SUY NGUYỆN và SỐNG ĐẠO

 


Hành Hương Niềm Vui Phúc Âm

Đ
aminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - Evengelii Gaudium được Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 24/11/2013, đúng ngày bế mạc Năm Đức Tin (từ 11/10/2012). Phải công nhận rằng Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, chứ không phải Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin - Lumen Fidei, được ngài ban hành ngày 29/6/2013, là tất cả tinh thần và chủ trương cùng đường hướng cho giáo triều của ngài. Bởi vì, Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin là bức thông điệp được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viết hầu hết, ngài chỉ thêm vào chút ít và ban hành, thế thôi. Còn Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm chẳng những được diễn tả bằng chính ngôn từ của ngài ở nhiều chỗ mà còn nhất là chất chứa chủ trương "Giáo Hội nghèo và cho người nghèo" (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 198) của ngài, đúng như danh hiệu giáo hoàng Phanxicô của ngài.

Cuối tuần vừa rồi, Thứ Bảy 27/12 và Chúa Nhật 28/12/2014, tôi đã cùng gia đình thực hiện một chuyến Hành Hương Niềm Vui Phúc Âm nhân dịp cuối tuần có Lễ Thánh Gia Chúa Nhật cuối tháng 12/2014 này, một chuyến hành hương đã thực sự mang lại cho tôi cảm nghiệm cảm thương người homeless hơn bao giờ hết và vì thế càng cảm nghiệm được nhu cầu cần phải dấn thân truyền giáo cho những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô trong xã hội và Giáo Hội, cả về thể lý lẫn luân lý. (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 49, xin xem nguyên câu tiêu biểu hết sức đánh động này ở câu kết thúc bài viết)

Chuyến Hành Hương Niềm Vui Phúc Âm này được thực hiện trước hết là vì đã lâu cả gia đình chúng tôi không được dịp hành trình chung với nhau từ cuối năm 2009, thời điểm cho chuyến hành trình cuối cùng sang Houston Texas bằng xe minivan để mừng Giáng Sinh lần cuối cùng trước khi mẹ tôi qua đời sau đó 1 tháng (1/2010). Từ năm 1992 đến 2009, năm nào gia đình chúng tôi cũng lái xe đi khắp Mỹ quốc để thăm họ hàng thuân thuộc, bạn bè và du ngoạn, trừ 2 năm ra ngoài Mỹ quốc là năm 2000 với chuyến Hành Hương Thánh Địa và năm 2006 với chuyến về Việt Nam. Các cháu cho dù đã lớn và bận bịu với đời sống riêng của mình, nhất là cháu lớn nhất ở New York với gia đình riêng của cháu, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng lợi dụng những dịp có thể để lại hành trình chung với nhau, chẳng hạn như chuyến Hành Hương Niềm Vui Phúc Âm cuối tuần vừa rồi, nhân dịp Lễ Thánh Gia.

Mục đích cho chuyến Hành Hương Niềm Vui Phúc Âm của gia đình chúng tôi này không ngờ xẩy ra vaà giữa thời điểm của hai Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới về hôn nhân gia đình 10/2014 - 10/2015, nên chuyến Hành Hương Niềm Vui Phúc Âm của gia đình chúng tôi đây thật là cần thiết và đáng giá, liên quan đến cảm nghiệm gia đình truyền giáo mà gia đình chúng tôi không thể nào không có, theo chiều hướng của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới Thường Lệ XIV - 2015, với chủ đề: "Ơn gọi và sứ vụ truyền giáo của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới hiện đại".

Th
ật vậy, hai vợ chồng chúng tôi đã quyết định đưa các cháu đi thăm khu truyền giáo Santa Ynez Mission ở Solvang, miền trung California, cách nhà 3 tiếng lái xe về phía bắc, và khi trở về ghé khu truyền giáo Santa Barbara Mission ở Santa Barbara, cách nhà 2 tiếng lái xe, nơi gia đình chúng  tôi đã ghé thăm năm 2008. ​

California có tất cả 21 khu vực truyền giáo, dọc suốt bờ biển phía Tây California, theo freeway 101, từ nam lên bắc và từ năm 1769 đến 1823, đầu tiên ở San Diego và cuối cùng ở San Francisco, do các Cha Dòng Phanxicô Khó Khăn Tây Ban Nha thành lập và hoạt động, chính yếu là Cha Bề Trên Junípero Serra Ferrer, O.F.M (24/11/1713 - 28/8/1784), vị đã thành lập 9/21 khu vực truyền giáo, trong đó có 8 khu vực đầu tiên, và là vị đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 25/9/1988. 

Mục đích của các khu vực truyền giáo này ở California được thiết lập là để hoán cải về với Kitô giáo thành phần dân chúng địa phương, để giúp thành phần tân tòng bản xứ hội nhập vào xã hội Tây Ban Nha, và để huấn luyện cho họ có thể làm chủ cùng canh tác đất đai của họ. Khu vực truyền giáo nào cũng được kiến thiết hầu như giống nhau, bao gồm: ngôi nhà thờ chính dính liền với một giẫy nhà sinh hoạt của địa phương, một bên nhà thờ (thường bên phải) nghĩa trang và một bên (thường bên trái) là ngôi vườn, nếu tính từ cuối nhà thờ lên. Ngoài ra còn có 14 chặng Đường Thánh Giá ở trong khu vực của nhà thờ nhưng không dính liền với nhà thờ như ngôi vườn và nghĩa trang. 

Có nơi đã có nhà thờ mới, tân hơn và rộng hơn, 
còn nhà thờ nguyên thủy vẫn còn đó như là một di tích cổ kính, như ở San Gabriel Mission. Có nơi vẫn giữ nguyên nhà thờ cũ, nhà tạm vẫn ở chính giữa cung thánh, chỉ có lối đi chính giữa, không có lối đi ở hai bên, như ở Santa Ynez Mission. Thường muốn thăm viếng nội cung của khu vực truyền giáo nào (bao gồm chính nhà thờ, khu vườn, nghĩa trang, nhất là phòng triển lãm trưng bày các thứ đồ cổ còn lưu lại cho đến nay, như các dụng cụ sinh hoạt tự nhiên, đặc biệt là các đồ lễ v.v.), đều phải qua tiệm bán kỷ vật của khu vực truyền giáo này, trả một số tiền tượng trưng (chẳng hạn 5 Mỹ kim 1 người ở Santa Ynez Mission), rồi tiến qua một cái cửa hông để vào bên trong tham quan.

Hình mẫu Khu Vực Truyền Giáo đầu tiên Alcala năm 1848 ở San Diego, tiêu biểu cho các khu vực truyền giáo nguyên thủy khác.


Khu vực truyền giáo Santa Ynez Mission ở Solvang CA

 

Gia đình 6 người chúng tôi, 2 vợ chồng, 3 con 2 trai 1 gái, và 1 dâu, đã đến khu vực truyền giáo Santa Ynez (cũng chính là Thánh Agnes Tử Đạo) từ sau trưa Thứ Bảy đến trưa Chúa Nhật. Trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ này, chúng tôi đã kính viếng chính khu vực truyền giáo thứ 9 được thành lập trong 21 khu vực truyền giáo toàn là tên các thánh (trừ khu vực thứ 10 mang tên là La Purissima Conception) ở California này, một khu vực thành lập vào ngày 17/9/1804

 


​Kh
ông ngờ tại khu vực truyền giáo là khu vực thứ 9, do Cha Estévan Tapis thành lập vào ngày 17/9/1804, chứ không phải thứ 1 hay 7 khu vực khác trước đó, lại là nơi xuất hiện chủng viện đầu tiên ở California, với tên gọi là Chủng Viện "Đức Bà là Nơi Nương Náu - Our Lady of Refuge, được thành lập từ năm 1844 để huấn luyện linh mục








Khu vườn ở bên phải nhà thờ (dọc từ cung thánh của nhà thờ xuống cuối nhà thờ)

Khu nghĩa trang bên hông phía trên đầu nhà thờ (bên cánh trái nhà thờ dọc từ cung thánh nhìn xuống cuối nhà thờ)

14 Chặng Đường Thánh Giá, chặng chẵn và lẻ song song nhau ở hai bên từ trên cổng xuống tới cuối kết thúc.

trên đây là một di tích nguyên thủy được gọi là arc thứ 19 trong 22 arcs còn lại từ năm 1807 ở cuối dẫy nhà sát với nhà thờ;

hai hình dưới đây là phong cảnh nhìn ra từ nhà thờ cùng với dẫy nhà chính bao gồm cả thung lũng cỏ và đồi núi gần đó rất thiên nhiên trong lành

 

Solvang là một tỉnh lỵ (town), hơn là một thành phố (city), vì nó là khu vực chính của Santa Ynez Valley, không phải là khu vực sinh hoạt chính về hành chính cho bằng du lịch. Trong Thung Lũng Thánh Agnes (Santa Ynez Valley) 20 ngàn người này, thì Solvang chiếm 5 ngàn rưởi người, chiếm một diện tích 2.5 dặm rưỡi, nhỏ như khu Tiểu Sài Gòn, được gọi là Tiểu Đan mạch (Little Danmark), vì hầu hết hay đại đa số dân sinh sống và làm ăn ở đây là người Đan Mạch nói tiếng Danish, nhà cửa kiến trúc theo kiểu Đan Mạch, nơi đã được 3 chuyên gia giáo dục, trong đó có 2 linh mục và 1 giáo dân người Đan Mạch, đến đây thành lập từ năm 1911. Bởi thế, tên Solvang của tỉnh lỵ này, theo tiếng Đan Mạch (Danish) nghĩa là Sunny Field / Sunny Meadow tức Tỉnh lỵ Nắng Đồng, hay cũng có thể phiên âm thành Tỉnh lỵ Son Vàng. 

 

Không ngờ, chỉ một khu vực nhỏ bé qui tụ lại với nhau thật gọn ấy lại toàn là các sinh hoạt du lịch, với 16 khách sạn (giá cho thuê mỗi đêm mắc như ở New York, từ gần 200 hay gần 300 Mỹ kim 1 đêm), rất ư là nhiều tiệm quà tặng, thật là nhiều quán ăn và giải khát, trong đó có một quán Phở 805 (13 Mỹ kim 1 tô phở đặc biệt, còn đắt hơn cả ở New York), chưa kể đến xe hơi bị kẹt ở dọc trục lộ chính hai chiều băng qua Solvang, cùng với các loại xe đạp từ 4 đến 8 người vừa cưỡi vừa đạp và xe ngựa chở du khách đua nhau lượn khắp khu phố nhộn nhịp người qua lại mua sắm, ăn uống, ngắm nhìn và chụp hình. 

 

Nhưng tuyệt nhiên không có một người homeless nào tại bất cứ nơi đâu, hầu như tôi đã dạo qua kể như hết mọi chỗ chính yếu ở khắp Solvang. Ấy thế mà riêng bản thân của tôi đã gặp lại những người anh chị em homeless ở downtown Los Angeles hôm Thứ Bảy 20/12/2014 trong dịp cùng với anh chị em Tông Đồ Chúa Tình Thương tặng quà Giáng Sinh một tuần trước. Họ ngồi ở một chỗ rất khuất, không một ai thấy, chỉ riêng một mình tôi thấy mà thôi, thấy họ một cách rất rõ ràng, một cách rất thương tâm, vì họ  trong chính lòng của tôi tối hôm ấy

 

Đúng thế, sau Thánh Lễ Thứ Bảy thay Chúa Nhật tại nhà thờ của Santa Ynez Mission, trên đường hơn một dặm đi bộ về khách sạn cùng với gia đình, băng qua khu phố (tránh các khoảng trống vắng) cho đỡ lạnh, một khu phố hầu hết đã đóng cửa vào lúc 7 giờ, còn rất ít người qua lại, càng làm cho tiết lạnh khoảng 35 độ F càng hoang lạnh hơn nữa, khiến cho tôi cảm thấy buốt xương sống, (hình như bởi thế mới có câu "lạnh xương sống"), thỉnh thoảng cứ phải ưỡn lưng ra đằng sau vận động cho đỡ lạnh, và khi về được hơn na đường thì đôi cẳng chân bắt đầu hơi buốt.

 

Phải, chính lúc bấy giờ anh chị em homeless ở downtown Los Angeles đã kéo nhau vào đầy lòng của tôi, làm tôi bấy giờ cảm thương họ vô cùng, thương hơn bao giờ hết, thương hơn chính mắt tôi đã thấy họ một tuần trước. Bởi vì, tôi đã nghĩ đến cái lạnh của Los Angeles cũng có lúc lạnh như tôi cảm thấy bấy giờ đang phải chịu, mà có lúc còn lạnh hơn, thì không biết những người anh chị em homeless của tôi lạnh đến chừng nào. Đã không có của ăn đã luôn đói, mà càng đói ăn lại càng dễ lạnh người. 

 

Tôi có lạnh một chút nhưng về đến khách sạn, chui vào phòng là ấm liền. Còn anh chị em homeless ở Los Angless mà tôi thấy họ nằm trên vỉa hè, hay thậm chí trong lều bạt đơn sơ chăng nữa, không có máy sưởi, thử hỏi họ lạnh đến đâu. Chắc chắn họ sẽ không thể nào ngủ được, cứ nằm đấy mà co quắp, trằn trọc và rên rỉ thôi. Càng lạnh lại càng mót tiểu, thử hỏi họ đi đâu để tiểu vào giữa ban đêm. Nếu mưa xuống cho đỡ lạnh thì lại bị ướt cả người lẫn đồ đạc khi nằm ngoài trời, như người chị em homeless nằm bên hàng rào tuần trước không cần sleeping bag - túi ngủ chúng tôi đem tặng cho mà chỉ cần tấm bạt xanh để che mưa. Nếu gió thổi lên nữa thì chẳng những đã lạnh lại càng lạnh mà còn bị bay hết cả các thứ lều ngủ tạm bợ dựng lên để chui rúc cho kín đáo một chút v.v. 

 

Ôi, càng nghĩ tôi càng xót xa và tủi phận thay cho những người anh chị em homeless của tôi, trong đó có 2 người anh em homeless lẻ loi hôm ấy ở hai con đường vắng vẻ: một ngồi sau đống đồ khuất lấp, hình như vừa bị điếc lại vừa mù lòa, làm sao biết được mưa mà chạy, và khi biết được mưa xuống thì biết tìm đâu mà nấp, và một nằm ở vỉa hè như đang bị cảm lạnh, hầu như bất toại chẳng còn biết thế nào là sống còn ra sao nữa, ngoài những hơi thở cầm cự với sự sống đang thoi thóp mà chẳng ai hay biết và cứu chữa, có chết cũng chẳng ai khóc thương và mau chóng chôn táng cho đàng hoàng một chút... Ôi, chết rồi mà vẫn homeless!

 

Phải chăng cuộc đời homeless vô cùng khốn khổ và bất hạnh của những người anh chị em hèn mọn nhất này của Chúa Kitô cho tới cả khi chết như thế chẳng những là giá cứu độ đời đời của riêng bản thân họ sau một thời gian tạm bợ mau qua sống trên trần gian mà còn là giá cần trả thay cho những người anh chị em may mắn hơn họ nhưng tội lỗi hơn họ... một giá đắt đỏ mà Chúa Kitô vẫn còn phải tiếp tục cuộc khổ nạn và tử giá của Người trên trần gian nơi những người anh chị em homeless bần cùng của mình cho tới khi Người lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết: "Khi các ngươi làm (hay) không làm ... cho những người anh chị em hèn mọn nhất của Ta đây là làm (hay) không làm ... cho chính Ta" (Mathêu 25:40,45)!?!

 

Tấm hình do TĐCTT Nguyễn Châu Ngọc Huệ chụp dịp tặng Quà Giáng Sinh Thứ Bảy 20/12/2014 ở downtown Los Angeles,

một nữ homeless đang nằm quấn tấm bạt xanh cho biết tôi không cần sleeping bag - túi ngủ mà là tấm bạt xanh để che mưa.

Trời mà lạnh dưới 40 độ như ở Solvang Santa Ynez Valley tối Thứ Bảy 27/12/2014 vừa rồi như tôi cảm thấy nơi thân xác được mặc ấm áp của tôi

thì không biết người anh chị em nào đang nằm trên ghế đá công viên ngoài trời đây (nam hay nữ, già hay trẻ, còn sống hay đã qua đời v.v.)

làm sao có thể chịu nổi thời tiết lạnh lẽo buốt xương thấu tủy mà không lạnh cóng đến "đông lạnh" chết cứng mà không biết!

Ôi, cho tới khi chết chúng con vẫn còn có những người anh chị em homeless vô cùng thảm thương ... Chúa ơi!

 

Những nơi như thế này mà bị mưa nhất là gió hay mưa tầm tã thì làm sao mà khỏi bị ướt và khỏi bị tốc đi để càng trở thành "chó cắn áo rách"...

3 tấm hình ngày 1/11/2014 tôi chụp trong dịp Nhóm TĐCTT tặng quà Thanksgiving - Lễ Tạ Ơn

 


Khu truyền giáo Santa Barbara Mission ở Santa Barbara CA

 

Sau Lễ 9:30 sáng Chúa Nhật ở Nhà Thờ của Santa Ynez Mission, gia đình chúng tôi, trên đường về, ghé vào lại Santa Barbara Mission, cho cô con dâu thăm viếng một địa danh vừa có khu vực truyền giáo lịch sử vừa là một trong những thành phố nổi tiếng ở California. 

 

Thật vậy, nếu Solvang ở Thung Lũng Thánh Agnes có tính chất thiên nhiên và làng mạc, thì Santa Barbara là một thành phố bao gồm cả lãnh vực hành chính lẫn du lịch, với trên 90 ngàn dân, gần gấp 5 lần Santa Ynez Valley chỉ có 20 ngàn dânỞ Santa Barbara có 3 nơi chính đáng thăm viếng và tham quan, đó là Santa Barbara Mission, Khu Court House và Khu Cầu Tầu (peer).

 

Santa Barbara Mission

Khu Court House

Những hình ảnh dưới đây được chụp từ trên tháp của court house nhìn xuống tứ phía để thấy biển khơi, núi đồi, phố xá và nhà cửa khắp vùng Santa Barbara

hình trên đây là cầu thang chôn ốc trong nội cung của court house


Khu Cầu Tầu

 

Phải công nhận là, so với những khu vực truyền giáo ở California mà gia đình chúng tôi đã đến thăm, khu vực truyền giáo đầu tiên ở San Diego năm 2002, khu vực truyền giáo ở San Gabriel TGP LA quen thuộc gần nhà, và Santa Ynez Mission, ngoài ra còn 18 khu vực truyền giáo khác ở California khác không biết có bằng Santa Barbara Mission hay chăng, bởi vì, cảnh sắc của Santa Barbara Mission thật đẹp: khu vực truyền giáo này quay là biển và phông cảnh ở mé bên hông đằng sau là núi đồi.

 



H
ình trên: phía trước nhìn ra biển khơi; hình dưới: mé hông là cái phông núi đồi.

Tuy nhiên, trong khi ở Santa Ynez Valley, nơi thiên nhiên đơn sơ có tính cách làng mạc, lại không có một homeless nào, trái lại, hình như ở đâu giầu sang phú quí và nổi tiếng, như New York, Los Angeles, Santa Barbara, thì ở đó có homeless, tuy không đầy giẫy như ở Los Angeles (có lẽ càng nổi tiếng càng nhiều homeless). Anh chị em homeless ở Santa Barbara hình như qui tụ về con đường chính là đường State, một con đường đầy những tiệm ăn uống và mua sắm dẫn xuống Cầu Tầu (peer), nhưng thành phần anh chị em homeless ở đây không đến nỗi bệ rạc và cùng khốn như ở Los Angeles. Trên con đường State này cũng có một tiệm của người Việt Nam là Sài Gòn Vietnamese Rastaurant.


Đến khu vực truyền giáo do tu sĩ Dòng Thánh Phanxicô thành lập này, tôi thật sự là nhớ đền vị đương kim giáo hoàng là Phanxicô của chúng ta, vị giáo hoàng lấy danh hiệu Phanxicô, một vị thánh là gương mẫu và là phản ảnh chủ trương sống đơn sơ, bình dân và nghèo khó để dấn thân truyền giáo cho thành phần anh chị em hèn mọn nhất của Chúa Kitô (xem Mathêu 25:40,45). Càng nghèo mới càng có thể gần gũi, hiểu biết để nhờ đó đắc lực phục vụ những người anh em hèn mọn nhất của Chúa Kitô cũng là của mình. Đức Thánh Cha Phanxicô là tu sĩ Dòng Tên, tuy thích tinh thần truyền giáo của dòng mình, nhưng vẫn thấy chỉ có nơi Thánh Phanxicô Khó Khăn mới hội đủ hai yếu tố mà ngài chủ trương, đó là sống đơn sơ bình dân khó nghèo để có thể dấn thân truyền giáo phục vụ những anh chị em hèn mọn nhất.

 

Đúng thế, Dòng Thánh Phanxicô Khó Khăn là một Dòng Khất Thực (Ăn Xin) vừa có tính chất khổ tu, ở chỗ sống khó nghèo tuyệt đối theo lời Chúa Kitô dạy Phúc Âm: "Đừng lo cho ngày mai... Ngày nào có sự khó của ngày ấy" (Mathêu 6:34), nhưng chính vì thế mà lại vừa có hay càng có tinh thần truyền giáo hơn, một tinh thần đã được các tu sĩ dòng của ngài tiếp tục thực hiện trong giòng lịch sử, điển hình ở California Hoa Kỳ với 21 khu vực truyền giáo vẫn còn di tích lịch sử và sinh hoạt cho tới ngày nay, như một chứng từ của "Niềm Vui Phúc Âm" vậy! 

 

"Bởi vậy chúng ta hãy xông pha (go forth), chúng ta hãy xông pha để cống hiến cho hết mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi muốn lập lại cho toàn thể Giáo Hội những gì tôi đã thường nói với các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires rằng: Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, đớn đau và lem luốc vì xuống đường vào đời hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh bởi bị giam hãm và dính chặt với cái an toàn của mình (I prefer a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets, rather than a Church which is unhealthy from being confined and from clinging to its own security). Tôi không muốn một Giáo Hội chỉ quan tâm tới vấn đề trở thành tâm điểm để rồi đi đến chỗ bị rơi vào một mạng lưới đầy những thứ ám ảnh và phương thức. Nếu một điều gì đó có lý quấy rầy chúng ta và khiến cho lương tâm của chúng ta cảm thấy áy náy, thì đó là sự kiện có rất nhiều anh chị em của chúng ta đang sống không có sức mạnh, ánh sáng và niềm ủi an là những gì xuất phát từ tình thân hữu với Chúa Giêsu Kitô, không có một cộng đồng đức tin để nâng đỡ họ, không có ý nghĩa và mục đích trong đời. Niềm hy vọng của tôi đó là chúng ta sẽ được tác động bởi nỗi lo sợ, hơn cái sợ bị lầm đường lạc lối, trong việc cứ khép kín trong các thứ cơ cấu cống hiến cho chúng ta một cảm giác sai lầm về sự an toàn, trong các thứ luật lệ khiến chúng ta có những phán đoán thô lỗ, trong những thứ thói quen khiến cho chúng ta cảm thấy an toàn, trong khi đó thì ở ngay cửa nhà của mình, dân chúng đang chết đói và Chúa Giêsu vẫn không ngừng nói với chúng ta rằng: 'Các con hãy cho họ ăn gì đi' (Mk 6:37)" (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm - 49).


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
ghi niệm kèm theo hình ảnh ngày 27-28/12/2014, trừ 2 tấm hình đầu và các tấm được biệt chú riêng