GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

"Thái độ của Các mối Phúc Đức... mới cứu chúng ta khỏi bị hủy diệt, khỏi hủy diệt

 

 Trái Đất này, hủy diệt tạo vật, hủy diệt luân lý, hủy diệt lịch sử, hủy diệt gia đình, hủy

 

 diệt hết mọi sự". 

 

ĐTC Phanxicô: Giảng Lễ Các Thánh Thứ Bảy 1/11/2014 ở Nghĩa Trang Verano Rôma


Khi nghe trong Bài Đọc Thứ Nhất tiếng của vị Thiên Thần kêu vang vang cho 4 Thiên Thần được ban cho quyền hủy hoại cả đất liền lẫn biển khơi rằng: "Đừng hủy hoại đất đai, biển khơi hay cây cối" (Khải Huyền 7:3), thì chúng ta nhớ đến một câu nói không phải ở Sách Khải Huyền mà là ở trong lòng của mọi người: con người có khả năng làm điều ấy hơn là quí vị thiên thần nữa kìa. Chúng ta có thể tàn phá Trái Đất này còn giỏi hơn c các Thiên ThầnĐó thực sự là những gì chúng ta đang làm, đó là những gì chúng ta đang thực hiện, ở chỗ chúng ta đang hủy hoại thiên nhiên tạo vật, chúng ta đang tàn phá sự sống, chúng ta đang tàn phá các nền văn hóa, chúng ta đang tàn phá các thứ giá trị, chúng ta đang tiêu diệt niềm hy vọng. Chúng ta cần đến sức mạnh của Chúa biết bao để chúng ta được niêm ấn bởi tình yêu của Ngài và quyền năng của Ngài trong việc ngưng lạicuộc đua hủy diệt điên cuồng này!

Việc hủy diệt đi những gì Ngài đã ban cho chúng ta, những gì tuyệt vời nhất Ngài đã làm cho chúng ta, để chúng ta canh tác, duy trì, sinh lợi... Khi tôi ở trong hậu cung thánh nhìn thấy các bức tranh vẽ 71 năm trước (vẽ cảnh dội bom hồi Thế Chiến Thứ II ở miền San Lorenzo là nơi nghĩa trang này tọa lạc), tôi nghĩ rằng: "Đó thật là trầm trọng, thật là đau thương. Nhưng vẫn không thể nào sánh với những gì đang xẩy ra hiện nay. Con người chiếm hữu hết mọi sự, tin mình là chúa tể, tin rằng mình và vua chúa. Rồi các cuộc chiến tranh, các cuộc chiến tranh tiếp tục bùng nổ, thật sự không phải là để giúp gieo vãi hạt giống sự sống mà là hủy hoại. Nó là một thứ kỹ nghệ hủy diệt. Nó cũng là một guồng máy của sự sống để rồi không chỉnh sửa được sự vật thì loại bỏ chúng đi, ở chỗ chúng ta đang loại bỏ trẻ em, chúng ta đang loại bỏ người già, giới trẻ bị loại bỏ bởi chẳng có công ăn việc làm... Cuộc tàn phá này là hậu quả của một thứ văn hóa phế thải. Chúng ta loại bỏ con người. Đó là hình ảnh xuất hiện trong đầu của tôi khi tôi lắng nghe Bài Đọc Thứ Nhất".

Hình ảnh thứ hai trong cùng Bài Đọc, đó là: "Một đám thật là đông đảo không ai đếm xuể, từ mọi dân nước, chi tộc, dân chúng và ngôn ngữ (7:9)... Các quốc gia, dân tộc... Đang cảm thấy lạnh lẽo: những con người nghèo khổ này, những con người cần phải thoát thân vì đời sống của họ, nhà cửa của họ, dân tộc của họ, làng xóm của họ, vào sống trong sa mạc..., và họ sống ở trong các cái lều, họ cảm thấy lạnh lẽo, không có thuốc men, bị đói khát..., vì 'con người lãnh chúa' đã chiếm quyền kiểm soát Thiên Nhiên Tạo Vật, kiểm soát tất cả những gì là tốt lành thiện hảo Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Thế nhưng ai là người phải trả giá cho thành phần này đây? Thật vậy! Giới trẻ, người nghèo, những ai bị loại bỏ. Điều này không phải thuộc về lịch sử cổ xưa mà đang diễn ra ngày nay. 'Thế nhưng thưa Cha, nó ở mãi đâu đâu...' - Nó ở cả ngay đây nữa! Ở hết mọi nơi. Nó đang xẩy ra hôm nay đây. Tôi muốn nói thêm rằng hình như những con người này, những trẻ em đang đói khát bệnh nạn ấy không là những gì được tính đến, như thể họ thuộc về một một thể loại nào khác, thậm chí như thể họ không phải là con người nữa. Và đám đông này đang ở trước Thiên Chúa mà van xin: 'Xin thương cứu độ! Xin được bình an! Xin được lương thực! Xin được việc làm! Trẻ em và thành phần làm ông làm bà van xin! Giới trẻ tự trọng có thể làm việc van xin!'"

Trong số những con người ấy có cả những con người bị bách hại vì đức tin của mình, những con người "mặc áo khoác trắng" được đoạn Sách Khải Huyền nhắc tới: "Họ là những người đến từ một cuộc đại thảm khốn và những chiếc áo choàng của họ được máu của Con Chiên nhuộm trắng". "Hôm nay, không phải là quá đáng, hôm nay, nhân Lễ Các Thánh, tôi muốn chúng ta nghĩ đến tất cả những con người ấy, những vị thánh khuyết danh. Những tội nhân như chúng ta, không được may mắn như chúng ta, bị hủy diệt. Trong đám đông dân chúng này ai là người đang ở trong tình trạng đại thảm khốn: hầu hết thế giới đang bị thảm khốn. Chúa lại thánh hóa thành phần này, những tội nhân như chúng ta, nhưng Chúa thánh hóa những con người bị thảm khốn ấy".

Sau hết còn một hình ảnh thứ ba nữa: "Thiên Chúa. Đầu tiên là tàn phá; tiếp đến là nạn nhân; sau hết là Thiên Chúa. Thiên Chúa: 'Các con yêu dấu, giờ đây chúng ta là con cái của Thiên Chúa', chúng ta đã nghe thấy trong bài đọc thứ hai, những gì chúng ta sẽ trở nên nhưng chưa được tỏ hiện. Chúng ta không biết được khi nào được tỏ hiện việc chúng ta được như Ngài, vì chúng ta sẽ thấy Ngài như Ngài là', tức là hãy hy vọng. Và hy vọng là phúc lành của Chúa mà chúng ta vẫn có. Niềm hy vọng Ngài sẽ thương đến dân của Ngài, thương đến những ai đang bị đại thảm khốn và thương đến thành phần hủy diệt để họ biết hoán cải. Nhờ thế sự thánh thiện của Giáo Hội tiến triển, ở chỗ, với những con người này, với chúng ta mà chúng ta sẽ được thấy Thiên Chúa như Ngài là. Đâu là thái độ chúng ta cần có nếu chúng ta muốn thuộc về đám đông đang tiến bước đến cùng Cha này, trong thế giới bị tàn phá này, trong thế giới chiến tranh này, trong thế giới thảm khốn này? Thái độ của chúng ta, như chúng ta đã nghe thấy trong bài Phúc Âm, đó là thái độ của các mối Phúc Đức. Chỉ có đường lối duy nhất ấy mới có thể dẫn chúng ta đến chỗ gặp gỡ Thiên Chúa. Chỉ có đường lối ấy mới cứu chúng ta khỏi bị hủy diệt, khỏi hủy diệt Trái Đất này, hủy diệt tạo vật, hủy diệt luân lý, hủy diệt lịch sử, hủy diệt gia đình, hủy diệt hết mọi sự. Đó là đường lối duy nhất. Thế nhưng nó cũng gây cho chúng ta những gì là xấu xa. Nó khiến chúng ta gặp trục trặc. Đó là bị bách hại. Thế nhưng đường lối duy nhất này sẽ dẫn chúng ta tiến tới. Vậy những con người đang chịu khổ đau rất nhiều hôm nay đây, gây ra bởi cái vị kỷ của thánh phần hủy hoại, thành phần hủy hoại anh chị em chúng ta, những người anh chị em đang chống chọi tiến tới bằng các mối Phúc Đức, bằng niềm hy vọng gặp được Thiên Chúa, được nhãn tiền thấy Chúa trong niềm hy vọng làm thánh  cuộc gặp gỡ cuối cùng của chúng ta với Ngài". 

"Xin Chúa giúp chúng ta và ban cho chúng ta ơn hy vọng này, cả ơn can đảm để vượt lên trên tất cả mọi thứ hủy diệt, mọi thứ tàn phá, mọi thứ tương đối cuộc đời, mọi cuộc loại trừ người khác, loại bỏ các thứ giá trị, loại bỏ tất cả những gì Chúa đã ban cho chúng ta: loại trừ bình an. Xin cứu chúng con khỏi điều ấy, và ban cho chúng con ơn tiến bước trong niềm hy vọng được nhãn tiến thấy Chúa. Và anh chị em ơi niềm hy vọng này là những gì không gây thất vọng".


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ (với nhan đề và những chỗ in nghiêng mầu tự ý muốn nhấn mạnh)

http://www.zenit.org/en/articles/pope-s-homily-at-all-saints-day-mass-at-rome-s-verano-cemetery