệm khả kính của tôi. Theo chiều hướng ấy, tôi hân hoan đặc biệt nhớ lại chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đến chính chỗ này vào Tháng 11 năm 2006.....

Là các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta buộc phải bác bỏ tất cả mọi thứ vi phạm đến nhân phẩm và nhân quyền. Sự sống của con người, tặng ân của Thiên Chúa Hóa Công, có một đặc tính linh thánh. Bởi thế, bất cứ việc bạo động nào nhân danh tôn giáo đều đáng mạnh mẽ lên án nhất, vì Đấng Toàn Năng là Vị Thiên Chúa của sự sống và bình an. Thế giới mong thấy những ai cho rằng mình tôn thờ Thiên Chúa đều trở thành những con người nam nữ của bình an, thành phần có thể sống như anh chị em với nhau, bất kể những khác biệt về sắc tộc, tôn giáo, văn hóa và ý hệ.

Cùng với việc bài bác những thứ vi phạm như thế, chúng ta còn cần phải cùng nhau hoạt động để tìm kiếm các giải pháp thích đáng nữa. Điều này cần có sự hợp tác của tất cả mọi người: chính quyền, các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo, các vị đại diện xã hội dân sự, và tất cả mọi con người nam nữ thiện chí. Các vị lãnh đạo tôn giáo đặc biệt có thể cống hiến một đóng góp quan trọng bằng cách bày tỏ các thứ giá trị nơi truyền thống xứng hợp của mình. Chúng ta, tín đồ Hồi giáo và Kitô giáo, là những người chất chứa những kho tàng thiêng liêng vô giá. Trong những kho tàng ấy chúng ta thấy có một số yếu tố giống nhau, cho dù được áp dụng theo truyền thống của mỗi đạo, như việc tôn thờ Vị Thiên Chúa Vô Cùng Nhân Hậu, như liên quan tới Tổ Phụ Abraham, đến việc cầu nguyện, đến việc làm phúc, đến việc chay tịnh... những yếu tố mà, nếu được sống một cách chân thành, có thể biến đổi cuộc đời và trở thành một nền tảng vững chắc cho phẩm vị và tình huynh đệ. Việc nhìn nhận và phát triển gia sản thiêng liêng chung - qua việc đối thoại liên tôn - là những gì giúp chúng ta phát động và tán đồng những thứ giá trị luân lý là bình an và tự do trong xã hội (cf. John Paul II, Address to the Catholic Community in Ankara, 29 November 1979). Việc cùng nhìn nhận tính chất thánh hảo của mỗi sự sống con người là nền tảng cho các khởi động chung về tình đoàn kết, cảm thương và việc hiệu nghiệm trợ giúp đối với những ai khốn khổ nhất. Về vấn đề này, tôi muốn bày tỏ lòng cảm nhận của tôi về tất cả những gì nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, cả tín đồ Hồi giáo lẫn Kitô giáo, đang làm để giúp cho hằng trăm ngàn người đang thoát khỏi xứ sở của họ gây ra bởi các cuộc xung đột. Đang có 2 triệu người trong số đó. Đây là mẫu gương rõ ràng về việc chúng ta làm sao để có thể cùng nhau hoạt động để phục vụ người khác, một mẫu gương cần phải được phấn khích và bảo tồn. 

(2 đoạn cuối Đức Thánh Cha tỏ ra hài lòng về mối liên hệ tốt đẹp giữa văn phòng tôn giáo vụ này và Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn của Tòa Thánh và ngỏ lời cám ơn một lần nữa cùng xin Thiên Chúa chúc lành)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2014/november/documents/papa-francesco_20141128_turchia-presidenza-diyanet.html


Sinh Hoạt


Sau ngày thứ nhất trong 3 ngày tông du Thổ Nhĩ Kỳ, Thứ Sáu 28/11/2014, viếng thăm Thủ Đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ để viếng thăm dinh tổng thống cùng ngỏ lời với chính quyền và viếng thăm văn phòng tôn giáo vụ cùng ngỏ lời với riêng giới chức về tôn giáo, Đức Phanxicô, sang ngày thứ 2 của chuyến tông du, Thứ Bảy 29/11/2014, vào lúc 9:45 sáng đã đến Istanbul, nơi có thể gọi là thủ đô của Chính Thống Giáo vì là nơi (cùng với Rôma) chính yếu của chung Giáo Hội ở những thế kỷ đầu cũng là nơi có Đức Thượng Phụ danh dự của chung Giáo Hội Chính Thống Giáo này.

Đức Thượng Phụ đại diện cho chung Giáo Hội Chính Thống Giáo toàn cầu ở Constantinople là Bartholomew I đã ngênh đón ngài ở phi trường. Hai vị đã ôm lấy nhau trong tình huynh đệ. Đức Thánh Cha Phanxicô, hay các vị giáo hoàng tiền nhiệm của ngài, thường thực hiện chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ vào dịp Lễ Thánh Anrê, 30/11, quan thày của chung Chính Thống Giáo, cũng như lễ Thánh Phêrô - Phaolô 29/6 của Giáo Hội Công Giáo Rôma vậy.

Ở Istanbul, Đức Thánh Cha đã được dẫn đến 2 nơi đặc biệt của Hồi giáo, một là "Đền Thờ Xanh - Blue Mosque" và hai là Bảo Tàng Viện

Tại Đền Thờ Xanh, như Đức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đầu tiên đã viếng Đền Thờ Hồi giáo Umayyad ở Damascus ngày 6/5/2001, và Đức Biển Đức XVI là vị giáo hoàng đã viếng Đền Thờ Hồi giáo Sultan Ahmed ở Istanbul ngày 30/11/2006, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến viếng thăm Đền Thờ Xanh. Ngài cũng đã bỏ giầy ra và được vị Đại Học Giả (Grand Mufti) Rahmi Yaran hướng dẫn thăm viếng nơi này, cuối cùng ngài đã cúi đầu thinh lặng nguyện cầu hơn 2 phút một chút để tôn thờ Thiên Chúa, sau đó ngài được nhà học giả trao tặng một món quà là tấm vi thạch xanh với hình bông huệ, "một biểu hiệu chung" cho cả tín đồ Hồi giáo lẫn Kitô giáo theo lời của người tặng. ĐTC đã ngỏ lời cám ơn và nói: "Chúng ta cần phải cảm tạ Thiên Chúa, chúc tụng Ngài và tôn thờ Ngài"

Tại Bảo Tàng Viện Hagia Sophia, nguyên là một Đền Thờ Chính Thống Giáo Hy Lạp nhưng sau đó đã bị biến thành một đền thờ của đế quốc và nay thành một bảo tàng viện. Sau khi được hướng dẫn viếng thăm nơi này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong Cuốn Sách Dâng Kính Thánh Sophia như sau:

"Quam dilecta tabemacula tua Domine (Lạy Chúa, dễ thương thay nơi cư ngụ của Ngài - Thánh Vịnh 83). Khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp và hài hòa của nơi linh thánh này, linh hồn tôi được nâng lên với Đấng Toàn Năng, nguồn mạch và là nguyên gốc của hết mọi vẻ đẹp, và tôi xin Đấng Tối Cao luôn hướng dẫn cõi lòng của nhân loại trên con đường chân lý, thiện hảo và bình an".

Sau khi ký tên vào cuốn sách này, ngài được hộ tống về Tòa Khâm Sứ ở Istanbul để dùng bữa trưa với 50 đại diện cộng đồng Công Giáo địa phương và các vị Giám Mục của họ. Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 90% dân chúng theo Hồi giáo, trong đó và bấy giờ tại chỗ có mấy trăm người đứng ở ngoài Bảo Tàng Viện và trên đường ngài đi qua chào đón ngài bằng những bài hát. Sau đây là bài giảng của ngài về Thánh Linh ở Vương Cung Thánh đường Thánh Linh Istanbul. 


Bài Giảng


"Trong cuộc hành trình đức tin và đời sống huynh đệ của chúng ta, chúng ta càng để cho mình hướng dẫn bởi vị Thần Linh này của Chúa một cách khiêm tốn, chúng ta sẽ càng thắng vượt được những hiểu lầm, các chia rẽ cùng những bất đồng mà trở thành một dấu hiểu khả tín của hiệp nhất và bình an". 


Trong Phúc Âm Chúa Giêsu đã chứng tỏ chính Người là suối nước cho những ai khát khao cứu độ kín múc, như là Tảng Đá được Chúa Cha làm tuôn chảy ra mạch nước sự sống cho tất cả những ai tin tưởng vào Người (xem Gioan 7:8). Trong khi công khai tuyên bố về lời tiên tri này ở Giêrusalem, Chúa Giêsu loan báo về tặng ân Thánh Linh, vị mà các môn đệ sẽ lãnh nhận sau cuộc hiển vinh của Người, tức là sau cái chết và phục sinh của Người (xem câu 39).

Thánh Linh là hồn sống của Giáo Hội. Ngài ban sự sống, Ngài phân phát các đặc sủng khác nhau là những gì làm phong phú dân Chúa và nhất là Ngài kiến tạo nên mối hiệp nhất giữa các tín hữu, ở chỗ, Ngài biến nhiều thành một thân thể duy nhất, Thân Thể Chúa Kitô. Toàn thể đời sống và sứ vụ của Giáo Hội đều lệ thuộc vào Thánh Linh; Ngài là Đấng hoàn thành tất cả mọi sự.

Chính việc tuyên xưng đức tin, như Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta trong bài đọc thứ nhất hôm nay, chỉ có thể thực hiện nhờ tác động của Thánh Linh: "Không ai có thể nói 'Giêsu là Chúa' ngoại trừ bởi Thánh Linh" (1Corinto 12:3b). Chúng ta khi cầu nguyện là nhờ Thánh Linh soi động trong lòng chúng ta. Chúng ta khi phá vỡ vòng kiềm tỏa của bản thân tâm điểm của mình mà xuất thân gặp gỡ người khác, lắng nghe họ và giúp đáp họ thí chính Thần Linh của Thiên Chúa đã thúc đẩy chúng ta làm như thế. Chúng ta khi thấy bị gò bó bởi một khả năng vô thức trong việc tha thứ, trong việc yêu thương một ai đó không biết yêu thương lại chúng ta, thì chính Thần Linh này đã chiếm đoạt chúng ta. Chúng ta khi vượt ra ngoài những lời lẽ thuần túy có tính chất tư lợi mà hướng về anh chị em mình một cách dịu dàng làm sưỡi ấm tâm can thì chúng ta thực sự đã được Thánh Linh chạm tới vậy.

Thánh Linh thật sự là Đấng phân phát các đặc sủng khác nhau trong Giáo Hội, những đặc sủng mà thoạt thấy dường như tạo nên những gì là lộn xộn. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Ngài, chúng tạo nên một thứ dồi dào phong phú man vàn, vì Thánh Linh là Vị Thần Linh của hiệp nhất, thứ hiệp nhất không đồng nghĩa với đồng dạng. Chỉ duy Thánh Linh mới có thể thắp lên tính chất đa dạng (diversity), tính chất tăng bội (multiplicity) mà đồng thời mang lạihiệp nhất (unity). Khi chúng ta cố gắng tạo nên những gì là đa dạng, thế nhưng lại khép mình lại một cách chuyên biệt và độc đoán về cách nhìn các sự vật là chúng ta gây chia rẽ. Khi chúng ta cố gắng tạo nên hiệp nhất bằng các dự tính loài người của mình là chúng ta tiến đến chỗ đồng dạng (uniformity) và đồng hóa (homogenization). Thế nhưng, nếu chúng ta được Thần Linh hướng dẫn thì không bao giờ xẩy ra chuyện xung khắc bởi những gì là phong phú, khác biệt và đa dạng, vì Vị Thần Linh này thôi thúc chúng ta tiến đến chỗ cảm nghiệm thấy được những gì là khác biệt ở trong mối hiệp thông của Giáo Hội

Tính chất đa dạng của các phần tử và các đặc sủng được hòa hợp trong Vị Thần Linh của Chúa Kitô, Đấng Cha đã sai đến và là Đấng Ngài tiếp tục sai đến để tín hữu đạt tới mối hiệp nhất. Thánh Linh là Đấng mang lại hiệp nhất cho Giáo Hội: hiệp nhất trong đức tin, hiệp nhất trong yêu thương, hiệp nhất trong sự sống nội tâm. Giáo Hội và các Giáo Hội khác cũng như các cộng đồng giáo hội được kêu gọi để mình được hướng dẫn bởi Thánh Linh cũng như hãy luôn tỏ ra cởi mở, dễ dạy và tuân phục.

Chiều hướng của chúng ta là một chiều hướng hy vọng nhưng cũng là một chiều hướng gay go. Chước cám dỗ luôn ở trong chúng ta cưỡng lại Thánh Linh, vì Ngài đem chúng ta ra khỏi cái vùng thoải mái dễ chịu (confort zone) của chúng ta khiến chúng ta bất ổn; Ngài làm cho chúng ta chỗi dậy đưa Giáo Hội tiến tới. Những đường lối bất động và bất dịch của chúng ta bao giờ cũng là những gì dễ dàng hơn và thoải mái hơn. Thật vậy, Giáo Hội cho thấy lòng trung thành của mình với Thánh Linh ở chỗ Giáo Hội không tìm cách kiểm soát Ngài hay thuần thục hóa Ngài. Kitô hữu chúng ta trở nên thành phần môn đệ truyền giáo thực sự, có thể thách thức lương tri, khi chúng ta loại trừ đi tính chất tự vệ của chúng ta và để mình được dẫn dắt bởi vị Thần Linh này. Ngài là những gì tươi trẻ, sáng tạo và mới mẻ. 

Tính chất tự vệ của chúng ta là những gì hiển nhiên khi chúng ta gò bó không chịu thay đổi trong tư tưởng của chúng ta cũng như trong quyền năng của chúng ta - nơi trường hợp này chúng ta rơi vào lạc thuyết Pelagianism (biệt chú của người dịch: lạc thuyết được Đức Thánh Cha đề cập đến ở đây chủ trương bản tính của con người không bị tác hại bởi nguyên tội và vì thế con người vẫn có thể tự mình chọn lựa tốt xấu mà chẳng cần đến ơn Chúa) - hay khi chúng ta tỏ ra tham vọng hoặc huyền hoặc viễn vông. Các khuynh hướng tự vệ này là những gì ngăn cản chúng ta khỏi việc thực sự thông cảm với người khác cũng như khỏi việc cởi mở để chân thành đối thoại với họ. Thế nhưng, Giáo Hội, xuất phát từ biến cố Hiện Xuống, đã được ban cho ngọn lửa Thánh Linh, một ngọn lửa không làm cho trí khôn tràn đầy những tư tưởng cho bằng làm cho cõi lòng bứng nóng lên; Giáo Hội được tác động bởi một hơi thở Thần Linh không truyền đạt quyền lực mà là một khả năng phục vụ trong yêu thương, một thứ ngôn ngữ mà hết mọi người đều hiểu được.

Trong cuộc hành trình đức tin và đời sống huynh đệ của chúng ta, chúng ta càng để cho mình hướng dẫn bởi vị Thần Linh này của Chúa một cách khiêm tốn, chúng ta sẽ càng thắng vượt được những hiểu lầm, các chia rẽ cùng những bất đồng mà trở thành một dấu hiểu khả tín của hiệp nhất và bình an

Bằng niềm xác tín hân hoan này, tôi ấp ủ tất cả quí vị, anh chị em thân mến: Đức Thượng Phụ Công Giáo Syro, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, Đức Ông Đại Diện Tòa Thánh Pelâtre, các Vị Giám Mục cũng như các Vị Giám Mục Công Giáo Đông Phương, các linh mục và phó tế, tu sĩ, giáo dân và các tín hữu thuộc các cộng đồng khác cùng các lễ nghi khác thuộc Giáo Hội Công Giáo. Với lòng cảm mến huynh đệ tôi xin chào Đức Thượng Phụ Constantinople Bartholomew I, Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Syro và Vị Đại Diện Đức Thượng Ph Armenia, cũng như các vị đại diện cho những cộng đồng Tin Lành, những vị hợp với chúng ta trong nguyện cầu cho việc cử hành này. Tôi xin gửi đến quí vị niềm tri ân của tôi về cử chỉ huynh đệ đây. Tôi cũng muốn bày tỏ lòng cảm mến của tôi với Đức Thượng Phụ Armenia là Mesrob II và hứa cầu nguyện cho ngài. 

Thưa anh chị em, chúng ta hãy hướng tâm tưởng của chúng ta về Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Cùng Mẹ là vị đã cầu nguyện với các Tông Đồ trên Căn Thượng Lầu khi các vị đợi chờ Thánh Linh Hiện Xuống, chúng ta hãy cầu cùng Chúa để xin Người sai Thánh Linh của Người xuống lòng chúng ta và làm cho chúng ta thành nhân chứng cho Phúc Âm của Người trên toàn thế giới này. Amen.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và các chỗ nhấn mạnh tự ý, trừ những chỗ in nghiêng đúng như bản văn nguyên thủy)

http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-homily-at-the-cathedral-of-the-holy-spirit-in-istanbul


Ngỏ lời trong Buổi Kinh Tối Đại Kết ở Vương Cung Thánh Đường Thánh George thành phố Phanar Thứ Bảy 29/11/2014


"Niềm hy vọng chung này không phải là những gì lừa dối chúng ta, vì nó được thiết dựng không phải trên chúng ta hay trên các nỗ lực nghèo nàn của chúng ta, mà là trên sự trung thành của Thiên Chúa" 

Kính Đức Thượng Phụ, Quí Huynh thân mến, 

 

Mỗi một buổi tối đều mang lại một cảm giác lẫn lộn giữa niềm tri ân cảm tạ về một ngày sống đang kết thúc và niềm tin tưởng đầy hy vọng khi màn đêm buông xuống. Buổi tối hôm nay lòng tôi tràn đầy niềm tri ân Thiên Chúa, Đấng đã cho tôi được ở nơi đây để cầu nguyện với Đức Thượng Phụ và với Giáo Hội chị em đây sau một ngày đầy biến cố trong chuyến Tông Du của tôi. Đồng thời lòng tôi cũng chờ đợi một ngày mà chúng ta đã bắt đầu cử hành về phụng vụ đó là Lễ Tông Đồ Anrê, Quan Thày của Giáo Hội đây.

Theo lời của Tiên Tri Zacaria thì Chúa tái ban cho chúng ta trong buổi cầu nguyện này cái nền tảng đang bảo trì việc chúng ta tiến từ ngày này sang ngày khác, một tảng đá vững chắc mà nhờ đó chúng ta đang cùng nhau tiến tới trong hân hoan và hy vọng. Tảng đá nền này là lời hứa của Chúa: "Này đây Ta sẽ cứu dân của Ta khỏi các xứ sở bên đông cũng như khỏi các xứ sở bên tây... trong trung tín và trong chính trực" (8:7.8).

Phải, thưa Người Anh Em Bartholomew khả kính thân mến, khi tôi bày tỏ lòng chân thành "cám ơn" của tôi về việc đón tiếp huynh đệ của người anh em thì tôi cảm thấy rằng niềm vui của chúng ta còn lớn lao hơn bởi vì nguồn mạch của nó xuất phát từ bên ngoài; không phải ở trong chúng ta, không phải ở việc dấn thân của chúng ta, không phải nơi các nỗ lực của chúng ta - những gì thực sự là cần thiết - mà là ở lòng tin tưởng chung của chúng ta nơi sự trung thành của Thiên Chúa, những gì đặt nền tảng cho việc tái thiết đền thờ của Ngài là Giáo Hội (xem Zech 8:9); thực sự là một cuộc gieo vãi niềm vui. Nó là một niềm vui và là một bình an thế giới này không thể nào ban phát, mà là những gi Chúa Giêsu đã hứa cho các môn đệ của Người, và với tư cách là Đấng Phục Sinh đã ban xuống trên các vị bằng quyền năng của Thánh Linh

Tông Đồ Anrê và Phêrô đã nghe thấy lời hứa ấy; các vị đã lãnh nhận tặng ân này. Các vị là anh em ruột thịt, nhưng việc các vị gặp gỡ Chúa Kitô đã biến các vị thành những người anh em trong đức tin và đức ái. Trong buổi tối vui mừng này, vào buổi kinh tối đây, tôi muốn nhấn mạnh đến điều này; các vị đã trở thành những người anh em trong niềm hy vọng. Thưa Đức Thượng Phụ, còn ơn nghĩa nào bằng trở thành những người anh em trong niềm hy vọng của Chúa Phục Sinh! Còn ơn nghĩa nào bằng và còn trách nhiệm nào hơn là cùng nhau bước đi trong niềm hy vọng ấy, niềm hy vọng được bảo trì bởi lời chuyển cầu của các thánh Tông Đồ huynh đệ Anrê và Phêrô! Và nên biết rằng niềm hy vọng chung này không phải là những gì lừa dối chúng ta, vì nó được thiết dựng không phải trên chúng ta hay trên các nỗ lực nghèo nàn của chúng ta, mà là trên sự trung thành của Thiên Chúa

Với niềm hy vọng hân hoan này, tràn đầy lòng tri ân và niềm mong đợi thiết tha, tôi xin gửi đến Đức Thượng Phụ cũng tất cả những ai hiện diện và đến Giáo Hội Constantinople những lời chúc nồng nàn và huynh đệ nhất của tôi nhân Ngày Lễ Kính vị Quan Thày thánh của quí vị.

 

Tôi xin quí vị một đặc ân đó là chúc lành cho tôi và Giáo Hội ở Rôma

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-address-at-ecumenical-prayer-service-in-phanar-turkey


 

"Điều duy nhất Giáo Hội Công giáo ước muốn và là những gì tôi tìm kiếm với tư cách

 Vị Giám Mục của Giáo Hội Rôma, 'Giáo Hội chủ trì trong bác ái', đó là mối hiệp thông

 với các Giáo Hội Chính Thống".

 

ĐTC Phanxicô -  Diễn Từ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh George ở Istanbul Chúa Nhật 30/11/2014

[Multimedia]

Trọng Kính người anh em Thượng Phụ Bartholomew thân mến,

Khi tôi còn là Tổng Giám Mục ở Buenos Aires, tôi thường tham dự vào việc cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh của các cộng đồng Chính Thống giáo ở đó. Hôm nay, Chúa đã ban cho tôi ơn đặc biệt để được hiện diện nơi Thánh Đường Thượng Phụ Thánh George này để cử hành Lễ Thánh Tông Đồ Anrê, vị được gọi đầu tiên, người anh của Thánh Phêrô và là Thánh Quan Thày của Vai Trò Thượng Phụ Toàn Cầu.

Việc gặp gỡ nhau, trông thấy nhau mặt giáp mặt, trao cho nhau cái ôm hôn hòa bình, và cầu nguyện cho nhau, tất cả đều là những khía cạnh thiết yếu cho cuộc hành trình của chúng ta tiến đến việc phục hồi mối hiệp thông trọn vẹn. Tất cả những điều này là những gì đi trước và bao giờ cũng là những gì hỗ trợ cho khía cạnh thiết yếu khác của cuộc hành trình này, đó là việc đối thoại về thần học. Một cuộc đối thoại chân thực, trong mọi trường hợp, đó là một cuộc gặp gỡ giữa những con người có tên tuổi, dung nhan, quá khứ chứ không phải chỉ là một cuộc họp về các tư tưởng mà thôi.

Điều này đặc biệt là đúng đối với Kitô hữu chúng ta, vì đối với chúng ta sự thật là bản thân Chúa Giêsu Kitô. Mẫu gương của Thánh Anrê, vị đã cùng với một người môn đệ khác chấp nhận lời mời của Vị Sư Phụ Thần Linh "hãy đến mà xem" và "đã ở với Người hôm đó" (Gioan 1:39), chứng tỏ cho chúng ta thấy rõ ràng rằng đời sống Kitô hữu là một cảm nghiệm riêng tư, là một cuộc gặp gỡ biến đổi với Đấng yêu thương chúng ta và là Đấng muốn cứu chúng ta. Thêm vào đó, sứ điệp Kitô giáo được truyền lan nhờ những con người nam nữ phải lòng Chúa Giêsu và không thể nào không truyền đạt niềm vui được yêu thương và được cứu độ này. Cũng ở đây nữa, gương sống của Tông Đồ Anrê là những gì hữu ích. Sau khi theo Chúa Giêsu tới nhà của Người và bỏ giờ ra ở với Người, Thánh Anrê "đầu tiên đi tìm em của mình là Simon mà nói 'Chúng tôi đã gặp được Đấng Thiên sai' (nghĩa là Đức Kitô). Anh dẫn em đến với Chúa Giêsu" (Gioan 1:40-42). Bởi thế, rõ ràng cho dù là các Kitô hữu có đối thoại với nhau cũng không thể coi thường bỏ qua cái lý lẽ hội ngộ riêng tư này. 

Không phải là tình cờ mà con đường hòa giải và hòa bình giữa tín hữu Công giáo và Chính Thống giáo, một cách nào đó, đã được tạo nên bởi một cuộc gặp gỡ, bởi một cử chỉ ôm hôn giữa các vị tiền nhiệm của chúng ta đó là Đức Thượng Phụ Toàn Cầu Athenagoras và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, một cuộc gặp gỡ đã diễn ra 50 năm trước tại Giêrusalem. Đức Thượng Phụ và tôi đều muốn tưởng niệm giây phút đó khi chúng ta gần đây gặp nhau ở cùng một thành phố, nơi Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại. 

May mắn thay, chuyến viếng thăm của tôi rơi vào mấy ngày sau thời điểm kỷ niệm 50 năm ban hành Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio về Hiệp Nhất Kitô Giáo của Công Đồng Chung Vaticanô II. Đây là một văn kiện nồng cốt đã mở ra những đại lộ mới cho việc hội ngộ giữa tín hữu Công giáo và các anh chị em của mình thuộc các Giáo Hội khác cùng các cộng đồng giáo hội. 

Đặc biệt là trong Sắc Lệnh này Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận rằng các Giáo Hội Chính Thống "có các bí tích thực sự, nhất là - nhờ việc thừa kế tông đồ - có chức linh mục và Thánh Thể, bởi thế họ vẫn liên kết với chúng ta một cách thân mật chặt chẽ nhất" (khoản 15). Sắc Lệnh này tiếp tục nói rằng để trung thành canh giữ trọn vẹn truyền thống Kitô giáo cũng như để hoàn thành việc hòa giải giữa các Kitô hữu Đông và Tây, hết sức cần phải bảo trì và nâng đỡ cái gia sản phong phú của các Giáo Hội Đông phương. Điều này liên quan chẳng những đến các truyền thống về phụng vụ và linh đạo của họ mà còn cả về những kỷ cương theo giáo luật nữa, được chuẩn nhận đúng như vậy bởi các Giáo Phụ cũng như bởi các Công Đồng, những gì chi phối đời sống của các Giáo Hội ấy (xem khoản 15-16). 

Tôi tin rằng cần phải tái khẳng định việc tôn trọng nguyên tắc này như là một điều kiện thiết yếu, được đôi bên chấp nhận, để phục hồi trọn vẹn mối hiệp thông, hiệp thông không có nghĩa là bên này phục tùng bên kia hay đồng hóa. Trái lại, nghĩa là đón nhận tất cả mọi tặng ân Thiên Chúa ban cho mỗi bên, nhờ đó chứng tỏ cho toàn thế giới thấy mầu nhiệm cứu độ cao cả được Chúa Kitô hoàn thành bởi Thánh Linh. Tôi muốn cam đoan với mỗi người trong anh em ở đây là, để tiến đến đích điểm trọn vẹn hiệp nhất như lòng mong ước, Giáo Hội Công Giáo không có ý định áp đặt bất cứ điều kiện nào ngoại trừ điều kiện cùng tuyên xưng một đức tin. Hơn nữa, tôi còn muốn thêm rằng chúng ta đang sẵn sàng cùng nhau tìm kiếm, theo ánh sáng của giáo huấn Thánh Kinh và kinh nghiệm của thiên niện kỷ thứ nhất, những đường lối nhờ đó chúng ta có thể bảo đảm mối hiệp nhất cần thiết của Giáo Hội trong những hoàn cảnh hiện tại. Điều duy nhất Giáo Hội Công giáo ước muốn và là những gì tôi tìm kiếm với tư cách Vị Giám Mục của Giáo Hội Rôma, "Giáo Hội chủ trì trong bác ái", đó là mối hiệp thông với các Giáo Hội Chính Thống. Mối hiệp thông như thế sẽ luôn là hoa trái của một tình yêu "đã được tuôn đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần là Đấng đã được ban cho chúng ta" (xem Rôma 5:5), một tình yêu huynh đệ thể hiện mối liên hệ thiêng liêng và trổi vượt liên kết chúng ta lại với nhau như là thành phần môn đệ của Chúa. 

Trong thế giới hôm nay, có những tiếng nói đang vang lên chúng ta không thể bỏ qua và là những tiếng nói van xin các Giáo Hội của chúng ta hãy sống sâu xa hơn căn tính của mình như là thành phần môn đệ của Chúa Giêsu Kitô.

Tiếng nói đầu tiên trong các tiếng nói này là tiếng nói của người nghèo. Trong thế giới này, có quá nhiều con người nam nữ đang chịu đựng bởi tình trạng trầm trọng dinh dưỡng thiếu thốn và tệ hại, gia tăng vấn đề thất nghiệp, con số giới trẻ thất nghiệp gia tăng, cũng như bởi việc gia tăng loại trừ nhau trong xã hội. Những điều này có thể gây ra hoạt động tội ác và thậm chí có thể giúp vào việc tuyển mộ thành phần khủng bố. Chúng ta không thể nào tỏ ra dửng dưng trước những tiếng kêu la của anh chị em chúng ta. Những người anh chị em này xin chúng ta chẳng những trợ giúp về vật chất - cần thiết trong rất nhiều hoàn cảnh - mà trên hết, việc chúng ta giúp bênh vực phẩm giá làm người của họ, nhờ đó họ có thể tìm được nghị lực tinh thần để lại trở nên những người thủ vai chính trong đời sống của họ. Họ xin chúng ta hãy chiến đấu, theo ánh sáng của Phúc Âm, những nguyên nhân liên hệ gây ra nghèo khổ, như vấn đề bất bình đẳng, tình trạng thiếu công việc và nhà ở xứng đáng, và việc chối bỏ các quyền lợi của họ như là các phần tử của xã hội và như là nhân viên làm viêc. Là Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi cùng nhau loại trừ thứ toàn cầu hóa thái độ dửng dưng lạnh lùng mà ngày nay dường như đang ngự trị, đồng thời xây dựng một nền văn mình yêu thương và đoàn kết. 

Tiếng van nài thứ hai xuất phát t các nạn nhân của những cuộc xung đột nơi rất nhiều phần đất trên thế giới của chúng ta. Chúng ta thấy điều vang vọng này ở nơi đây, vì một số xứ sở lân cận đang lo sợ bởi thứ chiến tranh phi nhân dã man tàn bạo. Tôi đặc biệt nghĩ đến nhiều nạn nhân của cuộc tấn công ghê sợ và vô cảm mới đây đã sát hại và gây thương tích cho rất nhiều tín đồ Hồi giáo đang cầu nguyện tại một Đền Thờ ở Kano nước Nigeria.  Lấy mất bình an của dân chúng, gây ra hết mọi hành động bạo lực - hay đồng lõa với các hành động như thế - nhất là khi nhắm đến thành phần yếu thế nhất và không thể tự vệ, là một thứ tội hết sức trầm trọng phạm đến Thiên Chúa, ở chỗ tỏ ra khinh khi hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người. Tiếng kêu la của các nạn nhân bị xung đột thôi thúc chúng ta nhanh chóng tiến tới trên con đường hòa giải và hiệp thông giữa tín hữu Công giáo và Chính Thống giáo. Thật vậy, làm sao chúng ta có thể loan truyền Phúc Âm hòa bình xuất phát từ Chúa Kitô một cách khả tín, nếu vẫn còn tiếp tục xẩy ra chuyện đối đầu và bất đồng giữa chúng ta với nhau (cf. Paul VI, Evangelii Nuntiandi, 77)?

Tiếng kêu la thứ ba đang thách đố chúng ta đó là tiếng kêu la của giới trẻ. Ngay nay, thảm thương thay, có nhiều con người nam nữ trẻ trung sống không hy vọng, trở nên ngờ vực và buông thả. Nhiều người trẻ, bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa thịnh hành, đang tìm kiếm hạnh phúc chỉ ở nơi việc chiếm hữu những gì là vật chất và tìm kiếm thỏa mãn những cảm xúc nông nổi của mình. Các thế hệ mới sẽ không bao giờ có thể có được sự khôn ngoan chân thực và có được niềm hy vọng trừ phi chúng ta biết trân quí và truyền đạt nền nhân bản chân thực xuất phát từ Phúc Âm cũng như từ kinh nghiệm già đời của Giáo Hội. Chính giới trẻ là thành phần ngày nay đang van nài chúng ta hãy tiến bộ hơn trong mối hiệp thông trọn vẹn. Chẳng hạn, tôi nghĩ đến nhiều giới trẻ Chính Thống, Công Giáo và Tin Lành cùng nhau đến với các cuộc gặp gỡ được cộng đồng Taizé tổ chức. Họ làm như thế không phải vì họ không biết đến những khác biệt vẫn còn phân rẽ chúng ta, mà vì họ có thể nhìn thấy cả bên ngoài những khác biệt ấy nữa; họ có thể chấp nhận những gì là thiết yếu và những gì đã liên kết chúng ta lại với nhau. 

Người anh thân mến, người anh rất thân mến, chúng ta đang hành trình trên con đường tiến đến mối hiệp thông trọn vẹn và chúng ta đã có thể cảm nghiệm thấy những dấu hiệu sống động về một mối hiệp nhất chân thực cho dù chưa hoàn toàn. Điều này tái bảo đảm và phấn khích chúng ta tiếp tục cuộc hành trình ấy. Chúng ta tin tưởng rằng dọc theo con đường này chúng ta được hỗ trợ bởi lời chuyển cầu của Tông Đồ Anrê và người em Phêrô của ngài, hai vị được coi là những người thành lập Giáo Hội Constantinople và Giáo Hội Rôma. Chúng ta xin Thiên Chúa đại tặng ân trọn vẹn hiệp nhất này, và khả năng chấp nhận nó trong đời sống của chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ quên cầu nguyện cho nhau.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)
http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2014/documents/papa-francesco_20141130_divina-liturgia-turchia.html

 

Liên tôn... Đại kết... Thế chiến


ĐTC Phanxicô - Trả lời phỏng vấn trên chuyến bay Tông Du Thổ Nhĩ Kỳ về lại Rôma Chúa Nhật 30/11/2014

Trên chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ về lại Rôma hôm Chúa Nhật 30/11/2014, trong vòng 45 phút, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời cuộc phỏng vấn của thành phần truyền thông hộ tống ngài trong chuyến Tông du Thổ Nhĩ Kỳ 3 ngày (28-30/11/204). Sau đây là những câu trả lời của ngài liên quan tới từng vấn đề được tóm gọn thành từng chữ hay từng cụm từ (thay vì thành từng câu).

 

The Pope on the return flight from Turkey
(©Ansa)

(©ANSA) THE POPE ON THE RETURN FLIGHT FROM TURKEY


 









Nạn nghi kỵ bài trừ Hồi Giáo (Islamophobia)


Thật sự là đã từng xẩy ra các phản ứng đối với những hành động khủng bố không phải chỉ ở vùng ấy mà còn ở cả Phi Châu nữa. 'Nếu là Hồi giáo thì tôi uất hận!' Rất nhiều tín đồ Hồi giáo cảm thấy bị xúc phạm, họ nói rằng: 'Thế nhưng đó không phải những gì chúng tôi là, Kinh Koran là một cuốn sách ngôn sứ về hòa bình, chủ nghĩa khủng bố (terrorism) không phải là chủ nghĩa Hồi giáo (Islamism). Tôi có thể thông cảm được điều này. Và tôi thành thực tin rằng chúng ta không thể nói rằng tất cả mọi tín đồ Hồi giáo đều là những tay khủng bố, giống như chúng ta không thể nói rằng tất cả mọi Kitô hữu đều là thành phần bảo thủ (fundamentalist) - trong nội bộ của mình chúng ta cũng có những con người bảo thủ, tất cả mọi tôn giáo đều có những nhóm nhỏ này. Tôi đã nói với Tổng Thống Erdogan rằng nên minh bạch lên án những thứ nhóm người này. Tất cả mọi vị lãnh đạo tôn giáo, học giả, giáo sĩ, trí thức và chính trị đều phải làm như thế. Có thế họ mới nghe thấy điều ấy từ miệng lưỡi người lãnh đạo của họ. Cần phải có một cuộc lên án quốc tế từ tín đồ Hồi giáo khắp thế giới. Cần phải nói rằng, 'không, đó không phải là những gì về Kinh Koran!' Bao giờ cũng cần phải phân biệt giữa những gì tôn giáo đề ra với việc cụ thể áp dụng những gì được đề ra ấy bởi một chính quyền cụ thể. Đường lối quí vị cai trị xứ sở của quí vị có thể không phải là đường lối của Hồi giáo hay Do Thái giáo hoặc Kitô giáo. Danh xưng thường được sử dụng nhưng thực tế không phản ảnh những gì tôn giáo dạy.

Nạn tẩy chay bài trừ Kitô Giáo (Christianophobia)

 

Tôi muốn nói thẳng rằng Kitô hữu đang bị săn đuổi khỏi Trung Đông. Ở một số trường hợp, như chúng ta đã thấy ở Iraq, tại vùng Mosul, họ đã phải ra đi hay phải trả một thứ thuế không cần thiết. Đôi khi họ săn đuổi chúng ta một cách nhẹ nhàng. 

Đối thoại liên tôn


Tôi có lẽ đã có được một cuộc nói chuyện tuyệt vời nhất với vị chủ tịch Tôn Giáo vụ và ban của ông ấy. Khi vị tân lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ đến Tòa Thánh để trình ủy nhiệm thư của mình thì tôi đã thấy được một con người đặc biệt, một con người sâu xa đạo hạnh. Họ đã nói rằng: 'Giờ đây dường như việc đối thoại liên tôn đã tới chỗ chấm dứt'. Chúng ta cần phải cất bỏ rào cản. Chúng ta cần thực hiện cuộc đối thoại giữa các nhân vật tôn giáo thuộc những niềm tin khác nhau, và đó là điều tốt đẹp, ở chỗ, những con người nam nữ này gặp gỡ những con người nam nữ khác để chia sẻ cảm nghiệm: nó không phải là thần học đang được nói tới mà là cảm nghiệm.  

Cầu nguyện ở Đền Thờ

 

Tôi đến Thổ Nhĩ Kỳ như là một người hành hương chứ không phải như một kẻ du lịch. Và tôi đã đến đặc biệt là vì lễ hôm nay được Đức Thượng Phụ Bartholomew cử hành. Khi tôi vào đền thờ ấy tôi không thể nói rằng giờ đây tôi là một kẻ du lịch! Tôi đã thấy nơi tuyệt vời ấy; vị Học Giả đã giải thích các thứ cho tôi nghe một cách rất rõ ràng, ông tỏ ra hết sức dịu dàng; ông đã trích Kinh Koran khi ông nói về Đức Maria và Thánh Gioan Tẩy Giả. Lúc bấy giờ tôi cảm thấy cần cầu nguyện. Bởi thế tôi đã hỏi ông ta rằng: Chúng ta cầu nguyện một chút được không? Ông đã trả lời: 'Vâng, vâng'. Tôi đã cầu nguyện cho Thổ Nhĩ Kỳ, cho hòa bình, cho vị Học Giả này, cho hết mọi người và cho chính bản thân tôi nữa... Tôi nguyện rằng: lạy Chúa, xin giúp chúng con chấm dứt các cuộc chiến tranh này! Đó là một giây phút cầu nguyện chân thành. 

Về Đại Kết

 

Tháng vừa rồi, Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã tham dự Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới với tư cách là đại biểu, và ngài đã nói với tôi không phải như là một đại biểu của Thượng Nghị mà với tư cách là một vị Chủ Tịch của ủy ban đối thoại Chính Thống Giáo và Công Giáo. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau một lúc. Tôi tin rằng chúng ta đang tiến lên nơi các mối liên hệ của chúng ta với Chính Thống giáo, họ có các bí tích và cả truyền thống thừa kế tông đồ, chúng ta đang trên đà tiến tới. Nếu chúng ta chờ đợi các thần học gia đạt được đồng thuận thì ngày ấy sẽ chẳng bao giờ xẩy ra! Tôi đặt vấn đề về các thần học gia làm được việc, nhưng Athenagoras (biệt chú của người dịch: Athenagoras là một triết gia Hy Lạp đã trở lại Kitô giáo vào thế kỷ thứ 2 và đã trở thành một trong những vị Giáo Phụ của Giáo Hộiđã nói: 'Chúng ta hãy đưa các thần học gia ra ngoài một hòn đảo để họ bàn luận với nhau rồi chúng ta mới tiếp tục vấn đề được!' Hiệp nhất là một cuộc hành trình chúng ta cần cùng nhau tiếp tục, nó là vấn đề đại kết thiêng liêng, là việc cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau hoạt động. Rồi có cả vấn đề đại kết về máu huyết nữa: khi họ sát hại Kitô hữu thì máu được trộn lẫn. Những vị tử đạo của chúng ta đang kêu lên rằng: chúng tôi chỉ là một. Đó là ý nghĩa của việc tử đạo về máu. Chúng ta cần phải can đảm theo đuổi đường lối này và tiếp tục tiến tới. Có lẽ một số người không thể hiểu điều này. Các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương có quyền được hiện hữu, thế nhưng tình trạng hiệp nhất (chữ uniatism ở đây ám chỉ một số Giáo Hội Chính Thống Đông Phương sau khi chung Chính Thống Giáo Đông Phương tách khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma năm 1054 đã trở về tái hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo Rôma nên được gọi là Giáo Hội Công Giáo Đông Phương - biệt chú của người dịch) là một chữ lỗi thời (a dated word), cần phải tìm một giải pháp khác. 

Tôi muốn gặp Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa

 

Tôi đã nói với Đức Thượng Phụ Kiril rằng chúng ta có thể gặp nhau ở bất cứ nơi nào, ngài cứ gọi cho tôi là tôi đến. Thế nhưng ngài đang có đủ thứ trên mâm của ngài vào lúc này những gì liên quan tới chiến tranh ở Ukraine. Cả hai chúng tôi đều muốn gặp nhau và tiến tới. Đức Tổng Giám Mục Hilarion đã đề nghị ủy ban đối thoại Chính Thống Giáo và Công Giáo tổ chức một cuộc họp học hỏi về vấn đề vai trò tối thượng quyền. Chúng ta cần phải tiếp tục theo bước chân của Đức Gioan Phaolô II: xin giúp tôi tìm được một giải pháp cho vấn đề tối thượng quyền để làm sao các Giáo Hội Chính Thống cũng có thể chấp nhận.

Nguồn gốc chia rẽ giữa các Giáo Hội

 

Những gì tôi cảm thấy thấm thía nhất về con đường hướng tới hiệp nhất này thì tôi đã đề cập đến ở bài giảng hôm qua về Thánh Linh, đó là, đường lối của Thánh Linh là con đường thẳng duy nhất, Ngài có đầy những gì là lạ lùng, Ngài là Đấng sáng tạo. Vấn đề - như tôi đã nói trong công nghị trước Mật Nghị Bầu Giáo Hoàng rằng điều này có thể là những gì tự nhận định - là ở chỗ Giáo Hội có thói quen xấu xa và lầm lỗi khi quá thấu thị (the Church has the bad and sinful habit of being too inward-looking), như thể tin rằng mình chiếu tỏa ra ánh sáng của chính mình. Giáo Hội không có thứ ánh sáng riêng, mà cần nhìn vào Chúa Giêsu Kitô. Các thứ chia rẽ xẩy ra vì Giáo Hội đã tập trung vào bản thân mình quá sức. Ở bàn gặp nhau hôm nay, Đức Bartholomew và tôi đã nói về giây phút vị hồng y đến báo cho biết việc Giáo Hoàng tuyệt thông Thượng Phụ: Giáo Hội đã tập trung vào bản thân mình quá sức trong lúc ấy. Khi người ta tập trung vào bản thân mình thì họ hóa ra tự qui chiếu (self-referential).

Về tối thượng quyền trong Giáo Hội

Chính Thống giáo chấp nhận tối thượng quyền, ở chỗ, trong kinh cầu hôm nay, họ đã cầu cho vị mục tử và đầu não của họ, "vị dẫn đường". Họ đọc như thế trước mặt tôi hôm nay. Chúng ta cần phải nhìn lại thiên niên kỷ thứ nhất để tìm kiếm một giải pháp khả chấp. Tôi không nói rằng Giáo Hội đã làm sai hết mọi sự (trong thiên niên kỷ thứ hai), không, không phải thế! Giáo Hội đã mở ra con đường lịch sử của mình. Thế nhưng giờ đây con đường tiến tới đó là theo đuổi điều yêu cầu của Đức Gioan Phaolô II.

Thành phần cực bảo thủ (the ultraconservatives) tỏ ra ngờ vực những đường lối cởi mở

 

Tôi xin nói rằng vấn đề này không phải chỉ của chúng ta mà thôi. Đây cũng là vấn đề họ đối diện, Chính Thống giáo, một số đan dĩ và một số đan viện. Chẳng hạn từ những ngày khi Chân Phước Phaolô VI còn làm giáo hoàng đã liên tục bàn đến vấn đề về ngày Phục Sinh mà chúng ta vẫn chưa tiến đến chỗ đồng ý với nhau. Cứ đà này thì cháu chắt của chúng ta dám cử hành Phục Sinh vào Tháng Tám mất. Chân Phước Phaolô VI đã đề nghị giành ra một ngày, một ngày Chúa Nhật trong Tháng Tư. Đức Thượng Phụ Bartholomew đã tỏ ra can đảm, đó là chuyện xẩy ra ở Phần Lan, nơi có một cộng đồng Chính Thống nhỏ, ngài đã bảo họ có thể cử hành cùng ngày như những tín hữu Lutherô. Có lần tôi ở Via della Scrofa thì việc dọn mừng Phục Sinh đã được diễn tiến, và tôi đã nghe thấy một phần tử thuộc Giáo Hội Đông phương nói rằng: Đức Kitô của tôi sẽ sống lại từ trong kẻ chết trong thời gian một tháng. Đức Kitô của tôi, Đức Kitô của bạn. Các vấn đề thực sự là đang xẩy ra. Thế nhưng chúng ta cần phải tôn trọng và không ngừng dấn thân đối thoại, mà không làm nhục người khác, không làm lem lấm chính mình, không xì xèo bàn tán. Nếu ai không muốn đối thoại, cũng được... Thế nhưng, nhẫn nại, nhu mì và trao đổi

Tôi muốn đến Iraq

 

Tôi muốn đi đến một trại tị nạn, như thế có nghĩa là phải ở thêm một ngày nữa và vì thế là những gì bất khả bởi nhiều lý do, không phải lý do riêng tư. Bởi thế mà tôi đã muốn gặp thành phần tị nạn trẻ đang được các tu sĩ Dòng Don Bosco chăm sóc. Tôi muốn lợi dụng dịp này để cám ơn lòng quảng đại của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Họ tỏ ra quảng đại với những người tị nạn. Các bạn có biết cần phải làm sao để có thể cung cấp việc chăm sóc sức khỏe, lương thực, giường nằm và nhà ở cho cả triệu người tị nạn hay chăng? Tôi muốn đến Iraq. Tôi đã nói chuyện với Đức Thượng Phụ Sako. Hiện nay là chuyện bất khả. Nếu tôi đến đó ngay bây giờ sẽ là một vấn đề cho các vị có thẩm quyền, cho vấn đề an ninh. 

Tôi không nói với Tổng Thống Erdogan về Khối Hiệp Nhất Âu Châu

Không, chúng tôi đã không nói về điều ấy. Cũng lạ, chúng tôi đã nói về rất nhiều thứ mà lại không phải là điều này.

Thế chiến thứ ba và các thứ vũ khí nguyên tử

 

Tôi tin rằng chúng ta đang trải qua một thứ thế chiến thứ ba phân mảnh, một thứ chiến tranh ở các vùng, ở khắp mọi nơi. Ở hậu trường của tình hình này là những thứ đối chọi tranh giành, những vấn đề về chính trị và những vấn đề về kinh tế, trong việc gìn giữ một hệ thống mà tâm điểm ngự trị bởi vị chúa được gọi là tiền bạc thay vì con người. Đằng sau tình hình này còn có cả các thứ lợi lộc về thương mại nữa: việc buôn bán các thứ vũ khí là những gì ghê sợ; nó là một trong những thứ buôn bán mãnh liệt nhất hiện nay. Vào Tháng 9 năm ngoái, chuyện được nói đến là Syria có các thứ vũ khí hóa học: tôi không tin Syria ở trong vị thế sản xuất các thứ vũ khí hóa học. Ai đã bán cho họ những thứ vũ khí này? Một số người trong số những ai tố cáo họ có những thứ vũ khí này có lẽ là thành phần đứng đầu bán các thứ vũ khí đó cho họ? Thật là cả một thứ đại bí ẩn chung quanh việc buôn bán các thứ vũ khí. Nhân loại đã không học được bài học của mình về năng lực nguyên tử. Thiên Chúa đã trao cho chúng ta việc tạo dựng để chúng ta có thể kiến tạo nên văn hóa từ tình trạng thiếu văn hóa này. Con người đã làm điều ấy và đã khám phá ra năng lực nguyên tử là những gì mang lại nhiều hữu dụng tích cực nhưng họ cũng sử dụng chúng để hủy diệt loài người. Tình trạng thiếu văn hóa này cả ở cách thức khác nữa: tôi không muốn nói về ngày cùng tháng tận của thế giới này, thế nhưng nó là một thứ văn hóa mà tôi gọi là văn hóa "tận số" (terminal); sau đó các bạn cần phải bắt đầu lại từ tan tành đổ nát, như đã xẩy ra cho các thành phố Nagasaki và Hiroshima. 

Việc diệt chủng dân Armenia

Vào dịp kỷ niệm việc diệt chủng này, khi ông Erdogan còn làm thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một cử chỉ mà một số người cho là quá yếu. Thế nhưng ông đã vươn ra và việc ấy bao giờ cũng là những gì tích cực. Bất kể việc tôi đưa tay ra ít hay nhiều, thì việc ấy luôn là một điều tích cực. Biên giới của người Thổ Nhĩ Ký và Armenia là một vấn đề rất cận kề với lòng của tôi: thật là tuyệt vời nếu biên giới này được mở ra! Tôi biết có những vấn đề về địa dư không giúp được gì cho lắm, thế nhưng chúng ta cần phải cầu nguyện cho việc hòa giải này nơi hai dân tộc. Nhiều biến cố đã được sắp xếp cho năm tới để tưởng niệm việc diệt chủng dân Armenia, chúng ta hy vọng rằng đường lối của những cử chỉ nho nhỏ sẽ được tiếp tục; những bước tiến nho nhỏ hướng đến chỗ hòa giải.

Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoài Lệ III - 2014 và những sứ điệp đối chọi nơi bản tường trình bán kỳ


Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới là một đường lối, là một cuộc hành trình. Nó không phải là một nơi Lập Pháp (Parliament), nó là một nơi được bao bọc
 để Thánh Linh có thể lên tiếng nói. Bản tường trình đúc kết sẽ không phải là dấu chấm dứt cuộc hành trình. Vì thế chúng ta không thể căn cứ vào ý kiến của một người hay của một văn kiện soạn thảo. Theo cá nhân mình, tôi không đồng ý với ai công khai nói rằng người này nói thế này thế kia. Chỉ có những gì thực sự đã nói mới cần phải được công bố chung, và điều này là những gì đã xẩy ra: Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới không phải là một nơi Lập Pháp. Cần phải bao bọc để Thánh Linh ngỏ lời.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ

http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/francesco-turchia-37828/

 

Phụ thêm: Đức Thánh Cha Phanxicô vào giờ chót bất ngờ viếng thăm Vị Thượng Phụ lâm trọng bệnh


Trong bài giảng về Thánh Linh hôm Thứ Bảy 29/11/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời thăm Đức Thượng Phụ Armenia vắng mặt qua vị đại diện của thượng phụ này hiện diện bấy giờ. Bài giảng này không cho biết lý do tại sao vị thượng phụ ấy vắng mặt - thì ra ngài bị bệnh trầm trọng. 


Bởi thế, hoàn toàn bất ngờ, vào giờ chót, trước khi về lại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đ
ã quyết định ghé thăm vị thượng phụ này, đó là Đức Mesrob Mutafyan, trong nhà thương San Salvatore Armenia ở Istanbul. 

 

Vào Tháng 7/2008, tin tức cho biết vị Thượng Phụ Armenia ở Constantinople ấy bị alzheimers nên từ đó ngài rời khỏi nhiệm vụ và đời sống công khai, nhưng vẫn tiếp tục chính thức là thượng phụ tổng giám mục, có Đức Tổng Giám Mục Aram Atesyan xử lý thường vụ thay ngài. Vào Tháng Giêng 2011, tin tức còn cho biết thêm về tình trạng sức khỏe cả tinh thần lẫn thể lý càng ngày càng tệ. 



"Chúng ta cầu xin Thánh Linh hãy làm cho chuyến tông du này được trổ sinh hoa trái,

 và nuôi dưỡng trong Giáo Hội nhiệt tình truyền giáo, trong việc loan báo cho tất cả

mọi dân tộc, bằng việc đối thoại trân trọng và huynh đệ, rằng Chúa Giêsu là Sự Thật,

là Bình An và là Tình Yêu. Chỉ duy một mình Người là Chúa".


ĐTC Phanxicô - Tường Trình về chuyến Tông Du Thổ Nhĩ Kỳ trong buổi triều kiến chung Thứ Tư ngày 3/12/2014

 

Xin chào buổi sáng Anh Chị Em


Tr
ời dường như không thực sự đẹp lắm, khí hậu hơi kỳ kỳ. Thế nhưng anh chị em đã tỏ ra rất can trường đến đây tươi cười vào một buổi sáng mưa, và chúng ta cứ tiến hành! Buổi triều kiến chung hôm nay diễn ra ở hai nơi khác nhau, như chúng ta vẫn làm khi trời mưa: ở quảng trường đây rồi có cả thành phần bệnh nhân ở Sảnh Đường Phaolô VI nữa. Tôi đã gặp họ và chào hỏi họ rồi. Họ đang theo dõi buổi triều kiến chung này qua một màn hình lớn vì họ yếu bệnh không thể chịu mưa. Chúng ta hãy chào họ bằng một tràng pháo tay. 


Hôm nay tôi muốn chia sẻ với anh chị em một số điều về chuyến hành trình của tôi từ Thứ Sáu tuần vừa rồi cho đến Chúa Nhật ở Thổ Nhĩ Kỳ. Như tôi đã xin anh chị em sửa soạn và hỗ trợ bằng lời cầu nguyện thế nào thì giờ đây tôi mời anh chị em hãy tạ ơn Chúa cho việc hiện thực hóa của nó, hy vọng rằng hoa trái của việc đối thoại sẽ trở nên thông thoáng hơn nơi mối liên hệ của chúng ta với anh chị em Chính Thống, nơi mối liên hệ của chúng ta với các tín đồ Hồi giáo, nơi đường lối dẫn đến hòa bình giữa các dân tộc. 


Tr
ước hết, tôi xin lập lại việc bày tỏ lòng biết ơn của tôi với vị Tổng Thống của Nước Cộng Hòa này, với vị Thủ Tướng, với vị Chủ Tịch Tôn Giáo Vụ cũng như với các vị Thẩm Quyền khác, đã trân trọng tiếp đón tôi và bảo đảm cho lịch trình được diễn tiến một cách 
tốt đẹp. Điều này thật là mất công và họ đã rất hoan hỉ làm điều ấy. 

Với tình huynh đệ, t
ôi xin cám ơn các vị Giám Mục thuộc Giáo Hội Công Giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, vị Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, rất tốt lành, về việc dấn thân của các vị, cũng như Đức Thượng Phụ Toàn Cầu Bartholomew I đã thân ái tiếp đón tôi. Chân Phước Phaolô VI và Thánh Gioan Phaolô II, cả hai đều đã đến Thổ Nhĩ Kỳ, và Thánh Gioan XXIII, vị đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh ở Quốc Gia này, đã từ trời bảo hộ tôi trong chuyến tông du diễn ra sau 8 năm chuyến tông du của Đức Benedicto XVI. Mảnh đất ấy rất thân thiết với hết mọi Kitô hữu, nhất là vì nó là nơi xuất phát một Tông Đồ Phaolô, nơi diễn ra 7 Công Đồng tiên khởi, và là nơi có "nhà của Đức Maria" gần thành Epheso. Truyền thống cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ đã sống ở đó sau biến cố Hiện Xuống của Thánh Linh.

Vào ngày đầu tiên của chuyến tông du, tôi đã chào hỏi quí vị Thẩm Quyền của xứ sở này, đại đa số là tín đồ Hồi giáo, thế nhưng Hiến Pháp của họ lại khẳng định tính chất trần thế của Đất Nước họ. Tôi đã nói với quí vị có thẩm quyền về vấn đề bạo động. Chính vì, thật vậy, chính vì lãng quên Thiên Chúa và không tôn vinh Ngài mới phát sinh ra bạo động. Bởi thế, tôi đã nhấn mạnh đến vấn đề hệ trọng mà cả tín đồ Kitô hữu và Hồi giáo cần phải cùng nhau dấn thân cho tình đoàn kết, cho hòa bình và công lý, khẳng định rằng hết mọi Đất Nước cần phải bảo đảm cho thành phần công dân của mình cũng như cho các cộng đồng tôn giáo được thực sự tự do thờ phượng

Hôm nay, trước khi chào hỏi thành phần bệnh nhân, tôi đã đến với một nhóm tín hữu Kitô giáo và Hồi giáo đang ở trong một cuộc 
họp do phân bộ Đối Thoại Liên Tôn tổ chức, được chủ sự bởi Đức Hồng Y Tauran, và họ đã bày tỏ ước muốn tiếp tục cuộc đối thoại huynh đệ này nơi người Công giáo, Kitô giáo và Hồi giáo.  

Vào ngày thứ hai, tôi đã đến viếng thăm mấy nơi - tiêu biểu cho các niềm tin khác nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi đã làm như thế khi nghe thấy trong lòng tiếng gọi của Chúa, Thiên Chúa Trời Đất, là Cha nhân hậu của toàn thể nhân loại. Trọng tâm của ngày này đó là việc Cử Hành Thánh Thể, một việc cử hành đã qui tụ nơi ngôi Vương Cung Thánh Đường các vị mục tử và tín hữu thuộc các lễ nghi Công Giáo khác nhau hiện nay ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi cũng đã được hỗ trợ bởi Đức Thượng Phụ Toàn Cầu, vị Đại Diện Thượng Phụ Armenia, vị Tổng Giám Mục Chính Thống Syro và các phần tử Tin Lành. Cùng nhau chúng tôi đã kêu cầu Thánh Linh, Đấng mang lại hiệp nhất cho Giáo Hội: hiệp nhất trong đức tin, hiệp nhất trong đức ái, hiệp nhất trong niềm gắn bó nội tâm. Nơi kho tàng các truyền thống và tỏ bày của mình, Dân Chúa được kêu gọi hãy để cho mình được Thánh Linh dẫn dắt, bằng một thái độ liên lỉ cởi mở, dễ dạy và tuân phục. Trên con dường của chúng ta về việc đối thoại đại kết cũng như trong mối hiệp nhất của chúng ta, của Giáo Hội Công giáo chúng ta, chính Thánh Linh là Đấng làm tất cả mọi sự. Chúng ta cần để cho Ngài làm điều ấy, hãy lãnh nhận và tuân theo các soi động của Ngài

Ngày thứ ba cũng là ngày cuối cùng là lễ Thánh Anrê, ngày có được một môi trường lý tưởng để củng cố các mối liên hệ huynh đệ giữa vị Giám Mục Rôma, vị Thừa Kế Thánh Phêrô, và Đức Thượng Phụ Toàn Cầu ở Constantinople, một Giáo Hội theo truyền thống được thành lập bởi Tông Đồ Anrê, người anh em của Simon Phêrô. Cùng với Đức Batholomew I, tôi đã lập lại việc dấn thân chung để tiếp tục con đường tiến đến chỗ tái thiết mối hiệp thông trọn vẹn giữa tín đồ Công giáo và Chính Thống giáo. Cùng nhau chúng tôi đã ký vào một Bản Tuyên Ngôn Chung, một bước xa hơn nữa trên con đường này. Đặc biệt là ý nghĩa khi tác động này diễn ra vào lúc kết thúc việc long trọng cử hành Phụng Vụ Lễ Thánh Anrê, một cử hành mà tôi đã hết sức vui mừng tham dự, và là một cử hành được tiếp theo bằng Phép Lành chung được ban bởi cả Đức Thượng Phụ Constantinople và Đức Giám Mục Rôma. Thật vậy, cầu nguyện là nền tảng cho tất cả mọi cuộc đối thoại đại kết theo sự hướng dẫn của Thánh Linh là Đấng, như tôi đã nói, làm nên hiệp nhất. 

Cuộc gặp gỡ cuối cùng - một cuộc gặp gỡ vừa đẹp đẽ vừa đớn đau - với một nhóm giới trẻ tị nạn được các tu sĩ Dòng Don Bosco phục vụ. Thật là quan trọng đối với tôi để gặp gỡ một số người tị nạn từ những miền đất chiến tranh ở Trung Đông, nhờ đó bày tỏ cho họ thấy việc kề cận gần gũi của tôi và của Giáo Hội, nhờ đó nhấn mạnh đến giá trị của việc tiếp đón, một việc mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng tỏ ra dấn thân thực hiện. Tôi muốn cám ơn Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa vì đã đón nhận rất nhiều người tị nạn và tôi chân thành cám ơn các tu sĩ Don Bosco ở Istanbul. Những tu sĩ Dòng Don Bosco này đang làm việc với những người tị nạn, họ tuyệt vời. Tôi cũng đã gặp gỡ các vị linh mục, một vị Dòng Tên Đức quốc và các vị khác đang làm việc với những người tị nạn. Thế nhưng Nguyện Đường Dòng Don Bosco giành cho những người tị nạn là những gì đẹp đẽ, nó là một công việc âm thầm kín đáo. Tôi chân thành cám ơn tất cả những ai làm việc với các người tị nạn. Và chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người tị nạn và những người di tản, để những căn nguyên gây ra vết thương đau này không còn tồn tại nữa. 
Anh chị em thân mến, chớ gì Vị Thiên Chúa Tòa Năng và Nhân Hậu tiếp tục bảo vệ nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà cầm quyền của họ và các vị đại diện các tôn giáo khác nhau. Chớ gì họ có thể cùng nhau xây dựng một tương lai bình an, nhờ đó, Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành tiêu biểu cho một nơi chung sống an bình giữa các tôn giáo và các văn hóa khác nhau. Ngoài ra, nhờ lời chuyển cầu của Trinh Nữ Maria, chúng ta cầu xin Thánh Linh hãy làm cho chuyến tông du này được trổ sinh hoa trái, và nuôi dưỡng trong Giáo Hội nhiệt tình truyền giáo, trong việc loan báo cho tất cả mọi dân tộc, bằng việc đối thoại trân trọng và huynh đệ, rằng Chúa Giêsu là Sự Thật, là Bình An và là Tình Yêu. Chỉ duy một mình Người là Chúa. Xin cám ơn anh chị em. 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

http://www.zenit.org/en/articles/general-audience-on-the-apostolic-visit-to-turkey