Mẹ Maria là Mô Phạm cho vai tṛ làm mẹ của Giáo Hội

Bài 59 (13/8/1997)

1- Chính ở nơi vai tṛ thân mẫu thần linh này mà Công Đồng đă thấy được cái nền tảng của mối liên hệ đặc biệt giữa Mẹ Maria và Giáo Hội. Chúng ta đọc thấy trong Hiến Chế Tín Lư Ánh Sáng Muôn Dân: "V́ tặng ân và vai tṛ làm mẹ thần linh của ḿnh là những ǵ Mẹ được hiệp nhất nên một với Con Mẹ là Đấng Cứu chuộc, và với các ân sủng đặc thù cùng những phần vụ của ḿnh mà Đức Trinh Nữ cũng hiệp nhất thân mật với Giáo Hội" (khoản 63). Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội này liên lỉ đề cập đến cùng giả định này để làm sáng tỏ về "kiểu mẫu" và "mô phạm" Đức Trinh Nữ có được nơi mối liên hệ với Nhiệm Thể của Chúa Kitô: "Nơi mầu nhiệm Giáo Hội, một mầu nhiệm chính Giáo Hội đáng được gọi là mẹ và là trinh nữ, Đức Trinh Nữ nổi nang một cách ưu việt và chuyên biệt như là một gương mẫu về cả trinh nữ và mẫu thân" (ibid.). 

Vai tṛ làm mẹ của Mẹ Maria được xác định như là những ǵ "ưu việt và chuyên biệt", v́ nó tiêu biểu cho sự kiện đặc thù bất khả tái diễn đó là Mẹ Maria, trước khi thi hành vai tṛ mẫu thân đối với nhân loại, đă là Mẹ của Người Con duy nhất của Thiên Chúa làm người. Đàng khác, Giáo Hội là mẹ v́ Giáo Hội hạ sinh Chúa Kitô cách thiêng liêng nơi tín hữu, bởi đó Mẹ thi hành vai tṛ mẫu thân của Mẹ đối với các phần thể thuộc Nhiệm Thể Chúa Kitô.

Như thế Đức Trinh Nữ là một mô phạm cao cấp cho Giáo Hội, chính v́ tính cách có một không hai nơi đặc quyền làm Mẹ Thiên Chúa.

2- Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, khi suy nghĩ về vai tṛ làm mẹ của Mẹ maria, đă nhắc lại rằng nó cũng được thể hiện nơi những chuẩn bị ưu việt của linh hồn Mẹ: "Bằng đức tin và sự tuân phục của ḿnh, Mẹ đă hạ sinh trên thế gian này chính Người Con của Chúa Cha, không phải do nhận thức của nam nhân mà là bởi sự bao chiếm của Thánh Linh, theo cách thức của một tân Evà, vị đă đặt niềm tin tưởng của ḿnh không phải nơi con cựu xà mà là nơi thần sứ của thiên Chúa không hề tỏ ra ngờ vực" (khoản 63). 

Từ những lời này chúng ta có thể thấy rơ là đức tin và sự tuân phục của Mẹ Maria trong Biến Cố Truyền Tin là những nhân đức Giáo Hội cần phải bắt chước, và ở một nghĩa nào đó, chúng bắt đầu cuộc hành tŕnh làm mẹ của Giáo Hội để phục vụ cho những con người được kêu gọi cứu độ.

Vai tṛ làm mẹ thần linh không thể nào tách khỏi chiều kích phổ quát được cống hiến cho nọ nơi dự án cứu độ của Thiên Chúa, một dự án được Công Đồng không ngần ngại nh́n nhận rằng: "Người Con mà Mẹ hạ sinh là Đấng Thiên Chúa đă đặt làm trưởng tử trong nhiều anh em (Rome 8:29), tức là tín hữu, thành phần mà Mẹ bằng t́nh yêu thương của một người mẹ hợp tác sinh sản và huấn luyện" (ibid).

3- Giáo Hội trở thành một người mẹ, lấy Mẹ Maria làm mô phạm. Về vấn đề này Công Đồng viết: "Giáo Hội thật vậy, khi chiêm ngưỡng sự thánh thiện kín đáo của Mẹ, khi noi gương bắt chước đức ái của Mẹ và trung thành hoàn trọn ư muốn của Cha, cũng trở nên một người mẹ khi lănh nhận Lời Chúa bằng đức tin. Bằng việc rao giảng và Phép Rửa, Giáo Hội sinh ra những người con, thành phần được thụ thai bởi Thánh Linh và sinh bởi Thiên Chúa, vào sự sống mới và bất tử" (ibid. - 64).

Khi phân tích việc diễn tả này về công cuộc làm mẹ của Giáo Hội, chúng ta có thể nhận thấy cách thức việc hạ sinh của Kitô hữu ở đây có liên hệ một cách nào đó với việc hạ sinh của Chúa Giêsu, như là một phản ảnh từ việc hạ sinh của Chúa Giêsu: Thành phần Kitô hữu "được thụ thai bởi Thánh Linh" và v́ thế cuộc sinh ra của họ, hoa trái của việc giảng dạy và Phép Rửa, giống với của Đấng Cứu Thế.

Hơn nữa, khi chiêm ngưỡng Mẹ Maria, Giáo Hội c̣n noi gương bắt chước đức ái của Mẹ, việc Mẹ trung thành chấp nhận Lời Chúa và tấm ḷng đơn sơ dễ dậy của Mẹ trong việc làm trọn ư muốn của Chúa Cha. Bằng việc theo gương Đức Trinh Nữ, Giáo Hội đạt tới vai tṛ làm mẹ thiêng liêng phong phú.

4- Thế nhưng vai tṛ làm mẹ của Giáo Hội không làm cho vai tṛ làm mẹ của Mẹ Maria trở thành dư thừa vô dụng: tiếp tục thực hiện ảnh hưởng của ḿnh nơi đời sống của Kitô hữu, Mẹ Maria giúp cống hiến cho Giáo Hội một dung nhan từ mẫu. Theo chiều hướng Mẹ Maria, vai tṛ làm mẹ của cộng đồng giáo hội, là những ǵ có vẻ chung chung, được kêu gọi thể hiện một cách cụ thể và riêng tư hơn đối với từng người được Chúa Kitô cứu chuộc.

Bằng việc tỏ ḿnh ra là Mẹ của tất cả mọi tín hữu, Mẹ Maria nuôi dưỡng nơi họ những mối liên hệ về t́nh huynh đệ thiêng liêng chân thực cũng như về việc liên lỉ đối thoại.

Cảm nghiệm hằng ngày về đức tin, ở mọi thế hệ và mọi nơi, đều cho thấy nhu cầu nhiều người cảm thấy cần phải kư thác những nhu cầu hằng ngày của ḿnh cho Mẹ Maria và họ tin tưởng cởi mở ḷng họ để van nài lời chuyển cầu từ mẫu của mẹ và được Mẹ chở che bảo vệ an toàn.  

Những lời nguyện cầu được dân chúng ở hết mọi thời đại ngỏ cùng Mẹ, nhiều h́nh thức và diễn đạt của ḷng tôn sùng Thánh Mẫu, những cuộc hành hương đến các đền thánh và những địa điểm tưởng nhớ các phép lạ được Thiên Chúa Cha thực hiện qua Người Mẹ của Con Ngài, cho thấy ảnh hưởng phi thường của Mẹ Maria nơi đời sống của Giáo Hội. Ḷng kính mến của Dân Chúa đối với Đức Trinh Nữ cho thấy nhu cầu cần phải có những mối liên hệ riêng tư gần gữi với Người Mẹ thiên đ́nh của họ. Đồng thời vai tṛ làm mẹ thiêng liêng của Mẹ Maria là những ǵ nâng đỡ và gia tăng việc Giáo Hội cụ thể thực thi vai tṛ mẫu thân của Giáo Hội.

5- Hai người mẹ này, Giáo Hội và Mẹ Maria, đều thiết yếu cho đời sống của Kitô hữu. Có thể nói rằng vài tṛ làm mẹ này th́ khách quan hơn và vai tṛ làm mẹ kia th́ thâm sâu hơn.

Giáo Hội trở thành một người mẹ trong việc giảng dạy Lời Chúa và ban các bí tích, đặc biệt là Phép Rửa, trong việc cử hành Thánh Thể và trong việc thứ tha tội lỗi.

Vai tṛ làm mẹ của Mẹ Maria được thể hiện nơi tất cả mọi lănh vực ân sủng được phân phát, đặc biệt là trong phạm vị của các mối liên hệ riêng tư.

Chúng là hai h́nh thức bất khả phân ly về vai tṛ làm mẹ: thật vậy, cả hai đều giúp cho chúng ta có thể nhận ra cùng một t́nh yêu thần linh đang t́m cách chia sẻ chính ḿnh cho nhân loại vậy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch 

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_13081997_en.html