Đức Trinh Nữ là Mẹ của Giáo Hội

Bài 63 (17/9/1997)

 

1- Sau khi tuyên bố Mẹ Maria là "một phần thể ưu việt", là "kiểu mẫu" của Giáo Hội, Công Đồng Chung Vaticanô II viết: "Giáo Hội Công giáo, được Thánh Linh chỉ dạy, tỏ ḷng tôn kính Mẹ với ḷng cảm mến và sùng kính của con cái như là một người mẹ yêu dấu nhất của ḿnh" (Lumen gentium - 53).

Thật ra bản văn của công đồng ấy không minh nhiên qui về cho Đức Trinh Nữ tước hiệu "Mẹ của Giáo Hội", thế nhưng văn kiện này cũng bày tỏ một cách không sai lầm nội dung của nó khi lập lại một câu nói năm 1748, hơn 2 thế kỷ trước, của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV (Bullarium Romanum, series 2, t. 2, n. 61, p. 428).

Trong văn kiện này vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi, khi diễn tả những cảm t́nh con cái của một Giáo Hội công nhận Mẹ Maria là người mẹ yêu dấu nhất của ḿnh, đă gián tiếp công bố Mẹ là Mẹ của Giáo Hội.

2- Tước hiệu này hiếm được sử dụng trong quá khứ, thế nhưng gần đây đă trở thành thông dụng hơn trong các văn thứ chính thức của Huấn Quyền Giáo Hội cũng như nơi việc tôn sùng của dân Kitô giáo. Thành phần tín hữu trước hết đă kêu cầu Mẹ Maria với tước hiệu "Mẹ Thiên Chúa", "Mẹ của tín hữu" hay "Mẹ của chúng ta", để nhấn mạnh đến mối liên hệ riêng tư của Mẹ với từng người con của Mẹ.

Sau này, v́ việc chú trọng hơn nữa đối với mầu nhiệm của Giáo Hội cũng như với mối liên hệ của Mẹ Maria với Giáo Hội mà Đức Trinh Nữ đă bắt đầu được kêu cầu thường xuyên hơn như là "Mẹ của Giáo Hội".

Trước Công Đồng Chung Vaticanô II, lời diễn tả này được thấy trong Huấn Quyền của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, trong đó đă khẳng định rằng Mẹ Maria "thật sự hoàn toàn là Mẹ của Giáo Hội" (Acta Leonis XIII, 15, 302). Tước hiệu này về sau đă được sử dụng nhiều lần trong giáo huấn của Đức Gioan XXIII và Phaolô VI.

3- Mặc dù tước hiệu "Mẹ của Giáo Hội" chỉ mới được qui cho Mẹ Maria gần đây, nó cũng bày tỏ mối liên hệ mẫu thân của Đức Trinh Nữ với Giáo Hội như được chứng tỏ ở một số bản văn Tân Ước.

Từ lúc Truyền Tin, Mẹ Maria đă được mời gọi cống hiến sự ưng thuận của Mẹ cho việc trị đến của vương quốc thiên sai, một vương quốc sẽ xẩy ra nơi việc h́nh thành của Giáo Hội.

Ở tiệc cưới Cana, khi Mẹ Maria xin Con thi hành quyền năng thiên sai của Người th́ Mẹ đă thực hiện một đóng góp cốt yếu vào việc gieo trồng đức tin nơi cộng đồng môn đệ đầu tiên, và Mẹ đă hợp tác trong việc khai mở vương quốc của Thiên Chúa, một vương quốc có "hạt giống" và "khởi điểm" nơi Giáo Hội (Lumen gentium - 5).

Trên Canvê, Mẹ Maria đă liên kết bản thân Mẹ với hy tế của Con Mẹ và thực hiện việc Mẹ góp phần mẫu thân của ḿnh vào công cuộc cứu độ, một đóng góp mặc h́nh thức quằn quại lâm bồn, vào việc hạ sinh một tân nhân loại.

Khi ngở lời "Này Bà, đó là con của bà" với mẹ Maria, Đấng Tử Giá đă công bố vài tṛ mẫu thân của Mẹ không phải chỉ liên quan đến vị Tông Đồ Gioan mà c̣n cho hết mọi môn đệ. Chính vị Thánh Kư, khi nói rằng Chúa Giêsu cần phải chết "để qui tụ làm một con cái của thiên Chúa bị tản mác" (Jn 11:52), cho thấy việc sinh ra của Giáo Hội như là hoa trái của hy tế cứu chuộc là hy tế được Mẹ Maria liên kết theo t́nh mẫu tử.

Thánh Kư Luca đề cập đến việc hiện diện của Mẹ Chúa Giêsu nơi cộng đồng tiên khởi ở Gia Liêm (Acts 1:14). Như thế là ngài nhấn mạnh đến vai tṛ mẫu thân của Mẹ Maria nơi Giáo Hội mới sinh, khi so sánh nó với vai tṛ của Mẹ nơi cuộc hạ sinh của Đấng Cứu Chuộc. Chiều kích mẫu thân như thể trở thành một yếu tố nồng cốt nơi mối liên hệ của Mẹ Maria với thành phần Dân được cứu chuộc mới.

4- Theo Thánh Kinh, giáo huấn của các vị giáo phụ nh́n nhận vai tṛ làm mẹ của Mẹ Maria nơi công cuộc của Chúa Kitô và v́ thế nơi cả công cuộc của Giáo Hội nữa, mặc dù theo liên hệ không phải bao giờ cũng hiển nhiên.

Theo Thánh Irenaeus th́ Mẹ Maria "đă trở nên căn nguyên cứu độ cho toàn thể nhân loại - a cause of salvation for the whole human race" (Haer. 3, 22, 4; PG 7, 959), và cung ḷng tinh tuyền của vị Trinh Nữ "tái sinh con người trong Thiên Chúa" (Haer. 4, 33, 11; PG 7, 1080). Điều này được Thánh Ambrôsiô âm vang lại khi ngày nói: "Một Trinh Nữ đă sinh hạ ơn cứu độ thế gian, một Trinh Nữ đă cống hiến sự sống cho tất cả mọi sự" (Ep. 63, 33; PL 16, 1198), cũng được âm vang bởi các vị Giáo Phụ khác khi các vị gọi Mẹ Maria là "Mẹ của ơn cứu độ" (Severian of Gabala, Or. 6 in mundi creationem, 10, PG 54, 4; Faustus of Riez, Max. Bibl. Patrum, VI, 620-621).

Vào thời Trung Cổ, Thánh Anselm đă thưa cùng Mẹ Marai như thế này: "Mẹ là mẹ của sự công chính và của người được công chính, Mẹ của sự ḥa giải và của thành phần được ḥa giải, mẹ của ơn cứu độ và của thành phần được cứu độ" (Or. 52, 8; PL 158, 957), trong khi có các vị tác giả khác qui cho Mẹ tước hiệu "Mẹ của ân sủng" và "Mẹ của sự sống".

5- Tước hiệu "Mẹ của Giáo Hội" như thế phản ảnh niềm xác tín sâu xa của tín hữu Kitô giáo, thành phần thấy nơi Mẹ Maria chẳng những là Mẹ của con người Chúa Kitô mà c̣n của tín hữu. Mẹ là vị được nh́n nhận như là mẹ của ơn cứu độ, của sự sống và của ân sủng, mẹ của thành phần được cứu độ và là mẹ của kẻ sống, đáng được công bố là Mẹ của Giáo Hội.

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă muốn chính Công Đồng Chung Vaticanô II tuyên bố Maria là Mẹ của Giáo Hội, tức là Mẹ của toàn thể Dân Chúa, của thành phần tín hữu và các Mục Tử của họ". Ngài đă tự làm điều này trong bài diễn từ của ngài vào lúc kết thúc khóa ba của Công Đồng (21/11/1964), đồng thời ngài cũng yêu cầu là "từ nay trở đi toàn thể dân Kitô giáo phải tôn kính và kêu cầu Đức Trinh Nữ bằng tước hiệu này" (AAS 1964, 37).

Như thế, vị Tiền Nhiệm khả kính của tôi đă minh nhiên nói lên vấn đề tín lư được chất chứa ở Chương VIII của Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, hy vọng rằng tước hiệu này của Mẹ Maria, tước hiệu Mẹ của Giáo Hội, sẽ có được một chỗ đứng quan trọng hơn bao giờ hết nơi phụng vụ cũng như nơi ḷng đạo đức của dân Kitô giáo.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch 

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_17091997_en.html