Tẩy Chay Ṭa Thánh khỏi Liên Hiệp Quốc
 
 
Gần đây chúng ta nhận được email chuyển tiếp từ người này sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác liên quan đến vụ việc Ṭa Thánh có thể bị tẩy chay khỏi tổ chức Liên Hiệp Quốc và kêu gọi nhau vào www.defendtheholysee.org. để kư vào thỉnh nguyện thư yêu cầu tiếp tục giữ nguyên vị thế của Ṭa Thánh Vatican trong tổ chức LHQ.
 
Vụ Việc Liên Quan đến Quyền Lợi Trẻ Em
 
Thật vậy, có một số tổ chức, đặc biệt nhất và lâu đời nhất là Catholics for Choice vốn bị HĐGM HK tuyên bố "không phải là một tổ chức Công giáo" v́ nhóm này cổ vơ những chủ trương "ngược lại với giáo huấn của Công giáo". Những tổ chức này vốn ác cảm với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, nên đang vận động tẩy chay Ṭa Thánh Vatican ra khỏi tổ chức LHQ.
 
Vào ngày 16/1/2014 vừa qua, trong cuộc điều trần ở Liên Hiệp Quốc về vấn đề bênh vực trẻ em trên thế giới, Ṭa Thánh, qua vị đại diện của ḿnh là ĐTGM Tomasi đă lên tiếng lên án những vi phạm đến các em và cho biết Giáo Hội Công Giáo trong những năm gần đây đă đặt "ưu tiên" vấn đề này. Thế nhưng, chủ tịch của tổ chức Catholics for Choice là John O'Brien, lợi dụng dịp may hiếm có liên quan đến t́nh trạng linh mục lạm dụng t́nh dục trẻ em trong Giáo Hội Công giáo đă và đang xẩy ra được bùng lên từ đầu năm 2002 ở TGP Boston MA, đă tấn công Ṭa Thánh rằng: "Ṭa Thánh không có quyền có chân trong LHQ và không được kư vào những văn bản hiệp ước cũng như những văn bản thỏa thuận này - The Holy See has no right to a seat at the U.N. and should not be signing these treaties and conventions".
 
Thế rồi, khi Ṭa Thánh nhận được bản tường tŕnh của Tiểu Ban LHQ về Quyền Lợi Trẻ Em th́ thấy rằng Ṭa Thánh bị tố cáo và khuyến cáo rằng 1- trẻ em đă bị linh mục Công giáo lạm dụng t́nh dục; 2- các vị có thẩm quyền trong Giáo Hội bao che nội bộ; 3- Giáo Hội cần phải chỉnh lại giáo huấn về vấn đề ngừa thai và phá thai. ĐTGM Tomasi, chiều ngày 5/2/2014, đă tỏ ra ngạc nhiên khi thấy bản tường tŕnh này như đă được soạn sẵn, trước khi có cuộc điều trần ở LHQ tại Geneva và bất kể những ǵ đă được chính ngài làm sáng tỏ trong cuộc điều trần chung ấy. Ngài sẽ nghiên cứu và phản hồi bản tường tŕnh tổng kết này, chẳng hạn như chính bản văn kiện này mâu thuẫn ở chỗ, ngay trong lời mở đầu chủ trương bênh vực sự sống và bảo vệ trẻ em trước khi và sau khi sinh th́ lại khuyên Ṭa Thánh thay đổi chủ trương về vấn đề phá thai!
 
Ngay khi Bản Tường Tŕnh Tổng Kết về Quyền Lợi Trẻ Em của Tiểu Ban LHQ trên đây chưa được Ṭa Thánh phân trần th́ ngay sau ngày điều trần 16/1/2014 ở LHQ, đă có Bản Tuyên Ngôn (Declaration) và Thỉnh Nguyện Thư (Petition) để bênh vực vai tṛ là Quan Sát Viên Thường Trực (Permanent Observer) của Ṭa Thánh trong tổ chức quốc tế này. Bản văn này được soạn thảo bởi hai vị: giáo sư Robert P. George ở Trường Đại Học Luật Khoa Princeton (Princeton Law School) và William Saunders thuộc American United for Life, và được Viện Gia Đ́nh Công Giáo và Nhân Quyền - the Catholic Family and Human Rights Institute dưới sự lănh đạo của Ông Austin Ruse tung ra vào ngày 17/1/2014, và chỉ sau 3 ngày đă nhận được trên 3 ngàn chữ kư ủng hộ. Theo dự định th́ bản Tuyên Ngôn và Thỉnh Nguyện này sẽ được nộp cho các vị đại diện của Ṭa Thánh trong LHQ ở các trụ sở New York, Geneva và Roma vào cuối năm 2014.
 
Vai tṛ và tính cách của Ṭa Thánh ở LHQ
 
Đây không phải là lần đầu tiên Quốc Đô Vatican (Vatican City State) của Giáo Hội Công Giáo dưới quyền lănh đạo tối cao của Ṭa Thánh Vatican chúng ta bị một số quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc muốn tẩy chay. Vào năm 1999, thời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă xẩy ra rồi nhưng họ không thành công.
 
Lần đầu tiên xẩy ra vụ việc muốn tẩy chay Ṭa Thánh Vatican ra khỏi LHQ này vào năm 1999 ấy cũng xuất phát từ tổ chức Catholics for Choice. Vào lần đó, họ lấy lư rằng: 1- Ṭa Thánh Vatican là một tổ chức tôn giáo chứ không phải là một chính phủ dân sự; 2- nếu Ṭa Thánh Vatican được có chân trong LHQ th́ tại sao các tôn giáo khác lại không được; 3- Ṭa Thánh Vatican áp đặt các quan điểm truyền thống Công giáo về vấn đề sức khỏe sinh sản (reproductive health). Lần trước không thành công th́ lần này họ tiếp tục nữa bằng cách nắm bắt cơ hội Giáo Hội Công Giáo lạm dụng t́nh dục trẻ em.
 
Theo quan điểm của tổ chức Catholics for Choice liên quan đến tính chất tôn giáo của Ṭa Thánh Vatican ở một khía cạnh và ư nghĩa nào đó cũng không hoàn toàn sai, tuy nhiên, trước mắt thế giới và theo lịch sử th́ Vatican cũng được công nhận là Quốc Đô Vatican (Vatican City State) và cho đến nay đang có liên hệ ngoại giao với 177 quốc gia trên thế giới.
 
Lịch sử của việc Ṭa Thánh Vatican hiện diện trong LHQ có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu từ năm 1919, sau Thế Chiến I, khi tổ chức này c̣n là Hội Liên Quốc - League of Nations; giai đoạn thứ hai từ năm 1944 đến 1964 không tham dự v́ tư cách là một Quốc Đô Vatican (Vatican City State) và Ṭa Thánh (Holy See) chưa được rơ ràng và v́ bấy giờ tổ chức này chỉ giới hạn cho các quốc gia Đồng Minh tham dự Thế Chiến II; giai đoạn thứ ba từ năm 1964, vào ngày 6 tháng 4, Ṭa Thánh được tham dự chính thức với tư cách là Quan Sát Viên Thương Trực.
 
Ṭa Thánh Vatican tuy có chân trong Liên Hiệp Quốc nhưng không muốn trở thành một thành viên có quyền bỏ phiếu như các quốc gia dân sự khác, mà chỉ cố ư đóng vai tṛ cố vấn để nhờ đó có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc soi dẫn các quyết định của LHQ, như tiếng lương tâm trong con người vậy. Vào năm 2004, sau vụ việc Ṭa Thánh bị tổ chức Catholis for Choice vận động tẩy chay từ năm 1999, LHQ vẫn công nhận tính cách và vai tṛ Quan Sát Viên Thường Trực của Ṭa Thánh ở LHQ, nên trong dịp này vị đại diện của Ṭa Thánh bấy giờ là ĐTGM Celestino Migliore đă cho biết: "Chúng tôi không muốn bỏ phiếu v́ đó là việc chọn lựa của chúng tôi".
 
Tất cả những ǵ Ṭa Thánh lên tiếng, theo chân lư đức tin của ḿnh, căn cứ vào mạc khải thần linh, nhưng vẫn thích hợp với nhân bản chân chính làm nên "văn minh yêu thương" (ĐTC Phaolô VI) và "văn hóa sự sống" (ĐTC GPII), tất nhiên không thể nào không đụng tới các nước (đặc biệt là các quốc gia Tây phương được thế giới Hồi giáo đồng hóa với Kitô giáo) theo chủ nghĩa tương đối duy nhân bản gây ra thứ văn hóa chết chóc hiện nay.
 
Cỏ lùng rậm rạp trong ruộng lúa tốt
 
Đó là lư do họ muốn tẩy chay Ṭa Thánh, muốn trấn át tiếng lương tâm bất khuất này là những ǵ luôn gây nhức nhối cho chủ trương toàn cầu hóa theo chiều hướng Tam Điểm của họ, chiều hướng toàn cầu hóa để thiết lập một Trật Tự Thế Giới Mới (New World Order) cho Satan toàn quyền thống trị loài người và loài người phải tôn thờ hắn thay v́ Thiên Chúa là Đấng đă chết hay không c̣n hiện hữu nữa, như được thành phần tay sai đắc lực của hắn, công khai cũng như kín mật, đang tinh khôn tuyền truyền bằng các lạc thuyết như tương đối duy nhân bản và duy thực dụng.  
 
Vào năm 1994, một ḿnh ĐTC GP II đă đơn thương độc mă chống lại cả một quyền lực (được hỗ trợ và tài trợ nhiệt liệt bởi chính phủ Clinton bấy giờ) đang nhào lên muốn hợp thức hóa vấn đề toàn cầu hóa phá thai (nhất là tại các nước chậm tiến Phi Châu) ở Hội Nghị LHQ về Dân Số ở Cairo Ai Cập, bằng cách ngài đă viết thư cho từng vị lănh đạo trên thế giới, và c̣n gặp riêng nữ nhân vật chủ chốt của hội nghị này tại Vatican, và Đấng làm chủ lịch sử đă làm cho Đông Âu tự động sụp đổ vào năm 1989 nhờ bàn tay âm thầm can thiệp của vị giáo hoàng 'đến từ một xứ sở xa xôi' (ĐTC GPII - 16/10/1978) là Balan này thế nào, Ngài cũng đă tiếp tục tỏ ra quyền năng vô địch của Ngài nơi Hội Nghị LHQ ở Cairô về Dân Số qua việc can thiệp của cùng vị giáo hoàng này cũng như nhờ phái đoàn của Ṭa Thánh có vẻ yếu thế về lực lượng đă hiên ngang đấu tranh cho công lư và quyền sống của con người ngay từ khi mới được thụ thai.
 
Qua hai biến cố lịch sử trên đây, 1989 liên quan đến thế giới cộng sản và 1994 liên quan đến thế giới tư bản, có thể nói, qua vị giáo hoàng "totus tuus" Gioan Phaolô II, vị sắp sửa được Giáo Hội tôn phong hiển thánh vào Chúa Nhật Lễ Ḷng Thương Xót Chúa 27/4/2014, "vương quốc của Thiên Chúa đă bao trùm cả vương quốc của thành phần vô đạo (được hiểu là thế giới cộng sản vô thần) và vương quốc của thành phần tôn thờ ngẫu tượng (được hiểu là thế giới văn minh tư bản Tây phương)" (Thánh Long Mộng Phố - Louis Montfort: "Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria" - 59).
 
Nếu cần ôn lại biến cố Hội Nghị Cairô 1994 về Dân Số rất quan trọng và lạ lùng này, xin bấm vào cái link sau đây để coi bài viết của tôi đă về ĐTC GPII ở Chương 8 trong cuốn "Đức Gioan Phaolô II: Sống là Chúa Kitô, chết là vinh thắng" xuất bản đầu tháng 5/2005 sau khi ngài qua đời: Vô Địch Thủ của Hội Nghị Dân Số Cairô
 
Thế nên, chúng ta cứ b́nh tĩnh làm những ǵ có thể theo tự nhiên, nhưng hăy nh́n lịch sử như một dấu chỉ thời đại bằng tinh thần sâu xa nguyện cầu và hăy lợi dụng những diễn tiến bất lợi càng ngày càng trở thành như một đám cỏ lùng rậm rạp đầy man dại hầu như muốn lấn át cả thửa ruộng lúa tốt hiện nay để càng tin tưởng hơn bao giờ hết vào Đấng Quan Pḥng Thần Linh. Bởi v́: "Quyền lực thắng thế gian là đức tin của chúng ta" (1Gioan 5:4) vậy. Amen.
 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL