GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

 

 

Đức Thánh Cha Phanxicô

 

với Cuộc Phỏng Vấn của Nhật Báo Á Căn Đình La Nacion 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch

(kèm theo những chỗ in nghiêng và mầu được tự ý nhấn mạnh)

  
  Dẫn nhập của người dịch:

Người phỏng vấn ngài là Elisabetta Piquè. Nhân vật này là nữ phóng viên của tờ nhật báo La Nacion ở Ý và là tác giả cuốn "Phanxicô: Đời  sống và Cách mạng" được nhà xuất bản Loyola Press phát hành, người được coi như tiểu sử gia về giáo hoàng uy tín nhất hiện nay.

Trong cuộc phỏng vấn kéo dài 50 phút hôm Thứ Năm mùng 4/12/2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời những gì được đặt ra liên quan đến Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014, về thành phần ly dị tái hôn, về Đức Hồng Y Walter và Đức Hồng Y Burke, về việc cải cánh giáo triều Rôma, về viên Chỉ Huy vệ sĩ đoàn của Giáo Hoàng, về việc ngài bị chống đối và về các chuyến tông du trong tương lai v.v.

Có tất cả là 4 bài viết của tác giả phỏng vấn Elisabetta Piquè liên quan đến các câu hỏi của chính đương sự với các câu trả lời của ĐTC Phanxicô mới được tờ nhật báo này phổ biến hôm Chúa Nhật mùng 7/12/2014. 

Bài 1: "Một vị Giáo Hoàng hài hước, pha trò và thảnh thơi vào một chiều mưa ở Vatican"; 

Bài 2: "Giáo Hoàng Phanxicô: 'Thiên Chúa đã ban cho tôi một liều lượng vô thức lành mạnh'"; 

Bài 3: "Thượng Nghị về gia đình: 'Thành phần ly dị và tái hôn dường như bị tuyệt thông'"; 

Bài 4: "Những thay đổi về Vệ Binh Thụy Sĩ: 'Nó chỉ là một cuộc đổi mới ... nên biết rằng không ai lại cứ tiếp tục làm mãi một việc'"



Bài 1

"Một vị Giáo Hoàng hài hước, pha trò và thư giãn 

vào một chiều mưa ở Vatican"

 

Cuộc hẹn của chúng tôi vào lúc 4 giờ 30 chiều Thứ Năm ngày 4 tháng 12, tại Nhà Trọ Thánh Matta. Trời lại đang mưa. Chẳng có chiếc taxi nào hết, như thường xẩy ra khi có bão và Rôma rơi vào tình trạng suy sụp.

  Gerry (chồng của tôi, người sẽ đi với tôi và hy vọng làm thợ chụp hình của tôi) và tôi cố gắng tỏ ra không hoảng hốt. 
  
  Chỉ còn cách duy nhất là lấy xe chạy; chúng tôi không thể trễ hẹn. May mắn thay không có quá nhiều giao thông trên đường phố.
  Chúng tôi đã đến được Vatican ở Petriano Entrance, phía bên cánh trái của vòng trụ cột Bernini. Bấy giờ trời đã    tối. Đang lúc mưa bão và gió mạnh, tôi mở cửa sổ nói với một Vệ Binh đang cầm dù rằng tôi có hẹn với Đức Giáo Hoàng.

"Tôi muốn đi taxi nhưng thời tiết này không thể nào kiếm được taxi", tôi nói thế và xin lỗi đã phải đến đây 
bằng xe nhà. Người Vệ Binh mỉm cười trong khi người đồng nghiệp của anh ta thi hành việc kiểm soát bình thường.
Anh ta hỏi: "Xin vào. Bà có biết đường đi không?". Tôi trả lời: "Tôi biết".
Tôi đậu chiếc xe nước rút của chúng tôi trước Nhà Trọ Thánh Matta, bên dưới cái vòm Thánh Phêrô uy nghi, một cái vòm được sáng giá bởi những chiếc xe khác với bảng số SCV (Stato Cittá del Vaticano - Quốc Đô Vatican). 
Một trong những chiếc xe này là chiếc Ford Focus mầu xanh dương đang được Đức Giáo Hoàng sử dụng. Tôi thèm chụp một bức hình lịch sử chiếc xe Honda Jazz cũ của chúng tôi đậu bên cạnh chiếc Ford Focus của Đức Giáo Hoàng, thế nhưng trời vẫn mưa, vả lại không còn giờ. Giá mà chúng tôi đến đó ít phút trước giờ ấn định thì hay biết mấy.

Bấy giờ là 4 giờ 20, chúng tôi đặt các chiếc dù đẫm nước của chúng tôi nơi một cái dù được dựng ở cửa nhà trọ Vatican cho hàng giáo sĩ 
này, và thấy rằng Đức Phanxicô, trong bộ áo trắng hằng ngày của ngài (không có băng lụa trắng và cũng chẳng có mũ phủ phía sau đầu) đã đứng ở đó rồi, trong hành lang. Ngài đang tiễn đưa một người nữ lão thành.

Ch
úng tôi trao những chiếc áo mưa của chúng tôi cho mấy người canh gác mặc y phục mầu xanh dương, những người nhân viên đón đưa chúng tôi một cách dịu dàng. Đức Phanxicô tiến tới, tươi cười chào đón chúng tôi. Ba người chúng tôi đi vào thang máy, lên lầu hai. Trước khi tiến vào phòng của ngài, một Vệ Binh đứng nghiêm chào Đức Giáo Hoàng. Cả 3 chúng tôi đã đặc biệt đáp lại "Buonasera".

C
ăn 201 là tổng hành dinh của Đức Giáo Hoàng, văn phòng chính của ngài, phòng ở của ngài. Chìa khóa treo ở gần ổ khóa. Ở gần cửa chúng tôi có thể thấy, trên một cái ghế được bọc bằng một một lớp nhung xanh lá cây nhạt xam xám, có một chiếc áo len đan mầu kem trắng rất mỏng, có thể vừa được giặt xong. Nó giống hệt như chiếc áo tôi có thể thấy lòi ra ở dưới những tay áo của Đức Phanxicô. 

C
ăn hộ này chẳng có gì là xa xỉ sang trọng cả, các bức tường đều trắng và phòng ở thì giản dị; có một bức ảnh Thánh Phanxicô, mấy tượng Thánh Giá, một bức tượng Đức Mẹ Luján và mấy vị trinh nữ khác ở trên mấy chiếc bàn gỗ chẳng trang hoàng gì.

C
ăn hộ này gồm có một phòng nghỉ ngơi, một phòng làm việc, một phòng ngủ với một cái giường lớn được làm bằng gỗ đen và phòng tắm. Trước khi Đức Jorge Bergoglio đến ở thì căn 201 này được giành cho các vị khách danh tiếng của Vatican

N
ó thực sự là căn đã được Đức Thượng Phụ Constantinople là Bartholomew I thường ở. Với tính hài hước của mình Đức Phanxicô đã nói với vị thượng phụ này sau ngày được bầu chọn làm giáo hoàng rằng: "Tôi xin lỗi vì đã trộm mất căn phòng của ngài". 
"Một con người hăng làm việc"

Như bình thường, Đức Phanxicô đã trải qua một buổi sáng đáng chú ý nhất. Ngài đã tiếp riêng Đức Hồng Y Severino Poletto, vị tổng giám mục hữu trí ở Torino; tiếp Tổng Thống Armando Guebuza ở Mazambique; tiếp Khâm Sứ Tòa Thánh ở Papua New Guinea và Quần Đảo Solomon; tiếp Khâm Sứ Tòa Thánh ở Ba Tây; tiếp vị lãnh sự Á Căn Đình Juan Pablo Cafiero trong chuyến viếng thăm chào biệt của vị này, và tiếp Liên Hiệp Các Tổ Chức Kitô Hữu 
tình nguyện viên. Ngài vẫn tỏ ra thản nhiên thư giãn

Như tôi được biết thì ngài thật sự là có các cuộc hẹn khác sau cái hẹn với tôi (ngài đã trở thành một con người hăng say làm việc), tôi hỏi thẳng ngài là tôi được 
có bao nhiêu thời gian. Ngài liền trấn an tôi rằng: đủ thời gian mà, không cần phải vội vàng. 

Đức Phanxicô hơi bị ho sau chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ tuần vừa rồi, nơi ngài đã trải qua những thay đổi bất ngờ về nhiệt độ: lạnh bên ngoài và nóng trong nhà vì sưở
i quá ấm. 

Trong chuy
ến đi ấy, như các phỏng viên khác trên chuyến bay của giáo hoàng, Gerry và tôi đã được đặc ân chào ngài. Vào hôm Thứ Ba, mặc dù ở một khoảng cách, chúng tôi cũng đã chào ngài khi chúng tôi được có mặt ở biến cố các vị lãnh đạo tôn giáo khác nhau cùng ký kết lịch sử vào một Bản Tuyên Ngôn Chung chống lại tình trạng nô lệ tân thời, tại Casino Pio IV trong Thành Vatican. 

Đó là lý do tại sao, mặc dù tôi sắp phỏng vấn Đức Giáo Hoàng tôi vẫn không cảm thấy 
hồi hộp. Tôi đã từng chờ đợi giây phút này lâu rồi, có thể đó là lý do tại sao nó tuôn ra.

Tôi đã gặp Đức Jorge Bergoglio vào Tháng 2 năm 2001, ở Rôma, khi tôi cần phải phỏng vấn vị tổng giám mục Buenos Aires bấy giờ cho tờ nhật báo La Nación. Ngài bình thương 
đã không cho phỏng vấn nhưng đã ngoại lệ cho tôi lần ấy vì ngài sắp được Đức Gioan Phaolô II vinh thăng hồng y.

T
ừ đó đến nay nhiều sự đã xẩy ra, bao nhiêu năm đã trôi qua, rất nhiều cuộc gặp gỡ. Con người này đã từng được gọi là Cha Jorge giờ đây là Đức Phanxicô, và tôi, tác giả cuốn "Phanxicô: Đời sống và Cách mạng" ("Francisco, vida y revolución"), một trong những cuốn tiểu sử về vị Giáo Hoàng đang làm thay đổi lịch sử của Giáo Hội. 
Chúng tôi đã ngồi xuống trong những chiếc ghế tựa tay bọc nhung mầu xanh nhạt ở phòng khách, và Đức Phanxicô đã bắt đầu nói chuyện này nọ, vui cười và thậm chí còn nói về chuyện khi ngài vẫn còn là Cha Jorge.

Ng
ài đã nói và diễn tả một cách ngắn gọn đường lối đặc biệt làm giáo hoàng của ngài rằng: "Ngay từ đầu tôi đã tự nhủ mình rằng: 'Này Jorge, không có vấn đề thay đổi đó nghe, việc thay đổi ở vào tuổi của ngươi sẽ làm cho ngươi thành khờ khạo thôi".

Th
ời gian qua mau. Cuộc phỏng vấn đã kéo dài 50 phút đồng hồ. Cuộc phỏng vấn xong, chúng tôi đã có giờ trò chuyện, thậm chí quay một đoạn video ngắn bằng chiếc điện thoại di động của tôi về việc ngài chào những học sinh mãn khóa của Trường Alfaracito (một Trường Trung Học do Cha Chifri thiết lập ở khu vực Salta Á Căn Đình).

"Xin cầu cho tôi"
Đến khi giã biệt, Đức Phanxicô đã làm cho chúng tôi ngạc nhiên bằng một cái bao trắng. Bên trong là các quà tặng cho con cái của chúng tôi là Juan Pablo và Carolina "để các cháu chơi". Ngài đã chọn chúng từ cả trăm quà tặng ngài nhận được từ những cuộc triều kiến hằng ngày của ngài và dùng chúng để cho lại - như ngài đã thường làm lúc ngài còn làm tổng giám mục ở Buenos Aires. 

Lúc chúng tôi rời căn 201 thì đã có một Vệ Sĩ đứng sẵn 
ở hành lang, người này cũng đứng nghiêm chào.

Vị Giáo Hoàng, đang sửa soạn để chào một nhóm giáo sư từ Giáo Hoàng Học Viện Gregory đang đợi ngài ở hành lang, đã tiễn chúng tôi ra cửa. Trước khi khuất bóng sau chiếc cửa tự động, ngài đã từ biệt chúng tôi theo thói quen "xin đừng quên cầu nguyện cho tôi nhé".Chúng tôi vẫn còn đủ thời gian để ôm hôn giã biệt. 
 
Cảm nhận của người dịch:

Qua bài viết này của người nữ được hân hạnh phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta có thể thấy được vị giáo hoàng đương kim của chúng ta bình dân, phục vụ và dễ thương biết là chừng nào, ở chỗ: 
1- Khách tới với ngài không phải được thành phần hầu cận của ngài đón rước đưa vào cho ngài, như các thủ tục ở những văn phòng công quyền thế gian, mà chính ngài đích thân ra đón và cũng chính ngài tiễn đưa ra tận cửa. Trong cuộc phỏng vấn với vị chủ biên tờ La Reppulica Ý quốc ngày 24/9/2013, chính ngài đã đi lấy nước cho nhân vật phỏng vấn theo phiếm thần này uống sau khi tự động hỏi thăm và biết được ông ấy khát nước!
2- Khách đi còn được tặng quà nữa, cho dù không tặng ngài cái gì, như trường hợp nữ nhân phỏng vấn ngài trên đây. Có nghĩa là ngài rất care cho từng người và từng trường hợp. Ngài biết bà có hai đứa con và tặng cho bà những thứ đồ chơi cho 2 đứa con của bà, những món đồ chơi ngài được khách hành hương ở Quảng Trường Thánh Phêrô nghênh đón ngài mỗi Thứ Tư hằng tuần cho buổi triều kiến chung. Ngài bỏ giờ ra xem đồ được tặng, chọn đồ chơi và tìm bao đựng đồ chơi làm quà tặng, trong khi ngài rất bận với đủ mọi thứ đại sự của Giáo Hội và của Tòa Thánh. Ôi, cả là một gương sáng của một vị chủ chiên: "Tôi biết các chiên Tôi và các con chiên biết Tôi!" (Gioan 10:14).
3- Tuy rất bận bịu hằng ngày như thế, thậm chí không cần lấy vacation hằng năm như 2 năm vừa rồi, 2013 và 2014, ngài vẫn tỏ ra thảnh thơi, không vội vàng hấp tấp, làm chủ được chương trình sống của mình là một vị giáo hoàng còn bận hơn cả các giám mục và linh mục, thế mà, trong khi các vị giám mục và linh mục không có giờ cho chiên của mình, thậm chí không có giờ cho nội tâm, cho cầu nguyện, thì vị giáo hoàng Phanxicô của chúng ta vẫn có đủ giờ gặp gỡ đủ mọi hạng người, kể cả một bà già vô danh tiểu tốt (như trong bài cho thấy), vẫn có những tư tưởng thích đáng và đáng nghe để bày tỏ với mọi người. Thật là một vị giáo hoàng nội tâm, luôn làm chủ thời gian trước nhan Chúa, và hoàn toàn sống cho tha nhân. Tạ ơn Chúa đã ban cho riêng Giáo Hội và thế giới một vị giáo hoàng Phanxicô!
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL



Bài 2

 

 

"Giáo Hoàng Phanxicô: 'Thiên Chúa đã ban cho tôi một liều lượng vô thức

 lành mạnh'"


ROMA: "Thiên Chúa tỏ ra tốt lành với tôi, Ngài đã ban cho một liều lượng lành mạnh vô thức. Tôi chỉ làm những gì tôi cần làm. Ngay từ đầu tôi đã tự nhủ: 'Này Jorge, đừng có mà thay đổi nhé, chỉ làm sao sống an phận mình, vì vấn đề thay đổi ở vào tuổi của ngươi sẽ khiến ngươi thành khờ khạo đó'".

Có một số điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, vẫn tự phát như bao giờ, trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho tờ nhật báo La Nacion Á Căn Đình sau gần 21 tháng ngài được bầu làm Giáo Hoàng. 

Cho dù ngài không chú ý tới nhưng vị nguyên tổng giám mục Buenos Aires sẽ ở vào tuổi 78 vào ngày 17/12 tới đây. Ngài nói Tòa Thánh chưa sẵn sàng về chuyện cải cách vào năm tới, như được mong đợi từ đầu. Ngài cũng công nhận rằng "đường vẫn còn dài để đi" trong việc hoàn thành công cuộc thanh lọc ở Vatican, và ngài đã nói một cách rất tự nhiên về tình trạng chống đối ngài đang phải đương đầu nhưng ngài không cảm thấy lo âu gì hết

"Có một số chống đối đã nổi lên; tôi nghĩ đó là một dấu hiệu tốt khi các vấn đề được bàn luận một cách cởi mở chứ không kín đáo khi người ta tỏ ra không đồng ý. Thật là tốt đẹp khi cởi mở bàn luận về các vấn đề, nó là những gì lành mạnh", ngài đã nói như thế trong 50 phút phỏng vấn hôm Thứ Năm vừa rồi, ở căn hộ 201, lầu 2 của Nhà Trọ Thánh Matta tại Vatican, nơi ngài ở từ khi ngài lên ngai tòa Thánh Phêrô ngày 13/3/2013. 

Bất kể ngày sống rất ư là bận bịu của mình, với các cuộc hẹn và triều kiến từ sáng sớm, Đức Phanxicô (không mất đi đặc nét của ngài hay cách thức thông thường của ngài ở Buenos Aires) vẫn đã tỏ ra thân tình, phong thái tốt lành và thư giản

Ngài không tránh né bất cứ vấn đề tế nhị nào, chẳng hạn như các thứ tranh cãi của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới ngoại lệ về gia đình vừa diễn ra trong Tháng 10 vừa rồi. Cuộc Thượng Nghị này đã để cho những chia rẽ nội bộ xẩy ra - những ý kiến khác nhau về cách thức làm thế nào để đối diện đương đầu với một số thách đố, chẳng hạn như vấn đề tín hữu công giáo ly dị rồi tái hôn, thành phần Đức Giáo Hoàng đã cho rằng như "thực sự bị tuyệt thông". Ngài giải thích rằng: "Đức Hồng Y Đức quốc Walter Kasper đã nói chúng ta cần phải tìm kiếm giả thuyết, tức là ngài đã mở đường. Nhưng một số tỏ ra run sợ". 

Để trấn an những ai nghĩ cuộc thượng nghị này đã tạo nên tình trạng lầm lẫn lộn xộn, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh rằng cuộc thượng nghị "là một tiến trình" và "tín lý của Giáo Hội về hôn nhân không hề được bàn đến tí nào". Ngài đã nói: "Tôi không sợ tiến bước theo con đường thượng nghị (the synod road - chữ synod xuất phát từ tiếng Hy Lạp "syn", "odos" cùng nhau bước đi) vì đó là con đường Thiên Chúa muốn chúng ta bước đi. Thật vậy, Giáo Hoàng là vị bảo đảm trên hết". 

Vì có một số rất đông người Á Căn Đình bay sang Rôma tràn ngập cả thành phố với hy vọng được chụp hình với ngài, ngài đã khẳng định rằng, vì liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống năm tới, ngài đã quyết định không tiếp riêng bất cứ một chính trị gia nào nữa, và chỉ tiếp họ vào cuối các buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư ở Quảng trường Thánh Phêrô thôi. 

Ngài nói: "Á Căn Đình cần phải hoàn tất nhiệm kỳ tổng thống của mình một cách an bình. Một rạn nứt nào trong chế độ dân chủ, trong Hiến Pháp vào lúc này có thể là một sai lầm. Hết mọi người cần phải hợp tác và bầu chọn các nhà thẩm quyền mới. Tôi không muốn can thiệp vào tiến trình ấy, đó là lý do tại sao tôi không tiếp riêng bất cứ chính trị gia nào nữa". Ngoài ra, ngài cũng xác nhận rằng ngài sẽ không tông du đến Á Căn Đình vào tháng 7/2016 dịp Đại Hội Thánh Thể ở Tucumán, vì ngày này rất gần với Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức ở Balan. Tuy nhiên, ngài có dự định thăm Á Căn Đình cùng năm 2016 vào một thời điểm khác. Ngài cho biết rằng ngài sẽ đến 3 xứ sở khác ở Châu Mỹ Latinh vào năm 2015 (những nơi ngài chưa muốn tiết lộ) và sẽ đến Phi Châu lần đầu tiên

Ngài cũng bảo đảm rằng IOR - the Institute for Religious Works (cũng được gọi là Nhà Băng Vatican), một cơ quan đã được ngài cải cách sau cả mấy thập kỷ đã từng trở thành tâm điểm cho các thứ cáo giác và ngờ vực về vấn đề rửa tiền và bàn tay nhúng vào của Mafia, "đang hành sự rất khá". Ngài cũng nói rằng "việc cải cách thiêng liêng, cải cách tâm hồn" mới thực sự là những gì ngài quan tâm hiện nay.

Đức Phanxicô đã cho riêng tờ nhật báo La Nacion phỏng vấn mấy ngày trước ngày chính yếu, đó là ngày 12/12, ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe, quan thày của Mỹ Châu Latinh, ngàyngài sẽ dâng lễ ở Đền Thờ Thánh Phêrô và các nhạc công sẽ trình bày bộ lễ Misa Criolla được Ariel Ramírez sáng tác 50 năm trước. Người con trai của vị tác giả này là Facundo Ramirez và ca sĩ Patricia Sosa sẽ cùng trình bày với một ca đoàn Rôma. 

Đức Giáo Hoàng đã thú nhận rằng: "Khi tôi nghe bộ lễ Misa Criolla lần đầu tiên thì tôi còn là một sinh viên, tôi nghĩ bấy giờ tôi đang học thần học, tôi không nhớ rõ lắm. Tôi thật sự là thích bộ lễ ấy! Tôi đã được thưởng thức bài 'Chiên Thiên Chúa' uy nghi. Tôi không bao giờ quên rằng tôi đã nghe Mercedes Sosa là người hát bài này". 

Vấn: Vị Giáo Hoàng Mỹ Châu Latinh đầu tiên, thật là một vinh dự cả thể cho toàn thể Mỹ Châu Latinh. Đức Thánh Cha mong đợi gì ở Mỹ Châu Latinh? 

Đáp: Châu Mỹ Latinh từ cuộc họp CELAM đầu tiên (biệt chú của người dịch: CELAM là 5 mẫu tự tắt của Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh - Consejo Episcopal Latnoamericano - The Latin American Episcopal Councilvẫn đang tiến bước qua một thời gian cho đến nay. Đức Ông Larraín, vị Chủ Tịch Đầu Tiên của CELAM, đã cống hiến cho nó một cái đà quan trọngĐầu tiên là hội nghị ở Rio, sau đó đến Medellín, rồi tới Puebla, đoạn tới Santo Domingo và tới Aparecida. Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh đã khai thông mở lối bằng những dấu mốc ấy. Nó diễn ra như thế như là một cơ chế chung với các phương thức khác nhau. Trước hết nó đã diễn tiến một cách rụt rè e lệ. Đến nay thì đường lối 50 năm này thật sự không thể bị coi thường được nữa, vì nó nhắm đến chỗ xây đắp việc nhận thức ở Giáo Hội Mỹ Châu Latinh và việc trưởng thành về đức tin. Việc tiến bước trên con đường này cũng đã khơi lên việc chú trọng nhiều tới vấn đề nghiên cứu sứ điệp Gadalupe. Số lượng của những nghiên cứu về Đức Trinh Nữ Guadalupe, về hình ảnh của Mẹ, về các giòng tộc của Mẹ, về Nican Mopoua, thì khôn xiết kể, trở thành như một thứ thần học cốt yếu. Đó là lý do tại sao khi chúng ta cử hành ngày lễ của Đức Trinh Nữ Guadalupe, Quan Thày của Mỹ Châu Latinh, vào ngày 12/12, cũng như  kỷ niệm 50 năm bộ lễ Misa Criolla, là chúng ta mừng con đường được Giáo Hội Mỹ Châu Latinh đã tiến bước vậy.

Vấn: Một cuộc thăm dò mới đây (của PEW) đã cho thấy rằng bất chấp "Francis effect - tác dụng của Đức Phanxicô", tín hữu Công giáo vẫn tiếp tục lìa bỏ Giáo Hội. 

Đáp: Tôi đã quen với những con số được tiết lộ ở Aparecida, nó là tín liệu duy nhất tôi có được. Hiển nhiên là đang có một số yếu tố gây ảnh hưởng ở bên ngoài Giáo Hội. Chẳng hạn, lấy một thí dụ điển hình, đó là thứ thần học về giầu thịnh là những gì đã tác động nơi nhiều dự tính về tôn giáo để thu hút dân chúng. Tuy nhiên, những con người ấy cuối cùng cũng bị mắc kẹt ở giữa thôi. Thế nhưng chúng ta hãy gác ra ngoài các yếu tố ở bên ngoài Giáo Hội ấy lại. Tôi nghĩ về chính chúng ta, chính chúng ta cần phải làm những gì, những gì ở trong Giáo Hội khiến cho tín hữu không cảm thấy hạnh phúc? Phải chăng vì dân chúng không cảm thấy chúng ta gần gũi với họ cho lắm, vì chủ nghĩa giáo quyền hóa (clericalism). Ngày nay, việc gần gũi kề cận có nghĩa là vươn tới các tín hữu Công giáo, là tìm kiếm con người ở ngoài kia và cận kề với họ, là thông cảm với các vấn đề của họ, với thực tại của họ. Chủ nghĩa giáo quyền hóa, như tôi đã nói với các vị giám mục CELAM ở Rio de Janeiro, đã ngăn chặn tình trạng trưởng thành của người giáo dân. Thực sự là những người giáo dân đang trưởng thành hơn ở Mỹ Châu Latinh khi họ thể hiện lòng đạo hạnh thông dụng của họ. Chủ nghĩa giáo quyền hóa bao giờ cũng đã là một vấn đề đối với các tổ chức giáo dân. Tôi đã nói về nó trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm. 

Vấn: Phải chăng việc canh tân Giáo Hội đã từng được Đức Thánh Cha kêu gọi từ khi được bầu làm giáo hoàng, chính yếu ở trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, cũng nhắm đến thành phần chiên lạc và ngăn chặn tín hữu đào ngũ?

Đáp: Tôi không thích hình ảnh "dropping out" (đào ngũ) vì nó liên hệ tới vấn đề dụ giáo (proselytism). Tôi không thích dùng những từ ngữ có liên hệ đến vấn đề dụ giáo, vì đó không phải là sự thật. Tôi thích dùng hình ảnh bệnh viện lưu động (the field hospital): có một số người bị thương rất nhiều và đang đợi chờ chúng ta chữa lành các vết thương của họ, họ bị thương bởi hàng ngàn lý do. Chúng ta cần phải vươn đến với họ và chữa lành các vết thương của họ

 

Vấn: Vậy thì có sách lược để phục hồi những ai đã lìa bỏ Giáo Hội hay chăng

Đáp: Tôi không thích chữ "strategy" (sách lược), tôi thích nói về tiếng gọi mục vụ của Chúa hơn, bằng không nó có vẻ như là một thứ NGO (Non Government Organization - tổ chức không phải chính phủ). Nó là tiếng gọi của Chúa, ngày nay Giáo Hội đang muốn gì nơi chúng ta, không phải như là một thứ sách lược, vì Giáo Hội không dính dáng gì tối vấn đề dụ giáo. Giáo Hội không muốn liên hệ tới vấn đề dụ giáo, vì Giáo Hội không gia tăng nhờ dụ giáo mà là nhờ sức thu hút như Đức Benedicto XVI đã nói. Giáo Hội cần trở thành một bệnh viện lưu động và chúng ta cần bắt đầu ra tay chữa lành các vết thương đau, như người Samaritanô nhân lành đã làm. Các thương tích của một số người gây ra do bị bỏ bê, những người khác bị thương tích bởi Giáo Hội bỏ rơi, một số người đang phải chịu đựng khủng khiếp.

Vấn: Là một Giáo Hoàng Đức Thánh Cha đã tỏ ra khác biệt, vì Đức Thánh Cha nói hết sức minh bạch, Đức Thánh Cha hoàn toàn thẳng thắn, Đức Thánh Cha không dùng những cách thức nói năng ám chỉ khéo léo (euphemisms), và không có kiểu nói vòng vo không nhắm thẳng vào vấn đề (beat about the bush), đường lối giáo triều của Đức Thánh Cha thật là hiển nhiên. Tại sao Đức Thánh Cha nghĩ là có một số thành phần bị lệch lạc, tại sao họ nói con thuyền Giáo Hội không có cánh buồm, nhất là sau thượng nghị giám mục ngoại lệ mới vừa rồi về những thách đố gia đình gặp phải? 

Đáp: Tôi giật mình khi nghe thấy những diễn tả kỳ lạ này. Tôi không biết là có ai sử dụng những thứ diễn tả ấy hay chăng. Truyền thông trích dẫn những diễn tả ấy hay sao. Tuy nhiên, cho ti khi tôi có thể hỏi người trong cuộc rằng "bạn đã nói điều ấy phải không?" tôi đâm ra ngờ vực có tính cách huynh đệ. Nói chung thì người ta không đọc về những gì đang diễn tiến. Một lần có người nói với tôi rằng: "Dĩ nhiên rồi, tất nhiên rồi. Minh thức là những gì quá tốt đối với chúng tôi, thế nhưng chúng tôi cần những điều rõ ràng hơn nữa kìa". Và tôi đã trả lời rằng: "Này nhé, tôi đã viết một bức thông điệp, đủ chưa, đó là một công việc lớn chứ không phải là chuyện thường, và một Tông Huấn nữa, tôi thường xuyên có những lời phát biểu, cống hiến các bài giảng; đó là giáo huấn. Đó là những gì tôi nghĩ, chứ không phải những gì truyền thống nói rằng tôi nghĩ. Kiểm lại đi, rất ư là rõ ràng. Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm là những gì rất rõ ràng". 

 

Vấn: Một số truyền thông đã đề cập đến vấn đề "tuần trăng mật đã qua" vì những chia rẽ đã nổi lên trong cuộc thượng nghị... 

Đáp: Nó không phải là một thứ chia rẽ chống lại Giáo Hoàng, tức là Giáo Hoàng không phải là điểm qui chiếu. Vì Giáo Hoàng đã cố gắng chuyền banh và lắng nghe hết mọi người. Sự kiện là vào lúc kết thúc thượng nghị, bài nói của tôi
đã được các vị nghị phụ nhiệt liệt đón nhận cho thấy rằng vấn đề không phải là vị Giáo Hoàng này, mà là các chủ trương mục vụ khác nhau mà thôi. 

 

Nhận định của người dịch:

Trong bài 3, chúng ta đã nghe thấy những lời vấn đáp như sau:

Vấn: Một số người sợ rằng tín lý truyền thống sẽ bị sụp đổ...

Đáp: Bạn biết rồi đấy, có một số người bao giờ cũng tỏ ra lo sợ vì họ không thấy được sự việc một cách thích đáng, hay họ chỉ đọc được một số tin tức trên một tờ nhật báo nào đó, một bài viết nào đó, và họ không đọc những gì thượng nghị đã quyết định, những gì đã được ban hành phổ biến

Trong bài 2 phần 1 trên đây, chúng ta lại đọc thấy những lời vấn đáp tương tự:

Vấn: ... Tại sao Đức Thánh Cha nghĩ là có một số thành phần bị lệch lạc... 

Đáp: ... Nói chung thì người ta không đọc về những gì đang diễn tiến...
Có nghĩa là có một số người trong cộng đồng dân Chúa, bao gồm cả Việt Nam, đã không chịu theo dõi kỹ lưỡng những gì Đức Thánh Cha và Thượng Nghị nói, mà chỉ đọc kỹ những gì phản đối hay chống đối ngài và thượng nghị, nên mới có chuyện lộn xộn và hiểu lầm rồi đâm ra có những lời nói và hành động chia rẽ trong Giáo Hội hiện nay.
Tuy nhiên, ngược lại, thực tế phũ phàng còn cho thấy có những người anh chị em chúng ta lại theo dõi thượng nghị nói chung và cá nhân Đức Thánh Cha Phanxicô nói riêng bằng con mắt Pharisiêu lúc nào cũng tìm cớ bắt bẻ Chúa Giêsu và xuyên tạc việc Chúa làm (xem Marco 3:2; Mathêu 9:32-34, 12:22-24), những con mắt duy luật mà phi nhân, đến thiển cận (xem Marco 2:5-7), không theo nguyên tắc và tinh thần của Chúa Kitô và Phúc Âm.
Xin Thánh Thần ban cho chúng ta một tâm hồn trẻ nhỏ như Mẹ Maria để luôn lưu giữ và suy niệm trong lòng (xem Luca 2:19,51) những dấu chỉ thời đại Thiên Chúa muốn tỏ ra cho chúng ta qua Giáo Hội, Giáo Hoàng và lịch sử thế giới hiện nay. Amen

(Tiếp phần phỏng vấn của bài 2)

Vấn: Bất cứ khi nào the statu quo (hiện trạng) thay đổi, đó là những gì đã xẩy ra khi Đức Thánh Cha được bầu chọn làm giáo hoàng, thì xẩy ra chuyện chống đối là chuyện bình thường. Khoảng 20 tháng sau, tình hình chống đối này dường như đã trở nên hiển nhiên hơn. 

Đáp: Bạn đã nói như vậy. Tình hình chống đối giờ đây trở nên hiển nhiên hơn. Đối với tôi thì đó là dấu hiệu tốt, để cho việc chống đối trở thành công khai, chứ không có chuyện tỏ thái độ xì xèo nhỏ to khi bất đồng. Khi nói công khai là một điều lành mạnh, rất lành mạnh. 

 

Vấn: Đức Thánh Cha có nghĩ rằng tình hình chống đối có liên quan tới các nỗ lực thanh lọc của Đức Thánh Cha hay chăng, tới việc tái cấu trúc lại Tòa Thánh Rôma hay chăng?

Đáp: Đối với tôi thì chống đối nghĩa là có quan điểm khácđiều đó không phải là những gì bẩn thỉu. Nó có liên hệ tới một số quyết định mà tôi thỉnh thoảng thực hiện, tôi sẽ chấp nhận nó. Dĩ nhiên là có một số quyết định thiên về kinh tế và có các quyết định thiên về mục vụ. 

 

Vấn: Đức Thánh Cha có cảm thấy lo hay chăng?

Đáp: Không, tôi chẳng lo gì hết. Tất cả đều dường như là bình thường đối với tôi, nếu mà không có những khác biệt về ý nghĩ mới là chuyện không bình thường.

Vấn: Thưa việc thanh lọc đã xong chưa cơ hay vẫn còn đang tiếp tục?

Đáp: Tôi không thích nói về việc thanh lọc. Tôi thích nói về việc giúp cho Tòa Thánh đi theo chiều hướng ấn định của các công nghị trước mật nghị hồng y bầu giáo hoàng hơn. Chưa, nó vẫn còn là một con đường dài cần phải đi tiếp. Một con đường dài, một con đường dài. Như bạn thấy đấy, trong các cuộc họp trước mật nghị hồng y bầu giáo hoàng, với tư cách là các hồng y, chúng tôi đã đòi hỏi nhiều điều mà chúng tôi chắc chắn không được quên lãng. 

 

Vấn: Đức Thánh Cha đã thấy được gì trong tiến trình thanh lọc, phải chăng nó tệ hơn là Đức Thánh Cha mong tưởng chăng?


Đáp
: Tr
ước hết, tôi chẳng mong tưởng gì cả. Tôi mong được trở về Buenos Aires (Đức Thánh Cha cười). Rồi sau đó thì tôi không biết nữa. Bạn thấy không Thiên Chúa tỏ ra tốt lành đối với tôi, Ngài đã ban cho tôi một liều lượng vô thức lành mạnh. Tôi chỉ làm những gì tôi cần phải làm thôi

Vấn: Thưa các sự việc hiện đang diễn ra như thế nào cơ?

Đáp: Như mọi người đều biết, tất cả đều được phổ biến. Cơ quan IOR (Nhà Băng của Tòa Thánh) đang hoạt động một cách tốt đẹp, chúng ta đã thực hiện được một việc rất tốt ở đây. Kinh tế đang khá. Nhưng vấn đề canh tân thiêng liêng mới là những gì quan tâm trọng đại của tôi vào lúc này đây, vấn đề thay đổi lòng người. Tôi đang viết bài Giáng Sinh để nói với các phần tử của Tòa Thánh, tôi cần phải nói hai bài Giáng Sinh, một cho các vị của Tòa Thánh và một cho tất cả nhân viên của Vatican, bao gồm tất cả mọi nhân viên phụ tá của tôi. ở sảnh đường Phaolo VI, với gia đình của họ, vì họ làm việc chăm chỉ chuyên cần. Các cuộc tĩnh tâm cho quí vị chủ tịch và các phân bộ là việc đang được sửa soạnĐang sửa soạn để sống 6 ngày âm thầm cầu nguyện; như chúng tôi đã làm năm ngoái, chúng tôi sẽ làm lại vào tuần đầu Mùa Chay. Chúng tôi sẽ ở cùng một nhà. 

 

Vấn: Thưa Nhóm 9 sẽ gặp nhau lại trong tuần tới, nhóm 9 vị hồng y cố vấn đang giúp Đức Thánh Cha tiến trình cải cách Tòa Thánh và việc quản trị Giáo Hội hoàn vũ. Việc cải cách nổi tiếng này đã sẵn sàng vào năm 2015 chưa?

Đáp: Chưa đâu, nó là một tiến trình chầm rãi. Vào ngày hôm ấy chúng tôi đã cùng với các vị lãnh đạo Phân Bộ và đã nộp bản dự thảo về việc liên kết các Phân Bộ Giáo Dân, Gia Đình, Công Lý và Hòa Bình lại với nhau. Chúng tôi đã bàn về tất cả những điều ấy, mỗi người chúng tôi đã phát biểu những gì chúng tôi đã nghĩ. Đến nay nó sẽ được chuyển lại cho Nhóm 9. Bạn biết đấy, việc cải cách Tòa Thánh sẽ cần phải có một thời gian dài, đây là phần phức tạp nhất

Vấn: Như thế có nghĩa là chưa sẵn sàng vào năm 2015? 

Đáp: Chúng tôi đang cố gắng thực hiện các nỗ lực từng chút một. 

Vấn: Thưa có thật hay chăng một cặp vợ chồng cũng có thể làm đầu của phân bộ mới này, và Đức Thánh Cha có thể liên kết các Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân, Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, và Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình lại với nhau? 

Đáp: Có thể lắm, tôi thực sự là không biết. Những vị lãnh đạo của các phân bộ hay của các văn phòng sẽ phải là người xứng đáng nhất, dù nam hay nữ, thậm chí là một cặp vợ chồng... 

 

Vấn: Vậy thì không cần thiết phải là một vị hồng y hay là một vị giám mục nữa....

Đáp: Lãnh đạo của một phân bộ như Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, phân bộ về phụng vụ hay phân bộ mới bao gồm Giáo Dân, Gia Đình và Công Lý Hòa Bình bao giờ cũng là một vị hồng y. Đó là điều xứng hợp nhất vì các phân bộ này rất gần với Giáo Hoàng. Thế nhưng thành phần bí thư của phân bộ không nhất thiết phải là các vị giám mục, vì vấn đề là ở chỗ khi cần phải thay đổi một vị giám mục làm thư ký, chúng tôi không biết phải bài sai ngài đi đâu nữa? Chúng tôi cần phải tìm một trong các giáo phận, nhưng đôi khi các giáo phận ấy lại không hợp với vị này, các giáo phận ấy tốt hơn cho công việc khác. Tôi đã chỉ bổ nhiệm hai vị thư ký giám mục: Vị thư ký của văn phòng Quản Trị 
Governorate, vị mà không nhiều thì ít đã trở thành vị linh mục coi xứ liên hệ tới tất cả những thứ này, và vị tổng thư ký cho thượng nghị giám mục thế giới vì liên hệ tới hàng giáo phẩm. 

Vấn: Năm nay thật là một năm dồn dập với nhiều chuyến đi quan trọng, với thượng nghị giám mục thế giới ngoại lệ, với biến cố cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông tại Vườn Vatican. Điều gì đã nổi bật như là giây phút tuyệt nhất và điều gì như là giây phút tệ nhất? 

Đáp: Tôi không biết. Hết mọi giây phút đều có một cái gì tốt và một cái gì đó không tốt lắm, đúng không? (thinh lặng). Chẳng hạn, cuộc gặp gỡ thành phần ông bà, lão thành là những gì mang một vẻ đẹp lạ lùng.

VấnĐức Benedicto đã có mặt hôm đó nữa...

Đáp: Tôi đã thật là hân hoan trong dịp ấy, thế nhưng như vậy không phải nó là nhất, vì tôi thực sự vui với tất cả. Tôi thực sự là không biết. Tôi không biết phải nói gì, tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này. 

Vấn: Còn về chuyện làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha thích gì nhất và ít thích gì nhất? 

Đáp: Bạn biết đấy. Đây là hoàn toàn là sự thật, đây là điều tôi thực sự muốn nói. Trước khi tôi đến đây, tôi đang ở trong tiến trình nghỉ hưu rồi. Tức là tôi đã đồng ý với vị khâm sứ tòa thánh rằng khi tôi trở về Buenos Aires chúng tôi sẽ cùng nhau thực hiện một danh sách ba ứng viên để vào cuối năm vừa rồi vị tân tổng giám mục có thể thay thế tôi. Nói thế có nghĩa là tâm trí của tôi đã tập trung vào các tòa giải tội ở các nhà thờ là nơi tôi sẽ giải tội. Thậm chí tôi còn sự định bỏ ra 2 hay 3 ngày ở Luján và cuộc đời còn lại của mình ở Buenos Aires, vì Luján đầy ý nghĩa với tôi và việc giải tội là một ân phúc. Khi tôi đến đây là tôi hoàn toàn bắt đầu lại tất cả, tất cả đều mới. Từ đầu tôi đã tự nhủ mình rằng: "Này Jorge ơi, đừng thay đổi nhé, cứ sống phận mình là được rồi, vì việc thay đổi ở vào tuổi của ngươi sẽ làm cho người trở nên khờ khạo đó". Đó là lý do tại sao tôi đã luôn tiếp tục làm những gì tôi thường làm ở Buenos Aires. Có lẽ thậm chí còn gây ra các lỗi lầm cũ của tôi nữa. Thế nhưng tôi thích nó như vậy, thích là chính mình. Điều hiển nhiên đó là đã gây ra một số thay đổi về nghi thức, không phải về các nghi thức chính thức, vì tôi rất cẩn thận về việc tuân thủ chúng. Vấn đề đó là tôi vẫn là tôi cho dù liên quan tới các nghi thức, như tôi đã sống ở Buenos Aires vậy. Bạn có thể thấy lý do tại sao "vấn đề không thay đổi" rất thích hợp với tôi như thế nào

Vấn: Khi Đức Thánh Cha từ Nam Hàn trở về có người đã hỏi Đức Thánh Cha một câu và Đức Thánh Cha đã trả lời rằng Đức Thánh Cha hy vọng sẽ "về nhà Cha", nên có nhiều người đã tỏ ra lo cho sức khỏe của Đức Thánh Cha, họ nghĩ rằng Đức Thánh Cha có thể không được khỏe hay có một cái gì đó không ổn. Đức Thánh Cha cảm thấy thế nào? Đức Thánh Cha trông có vẻ còn rất khỏe mạnh...

Đáp: Tôi thực sự là bị một số triệu chứng đau nhức (aches) và đau đớn (pains), và ở vào tuổi của tôi thì các thứ bệnh hoạn không dễ dàng mà khỏi được đâu. Thế nhưng tôi ở trong tay Chúa, cho đến nay thì tôi vẫn còn có thể kiên trì làm việc.

Vấn: Một số thành phần bảo thủ ở Hoa Kỳ nghĩ rằng Đức Thánh Cha thuyên chuyển đức hồng y Raymond Leo Burke ở Bắc Mỹ Châu khỏi Pháp Viện Tối Cao của Tòa Thánh vì ngài đã dẫn đầu một nhóm chống lại bất cứ những thay đổi nào trong thượng nghị giám mục vừa rồi... Thưa có đúng không ạ? 

Đáp: Vào một ngày kia Đức Hồng Y Burke đã hỏi tôi về những gì ngài đang làm vì ngài vẫn chưa được xác nhận trong vai trò của ngài nơi ngành pháp luật, mà lại được cho biết rằng "donec alitur provideatur - cho đến khi có lệnh khác". Và tôi đã trả lời với ngài rằng: "Xin cho tôi một thời gian vì tôi đang nghĩ đến việc tái cấu trúc về pháp lý của Nhóm 9". Tôi đã nói với ngài rằng chưa có quyết định gì về chuyện này hết, nó đang được cứu xét. Sau đó xẩy ra vụ Order of Malta và chúng tôi cần một người Hoa Kỳ tinh khôn biết biến báo nên tôi đã nghĩ đến ngài cho vai trò này. Tôi đã đề nghị với ngài về vai trò này đã lâu, trước cả cuộc thượng nghị nữa. Tôi đã nói với ngài rằng "Điều này sẽ xẩy ra sau thượng nghị vì tôi muốn ngài tham dự vào cuộc thượng nghị với tư cách là Đầu của một Phân Bộ". Với tư cách là tuyên úy tổ chức Malta ngài sẽ không thể hiện diện trong thượng nghị được. Ngài đã cám ơn tôi về những lời lẽ rất tốt đẹp và chấp nhận đề nghị của tôi, thậm chí tôi nghĩ ngài còn thích nữa là đàng khác. Vì ngài là một con người thường di chuyển đây đó, ngài sẽ di chuyển nhiều và chắc chắn sẽ bận bịu với tổ chức này. Bởi thế chuyện tôi thuyên chuyển ngài bởi vì cách thức ngài tác hành trong thượng nghị là không đúng. 

 

(Biệt chú của người dịch: the Order of Malta cũng được gọi là Knights of Malta là một hội dòng giáo dân của Giáo Hội Công Giáo Rôma - - A Roman Catholic lay religious order, tòan cầu có mục đích làm vinh danh Thiên Chúa bằng việc cổ võ thánh hóa từng phần tử của mình qua công việc họ làm cho thành phần bệnh nhân, nghèo khổ và bênh vực đức tin Công giáo. Hội dòng này được thành lập khoảng năm 1050 ở Giêrusalem để chăm sóc cho các bệnh nhân và khách hành hương đến Thánh Địa bị bệnh. Sau khi Thánh Địa lọt vào tay các tin hữu Hồi giáo, hội dòng này hoạt động ở Rhodes 1310-1523 rồi sau đó ở Malta 1530-1798, và hiện nay tổng hành dinh của tổ chức này ở Rôma Ý quốc. Đức Hồng Y Burke đã dâng Thánh Lễ đầu tiên vào ngày 2/12/2014 với tư cách là tuyên úy - cardinal patronus cho tổ chức này ở bệnh viện San Giovanni Rôma như cái link sau đây cho thấy http://www.orderofmalta.int/news/76078/newly-appointed-cardinal-patronus-celebrates-first-mass-for-the-order-of-malta-at-the-san-giovanni-hospital-rome/?lang=en)

Vấn: Câu hỏi cuối cùng: Đức Thánh Cha có dự tính gì để mừng sinh nhật 78 tuổi của Đức Thánh Cha vào ngày 17/12 tới đây hay chăng? Đức Thánh Cha có mừng ngày sinh nhật này với thành phần barboni (vô gia cư homeless) một lần nữa như năm ngoái hay chăng?

Đáp: Tôi không mời những người "barboni", họ được cơ quan bác ái mang đến, đó là một ý tưởng hay đấy chứ, phải klhông nào? Bởi thế mới có huyền thoại cho rằng tôi đã ăn điểm tâm với những người "barboni" này. Bạn thấy đó, tôi đã dùng điểm tâm với tất cả mọi nhân viên của Nhà Trọ Thánh Matta có cả những người "barboni" nữa. Đó là những gì tưởng tượng người ta tạo tĩnh về tôi. Cũng giống như chuyện những ngày không có lễ ở nguyện đường Nhà Trọ Thánh Matta vì là Thứ Tư, ngày cho buổi triều kiến chung vậy. Ngày sinh nhật của tôi hôm ấy sẽ có bữa trưa chung với tất cả mọi nhân viên. Nó cũng giống như mọi ngày khác của tôi thôi. rất giống với bất cứ một ngày nào khác



Bài 3

 

Thượng Nghị về gia đình: 

 

'"Thành phần ly dị và tái hôn dường như bị tuyệt thông"

 

Roma - Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ đã diễn tiến Tháng 10 vừa rồi về các thách đố nhắm vào gia đình chỉ là khởi đầu của một tiến trình sẽ được đúc kết vào Tháng 10 năm tới, với một thượng nghị khác mà Giáo Hoàng đang là vị bảo đảm tối hậu. Khi được hỏi về vấn đề này trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô chủ trương rằng ngài không sợ đường đi nước bước của thượng nghị mới bắt đầu bước đi. Ngài thú nhận rằng có những chủ trương khác biệt và nói rằng tín lý của Giáo Hội về hôn nhân không được nói đến, ngoại trừ vấn đề các tín hữu Công giáo ly dị rồi tái hôn, và ngài nói rằng: "không ai đã nêu lên vấn đề hôn nhân đồng tính". 

Vấn: Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ mới đây về gia đình đã cho thấy xuất hiện hai chủ trương khác nhau trong Giáo Hội, một chủ trương cởi mở để bàn cãi và một chủ trương thì không chịu nghe bất cứ điều gì về nó. Trong trường hợp này Đức Thánh Cha nghĩ sao?

Đáp: Tôi xin nói là nó không hoàn toàn như thế... Có thể là đúng nếu bạn muốn giản lược hóa để giải thích sự việc, chúng ta có thể nói rằng có một ít ở bên này hay ở bên kia.Những gì chúng ta cớ được lợi ích từ biến cố này đó là tiến trình của thượng nghị, không phải là một thứ tiến trình lập pháp mà là một nơi chn được bao bọc để Thánh Linh có thể tác động. Rõ ràng là cần phải có hai tính chất đó là lòng can đảm để nói năng và sự khiêm tốn để lắng nghe. Điều này đã diễn tiến rất tốt đẹp. Thật vậy, có những chủ trương thiên về đường lối này hay đường lối kia, thế nhưng đều theo đuổi sự thật thôi. Bạn có thể hỏi tôi rằng "vậy thì có xẩy ra bất cứ điều gì cho thấy hoàn toàn bất chấp không chịu từ bỏ chủ trương của mình hay chăng?". Có, chắc chắc là có. Thế nhưng đó lại không phải là mối quan tâm của tôi. Đó là vấn đề cầu xin để Thánh Linh hoán cải họ nếu được. Cái cảm giác chủ yếu đó là một thứ cảm giác huynh đệ, cố gắng tìm kiếm một đường lối nào đó để trang bị cho các vấn đề mục vụ về gia đình. Gia đình đang bị tấn công nặng nề, giới trẻ không lập gia đình nữa. Đâu là vấn đề? Khi họ cuối cùng tiến đến chỗ thành hôn thì họ đã sống với nhau rồi, chúng ta nghĩ rằng chỉ cần cống hiến cho họ ba bài nói để giúp họ dọn mình lấy nhau hay sao. Thế nhưng vẫn chưa đủ, vì đại đa số không nhận thức về ý nghĩa của một cuộc sống dấn thân trọn đời. Đức Benedicto XVI đã nói điều này hai lần vào năm cuối cùng của ngài, đó là chúng ta cần phải lưu ý đến điều này để hủy hôn cho họ, lưu ý đến đức tin của từng người ở vào lúc họ lập gia đình. Phải chăng nó là một điều gì đó tổng quát, cho dù hoàn toàn hiểu biết một cách rõ ràng ý nghĩa của hôn nhân, cho dù hiểu biết một cách đầy đủ để chuyển đạt nó cho người khác? Đó là những gì chúng ta cần phải sâu xa cứu xét, cần phải phân tích để làm sao chúng ta có thể giúp đỡ...

Ít ngày trước đây, có một cặp đang sống với nhau đến nói với tôi rằng họ đã tính lập gia đình. Tôi bảo: "Thế thì tốt. Anh chị đã sẵn sàng lấy nhau chưa?" Câu trả lời của họ đó là - Người con gái nói: "Thưa rồi, giờ đây chúng tôi đang tìm một nhà thờ nào đó hợp với bộ áo cưới đẹp nhất của tôi". Người con trai tiếp lời "Đúng thế, hiện nay chúng tôi đang bận rộn với tất cả những gì cần phải sửa soạn - nào là mời mọc, nào là đồ kỷ niệm và đủ mọi thứ khác nữa". "Cả vấn đề bữa tiệc, chúng tôi không thể quyết định vì chúng tôi không muốn việc tiếp đón được thực hiện quá xa nhà thờ. Rồi còn vấn đề nữa đó là cặp phù dâu phù rể chính lại ly dị, như cha mẹ của chúng tôi, bởi thế chúng tôi không thể có được cả hai". Tất cả những thứ này đều về nghi thức! Thật vậy, việc thành hôn là việc cần phải cử hành, vì bạn cần can đảm lấy nhau và đó mới là những gì đáng làm. Tuy nhiên, không có ai trong họ đã bày tỏ bất cứ nhận định nào về tất cả những gì mang ý nghĩa đối với họ, nhận định về sự kiện dấn thân sống trọn đời với nhau. Tôi có ý muốn nói gì đây? Đó là đối với rất nhiều người thì việc lấy nhau chỉ là một biến cố có tính cách xã hội. Yếu tố tôn giáo chẳng có tí nào. Bởi vậy mà Giáo Hội làm sao có thể nhúng tay vào giúp đỡ họ đây? Nếu họ chưa sẵn sàng thì chúng ta có đóng ngay cửa lại trước mặt họ hay chăng? Đây không phải là vấn đề nhỏ.

Vấn: Thành phần bảo thủ, nhất là ở Hoa Kỳ, sợ rằng tín lý truyền thống sẽ bị sụp đổ, họ nói rằng thượng nghị này đã gây ra tình trạng lộn xộn vì thượng nghị đã thực sự đề cập đến "tính chất tích cực" của việc chung sống, và các cặp đồng tính được đề cập đến trong bản nháp, cho dù sau đó các vị giám mục đã bỏ nó đi...

Đáp: Thượng nghị này là một tiến trình; ý kiến của một vị nghị phụ chỉ là là một ý kiến, ý kiến của một vị nghị phụ; và bản nháp đầu tiên chỉ là một bản soạn nháp để ghi nhận tất cả lại mà thôi. Không một ai đề cập tới vấn đề hôn nhân đồng tính trong thượng nghị hết, nó không phải là vấn đề chúng tôi nghĩ đến. Điều chúng tôi nói đến đó là làm thế nào để một gia đình có một đứa con đồng tính, dù là con trai hay con gái, có thể giáo dục đứa trẻ này, làm sao gia đình này có thể gánh vác được, làm sao để giúp gia đình ấy giải quyết tình trạng bất thường này. Tức là thượng nghị bàn đến vấn đề gia đình và những người đồng tính liên quan đến các gia đình của họ, vì chúng tôi luôn gặp thực tại này trong tòa giải tội: một người cha hay một người mẹ có con trai hay con gái ở trong trường hợp đó. Điều này đã xẩy ra cho tôi mấy lần ở Buenos Aires. Chúng ta cần phải tìm một cách nào đó để giúp cho người cha hay người mẹ ấy trong việc nâng đỡ con cái nam nữ của họ. Đó là những gì thượng nghị bàn đến. Đó là lý do tại sao có người đề cập tới các yếu tố tích cực ở bản soạn nháp đầu. Thế nhưng đó mới chỉ là một bản soạn nháp mà thôi. 

Vấn: Một số người sợ rằng tín lý truyền thống sẽ bị sụp đổ...

Đáp: Bạn biết rồi đấy, có một số người bao giờ cũng tỏ ra lo sợ vì họ không thấy được sự việc một cách thích đáng, hay họ chỉ đọc được một số tin tức trên một tờ nhật báo nào đó, một bài viết nào đó, và họ không đọc những gì thượng nghị đã quyết định, những gì đã được ban hành phổ biến. Đâu là cái giá trị hữu dụng về thượng nghị này? Đó là sự liên hệ hậu thượng nghị với bài nói của Giáo Hoàng. Đó mới là những gì kết thúc, thế nhưng nó lại dần dần sẽ trở thành tương đối và trở nên những gì là dự thảo, như th là một thứ "chỉ nam" cho cuộc thượng nghị tới đây. Tôi nghĩ rằng có một số vị nghị phụ đã vấp phải lỗi lầm khi các vị nói chuyện với truyền thông. Chúng tôi đã quyết định rằng mỗi một người trong chúng tôi có thể trả lời phỏng vấn bao nhiêu có thể tùy ý, hoàn toàn tự do, không bị chun duyệt gì hết. Chúng tôi đã nhắm đến tính chất trong sáng. Tại sao chúng tôi đã quyết định có nên tường trình hay chăng? Vì 2 lý do: thứ nhất là vì các vấn đề trình bày thành văn trước hết đã được trao nộp và chúng tôi có thể thấy được một cái gì đó ở những điều trình bày được viết ra này, hay chẳng thấy gì hết, hoặc chúng đã được thay đổi và vì thế không thành vấn đề. Thứ hai là để bảo vệ người trao nộp bản văn trình bày thành văn đó. Và đấy mới thực sự là vấn đề đối với tôi. Nếu đây là một cơ quan Lập Pháp thì chúng tôi cần phải căn cứ vào cái chính yếu của mình, chẳng hạn giáo hội địa phương. Thế nhưng đây không phải là một cơ quan Lập Pháp và người ấy cần phải được tự do nói năng phát biểu mà không cần phải giữ kẽ, cho dù không ai cần biết rằng họ nói điều này hay điều nọ. Việc tiết lộ những gì đã nói cũng được chẳng sao, đó là lý do tại sao trong bản tường trình chúng tôi đã giải thích rằng chúng tôi đã nói điều này, điều nọ hay điều kia. Các vị giám mục khác nhau có những đường lối phương thức khác nhau, thế nhưng tất cả chúng tôi sẽ cùng nhau tiến bước. Chúng ta đã phải bảo vệ công việc của chúng ta để Thánh Linh có thể tiến lên. Tôi không cảm thấy lo sợ gì hết

Vấn: Thưa lo sợ gì ạ?

Đáp: Lo sợ lề lối này, lo sợ đường lối của thượng nghị. Tôi không lo sợ vì đó là đường lối Thiên Chúa đã muốn chúng ta theo. Hơn thế nữa, Vị Giáo Hoàng là người bảo đảm tối hậu, Vị Giáo Hoàng ở đó để quan tâm đến cuộc tiến trình. Chúng ta cần phải tiến lên. Trong bài kết thúc của mình, tôi đã nói một điều đáng chú ý, tôi đã vạch ra rằng chúng ta đã không giải quyết bất cứ một phần nào nơi tín lý của Giáo Hội liên quan đến hôn nhân. Trong trường hợp của thành phần ly dị rồi tái hôn thì chúng ta đặt vấn đề là chúng ta cần phải làm gì với họ đây? Chúng ta có thể cho phép họ được mở cánh cửa nào đây? Đó là vấn đề quan tâm về mục vụ: chúng ta sẽ cho phép họ lên Hiệp Lễ hay chăng? Không có vấn đề giải quyết chỉ nguyên cho việc hiệp lễ. Việc giải quyết đó là vấn đề hội nhập. Họ chưa bị tuyệt thông đúng không. Thế nhưng họ không thể làm bố đỡ đầu cho một em bé lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, những bài đọc trong thánh lễ không dành cho thành phần ly dị, họ không thể rước lễ, họ không thể dạy giáo lý Chúa Nhật, có khoảng chừng 7 điều họ không được làm, tôi có bản liệt kê ở đằng kia. Cứ nghĩ mà xem! Nếu tôi tiết lộ bất cứ điều nào trong bản liệt kê này thì họ thật sự dường như là bị tuyệt thông! Vậy thì chúng ta hãy mở các cánh cửa ra chút nữa đi. Tại sao họ lại không thể làm bố đỡ đầu và mẹ đỡ đầu được chứ? "Không được, không được, không được, họ sẽ cống hiến cho con cái đỡ đầu của mình chứng từ nào chứ?" Chứng từ của một con người nam nữ ư, là ở chỗ khi nói rằng: "Con ơi, bố mẹ đã lầm lỗi, bố mẹ đã sai trái ở chỗ này chỗ kia, thế nhưng bố mẹ tin rằng Chúa của chúng ta vẫn yêu thương bố mẹ, bố mẹ muốn bước theo Thiên Chúa, bố mẹ không muốn bị tội lỗi làm chủ, bố mẹ muốn tiến bước". Còn Kitô hữu nào hơn thế nữa chứ? Và nếu một trong những tội phạm chính trị giữa chúng ta, thành phần băng hoại, được chọn làm bố đỡ đầu của ai đó thì sao đây. Nếu họ làm lễ thành hôn đàng hoàng trong Giáo Hội, chúng ta có chấp nhận họ hay chăng? Họ sẽ cống hiến cho con cái đỡ đầu của họ chứng từ nào đây chứ? Một thứ chứng từ băng hoại à? Các thứ cần phải được đổi thay, các tiểu chuẩn của chúng ta cần phải được thay đổi

Vấn: Đức Thánh Cha nghĩ sao về giải quyết được vị hồng y Đức quốc Walter Kasper đề xướng? 

Đáp: Bài nói của hồng y Kasper cho các vị hồng y vào Tháng 2 vừa rồi gồm có 5 đoạn, 4 trong 5 đoạn này là những gì quí báu, liên quan đến mục đích của hôn nhân, cởi mở, sâu sắc. Chương thứ năm là vấn đề về những gì chúng ta cần phải làm đối với những người ly dị rồi tái hôn; dầu sao thì họ cũng thuộc về cộng đoàn của chúng ta. Giả thuyết của hồng y Kasper là của riêng ngài. Chúng ta hãy nhìn vào vấn đề. Những gì đã xẩy ra? Một số thần học gia đã tỏ ra lo sợ những giả thuyết như thế và nếu vậy thì chúng ta tỏ ra cứ cúi gầm đầu xuống. Hồng y Kasper đã thúc chúng ta tìm kiếm giả thuyết, điển hình là ngài đã đi tiên phong. Rồi có một số tỏ ra cảm thấy hốt hoảng. Còn tiến đến chỗ nói rằng: Rước lễ ư, không bao giờ. Chỉ được hiệp lễ thiêng liêng thôi. Vậy thì xin nói cho tôi biết nhé chúng ta có cần ơn Chúa để rước lễ thiêng liêng hay chăng? Đó là lý do tại sao vấn đề rước lễ thiêng liêng được ít phiếu nhất trong bản tường trình của thượng nghị, vì không ai đồng ý hết. Những ai ủng hộ vấn đề này, vì nó không nặng ký, lại bỏ phiếu chống; còn những ai không ủng hộ vấn đề ấy thì lại thấy điều khác hay hơn, bởi nó chẳng đáng.

 

Bài 4

 

Những thay đổi về Vệ Binh Thụy Sĩ:

 

"Nó chỉ là một cuộc đổi mới ...

 

nên biết rằng không ai lại cứ tiếp tục làm mãi một việc"



Mấy ngày sau khi báo chí Ý quốc phổ biến nguồn tin Đức Giáo Hoàng đã bãi nhiệm vị chỉ huy trưởng Vệ Binh Thụy Sĩ Đoàn của Giáo Hoàng là Daniel Anrig vì vị chỉ huy trưởng này quá cứng rắn và tỏ ra uy quyền, Đức Giáo Hoàng đã phủ nhận điều ấy trong cuộc phỏng vấn với La Nacion.
Khi được hỏi về chuyện này, Đức Phanxicô đã giải thích rằng nó chỉ là vấn đề đổi thay bình thường, "chẳng có gì là bất thường ở đây. Anh ta chẳng có tội, có lỗi gì hết". Ngài còn nhấn mãnh đến các tính chất của Anrig, 40 tuổi và có 4 người con. Ngài đã ca tụng nhân vật này như là một con người tuyệt vời, thậm chí ngài đã trực diện nói chuyện với nhân vật này về việc thay thế anh ta cả nhiều tháng trước, sau khi kết luận rằng cần có một cuộc "đổi mới".
Ngài nói: "Nó chỉ là một cuộc đổi mới, vì anh ta đã chấm dứt nhiệm kỳ của mình và cũng nên biết rằng không ai lại cứ làm mãi một việc bao giờ".
Tin tức về vụ bãi nhiệm Anrig, người được Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giờ đây đã hưu trí bổ nhiệm từ năm 2008 trong vai trò lãnh đạo đoàn quân nhỏ bé của giáo hoàng được thành lập 500 năm trước, và là người gia nhập đội ngũ này từ năm 1992, đã được tung ra hôm Thứ Tư vừa rồi, sau khi tin tức này được tờ L'Osservatore Romano phổ biến.
Tin tức đó là: "Đức Thánh Cha đã lệnh cho vị sĩ quan cao cấp này chấm dứt việc phục vụ của mình vào ngày 31/1/2015, một khi thời gian triển hạn cho vai trò phục vụ của anh chấm dứt". 
Những hàng chữ này đã làm bùng lên đủ mọi thứ suy đoán nơi giới báo chí Ý quốc, cho rằng lý do về vụ thay thế này chẳng những vì những đường lối uy quyền của vị chỉ huy trưởng này - "thế là chấm dứt một thứ độc tài", một vệ binh khi nghe tin đổi mới đã thú như vậy - mà còn liên quan đến sự kiện nhân vật Anrig này đã chuyển đến sống ở một chung cư hết sức sang trọng. 

Vấn: Đức Thánh Cha đã sa thải người lãnh đạo Vệ Binh Đoàn Thụy Sĩ là Daniel Anrig vì quá ngặt nghèo có đúng không?
ĐápKhông, điều đó không đúng. Năm ngoái, sau khi tôi được bầu làm giáo hoàng 2 tháng thì nhiệm kỳ 5 năm của anh ta đã hết hạn. Bấy giờ tôi đã nói với Vị Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh - Đức Pietro Parolin bấy giờ chưa có - rằng tôi không thể bổ nhiệm anh ta hay bãi nhiệm anh ta, vì tôi không biết con người này. Bởi thế tôi đã kéo dài thêm trách vụ của anh ta bằng mẫu công thức "donec alitur provideatur" - "cho đến khi có lệnh khác". Việc quyết định vào lúc ấy dường như không công bằng làm sao ấy. Thế rồi tôi đã tìm hiểu thêm về tất cả những vấn đề này, tôi đã đến viếng thăm các khu cư trú ấy, tôi đã bỏ ra cả một buổi chiều với các vệ binh Thụy Sĩ, tôi cũng ăn tối với họ vào một buổi tối nọ, tôi làm quen với thành phần này và tôi đã cảm thấy cần phải thực hiện một việc cải tổ. Nó chỉ là một cuộc cải cách, vì hạn kỳ của anh ta đã qua, và cần biết rằng không ai là vĩnh viễn mãi. Bởi thế tôi đã nói chuyện với anh ta và chúng tôi đã đồng ý rằng anh ta sẽ rời khỏi chức vụ vào cuối năm nay. Anh ta đã biết điều ấy từ Tháng 7/2014. 

Vấn: Vậy thì việc Đức Thánh Cha sa thải anh ta vì anh ta quá ngặt nghèo là không đúng?

Đáp: Không, không đúng. Nó là vấn đề thay đổi, một thay đổi bình thường. Anh ta là một con người tuyệt vời, một người Công Giáo rất tốt lành, một con người biết lo cho gia đình. 


Vấn:
 Ng
ười ta còn nói Đức Thánh Cha sa thải anh ta vì anh ta đã sống trong một chung cư sang trọng. Điều này phải chăng cũng sai? 

Đáp: Năm ngoái, anh ta đã tân trang lại các chung cư của anh ta, những chung cư này thực sự là khang trang rộng rãi vì anh ta có tới 4 đứa con. Anh ta là một Kitô hữu tốt, là một tín hữu, một người rất tốt, tôi có được một mối liên hệ tuyệt vời với anh ta, nên tôi đã trực diện nói với anh ta rằng: "Này, tôi thích thực hiện một cuộc đổi mới đấy". Chẳng có gì là bất thường nơi vấn đề này hết. Anh ta chẳng có lỗi gì, chẳng có gì đáng trách cả. 


Nhận định phụ thêm của người dịch

Theo chiều hướng của Đức Thánh Phanxicô ở cuộc phỏng vấn này, trong bài thứ 2, liên quan đến cảm nhận của ngài về thành phần ly dị tái hôn trong Giáo Hội hiện nay dường như bị tẩy chay khỏi cộng đồng Kitô hữu Công giáo, đến độ họ như thể mặc nhiên bị tuyệt thông với Giáo Hội. 

Vậy thì chúng ta nghĩ sao về những trường hợp hôn nhân gia đình điển hình có thật tiêu biểu trong cộng đồng Công giáo Việt Nam chúng ta dưới đâyvà chúng ta có nghĩ rằng Giáo Hội, qua Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XVI - 2015 tới đây, nên cứu xét để cho riêng trường hợp của họ được hội nhập vào Giáo Hội bằng cách cho họ được đặc ân xưng tội rước lễ với những điều kiện thích đáng hay chăng?

Trường hợp thứ nhất, mẹ con sang Mỹ trước trong khi chồng vẫn bị cải tạo, sau đó nghe tin chồng vượt ngục đã bị bắn chết, nhưng chưa có gì là chính xác, và đã từng liên lạc với Hội Hồng Thập Tự thế giới để tìm chồng mà mãi không thấy đâu. Nếu trong thời gian chờ đợi chồng mà hoàn cảnh đưa đẩy cần nơi nương tựa nơi một người đàn ông nào đó để rồi sau đó có con với người đàn ông này. Vì không có bằng chứng thật sự chồng chết nên cuộc sống với người đàn ông kia như vợ chồng là đời sống bất hợp pháp đối với Chúa và Giáo Hội, không được xưng tội rước lễ.

Trường hợp thứ hai, cả gia đình bao gồm cha mẹ và con cái đi vượt biên với nhau, nhưng chẳng may người vợ bị hải tặc hiếp rồi mang đi mất tiêu. Sang tới Mỹ, người chồng tiếp tục tìm kiếm vợ, thậm chí sang đất nước của kẻ hiếp vợ mình để tìm vợ ở các ổ điếm, nhưng càng tìm càng chẳng thấy đâu. Trong khi đó các đứa con cần bàn tay của người mẹ chăm sóc, và tình cảm của người chồng cũng khó lòng đứng vững trước duyên sắc và sắn đón của một người đàn bà sẵn sàng thay vợ chăm sóc cho gia đình mình, nên đã ăn ở với người đàn bà này và đã có con với nhau. Tất nhiên là trường hợp ăn ở với nhau này là bất hợp pháp và do đó không được xưng tội rước lễ.

 

Chắc chắn Giáo Hội không có quyền cho phép ly dị, vì đó là luật bất khả phân ly của Thiên Chúa đối với ơn gọi và đời sống hôn nhân gia đình (xem Khởi Nguyên 2:23-24; Mathêu 19:8-9)Đó là lý do Giáo Hội rất thận trọng trong vấn đề giải hôn hay tiêu hôn, thậm chí phải mất một thời gian lâu về thủ tục mới xong, đến độ nhiều người không chờ được, và đã có ý kiến trong Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Ngoại Lệ III - 2014 rút ngắn lại thủ tục này.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy có những trường hợp rất éo le khó có thể giải quyết nếu chỉ sử dụng luật lệ bất khả phân ly của đời sống hôn nhân gia đình và áp đặt qui tắc muốn lãnh nhận ơn tha thứ của Bí Tích Giải Tội thì phải ăn năn dốc lòng chừa và phải từ bỏ dịp tội, sau đó mới được rước lễ hay mới xứng đáng rước lễ. Vậy thì 2 trường hợp tiêu biểu điển hình trên đây, những trường hợp ngang trái éo le do hoàn cảnh đưa đẩy, có thể nói là ngoài ý muốn ca đương sự nạn nhân, và bị nhu cầu cuộc sống đòi hỏi đến độ đã bị vướng mắc vào những liên hệ hữu trách khó lòng tháo gỡ. 
Vấn đề ở đây là những người anh chị em Kitô hữu Công giáo sống đời hôn nhân gia đình bất hợp pháp này vẫn chính thức thuộc về Giáo Hội, vẫn là con cái của Giáo Hội, tuy chỉ là một con chiên lạc đáng thương rất mong tìm về đàn chiên Giáo Hội của Chúa Kitô, và chỉ là một nạn nhân quằn quại bên đường cần một bàn tay Samaritanô nào đó dẫn về quán trọ Giáo Hội. 
Giáo Hội chẳng lẽ lại không hết sức thương cảm và chăm sóc cho những đứa con ở trong tình trạng bị trọng bệnh này của mình hay sao? Chẳng lẽ Giáo Hội lại tỏ ra thái độ "bay chết mặc bay", mặc kệ mày, cho mày chừa, ai bảo mày làm thế, đáng chết, khôn sống mống chết mà con... Hay Giáo Hội cảm thấy lo sợ không trung thành với Đấng Sáng Lập của mình, với Phúc Âm của Người, sợ bị con cái lạm dụng...?
Cái đáng làm cho Giáo Hội nên sợ và cần sợ đến hoảng sợ hơn có lẽ đó là sợ thành phần sống hôn nhân gia đình bất chính, vì cảm thấy mình bị tẩy chay nên quyết định lìa bỏ Giáo Hội luôn, không care (cóc cần) Giáo Hội nữa, cho Giáo Hội ra rìa, chứ nếu họ còn tỏ ra cần Giáo Hội, coi Giáo Hội là "nhà" của mình, còn biết hối hận như người con hoang đàng và rất muốn trở về "nhàcha của mình thì chỉ cần vừa thấy bóng dáng nó là người cha tự động chạy lại với nó, (chứ không phải cứ ngồi ở nhà cho đến khi nó rụt rè gõ cửa lạy lục mới tha sau khi giáng cho nó một trận nên thân, trái lại, thậm chí cho dù nó chưa kịp lên tiếng xin lỗi thì đã ôm chầm lấy đứa con thân tàn ma dại hư thân mất nết của mình hôn lấy hôn để rồi (xem Luca 15:20) - Tạo sao Giáo Hội lại không th làm như thế chứ... nếu "môn đệ không hơn thày, tôi tớ không hơn chủ" (xem Gioan 13:16; Mathêu 10:24; Luca 6:40)?!?

Đúng thế, trong bài giảng cho Thánh Lễ sáng Thứ Ba ngày 9/12/2014 tại nguyện đường của Nhà Trọ Thánh Matta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục bày tỏ cảm nhận và xác tín của mình về bản chất và sứ vụ làm mẹ bất khả thiếu của Giáo Hội rất thấm thía như sau:

"Niềm vui của việc ra đi tìm kiếm anh chị em đứt gánh bỏ cuộc đó là niềm vui của Giáo Hội. Có thế Giáo Hội mới trở thành một người mẹ, mới trở nên phong phú: Khi Giáo Hội không làm như vậy Giáo Hội chẳng còn là mình nữa, là Giáo Hội tự khép mình lại, cho dù Giáo Hội được tổ chức đâu vào đó, có một biểu đồ tổ chức tuyệt vời, hết mọi sự đều tốt đẹp, hết mọi sự đều nề nếp - thế nhưng Giáo Hội lại thiếu mất niềm vui, Giáo Hội thiếu sự an bình, và vì thế Giáo Hội trở thành một Giáo Hội bạc nhược, lo âu, sầu muộn, một Giáo Hội dường như là một bà mụ hơn là một bà mẹ, và Giáo Hội này không có tác dụng, là một Giáo Hội để làm cảnh. Niềm vui của Giáo Hội là sinh sản; niềm vui của Giáo Hội là xuất thân để cống hiến sự sống; niềm vui của Giáo Hội là ra đi tìm kiếm con chiên bị thất tán; niềm vui của Giáo Hội chính là nỗi dịu dàng êm ái của người mục tử, là niềm êm ái dịu dàng của một người mẹ". 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL



Tất cả 4 bài dịch cho cuộc phỏng vấn ngày 4/12/2014 của Nhật Báo La Nacion được lấy từ các cái links của nhật báo này thứ tự như sau:

Bài 1
Humour, anecdotes and a laid back Pope on a rainy afternoon at the Vatican hay
http://www.lanacion.com.ar/1750352-humour-anecdotes-and-a-laid-back-pope-on-a-rainy-afternoon-at-the-vatican

Bài 2
Pope Francis: "God has bestowed on me a healthy dose of unawareness" hay

http://www.lanacion.com.ar/1750350-pope-francis-god-has-bestowed-on-me-a-healthy-dose-of-unawareness

Bài 3

The synod on the family: "The divorced and remarried seem excommunicated" hay
http://www.lanacion.com.ar/1750351-the-synod-on-the-family-the-divorced-and-remarried-seem-excommunicated
Bài 4

Changes of the Swiss Guard: "It was a mere renewal... is sane to know that nobody goes on forever" hay
http://www.lanacion.com.ar/1750369-changes-of-the-swiss-guard-it-was-a-mere-renewal-is-sane-to-know-that-nobody-goes-on-forever