"Habemus Papam - Chúng Ta Đă Có Giáo Hoàng”

 

Vào ngày 31/3/2014, một cuộc phỏng vấn nữa - cuộc phỏng vấn thứ 2 trong năm 2014, và là cuộc phỏng vấn thứ 6 (4 từ cuối tháng 7/2013) kể từ đầu giáo triều 1 năm của ngài. Lần này nhóm phóng viên trẻ người Bỉ thuộc các niềm tin và bối cảnh khác nhau phỏng vấn ngài. Đức Giám Mục Lucas Van Looy of Ghent đă sắp xếp cuộc phỏng vấn này với Đức Thánh Cha. Và cuộc phỏng vấn đă được quay video http://www.een.be/programmas/koppen/habemus-papam, dài nửa tiếng đồng hồ tựa đề là "Habemus Papam - Chúng ta đă có giáo hoàng", trong đó, ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Flemish (Belgian Dutch), mặc dù các câu hỏi được giới trẻ đặt ra bằng tiếng Anh và ĐTC trả lời bằng tiếng Ư). Sau đây là bản dịch tiếng Việt được chuyển ngữ theo bản Tiếng Anh của mạng điện toán toàn cầu Zenit http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-interview-with-belgian-youth-march-31-2014

 

Vấn: Họ thuộc về một nhóm giới trẻ, xuất phát từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Rio, v́ ở Rio họ cũng đă muốn truyền đạt cho giới trẻ Flemish những ǵ họ đă làm ở đó; họ là một nhóm 12 người - những người khác nữa đang ở ngoài này, giữa những điều khác nữa họ cũng đến đây với...

 

Đáp: Được, tôi muốn chào hỏi họ, c̣n những người khác th́ sau đó!

 

Vấn: Vậy th́ chúng con có thể sắp xếp... Họ thực sự muốn thực hiện công việc tháp nhập vào giới truyền thông với tư cách là thành phần giới trẻ, xuất phát từ cảm hứng Kitô giáo của họ. Cũng theo chiều hướng ấy, họ muốn đặt ra một số câu hỏi. Chẳng hạn cô em này không phải là một tín hữu - có 4 người như vậy trong nhóm này - các em không phải là một tín đồ, thế nhưng chúng con cảm thấy cũng quan trọng, v́ chúng con là một xă hội rất trần tục ở Flanders, và chúng con biết chúng con cần phải gửi cho tất cả mọi người một sứ điệp nào đó. Bởi vậy mà cô em ấy rất vui mừng...

 

Đáp: A, tôi cảm thấy hân hoan! Chúng ta tất cả đều là anh em mà!

 

Vấn: Vâng đúng thế. Câu hỏi đầu tiên đó là xin cám ơn Đức Thánh Cha đă chấp nhận lời yêu cầu của chúng con, thế nhưng tại sao Đức Thánh Cha lại làm như thế chứ?

 

Đáp: Khi tôi nghe thấy một người nam hay nữ trẻ tỏ ra nao nức th́ tôi cảm thấy rằng đó là nhiệm vụ của tôi trong việc phục vụ những con người trẻ này, trong việc giúp đáp cái nao nức ấy, v́ cái nao nức nào giống như một hạt giống sau này sẽ phát triển và sinh hoa kết trái. Vào lúc này đây tôi cảm thấy tôi đang thực hiện với các bạn những ǵ là cao quí nhất trong giây phút này, đó là cái nao nức của các bạn.

 

Vấn: Mọi người trên thế giới này đều t́m kiếm sao cho được hạnh phúc. Thế nhưng chúng con ngẫm nghĩ rằng: Đức Thánh Cha có hạnh phúc hay chăng? Tại sao?

 

Đáp: Tôi thật sự là hạnh phúc, hoàn toàn hạnh phúc. Tôi hạnh phúc là v́... tôi không biết tại sao nữa... có lẽ là v́ tôi có một công việc để làm, tôi không bị thất nghiệp, tôi có việc làm, công việc của một vị mục tử! Tôi cảm thấy hạnh phúc v́ tôi thấy được con đường của tôi trong cuộc đời và tôi thấy sung sướng theo đuổi con đường ấy. Và nó cũng là một hạnh phúc thầm lặng, v́ ở vào tuổi này không c̣n thứ hạnh phúc như của một con người trẻ; có một cái ǵ đó khác nhau - một thứ an b́nh nội tâm nào đó, một thứ an b́nh lớn lao nào đó, một thứ hạnh phúc cũng theo với tuổi đời nữa. Thế rồi bao giờ cũng có những vấn đề xẩy ra một cách nào đó; cả đến giờ này cũng có các vấn đề, thế nhưng thứ hạnh phúc này không vụt mất theo các thứ vấn đề, không đâu. Nó thấy được các vấn đề, chịu đựng chúng rồi tiến tới. Nó thực hiện điều ǵ đó để giải quyết chúng rồi cứ tiến lên. Tuy nhiên, trong thẳm cung tâm hồn của tôi bao giờ cũng là an b́nh và hạnh phúc. Đó thực sự là ơn Chúa ban cho tôi. Đó là một ân sủng. Không phải là công nghiệp của tôi.

Vấn Đức Thánh Cha đă tỏ ra bằng nhiều cách thức là ngài rất yêu thương thành phần nghèo khổ và những người bị thương tích. Tại sao điều này lại rất ư là quan trọng đối với Đức Thánh Cha chứ?

Đáp: V́ đó là tâm điểm của Phúc Âm. Tôi là một tín hữu; tôi tin vào Thiên Chúa; tôi tin vào Chúa Giêsu Kitô và vào Phúc Âm của Người, mà tâm điểm của Phúc Âm đó là việc loan truyền cho kẻ nghèo khổ. Khi các bạn đọc các Phúc Đức Trọn Lành chẳng hạn, hay các bạn đọc Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 25, các bạn thấy rơ biết bao Chúa Giêsu nói về vấn đề này. Đó là tâm điểm của Phúc Âm. Chúa Giêsu nói về chính ḿnh rằng: "Tôi đến để loan báo tự do cho người nghèo khó, ơn cứu độ, ân sủng của Thiên Chúa..." cho người nghèo khó. Cho những ai cần ơn cứu độ, những ai cần được tiếp nhận trong xă hội. Thế nên, khi đọc Phúc Âm các bạn thấy được rằng Chúa Giêsu có một ưu tiên đặc biệt cho thành phần bên lề, như những người tật phong, những bà góa, trẻ em mồ côi, người mù ḷa... những con người bên lề. Cả các tội nhân nữa... và đó là niềm an ủi của tôi! Phải, v́ Người thậm chí không tỏ ra hoảng sợ trước tội lỗi! Khi Người gặp một con người như Giakêu là một tên ăn cắp, hay như Mathêu là người v́ tiền mà phản bội tổ quốc, Người đă không rùng ḿnh sợ hăi! Người đă nh́n anh ta và đă chọn anh ta. Điều cũng là một thứ nghèo khổ nữa: thứ nghèo khổ tội lỗi. Đối với tôi, người nghèo là tâm điểm của Phúc Âm. Hai tháng trước đây, tôi đă nghe thấy có một người nói rằng v́ vấn đề nói về người nghèo này, v́ cái ưu ái này: "Vị Giáo Hoàng này là một tên Cộng Sản". Không! Đó là một biểu hiệu của Phúc Âm, chứ không phải của Cộng Sản - của Phúc Âm! Tuy nhiên, thứ nghèo khó phi ư hệ, thứ nghèo khó... Thế nên tôi tin rằng người nghèo là tâm điểm của việc Chúa Giêsu loan truyền. Cần đọc Phúc Âm. Vấn đề ở đây là đôi khi trong lịch sử, thái độ đối với người nghèo này bị ư hệ hóa. Không, không phải vậy. Ư hệ là một cái ǵ khác hẳn. Như trong Phúc Âm, đó là những ǵ đơn giản, rất đơn giản. Điều này cũng thấy được ở trong Cựu Ước nữa; đó là lư do tại sao bao giờ cũng đặt nó ở trung tâm điểm vậy.

 

Vấn: Tôi không tin Thiên Chúa, thế nhưng những cử chỉ của ngài và những lư tưởng của ngài là những ǵ tác động tôi. Có lẽ ngài có một sứ điệp ǵ đó dành cho tất cả chúng tôi, cho giới trẻ Kitô giáo, cho những người không tin hay có một niềm tin khác hoặc tin tưởng một cách khác nào đó?

 

Đáp: Tôi nghĩ rằng, theo cách thức nói năng của ḿnh, chúng ta cần phải t́m kiếm tính chất chân thực. Với tôi, tính chất chân thực là thế này: tôi đang nói với các anh em. Chúng ta tất cả đều là anh em với nhau. Những người tín hữu, những người vô tín ngưỡng, thuộc niềm tin đạo giáo này nọ, như những người Do Thái, những người Hồi Giáo... tất cả chúng ta đều là anh em. Con người ở chính cốt lơi của lịch sử, và đó là điều rất quan trọng đối với tôi: con người ở tâm điểm. Vào thời điểm lịch sử này đây, con người đă bị đẩy ra khỏi trung tâm, họ đă tuột ra bên lề, và ở tâm điểm - ít là vào lúc này - là quyền lực, là tiền bạc. Chúng ta cần phải hoạt động cho con người, cho con người nam nữ là h́nh ảnh của Thiên Chúa. Tại sao lại là giới trẻ? V́ giới trẻ - tiếp nối với những ǵ tôi đă nói đến từ đầu - là hạt giống sinh hoa kết trái trong tiến tŕnh. Thế nhưng cũng liên quan đến những ǵ tôi đang nói, đó là, trên thế giới này, nơi mà quyền lực và tiền bạc đang ngự trị th́ giới trẻ bị hất ra ngoài. Trẻ em bị quẳng ra ngoài - chúng tôi không muốn có con cái, chúng tôi muốn những gia đ́nh thu hẹp, bé nhỏ: không cần con cái. Thành phần lăo thành bị loại ra ngoài: rất nhiều vị lăo thành bị chết bởi một thứ triệt sinh an tử kín đáo, v́ họ không được chăm sóc nên chết đi. Giờ đây giới trẻ bị hất ra ngoài. Cứ nghĩ ở Ư chẳng hạn, nạn thất nghiệp của giới trẻ từ 25 tuổi hay trẻ hơn gần 50%. Ở Tây Ban Nha 60% và ở Andalusia phía Nam Tây Ban Nha gần 70%. Tôi không biết tỉ lệ là bao nhiêu ở Bỉ...

 

Vấn: Vào khoảng từ 5 đến 10% đâu đó...

 

Đáp: Nhỏ thôi, nhỏ thôi, tạ ơn Chúa. Thế nhưng hăy nghĩ xem một thế hệ giới trẻ không có việc làm th́ sẽ ra sao! Các bạn có thể nói cùng tôi rằng: "Thế nhưng họ vẫn có cái ăn, v́ xă hội nuôi họ". Đúng thế, tuy nhiên vẫn chưa đủ, v́ họ không có kinh nghiệm về cái phẩm giá trong việc làm ra tiền cho gia đ́nh. Đây là thời điểm "khổ nạn của giới trẻ". Chúng ta đă đề cập đến một thứ văn hóa thải trừ, ở chỗ những ǵ không gíup cho việc toàn cầu hóa th́ bị hất ra ŕa... như thành phần lăo thành, trẻ em, giới trẻ. Tuy nhiên, nếu thế th́ tương lai của một dân tộc sẽ bị thải trừ, v́ tương lai của một dân tộc ở nơi trẻ em, nơi giới trẻ, nơi người già. Tương lai là ở nơi trẻ em và giới trẻ, v́ họ đưa lịch sử tiến lên, và người già là những người cần phải cống hiến cho chúng ta kư ức về một dân tộc, cách thức hành tŕnh của một dân tộc. Nếu họ bị thải trừ đi th́ chúng ta sẽ có một nhóm người thiếu sức mạnh, v́ họ không có nhiều giới trẻ và trẻ em, và sẽ không có kư ức. Đó là những ǵ rất trầm trọng! Và đó là lư do tại sao tôi tin rằng chúng ta cần phải giúp giới trẻ để họ có được một vai tṛ trong xă hội là những ǵ cần thiết ở vào thời điểm lịch sử khó khăn này đây.
 
Vấn: Tuy nhiên, Đức Thánh Cha có một sứ điệp cụ thể nào cho chúng con, nhờ đó chúng con có thể - có lẽ - phấn khích người khác như Đức Thánh Cha đang làm? Phần khích cả những ai không tin tưởng nữa?
 
Đáp: Các bạn đă nói đến một chữ rất quan trọng là "cụ thể". Nó là một chữ rất quan trọng, v́ người ta tiến bước nơi tính cách cụ thể của đời sống; chứ người ta không tiến bước chỉ bằng ư nghĩ mà thôi! Điều này rất hệ trọng. Tôi nghĩ rằng giới trẻ các bạn cần phải tiến bước với tính chất cụ thể này của đời sống. Cũng có nhiều lần, bằng những hành động liên hệ tới các trường hợp, v́ cần phải thực hiện tính chất cụ thể này, tính chất cụ thể này... mà c̣n cần tới cả các thứ kế hoạch nữa. Tôi muốn nói với các bạn một điều như thế này. Đó là v́ công việc của ḿnh, cũng ở Buenos Aires, mà tôi đă nói chuyện với rất nhiều chính trị gia trẻ đủ loại đến chào hỏi tôi. Tôi cảm thấy vui v́, cho dù họ thuộc cánh tả hay cánh hữu, họ cũng nói năng với một giọng điệu mới mẻ, với một kiểu cách chính trị mới mẻ. Điều ấy khiến cho tôi cảm thấy hy vọng. Tôi nghĩ rằng vào lúc này đây cần phải làm chủ t́nh h́nh và tiến lên. Chớ ǵ họ tỏ ra can trường! Điều ấy làm cho tôi hy vọng. Tôi không biết là tôi đă trả lời câu hỏi này hay chăng, tóm lại th́ tính chất cụ thể là ở nơi những tác hành.
 
Vấn: Khi con đọc nhật báo, lúc con nh́n quanh quẩn, tôi ngẫm nghĩ rằng giá mà nhân loại thực sự có khả năng chăm sóc cho thế giới này cũng như cho chính nhân loại. Đức Thánh Cha có cùng ư nghĩ như vậy hay chăng? (Thông Dịch Viên)... Như Đức Thánh Cha nói chúng ta thải trừ. Đức Thánh Cha đôi khi có cảm thấy cái băn khoăn ngờ vực này hay chăng, Đức Thánh Cha có cảm thấy băn khoăn ngờ vực rằng Thiên Chúa ở đâu nơi tất cả những sự ấy?
 
Đáp: Về vấn đề này tôi tự đặt ra hai câu hỏi: Thiên Chúa ở đâu và con người ở đâu? Trong tŕnh thuật Thánh Kinh, Thiên Chúa đă đặt câu hỏi đầu tiên với con người là "Adong, ngươi ở đâu?" Đó là câu hỏi đâu tiên ngỏ cùng con người. Vậy tôi cũng tự hỏi: "Ngài, Thiên Chúa, Ngài đang ở đâu?" Khi con người t́m gặp bản thân ḿnh là họ t́m kiếm Thiên Chúa. Có lẽ họ không thành đạt trong việc t́m gặp Ngài, thế nhưng nếu họ theo đuổi một cách thực tâm là họ đang t́m kiếm sự thật, bằng đường lối thiện hảo và đường lối mỹ lệ. Đối với tôi, một con người trẻ mà yêu thích sự thật và t́m kiếm nó, yêu thích sự thiện và tốt lành th́ họ là một con người tốt lành, con người t́m kiếm và yêu thích sự mỹ. Họ đang tiến trên con đường tốt lành và chắc chắn sẽ gặp được Thiên Chúa! Không sớm th́ muộn họ cũng sẽ gặp được Ngài! Tuy nhiên, con đường này th́ dài và có một số người không thấy được nó trong đời. Họ không thấy nó một cách ư thức. Tuy nhiên, nếu họ rất chân thực và chân thành với bản thân ḿnh, rất tốt lành và rất yêu chuộng sữ mỹ th́ cuối cùng họ có được một nhân cách rất trưởng thành, có thể gặp được Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ bao giờ cũng là một ân sủng, v́ cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa này là một ân ban. Chúng ta có thể tiến bước trên con đường này... Một số người gặp được Ngài nơi những kẻ khác... Nó là một con đường cần phải thực hiện... Mỗi một người cần phải gặp gỡ Ngài một cách tư riêng. Thiên Chúa không được gặp gỡ bằng cách nghe nói, cũng không phải bằng tiền bạc. Nó là một đường lối riêng tư, đó là cách thức chúng ta cần phải gặp Ngài. Tôi không biết là tôi đă trả lời cho câu hỏi của bạn hay chăng...
 
Vấn: Tất cả chúng ta đều là con người và vấp phải những lỗi lầm. Các sai lầm của Đức Thánh Cha đă đạy Đức Thánh Cha những ǵ?
 
Đáp: Tôi đă vấp phải sai lầm, tôi đă sai lầm... Sách Khôn Ngoan trong Thánh kinh nói rằng người công chính vấp phạm lỗi lầm 7 lần 1 ngày! ... Cho thấy rằng hết mọi người đều lầm lỗi. Con người được nói rằng chỉ là con thú vấp ngă cùng một chỗ hai lần, v́ họ không học ngay lập tức từ những lầm lỗi của họ. Người ta có thể nói: "Tôi đă sai lỗi" thế nhưng họ không cải tiến; như thế là họ tiến đến chỗ tự cao, ngạo mạn và kiêu kỳ... Tôi nghĩ rằng những lầm lỗi trong cuộc đời của tôi đă và đang là những bậc đại sư của đời tôi. Chúng dạy cho con người rất nhiều. Chúng cũng giúp cho con người hạ ḿnh xuống, v́ con người có thể cảm thấy ḿnh là một siêu nam nhân, siêu nữ nhân để rồi đi đến chỗ sai lầm, nên nó giúp cho con người hạ ḿnh xuống và đặt họ vào đúng vị trí của họ. Tôi không nói rằng tôi đă học được từ tất cả mọi lầm lỗi của ḿnh: không, tôi nghĩ rằng tôi chưa học từ một số lầm lỗi v́ tôi cứng đầu và cũng chẳng dễ ǵ mà học được đâu. Tuy nhiên, tôi cũng đă học được từ nhiều lầm lỗi, nhờ đó nó đă làm lợi cho tôi, nó đă mang lại lợi ích cho tôi. Cũng cần phải nh́n nhận lầm lỗi của ḿnh: tôi đă lầm lỗi lúc này, tôi đă lỗi lầm lúc kia, tôi đă lỗi lầm ở đó... Cũng hăy cẩn thận đừng tái diễn cùng một lầm lỗi, cùng một lỗ hổng... Việc đối thoại với các lỗi lầm của ḿnh là một điều tốt, v́ chúng dạy cho con người; và vấn đề quan trọng ở đây là chúng giúp cho con người trở nên khiêm nhượng hơn một chút, và khiêm nhượng mang lại cho con người rất nhiều ích lợi, rất nhiều ích lợi cho con người, cho chúng ta, nó giúp ích rất nhiều cho chúng ta. Tôi không biết đó có phải là câu trả lời hay chăng...
 
Vấn: (Thông Dịch Viên) Đức Thánh Cha có một thí dụ cụ thể nào về cách thức Đức Thánh Cha đă học được từ một sai lầm nào hay chăng? Cô gái này (người con gái đă đặt câu hỏi trên) dám...
 
Đáp: Không, tôi sẽ nói về nó, tôi đă viết về nó trong một cuốn sách, nó đă trở thành công khai. Thí dụ như trong việc dẫn dắt đời sống của Giáo Hội, tôi đă được bổ nhiệm làm bề Trên khi tôi c̣n quá trẻ, và tôi đă phạm rất nhiều lỗi lầm một cách độc đoán chẳng hạn. Tôi đă quá độc đoán vào năm 36 tuổi... Thế rồi tôi đă học biết rằng người ta cần phải đối thoại, người ta cần phải nghe những ǵ người khác suy nghĩ... Thế nhưng, người ta không học một lần là xong, không đâu. Con đường này dài lắm. Đó là một thí dụ cụ thể. Tôi đă học được từ thái độ có vẻ độc đoán của ḿnh, với tư cách là Bề Trên tu tŕ, để thấy được một đường lối không quá độc đoán, hay trở nên ... hơn. Thế nhưng tôi vẫn lỗi lầm. Cô bạn đă hài ḷng chưa?... Bạn c̣n dám hỏi điều ǵ khác nữa chăng?
 
Vấn: Con thấy Thiên Chúa nơi những người khác. Đức Thánh Cha thấy Thiên Chúa ở đâu?
 
Đáp: Tôi đang t́m kiếm, tôi đang t́m kiếm để thấy được Ngài trong tất cả mọi hoàn cảnh của đời sống! Tôi đang t́m kiếm... Tôi thấy Ngài trong việc đọc Thánh Kinh, tôi thấy Ngài nơi cử hành các Bí Tích, nơi nguyện cầu và tôi cũng t́m kiếm để gặp được Ngài nơi công việc của tôi, nơi các người khác, nơi những con người khác nhau... Nhất là tôi gặp Ngài nơi bệnh nhân: người bệnh mang lại lợi ích cho tôi, v́ khi tôi ở với một bệnh nhân tôi tự hỏi tại sao là họ mà không phải là tôi? Tôi gặp Ngài nơi các tù nhân. Tại sao là người tù nhân này mà không phải là tôi? Rồi tôi thưa cùng Thiên Chúa: "Chúa bao giờ cũng bất công: tại sao là họ mà không phải là con chứ?" Và tôi gặp Thiên Chúa nơi điều ấy, nhưng bao giờ cũng nơi cuộc đối thoại. Tôi cảm thấy tốt đẹp khi t́m kiếm Ngài suốt ngày sống. Tôi không thành công khi làm như vậy, nhưng tôi vẫn cố gắng làm, cố gắng đối thoại. Tôi không thành đạt trong việc làm đúng như thế: các Thánh Nhân thực hiện được điều này, c̣n tôi th́ vẫn chưa được... thế nhưng đó là cách thức thực hiện vậy.
 
Vấn: V́ tôi không tin Thiên Chúa nên tôi không hiểu ngài cầu nguyện ra sao và tại sao ngài lại cầu nguyện. Ngài có thể giải thích cho tôi về biết cách thức ngài cầu nguyện trong bộ y phục Giáo Hoàng, và tại sao ngài cầu nguyện hay chăng? Xin nói một cách cụ thể bao nhiêu có thể...
 
Đáp: Về cách thức tôi cầu nguyện ... nhiều lần tôi cầm Thánh Kinh, đọc một chút, rồi bỏ xuống và để cho Chúa nh́n tôi: đó là ư nghĩa thông thường nhất của việc tôi cầu nguyện. Tôi để cho Chúa nh́n tôi. Và tôi lắng nghe - đây không phải là thứ duy t́nh cảm - tôi nghe một cách sâu xa những ǵ Chúa nói với tôi. Đôi khi Ngài không nói năng ǵ hết - chẳng có ǵ cả, hoàn toàn trống rỗng, trống không, trống vắng... thế nhưng tôi cứ ĺ ra đó và tôi cầu nguyện như thế. Tôi ngồi cầu nguyện, tôi quí cầu nguyện, v́ quí gối tôi cảm thấy đau, và đôi khi tôi buồn ngủ khi cầu nguyện... Cũng có kiểu cầu nguyện như một đứa con với Cha của ḿnh, và đó là điều quan trọng: tôi cảm thấy ḿnh là một đứa con với Cha. Tại sao tôi cầu nguyện? "Cái tại sao" như là nguyên nhân hay v́ những ai tôi cầu nguyện cho đây?
 
Vấn: Thưa cả hai...
 
Đáp: Tôi cầu nguyện v́ tôi cần làm như thế. Tôi cảm thấy điều này, những ǵ thúc đẩy tôi, như thể Thiên Chúa đang kêu gọi tôi lên tiếng nói. Đó là điều thứ nhất. Và tôi cầu nguyện cho những người nào, khi tôi gặp những người khiến tôi cảm động, v́ họ bị bệnh hay có các vấn đề hoặc các vấn đề ... chẳng hạn như chiến tranh... Hôm nay tôi gặp vị Sứ Thần Ṭa Thánh ở Syria và ngài đă cho tôi thấy các h́nh chụp... khiến tôi chắc chắn sẽ cầu nguyện chiều hôm nay cho nơi này, cho những người dân ấy... Tôi đă thấy những h́nh chụp người chết đói, như những khúc xương vậy... Vào lúc này đây - tôi không hiểu được - khi mà chúng ta có những ǵ cần thiết để nuôi được cả thế giới này lại có những người chết đói, thật là kinh khủng đối với tôi! Đó thực sự là những ǵ làm tôi cầu nguyện cho những người ấy.
 
Vấn: Con có những nỗi sợ hăi của con. Đầu là những ǵ Đức Thánh Cha sợ?
 
Đáp: Về bản thân tôi ư! Sợ... Này nhé, trong Phúc Âm, Chúa Giêsu lập lại nhiều lần rằng: "Đừng sợ", "Đừng sợ!" Người đă nói như thế rất nhiều lần. Tại sao chứ? V́ Người biết rằng sợ hăi, tôi có thể nói, là một cái ǵ b́nh thường. Chúng ta sợ sự sống, chúng ta sợ đương đầu với thách đố, chúng ta sợ đối diện với Thiên Chúa... Tất cả chúng ta đều sợ, tất cả mọi người. Bạn không được lo ḿnh sợ hăi. Bạn cần phải cảm thấy sợ hăi nhưng đừng sợ rồi hăy nghĩ rằng: "Tại sao tôi lại sợ chứ?" Và trước nhan Thiên Chúa cũng như trước bản thân ḿnh, bạn cần phải cố gắng làm sáng tỏ t́nh trạng ấy và xin người khác giúp đỡ. Sợ hăi không phải là một cố vấn tốt lành, v́ nó khuyên răn bạn một cách bậy bạ. Nó đẩy bạn vào một con đường bất chính. Đó là lư do tại sao Chúa Giêsu thường nói: "Đừng sợ! Đừng sợ!" Vậy chúng ta cần phải biết ḿnh, tất cả chúng ta: mội người cần phải biết ḿnh và t́m thấy những lănh vực nào chúng ta có thể vấp phạm lầm lỗi nhất mà tỏ ra lo sợ một cách nào đó về cái lănh vực ấy, v́ có nỗi sợ xấu và nỗi sợ tốt. Nỗi sợ tốt th́ giống như sự khôn khéo. Nó là một thái độ khôn khéo: "Này, bạn yếu ở chỗ này, chỗ kia, chỗ nọ đó; hăy khôn khéo kẻo ngă nhé" Nỗi sợ xấu là những ǵ hủy hoại bạn một cách nào đó, những ǵ tiêu diệt bạn, chứ không để cho bạn làm bất cứ sự ǵ, đó là nỗi sợ xấu, cần phải bị loại trừ đi.
 
Vấn: (Thông dịch viên) Cô em (người con gái) đặt câu hỏi này là v́ đôi khi không dễ ǵ, chẳng hạn ở Bỉ, để nói về đức tin của ḿnh: điều này đă là một đường lối đối với cô, v́ rất nhiều người không tin nên cô đă nói: "Tôi muốn hỏi câu này v́ tôi muốn có được sức mạnh để làm chứng..."
 
Đáp: Đấy, bây giờ tôi mối hiểu được cái cội rễ sâu xa của câu hỏi. Hăy làm chứng một cách chân thành giản dị, v́ nếu việc bạn làm chứng đức tin của ḿnh như một ngọn cờ, như những Thập Tự Quân (Crusades), và bạn tham dự vào chuyện dụ giáo (proselytism) th́ điều đó không tốt. Cách tốt nhất là làm chứng, nhưng là một chứng từ khiêm hạ: "Tôi là thế đó", một cách khiêm tốn, không vênh vang. Đó là một thứ tội khác của chúng ta, một thái độ xấu khác, thái đô vênh vang. Chúa Giêsu không phải là một con người vênh vang, và lịch sử cũng dạy chúng ta đừng trở thành kẻ vênh vang, v́ những kẻ vênh vang nhất đă bị thảm bại. Chứng từ: đó là những ǵ then chốt. Tôi cống hiến chứng từ một cách khiêm tốn, không tham gia dụ giáo. Tôi thế nào tôi cống hiến như vậy. Điều này không phải là những ǵ tạo nên sợ hăi, không phải là một thứ Thập Tự Chiến.
 
Vấn: (Thông dịch viên) Thưa c̣n một câu hỏi cuối cùng nữa...
 
Đáp: Câu cuối cùng? Đó là một câu hỏi kinh khủng, câu cuối cùng bao giờ cũng...
 
Vấn: Câu hỏi cuối cùng của chúng con đó là Đức Thánh Cha có câu hỏi ǵ cho chúng con hay chăng?
 
Đáp: Câu tôi sẽ hỏi các bạn các bạn th́ không độc đáo ǵ. Tôi lấy nó từ Phúc Âm, thế nhưng tôi nghĩ rằng sau khi đă lắng nghe các bạn, có lẽ đó là câu hỏi hợp với các bạn vào lúc này đây. Đâu là kho tàng của các bạn? Câu hỏi là thế. Cơi ḷng của các bạn đang nghỉ ngơi ở đâu? Tấm ḷng của các bạn đang dựa vào kho tàng nào? V́ đời sống của các bạn sẽ ở với kho tàng của các bạn. Tấm ḷng của các bạn gắn bó với kho tàng này, một kho tàng tất cả chúng ta đều có, đó là quyền lực, tiền bạc, rất ư là nhiều... hay sự hiện, sự mỹ, ước muốn làm điều thiện... Chúng ta có thể có rất nhiều kho tàng... Đâu là kho tàng của các bạn? Đó là câu tôi hỏi các bạn, thế nhưng các bạn cần tự ḿnh trả lời, tự ḿnh trả lời! Tại nhà của các bạn...
 
Vấn: Họ sẽ cho Đức Thánh Cha biết câu trả lời bằng một bức thư...
 
Đáp: Họ cần phải nộp bức thư này cho Đức Giám Mục... Cám ơn các bạn! Cám ơn các bạn, cám ơn các bạn. Và cầu cho tôi với.
 
 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-interview-with-belgian-youth-march-31-2014